Cách đây ít lâu, tôi đã nhận được tin nhắn từ một người bạn cũ. Ngay đầu tin nhắn, nó đã nói rằng nó cảm thấy mình thật... rẻ mạt. Nó và bạn trai yêu nhau hơn 3 năm nhưng nó không hề hạnh phúc. Theo lời nó, anh bạn trai kia là người nóng tính, rất dễ cáu giận, đυ.ng tí chửi mắng. Anh ta chê nó không làm được gì, mắng nó chậm chạp, ghét bỏ nó hết việc này đến việc khác...
Nếu khi bị bạn trai mắng mà nó tỏ ra buồn hay thất vọng, anh ta sẽ càng tức giận hơn. Và một khi tức giận, anh ta sẽ đ.án.h nó. Nó luôn phải cẩn thận từng chút một mỗi khi ở bên bạn trai vì nó sợ bị mắng, nó không dám chia sẻ cảm nhận của mình với bạn trai chứ đừng nói đến việc nói xấu anh ta. Bởi anh ta sẽ không nghe, không hợp ý sẽ đòi chia tay rồi còn đổ cho nó gây sự trước.
Bản thân nó biết rõ rời xa người đàn ông này, nó sẽ sống tốt hơn nhưng nó lại không dám rời đi và cũng không nỡ rời đi. Nó nói nó rất yêu bạn trai của mình, nó đối tốt với bạn trai bởi có những lúc bạn trai cũng rất tốt với nó. Nó không muốn chia tay, ngay cả khi đã hạ quyết tâm sắt đá thì đến phút cuối cùng, nó vẫn mặt dày mày dạn tự quay trở về.
Nó sợ tiếp tục bị m.ắng ch.ửi nhưng nó cũng sợ sau khi rời xa anh ta, nó không biết rằng mình liệu có thể gặp được ai tốt hơn không. Nó không còn niềm tin vào tương lai, không còn niềm tin vào bản thân, luôn cảm thấy nếu không có đối phương, mình sẽ chẳng sống nổi.
Cuối tin nhắn, nó hỏi tôi một câu: "Tại sao anh ấy đối xử tệ với tao như vậy mà tao lại sợ chia tay? Rốt cuộc tao bị làm sao vậy?".
Đọc xong, tôi chẳng biết nói gì hơn ngoài việc cảm thấy tội nghiệp và xót xa thay cho người bạn của mình.
Tại sao người ấy tệ đến vậy mà bạn không thể rời xa?
Vì sao các nạn nhân của bạo hành tinh thần, bạo hành thể chất không lựa chọn buông tay?
Chẳng lẽ họ chưa đủ đ.au?
Câu trả lời có lẽ là vì quá đa.u, nên họ chọn xem nhẹ hoặc cố tình phớt lờ nó. Phủ định là một biện pháp phòng vệ tâm lý xảy ra khi não bộ không để ý đến thực tế. Nó tìm kiếm sự thoải mái tâm lý tạm thời bằng cách bóp méo suy nghĩ, cảm xúc và tình cảm của cá nhân trong một tình huống tổn thương nhất định để thoát khỏi nỗi đau tâm lý, hoặc bằng cách "phủ nhận" một sự việc không vui như thể nó chưa từng xảy ra.
Chỉ có như vậy, người ta mới có thể bảo vệ trái tim mình, để không phải gánh chịu nỗi đau tàn khốc mà hiện thực mang đến.
Chỉ bằng cách này, người ta mới có thể chọn cách quên đi hoặc bỏ qua những tổn thương của thực tại, để bản thân dù bị tổn thương vẫn có thể tiếp tục bước tiếp.
Suy cho cùng con người sống ở đời, tất cả đều tồn tại trong mối quan hệ gắn bó. Khi một đứa trẻ được sinh ra, sự gắn bó ấy sẽ bắt đầu. Chúng ta rất dễ bị tổn thương trong giai đoạn ấu thơ và phải dựa vào người khác để tồn tại, đó là nỗi sợ về sự sống và cái chết. Bị bố mẹ bỏ rơi hoặc bỏ mặc, xem nhẹ đối với trẻ con mà nói tương đương với cái chết.
Tuy nhiên, trẻ con có thể chưa hiểu khái niệm xem nhẹ hay