... Sau cái tối hôm coi bói tại nhà thầy Trà ...
Sau cái lần Hà được bà chị sáu coi bói bằng bộ bài tây thì không chỉ có bản thân cậu mà ngay cả thầy Trà cùng với các đồ đệ khác đều cảm thấy lo sợ. Bộ bài tây báo điềm tử cho ra 1 con J bích, 1 con át bích, và 1 con J tép. Theo như những gì mà chị sáu nhìn ra được thì bài báo 1 trong 2 người có mặt tại đó sẽ phải chết, đó là anh ba hoặc là Hà. Thế nhưng mà vì người được coi bói trực tiếp lại là Hà, những câu hỏi và mục đích coi là xung quanh cậu, nện mọi người lo lắng cho tính mạng của cậu nhiều hơn. Do là ngay đến bản thần thầy Trà cũng chưa nghĩ ra cách để hóa giải cái hạn sắp ập tới hay như là chưa biết phải làm lễ giải ra sao để cho Hà bước qua cửa tử. Chính vì thế, thầy Trà bắt Hà phải tạm thời nán lại nhà của ông trong mấy ngày tới, còn đích thân Thầy Trà sẽ cùng với anh ba đi tìm hiểu thêm cũng như là hỏi ý kiến bạn bè của thầy Trà. Sở dĩ thầy Trà bắt Hà phải nán lại là vì thầy hy vọng rằng khi Hà ở lại nhà mình thì đáng trên cao sẽ bảo vệ cậu và đồng thời là không ma quỷ nào có thể hãm hại được cậu, ít ra là cái phần rủi ro được giảm đi đáng kể. Trong thời gian ở nhà thầy Trà, Hà cũng được ông thầy giao cho một đống việc, đặc biệt là biên dịch cũng như là soạn thảo lại cái núi văn bản của thầy. Khi mà rảnh rang thì thầy Trà cũng bảo Hà nên ngồi thiền trước điện thờ để tâm có thể thư thái cũng như là được thần thánh trên cao tiếp thêm sức mạnh để cậu có thể vượt qua được mọi biến cố hay như hiểm nguy nêu có ấp tới.
Vậy điện thờ mà thầy Trà đặt ở nhà là để thờ ai, cúng ai mà thầy lại tin tưởng mãn liệt vào việc người đó có thể che trở và ban sức mạnh cho Hà? Có thể nói rằng điện thờ mà thầy Trà đặt ở nhà cũng khá là bí ẩn và không chỉ riêng gì Hà mà cả 6 người đệ tử kia cũng không rõ là điện thờ ai. Nói hơn về điện thờ thì trên bàn có tất cả là 6 bát hương. 2 bát được đặt chính giữa và cao nhất, xung quanh là các đồ lễ bằng vàng sáng óng ả. Hai bên là 2 bát hương khác thấp hơn, xung quanh là nước, hoa lá, và thậm chí là một số đá phong thủy. 2 bát hương cuối cùng thì được đặt dưới cùng, trong một cái hốc. Bên trong cái hốc này được trang trí đèn đỏ lập lòe, cái loại đèn mà hay dùng để trang trí cây ngày tết hay như năm mới. Khắp 3 mặt bên trong hốc được dán những con hình nhân bằng giấy đủ 3 mầu, đỏ, vàng, trắng. Đó là còn chưa kể đến việc dưới nền cái hốc này được lót vô vàn tiền vàng mã, và chỉ dọn dẹp thay mới mỗi năm một lần vào dịp tết. Hà nhớ như in cái lần đầu đặt chân vào nhà thầy Trà, thứ đầu tiên đập vào mắt cậu chính là gian điện thờ này. Cái gian điện thờ nguy nga đồ sộ với 6 bát hương được đặt ở các vị trí khá lạ lẫm, hôm đó Hà hỏi:
- Thầy ... sao lại có tới 6 bát hương lận? thầy thờ những ai mà thờ lắm thế ạ?
Thầy Trà đứng đó mỉm cười và bắt đầu giải thích cho thằng đệ tử út mới nhập môn của mình:
- Bây giờ mày cứ tạm hiểu thế này nhé, 2 bát hương cao chính giữa kia là để thờ Thiên Phụ và Địa Mẫu. Hai bát hương thấp hơn ở 2 bên là để thờ các quan lại cai quản trên trần...
Nói đến đây, thầy Trà chỉ tay xuống 2 bát hương được đặt trong hốc lót tiền vàng thấp nhất nói:
- Còn cái 2 bát hương này, là để thờ quan dưới âm. Sau này mỗi khi tới đây, mày sẽ phải thắp hương đủ 6 bát và khấn lại. Nhưng mày phải đặc biệt lưu ý là sau 6 giờ tối không được thắp hương ở ban Thiên Phụ và Địa Mẫu, chỉ được thắp ở ban quan thần linh và quan dưới âm thôi.
Hà hỏi:
- Ủa? Con tưởng đã thắp thỉ phải thắp hết chứ ạ?
Thầy Trà đáp:
- 6 giờ tối là giờ trên thiên đình đóng cửa, thế nên cho dù có việc gì cũng không được làm phiền. Chỉ được phép kêu gọi các quan thần linh trên trần và quan lại dưới âm thôi.
Hà vừa nghe vừa cúi người xuống cái hộc nhìn thật kĩ 2 bát hương và hỏi:
- Thầy ơi, sao quan lại dưới âm lại có 2 bát hương? Con tưởng chỉ cần 1 bát đại diện cho Diêm Vương Gia thôi chứ ạ?
Thầy nói:
- 2 bát là vì một là để thờ Diêm Vương Gia, 1 bát khác là để thờ dịch nhân dưới âm tào địa phủ. Mày nhìn kĩ xem có phải một bát cao một bát thấp không?
Hà nghe đến đây thì cố khom người nhìn ngang hai bát hương thì quả thật là bát có hình đốm lửa đỏ cao hơn bát bên cạnh một chút.
Ở nhà thầy Trà đã được 3 ngày, tuy nói rằng Hà cũng không hẳn là ăn không ngồi rồi, cậu cũng có cả tá việc phải làm. Thế nhưng mà suốt mấy ngày cứ quanh quẩn bên đống giấy tờ sổ sách thì cậu cùng dồ người lên chứ. Cái buổi chiều tối hôm đó, Hà đang ngồi ở bàn nước với cả tá sách thuật bùa phép Trung Quốc để dịch và biên soạn lại, thầy Trà thì đang ngồi bên loay hoay mầy mò vẽ vời cái gì đó trên tờ giấy A4. Hà vốn đến giờ này đã đọc thông viết thạo tiếng Trung, thế nên việc đọc đến đâu dịch lại đến đó với cậu dễ như trở bàn tay. Cuốn sách mà Hà đang thông dịch này vô tình nhắc tới tích cổ ngày xưa. Tích này tương truyền rằng tại một làng ven núi bên Tàu, có một người đàn bà sống cô độc một mình không con cái hay như người thân. Người đàn bà này có một khả năng đặc biệt, đó chính là cái tiếng hát gọi hồn. Cứ vào ngày dằm vào mùng một, người đàn bà này thường xuyên mang cháo trắng với hoa quả ra bày trước sân nhà mình để cúng cho các vong linh lầm đường lạc lối chết ở quanh khu núi rừng hiểm trở này. Sau khi bà ta cất cái tiếng hát ngân nga mà không kém phần rùng rợn này lên thì ngay lập tực, hàng loạt vong đói ở đâu hiện về mà tha hồ đánh chén. Nhưng số trời cay nghiệt, người đàn bà vốn hiền lành với mong muốn có thể tiếp sức cho các vong linh tiếp tục tìm đường siêu thoát lại bị người dân nghi ngờ là phù thủy. Cuối cùng họ đã tụ tập nhau lại để ném đá chết bà ta, xác bà ta thì được đem đi thả bẻ và thiêu đốt. Nhưng có lẽ mọi việc không chỉ đơn giản dừng lại ở đó, dù có gϊếŧ chết người đàn bà này rồi. Thế nhưng mà đêm đêm, người dân vẫn phải lạnh gáy sởn gai ốc khi nghe thấy tiếng bà ta hát vang vọng trong rừng núi, cái tiếng hát ghê rợn mà đầy ai oán. Còn có một số lời đồn đại khác nói rằng có người buổi đêm đi đường thấy bà ta thoắt ẩn thoắt hiện dắt theo một đoàn vong khác, và nếu như cái người bắt gặp mà hợp là bị kéo đi theo luôn, mãi mãi không trở về dương gian được nữa.
Đọc đến tích về người đàn bà có số phận hẩm hiu sống tại ngồi lang vên núi này mà Hà có một cái cảm giác thân quen đến lạ thường, một sự đồng cảm đang dần trỗi dậy, và rồi không biết từ bao giờ, mồm cậu lẩm bẩm hát:
- Cái cò đi đón cơn mưa. Tối tăm mù mịt ai đưa cò về. Cò về thăm quán cùng quê. Thăm cha thăm mẹ cò về thăm tôi.
Lẩm bẩm dứt câu, bất chợt Hà đáng rơi buốt xuống bàn tạo nên tiếng "lạch cạch" như phá vỡ cái bầu không khí im lặng tại căn phòng khách này. Thầy Trà vẫn đang cầm thước kẻ căn đo, đông đếm cái gì đó và hỏi:
- Mày làm sao thế con?
Trên môi Hà chợt nở một nụ cười, hình ảnh bà Bích Thủy ngày nào lại hiện về, Hà đáp:
- Không có gì thầy ơi.
Cậu từ từ ngồi tựa lưng vào thành ghế đưa tay rót cho mình tách trà. Hà nhâm nhi tách trà đó và thả hồn vào những ký ức về cái tuổi thơ ấu, cái tuổi mà cậu gần như suốt ngày quanh quẩn bên cạnh bà Bích Thủy, "không biết giờ này bà Bích sao nhỉ?", Hà tự hỏi trong đầu. Thế rồi một cái cảm giác bất an như ập tới, như có một thứ sức mạnh vô hình khiến cậu như nóng ruột hẳn lên, và cái ý định phải về lại khu chợ đó tìm bà Bích Thủy như lớn mạnh dần. Hà cứ ngồi đó mà chân tay rối bời, một cái cảm giác rất khỏ tả, cậu bắt đầu liên tục để mắt tới cái điện thoại của mình trên bàn, không biết là vì sao nhưng cậu linh cảm như có điều chẳng lành sắp tới từ chiếc điện thoại. Thầy Trà vẫn ngồi bên cạnh Hà miệt mài cầm thước kẻ để vẽ các đường dài cắt nhau như thể coi tử vi hãy vẽ các trận pháp vậy. Bất ngờ, thầy Trà đang đặt thước kẻ và giữ chắc nó trên mặt giấy để nối 3 điểm với nhau, bút mực đỏ đưa một đường thẳng dọc thước kẻ nối 3 điểm. Thế nhưng mà mới nối được 2 đường, gần đến điểm thứ 3 thì khi không thầy Trà như bị ai quệt vào tay khiến cho cây bút bị lệch khỏi thước kẻ tạo nên một đoạn lệch đường thằng. Cây bút vừa bị nẩy khỏi thước kẻ thì ngay lập tức chuông điện thoại của Hà reo vang. Như cũng linh tính được có điềm, thầy Trà buông bút ngửng lên nhìn thằng Hà nghe điện thoại. Đầu dây bên kia là thằng Bền, bạn Hà, làm bên công an:
- Lô, Hà à, dạo này khỏe không?
Hà đáp:
- Em khỏe, cán bộ thì sao? Hôm nay rảnh rỗi lại gọi cho em là sao hả cán bộ? rủ đi nhậu hả?
Từ đầu dây bên kia Bền ngập ngực:
- Nghe này ... mày ... mày biết tin gì về bà Bích chưa?
Nghe đến đây chợt Hà như im bặt, tiếng nói như nghen lại ở cổ, thằng bền tiếp lời:
- Bà Bích mất từ hai hôm trước rồi, sáng mai làm đám tang rồi đem đi trôn ... trước đây bà ý quý mày nhất, nên mày ... mày liệu mà thu xếp về nhé...
Hai con mắt Hà cay xè, thế rồi cái tiếng nấc bắt đầu rõ dần. Bền nghe thấy vậy cậu ta cũng chỉ biết nhắn nhủ thêm mấy câu rồi dập máy. Bỏ lại Hà đang ngồi chống tay trên bàn vò đầu mà sụt sùi, hai con mắt nhạt nhòa đi vì lệ. Những giọt nước mắt cứ thế tuôn rơi lên trang sách tầu, mà thẫm đẫm cái tích người đàn bà có giọng hát đặc biệt.
Cái đám tang lễ của bà Bích Thủy diễn ra khá là sơ xài, họa chăng là vì tiền để làm tang lễ đều do người dân quanh vùng và những đứa trẻ có tuổi thơ gắn liền với bà và giờ khi đã lớn khôn chúng vẫn tiếp tục đóng góp để tiễn người đàn bà thân quen, người đã mang lại những giấc ngủ ngon cho chúng về bên kia thế giới. Người đến đưa tang bà cũng chẳng có mấy ai, đa phần là bọn trẻ con, những đưa thuộc thế hệ mới vẫn đang ngày ngày quẩn quanh bà Bích vậy mà bà giờ đã đi rất xa, mốt số thể hệ đã lớn như Hà, và một vài người lớn tuổi, có lẽ là những người từ trước đến nay vẫn thực sự đồng cảm với số phận hẩm hiu của bà. Suốt từ lúc đưa tang tới lúc đem đi chôn, Hà khóc hết nước mắt, cậu toàn thân cứ rung lên từng hồi như thể không cảm nén được cảm xúc. Điều khiến cậu đau lòng nhất là tại sao một người như bà Bích phải chịu cái số phận bi thảm như vậy. Như Bền có nói qua với Hà, theo điều tra sơ bộ thì bên công an có giả thiết là có kẻ đột nhập vào nhà bà với ý đồ trộm cắp, và rồi khi bà Bích phát hiện ra thì bọn chúng đã đẩy ngã bà để thoát thân. Bằng chứng được đưa ra đó là cả cái căn nhà 20m vuông bị đảo lộn như thể có ai đó lục lọi, bên cạnh là nền nhà có nhiều đất in lại dấu chân lạ đi khắp nơi. Đó chỉ là giả thiết đưa ra bên công an, thế nhưng còn quá nhiều kẽ hở. Hiển nhiên như việc toàn bộ khu nài ai chẳng biết bà Bích nghèo tới độ phải đi bới rác mà kiếm ăn? Thêm nữa, cứ cho là bọn trộm cắp này từ nơi khác tới, không lẽ nào trộm cặp lại chọn ngồi nhà sập xệ vỏn vẹn 20m vuông để cướp? Chính những giấu hỏi chấm lớn trong cái chết thương tâm của bà Bích như khiến cho Hà càng thấy bất bình hơn nữa. Cậu nguyện thề với lòng mình rằng bằng mọi giá phải tìm cho ra được kẻ đã sát hại bà Bích, cho dù là có với mục đích gì đi chăng nữa. Cứ ngỡ rằng khi nhìn thấy thi thể bà Bích đã hoàn toàn lành lặn, không còn dấu hiệu gì của bênh hủi thì Hà phải cám thấy được an ủi, thế nhưng không, điều đó càng khiến cho cậu thêm trạnh lòng hơn mà thôi. Giờ Hà đã có trí tuệ của bóng tối, cậu biết chắc chắn rằng có bàn tay của thần thánh can thiệp, nhưng chỉ có điều là tại sao thần thánh vẫn để cho một người tốt như bà Bích Thủy phải chịu một cái kết cục đau lòng như vậy. Sau khi đã trôn cất bà Bích xong, Hà đáng tính lên xe quay lại nhà thầy Trà thì có mấy đứa trẻ con chạy lại phía cậu hỏi:
- Chú ... chú... chú có phải là "con cọp con" không?
Hà nghe thấy cái tên gọi thân quen mà ngày xưa bà Bích hay gọi mình thì có phần xúc động, cậu xoa đầu đứa trẻ nói:
- Chú bây giờ là con cọp già rồi, có phải là bà Bích kể cho các cháu nghe về cái tên đó không?
Bọn trẻ con chìa ra một cái bức thư đã cũ mầu ở trên có ghi tên Mai Việt Hà, mở ngoặc "con cọp con" cho Hà và bảo:
- Bà Bích có lẽ là muốn gửi bức thư này cho chú.
Hà cầm bức thư vô cùng ngạc nhiên, thế nhưng mà chưa kịp hỏi gì thêm thì bọn trẻ con đã chạy biến đi. Hà ngồi trong xe mở bức thư ra đọc, hai hàng nước mắt lại tuôn rơi. Trong bức thư bà Bích có nhắc lại những kỉ niệm ngày xưa hồi Hà còn là "con cọp con", rồi bà nói rằng bà chưa bao giờ quên Hà, bà ta luôn giữ mãi hình ảnh con cọp con ngày nào trong tim. Bà Bích nói rằng nếu có một ngày bà ra đi, đừng khóc thương cho bà mà phải luôn mỉm cười vì ít ra Hà và bà Bích đã có cơ duyên gặp nhau. Đến cuối thư bà có nói rõ cho Hà biết rằng nhà ông Vương đang gặp đại họa, và cần phải giúp nhà ông ý ngay nếu không cả nhà ông Vương sẽ bỏ mạng không còn sống sót lấy một người.
... Quay trở lại gia đình ông Vương ...
Cái tối hôm ở ngoài sân bệnh viện Thái Nguyên, không một ai biết được ông Long LG và ông Vương đã nói chuyện gì với nhau. Nhưng nếu như đó là công việc mà ông Long LG bắt ông Vương phải làm thì công việc đã hoàn thành, giờ gia đình ông Vương đã trở lại bình thường. Thằng Mạnh đã tỉnh khỏi cơn mê, chỉ có điều là nó giờ được đưa tới khoa phục hội chức năng để tập cầm, nắm, và đi lại, thậm chí là tập nói nữa. Dẫu biết vẫn còn một chặng đường dài phải vượt qua, nhưng thấy nó thoát khỏi cơn hôn mê sâu là ông Vương và bà Hằng đã vui lắm rồi. Họa chăng thầy Long LG quả thật là có tài phép nhiệm mầu, và biết đâu chính ông ta đã giúp cho gia đình của ông Vương vượt qua tai kiếp này? Có nói gì đi chăng nữa, thì toàn bộ sự quan tâm và chăm sóc tận tình đang được dành hết cho thằng Mạnh, cả hai ông bà Vương và Hằng như không để ý đến những sự thay đổi của cái Lan, cô con gái thứ ba của mình. Sau khi làm lễ mượn vía với thầy Long LG được 2 tháng thì Lan bắt đầu có những trải nghiệm khá là kì dị và bất thường. Hằng đêm cô bé ngủ thường hay nghe thấy tiếng người cười đùa nói chuyện với nhau rôm rả. Không những vậy, nhiều đêm cô bé giật mình đùng đùng tỉnh giấc vào lúc nửa đêm, khi cô bật dậy khỏi giường thì thấy có bóng người đi lại thoát ẩn thoát hiện. Chính vì những đêm mất ngủ triền miên như vậy đã khiến cho Lan suy nhược cả về thể chất lẫn tinh thần. Đến khi bà Hằng phát hiện ra thì nhìn Lan đã không khác gì bộ xương, kèm theo đó là cả cơ thể lạnh toát, mỏi mệt đến lạ thường. Bà Hằng đã đưa con tới không chị bệnh viện Thái Nguyên và các bệnh viện tuyến trên Hà Nội. Nhưng tới đâu thì bác sĩ cũng không tìm ra được nguyên nhân suy nhược cơ thể trầm trọng và đành giả về nhà. Cực chẳng đã, Lan cuối cùng vẫn nằm ở nhà như một bộ xương biết chuyển động, toàn thân lạnh toát thi thoảng lại run lên bần bật. Giờ thì cô bé không ăn được nữa mà phải truyền nước và dịch để nuôi giưỡng cơ thế. Nghi rằng việc này có liên quan tới tâm linh, ông Vương và bà Hằng có tìm cách liên lạc với ông Long LG. Thế nhưng mà gọi điện thoại thì không nghe máy, tới tận nơi thì con nhang đệ tử lúc nào cũng bảo ông ta đi vắng và thậm chí còn đánh đuổi bà Hằng và ông Vương ra về. Nuốt mối oán hận trong lòng, cả ông Vương và bà Hằng ngậm ngùi ngồi đó nhìn con mình thoi thóp mà ứa nước mắt khi mà cái suy nghĩ rằng đứa con mình sắp đi theo hai bà chị nó. Chính trong cái lúc đau lòng nhất này, mà bà Hằng nhớ tới lời bà Bích Thủy mà tìm cách liên lạc với Hà bằng được và cầu cứu cậu.
Lúc đầu thầy Trà nhất quyết không cho Hà nhúng tay vào vì thầy lo sợ cái điềm tử kia có thể ập tới bất cứ lúc nào. Nhưng vốn biết thằng đệ tử út của mình trọng tình cảm, hơn thế nữa nó rất cứng đầu và việc giúp gia đình này lại là tâm nguyện của người đã mất, một người mà nó rất coi trọng. Thế cho nên thầy Trà cho phép nó giúp gia đình ông Vương với điều kiện là ông anh ba sẽ phải luôn ở bên cạnh đó để đề phòng bất trắc, rủi ro. Hà đèo ông anh ba tiến vào sân nhà rộng thênh thang của ông Vương. Vừa bước xuống xe mà ông anh ba đã rùng mình xoa tay nói:
- Sao lạnh thế nhỉ?
Hà nhìn hai tay ông anh ba mình nổi da gà thì cũng như hiểu được chuyện gì đang xảy ra. Hai người họ đi theo bà Hằng tới chỗ Lan nằm. Càng vào sâu trong nhà, ông anh Bà càng run rẩy, đến độ phải mượn tạm cái áo khoác của ông Vương cho đỡ lạnh. Hà hỏi nhỏ ông anh ba:
- Không lẽ anh thấy lạnh đến vậy thiệt sao?
Ông anh ba vẫn run lên từng hồi nói:
- Không lạnh làm sao được khi mà nhà này từ ngoài sân cho đến vào đây toàn vong là vong, đứng ngồi la liệt kia kìa.
Hà cùng với ông anh ba và bà Hằng bước vào phòng nơi mà Lan đang nằm truyền dịch thoi thóp. Hà nhìn thoáng qua thì cậu rùng mình khi thấy trên chán Lan có một chữ tử mầu đen lờ mờ. Cậu dụi mặt mấy lần những chữ tử đen đó vẫn hiện diện. Ông anh ba đứng bên cạnh nhìn con bé Lan mà há hốc mồm trợn mắt thốt lên:
- Vô lý thật! Làm sao mà cô bé này lại không có vía nhỉ?