Chương 38: Hoài Nguyệt

Quả đúng như những gì mà Thuận Phong nhìn nhận thấy, trong suốt quãng thời gian đi trấn yếm cái mảnh đất ở rừng núi phía Bắc thành Đại La mà Cao Biền nhìn ra là có hình hổ phục, rất nhiều lần ông ta ngã lăn ra mặt đất khi đặt yểm và khai chú. Theo đúng như kế hoạch đã dự liệu, Cao Biền đi trấn yểm ở 3 điểm ngoài cùng trước tạo thành Tam Chuyển Tán Linh trận. Hai điểm đầu tiên mà Cao Biền trấn yểm chính là rừng Câm, nơi có Chung Giới Môn và điệm nữa là ở giữa một con sông thơ mộng vắt ngang bìa rừng, con sông đó sau này mang tên sông Luân Hồi và dân ta đã xây một cây cầu bắc ngang qua trấn yểm với cái tên khá rùng rợn, cầu Nại Hà. Không hề có một sử sách nào ghi chép lại về việc Cao Biền trấn yểm vùng rừng núi phía Bắc này ra sao, chỉ biết sơ qua rằng ông ta trôn ở dưới đất và lòng sông một túi đựng thứ hạt gì đó được mang từ bên Trung Nguyên qua. Sau khi đã yểm bùa, cái thứ hạt giống đó nghe đâu là tà mộc ở âm, nhìn có vẻ như là đã thối nát không thể nẩy mầm nhưng không phải vậy, thứ cây này vẫn sẽ hấp thụ tà khí ở vùng đó, và với bất kể một thế lực âm giới nào như oan hồn hay quỷ yêu, chỉ cần nằm trong phạm vị đủ gần có thể hấp thụ âm khí từ cây mà trở nên mạnh hơn, thà hồ mà quậy phá cả một vùng mà không phải sợ quan lại ở trần thế ngự trị cản trở.

Sau khi đã trấn yểm 2 điểm, 1 ở rừng Câm và 1 là ở sông Luân Hồi xong, Cao Biền tới điểm cuối cùng là một ngọn đồi cây cỏ tốt tươi khá đẹp, và ông ta bắt đầu tìm vị trí để thi triển Thất Tinh Nghịch Hồn trận. Sự tàn độc nhất ở Thất Tinh Nghịch Hồn trận còn lưu lại đến bây giờ là thi triển phép thuật lên người 7 trinh nữ, và bắt buộc họ phải chịu cực hình đau đớn trước khi được bỏ vào quan tài và trôn xuống đất. Trận pháp này bao gồm bẩy bước phải làm theo trình tự, nó đã được Cao Biền nâng lên một tầm cao mới đó là ra lệnh bắt những cô gái là con lai giữa người phương Bắc và người phương Nam, đặc biệt là phải còn Trinh. Việc thi triển Thất Tinh Nghịch Hồn trận sẽ diễn ra trong vòng 7 ngày, mỗi ngày sẽ phải yểm bùa một trinh nữ và cho vào quan tài. Các cô gái trong suốt thời gian trước khi bị đem ra làm vật trấn yểm thì được chăm chút một cách cẩn thận, vì cô nào cô náy đều là trinh nữ nên Cao Biền hạ lệnh cho Thuận Phong bất kể ai dám làm ô uế là chu di tam tộc ngay tức khắc. Sau khi mọi thứ đã sắn sàng, Cao Biền liền lao ngay vào việc thi triển trận pháp suốt 7 ngày đêm liên tục, cứ như thể ông ta sợ rằng số sắp tận vậy, và trong suốt 7 ngày đó, ai ai cũng nhận ra rằng sức khỏe của ông đang ngày một xuống dốc chông thấy rõ rệt. Từng trinh nữ một được lôi ra đứng vào giữa 7 cái quan tài được xếp thành vòng tròn trên ngọn đồi. Những trinh nữ này bị lột bỏ quần áo ngay tại đây và được các cung nữ tắm rửa, gội đầu sạch sẻ bằng tinh dầu và lá thơm. Sau khi lau khô người, thì họ được đưa tới chiếc bàn bằng gỗ khá to và đặt nằm lên đó. Mấy tên đao phủ trước khi sờ vào mỗi cơ thể của một trinh nữ cũng đều phải tắm rửa qua cho sạch sẽ. Việc đầu tiên mà bọn đao phủ làm đó là trói chặt chân tay và xích cổ trinh nữ lại trên bàn để cô ta không giẫy giụa. Bước đầu tiên sẽ là cắt lưỡi và móc mắt sống. Sau khi lưỡi và mắt được móc ra thì phải nhét vải thấm vào thật nhanh, hai hốc mắt là hai viên cẩm thạch sáng rực có mầu xanh lá. Hai lỗ mũi và tai thì được nhét một ít hỗn hợp rễ và lá phơi khô, sau đó được đổ đồng đen nung chảy vào như để bịt lại vĩnh viễn. Miệng của người con gái này sau khi mà đã được thấm khô máu thì bẻ hết răng ra vứt đi, sau đó là nhét gạo, muối, tiền vàng, và đặc biệt là lấp đầy miệng bằng một thứ cát vàng mang từ Trung Nguyên qua. Xong xuôi đâu đó, miệng của họ được khâu lại bằng một thứ chỉ đen siết chặt hai bờ môi vĩnh viễn.

Tiếp đến là thân thể của trinh nữ, bọn đao phủ phải dùng dao to phanh bụng họ ra một đường dài từ đoạn dưới yết hầu cho tới rốn. Ổ bụng được phanh ra để nhét vào bên trong một thứ rễ cây từ bên trung quốc mà nghe đâu có thể giữ cho cơ thể ấm nóng như khi trinh nữ còn sống. Vậy giữ cho xác ấm để làm cái gì? Chính là để ấp trứng, trứng của trùng âm. Trùng âm là một loại kí sích bí ẩn nhất từng được sử sách ghi lại, tuy hiểu rằng nó sống nhờ vào việc ăn nội tạng, thế nhưng ngoài việc có công dụng là tích tụ khí ấm và làm bùa phép ra thì không còn ích lợi gì khác. Sau khi rễ cây giữ cho xác ấm nóng và trứng của trùng âm được nhét vào khoang bụng rồi thì bọn đao phủ lại dùng chỉ đen khâu lại. Cuối cùng là ở hậu môn và âʍ ɦộ của trinh nữ, cũng tương tự như là lỗ tai và lỗ mũi, được nhét một ít hỗn hợp lá và rễ cây phơi khô, sau đó là đổ đồng đen nung chảy vào. Sau khi đã yểm bùa xong thân xác của trinh nữ, bọn đao phủ mặc cho cô ta một chiếc áo sườn xám mầu đen với hoa văn thêu trên mầu trắng. Sau khi hoàn tất, từng trinh nữ một được đặt nằm ngay ngắn vào từng chiếc quan tài một, trước khi đóng nắp, Cao Biền đặt vào tay họ một tờ sớ có ghi rõ ai đảm nhiệm trọng trách gì trong Thất Tich Nghich Hồn trận. 6 ngày như vậy trôi qua, 6 trinh nữ được đặt vào quan tài, cho đến vào hôm rạng sáng ngày thứ 7 thì đã có binh biến, bính biến ở tận Trung Nguyên.

Cao Biền cầm bức huyết thư do chính tay hoàng thượng việt gửi đến cho mình mà đờ người. Trong trại chính giờ là có Cao Biền, Thuận Phong, và bà Lã Thị Nga, người đích thân mang huyết thư từ thành Đại La này tới ngọn đồi này cho ông ta. Giờ thì Cao Biền đã hiểu rõ mọi việc, Lão Tống là một gian thần, hóa ra âm mưu của lão ta từ trước tới giờ nhận Cao Biền là để kèm cặp cũng như hiểu rõ hơn về tài phép và thực lực của ông. Họa chăng việc lão ta thúc đẩy Cao Biên đi xa nhậm chức thái thú tại quận Giao Chỉ này là để cách ly ông với triều đình, với hoàng thượng. Giờ có lẽ thời cơ đã đến, Lão Tống ở Trung Nguyên muốn chiếm ngôi đoạt vị, chính vì thế mà Hoàng Thượng mới gửi huyết thư này. Cao Biền giờ đã nhận ra bộ mặt thật của Lão Tống, thêm vào đó ông ta cũng đã phần nào hiểu được sức mạnh cũng như là tài phép của lão ta, chính vì thế mà Cao Biền đã tức tốc phái Thuận Phong quay về thành Đại La trước để chuẩn bị việc thay thế người cai quản tạm thời. Sau khi Thuận Phong vâng lệnh tức tốc phi ngựa về thành Đại La thì bà Lã Thị Nga mới hỏi:

- Phu quân, giờ chàng tính sao?

Cao Biền suốt 6 ngày thi triển Thất Tinh Nghịch Hồn trận thì người như lả hẳn đi, trên cái gương mặt già nua mỏi mệt đó như vô thần. Cao Biền ngồi đó suy nghĩ đăm triêu một hồi thế rồi ông ta nói:

- Đã phóng lao thì phải theo lao. Ta sẽ lo nốt công việc ở đây rồi dẫn binh lính thân tín tiến về Trung Nguyên. Còn nàng, ta thấy nàng rất được lòng dân Nam, họa chăng nàng nên thu xếp mà lẩn vào những ngôi làng ngoại ô tại đây mà sống, không nên trở về Trung Nguyên nữa.

Bà Lã Thị Nga lắc đầu nói hai mắt rơm rớm:

- Cơ sự đã rõ mồn một trước mắt, mà chàng vẫn làm theo lời của lão già phản tặc đó sao?

Cao Biên bất chợt đứng dậy đập mạnh vào cái bàn nhỏ bên hông cái "đốp" làm đổ cà tách trà mà nói:

- Không bao giờ! Ta với hắn đến giời này thề không đội trời chung!

Cao Biền hét lớn xong thì thở hắt ra một hơi thật dài, thế rồi ông ta ngồi phục xuống ghế nói:

- Nàng phải hiểu, thậm chí ta vẫn phải làm, vẫn phải trấn yểm tứ phía tại cái đất Giao Chỉ này không phải là vì ta nghe theo chỉ đạo của tên phản tặc họ Tống, mà là vì lần đầu tiên trong đời ta thực sự lo ngại cho Trung Nguyên, lo ngại cho cái đất nước mấy ngàn năm tứ linh trị vì.

Bà Lã Thị Nga ngồi đây nghe chồng mình nói thì bà càng cảm thấy lạ lẫm hơn nữa, nhưng bà ta phải thừa nhận rằng, đây là lần đầu tiên mà bà ta có thể nhìn thấy được sự sợ hãi sâu thẳm trong mắt chồng mình. Cao Biền đứng dậy tiến tới phía bà Lã Thị Nga, ông ta đưa tay lên vuốt má bà nói:

- Đến giờ phút này, ta chấp nhận để cho dân Nam và người đời sau nguyền rủa ta. Nhưng mà nàng thì khác, nàng phải ở lại đây, phải sống sao để cho dân Nam yêu quý và tôn thờ. Vì ta với nàng tựa như là hai cực của thái cực, luôn cân bằng nhau. Nếu ta là người reo rắc sợ hãi và đầy đọa dân Nam, thì nàng lại chính là người đùm bọc và yêu thương họ, đó không phải là những việc mà nàng vẫn làm từ trước tới nay kể từ cái lần đầu tiên nàng đặt chân lên cái đất Giao Chỉ này hay sao?

Bất ngờ, bà Lã Thị Nga ôm chặt lấy Cao Biền, bà ta ghé vào tai ông ta nói nhỏ:

- Nếu thϊếp nói với chàng, vạn sự đã được Mẫu Liễu Hạnh an bài, thì chàng có tin em không?

Cao Biền hai tay giữ chặt vai vợ mình, ông ta hỏi:

- Mẫu Liễu Hạnh?

Bà Lã Thị Nga ngậm ngùi đáp:

- Đúng vậy, bà ta là con gái cả của Thiên Phụ và Địa Mẫu, là chị của Kim Long, là mẫu nhi thiên hạ của nước Nam...

Bà Lã Thị Nga trước khi trở về thành Đại La thu xếp đồ đạc để lánh nạn đã kể hết cho Cao Biền nghe về những gì mà Mẫu Liễu Hạnh đã nói với bà, về những cuộc gặp gỡ. Cao Biền nghe xong thì ông ta tiến ra ngoài lều ngửa mặt lên trời cười lớn mà nói:

- Đúng là ý trời, ý trời mà! Các người ác độc lắm, sao đã sinh ra họ lại bắt họ chịu đầy đọa cơ chứ?! Các người nghĩ mà xem! Các người có xứng đáng được hưởng nhang khói của thế gian nữa hay không!

Cao Biền hét xong thì như đứt hơi ngã lăn ra đất ngất lịm đi.

Cao Biền ngất đi bao lâu rồi bản thân ông ta cũng không rõ, chỉ biết rằng trong cái cơn mộng thoáng qua đó Cao Biền đã mơ thấy quân phương Bắc thất thủ và ông ta đã bị quân Đại Lễ bắt. Khi mà Cao Biền bị áp giải tới trước trướng của thống soái, ông ta vô cùng ngạc nhiên khi mà không chỉ có một vị quan mặt cọp đen mà còn có thêm 4 vị nữa, tựa như là Ngũ Hổ mà người dân Nam thờ phụng vậy. Ngũ hổ quan tranh cãi với nhau rất nhiều, tuy không nghe thấy rõ, nhưng nhìn vào sắc mặt bốn vị hổ quan kia thì Cao Biền chắc chắn rằng họ muốn ông ta phải chết. Bất ngở vị bạch hổ quan quay qua phía Cao Biền vung tay, tức thì ông ta bị lôi ra pháp trường, một tên đao phủ cầm đao to giơ lên cao như thể đợi lệnh. Vị hắc hổ quan vẫn ngồi ngày chính giữa nhìn mà không có ý kiến gì, ngay tai cái thời điểm mà Cao Biền có thể cảm nhận được cái lưỡi đao to sắc bén hạ xuống cổ thì thời gian như ngừng trôi. Có một người kéo ông ta đứng dậy và đưa lại vào trong trại chính. Cao Biền lại một lần nữa quỳ gối trước mặt ngũ hổ quan. Nhưng lần này thì khác, có một người con gái vòng lên đứng quỳ gối trước ông ta nói tiếng bản địa như thể xin cho ông ta. Cao Biền khi ngửng mặt lên nhìn người con gái này thì kinh hãi khi mà trên người cô ta mặc một bộ đồ sườn xám mầu đen, ở trên có thêu vô vàn bông hoa bỉ ngạn đỏ rực tươi roi rói. Người con gái mà Cao Biền nghĩ là người phương Bắc này nói xong thì bốn vị hổ quan kia quay qua nhìn hắc hổ quan ngồi chính giữa. Hắc hổ quan thở hắt ra một hơi thật dài, thế rồi ông ta ném một lệnh bài đen về phía Cao Biền, tức thì ông ta được cởi gông. Cao Biền liếc nhìn trên lệnh bài có ghi "Hắc Hổ Quan", thế rồi ông ta lại nhìn mặt người con gái đã xin tội cho mình kia, mặt cô ta rất quen cứ như thể Cao Biền đã gặp ở đâu rồi, và ông ta có thể cam đoan rằng cô gái này là người phương Bắc.

Khi Cao Biền mở mắt thì thấy mình đang nằm trên giường trong lều chính. Cao Biền ngồi dậy nhìn quanh thì giật thót người, quỳ gối bên giường ông ta chính là cô gái mặc sườn xám mầu đen có thêu hoa bỉ ngạn đỏ tươi rói. Người con gái này cất lời:

- Đại nhân đã tỉnh.

Cao Biền nhìn người con gái này nói:

- Ngảng mặt lên ta coi.

Người con gái này từ từ ngửng mặt lên, Cao Biền thất kinh bật ngửa người, chính là người con gái trong mơ. Cô gái này có tên là Hoài Nguyệt, là con nuôi của Cao Biền và Lã Thị Nga khi còn ở bên Trung Nguyên. Trong một lần chống giặc loạn, ông ta đã phát hiện ra Hoài Nguyệt ngồi bên một ngôi nhà cháy xém, cha mẹ và cả làng của cô đã chết dưới tay giặc cỏ, chỉ còn có cô. Cao Biền run rẩy hỏi:

- Hoài Nguyệt con... con làm gì ở đây?

Hoài Nguyệt đáp:

- Thưa đại nhân, phu nhân cùng thiếu gia đã đi lánh nạn... thần thϊếp tới đây để giúp đại nhân lo liệu nốt công việc.

Cao Biền nghe đến đây thì chợt ông ta cứng lưỡi, tiếng nấc nho nhỏ bắt đầu ứ ở cổ. Hai mắt Cao Biền nhòa đi vì lệ, ông ta nói:

- Con ... con nói cái gì ta không hiểu...

Hoài Nguyệt đáp:

- Bẩm đại nhân, thần thϊếp chính là trinh nữ thứ 7 đây.

Nghe đến đây thì hai hàng lệ của Cao Biền tuôn rơi, tiếng nấc như không còn kìm được nữa. Cao Biền đã khóc, khóc như một đứa trẻ con. Cao Biền lao khỏi giường ôm lấy Hoài Nguyệt nói trong nghẹn ngào:

- Không! Không thể nào! Sao con không đi theo mẹ và em đi?!

Hoài Nguyệt nói nhỏ:

- Bẩm đại nhân, đó là trọng trách của thần thϊếp, phải báo hiếu cho ngài và phu nhân.

Cao Biền vẫn khóc ông nói:

- Con nhỏ này, mày biết gì mà nói?

Hoài Nguyệt mỉm cười nói:

- Xin đại nhân đừng quá đau lòng, thần thϊếp chịu ơn cứu mạng nuôi lớn của người và phu nhân, dù có chết cũng không đền đáp đủ. Giờ đại nhân cần, không lẽ nào thần thϊếp lại không báo đáp.

Cao Biền buông Hoài Nguyệt ra quay mặt đi nói trong nghẹn ngào:

- Không được... không thể được. Con hãy đi theo mẹ và em đi.

Hoài Nguyệt lại quỳ gối và cúi đầu nói:

- Xin phụ thân đừng quá đau lòng, hay để cho nữ nhi này được tròn chữ hiếu.

Phải thuyết phục mãi Cao Biền cuối cùng cũng phải nuốt nước mắt vào trong mà chấp thuận Hoài Nguyệt là trinh nữ thứ 7. Khác với các trinh nữ khác, Hoài Nguyệt được cho uống thuốc độc, một cái chết nhẹ nhàng nhất. Đôi mắt và lưỡi của cô được giữ nguyên và răng không bị bẻ ra, còn những thủ tục khác thì y nguyên. Trong suốt quá trình yểm bùa Hoài Nguyệt thì Cao Biền đã khóc rất nhiều, do là Hoài Nguyệt mang mệnh kim nên Cao Biền đặt vào miệng cô một đồng xu cổ có tên "Huyết Hỏa Ma Kim Tệ". Vốn yêu thương Hoài Nguyệt như con đẻ, nên Cao Biền rất sợ việc khi trôn cô xuống thì Hoài Nguyệt sẽ bị khí âm xâm thực mà hóa quỷ, vì vậy mà trong quan tài của cô được để rất nhiều hoa bỉ ngạn, loài hoa tượng chưng cho sự kiên cường bất khuất. Trước khi đóng nắp quan tài để trôn, Cao Biền ngồi đó nhìn Hoài Nguyệt lặng im trong quan tài rất lâu, hai hàng nước mắt ông ta vẫn tuôn rơi, Cao Biền cố nén cái tiếng nấc vuốt má con gái nuôi của mình mà nói:

- Hắc hổ quan ngươi hãy nghe đây, ta bất đắc dĩ mới phải trấn yển đất Nam này, một phần vì ta bị lừa, một phần là vì ta lo cho số phận của Trung Nguyên sau này. Nếu ngươi thực sự là người hiền tài, thì hay cứu lấy đứa con này của ta, đừng để nó rơi vào ngã quỷ. Ta cũng sẽ mở một con đường sống cho ngươi để thoát khỏi trận, đó là bằng việc hy sinh đứa con nuôi yêu quý của mình. Người hãy nhớ lấy, kẻ mà ngươi cần phải khϊếp sợ không phải là ta hay lão phản tặc họ Tống, mà là cái kẻ mà người ngày ngày hương khói tôn thờ kia...

Nói đến đây Cao Biền nghiến răng:

- Nếu người hóa giải được Tam Phiên Hóa Hồn trận, hay thay ta gϊếŧ chết lão già phản chắc họ Tống! Gϊếŧ chết hắn cho ta!

Nói rồi Cao Biền rướn người hôn lên chán của Hoài Nguyệt và nói:

- Con gái hãy yên nghỉ.

Sau khi hoàn thành điểm chỉ thứ 3 tại quả đồi này, Cao Biền tức tốc cùng binh lính đi tới điểm chính giữa để trấn yểm nốt mà hoàn tất Tam Phiên Hóa Hồn trận, sau đó ông ta cùng Thuận Phong dẫn binh lính quay về Trung Nguyên để hộ giá. Theo như sử sách ghi lại thì Cao Biền bị sát hại tại Trung Nguyên vào năm 887, bỏ lại sau lưng người vợ là bà Lã Thị Nga sinh sống tại một làng ven sông thuộc quận Giao Chỉ, tên gọi ngôi làng đó bây giờ là Hà Đông. Bà Lã Thị Nga sau khi biết tin Cao Biền chết thì cũng sinh bệnh và qua đời không ít lâu sau đó, bỏ lại người con trai. Chính bà Lã Thị Nga đã truyền lại nghề vải cho dân làng ở đất Hà Đông, mà người ta đã lập đền thờ bà là bà tổ ngành dệt lụa với tên gọi là Lã Đệ Nương, nghe đâu bà còn được liệt vào hàng thánh mẫu dưới tọa của Mẫu Liễu Hạnh. Cái bộ sườn xám mà Hoài Nguyệt mặc trên người khi chết cũng là chính tay bà Lã Thị Nga may, bộ sườn xám đẹp đến mức độ mà người ta còn có bài thơ vịnh:

"Hoa nở không lá,

Lá mọc không hoa.

Ngàn nhớ vạn thương,

Mãi không tương ngộ.

Một mình độc bước,

Phong trần cực lạc.

Bỉ Ngạn đỏ tươi,

Ngàn năm mới nở,

Vạn năm mới tàn.

Hoa lá cách biệt,

Tình vì nhân quả,

Sống chết tại duyên."