Chương 23: Bà Hủi Hát Ru Ma

"Cái cò đi đón cơn mưa

Tối tăm mù mịt ai đưa cò về

Cò về thăm quán cùng quê

Thăm cha thăm mẹ cò về thăm tôi"

Tại một chợ nhỏ gần con sông Luân Hồi thuộc địa phận Thái Nguyên này có một người phụ nữ rất đặc biệt. Đặc biệt ở chỗ bà không phải là dân gốc ở đây, và cũng không ai nắm rõ bà ta từ đâu dạt tới. Chỉ biết rằng khi bà có mặt tại chợ thì lúc đó bà mới chỉ ngoài 20 tuổi. Một khuôn mặt xinh xắn, hiền lành đã làm trái tim biết bao thanh niên bấy giờ ở chợ phải siêu lòng. Người phụ nữ đó tên là Bích Thủy, người dân ở chợ quen miệng thường gọi là bà Bích. Là một người vô gia cư, không có công việc đàng hoàng, thế nên bà Bích ngày thì làm thêm phụ giúp các xạp hàng ở chợ, ban đêm thì đi nhặt nhạnh ve chai để sống qua ngày. Thời còn sắc xuân, bà Bích được mấy người thương tình thuê trông trẻ con và giả tiền công đều đặn. Không đừng lại ở đó, có cái nhà gần chợ cấp bốn chỉ vỏn vẹn có 20m vuông này cũng là do người dân góp tiền xây cho bà Bích thời bấy giờ. Điểm đặc biết nhất ở bà Bích đó là trẻ con cực kì thích bà, nếu như đứa trẻ nào hay quấy khóc mà nhờ bà Bích trông thì chỉ cần được bà ẫm bế là y như rằng nó im bặt và ngoan ngoãn hẳn. Nhưng đó cũng chưa phải là điểm duy nhất, điểm còn khiến người dân ở chợ Thái Nguyên phải đồn thổi bà là cô gái có thể hát ru ma ngủ là vì cái giọng hát của bà. Bà Bích nếu hát nhạc người lớn, tình cảm trai gái yêu nhau thì bà có thể làm cho con người ta chết mê chết mệt, cái tiếng hát thánh thót, cái giọng trong suốt ngân nga đó khiến người ta mê man tợi độ sởn gai ốc vì hay. Đối với những bài hát ru ngủ cho các em bé thì mỗi khi bà "ầu ơ" là y như rằng chó mèo cụp đuôi nằm phục xuống hết. Đối với người lớn nghe thì cái giọng đó còn hơn cả hay đến độ sởn gai ốc. Mỗi khi bà Bích hát ru trẻ con mà người lớn nghe thì họ có cảm giác lạnh gáy như thể có người âm hiện hình, càng nghe càng rợn. Thế nhưng mà dù có rợn đến mấy, lạnh gáy đến mấy, người ta vẫn phải cố nghe cho hết, nghe cho trọn bài vì nếu không, họ sẽ mang trong lòng một cái cảm giác thiếu thiếu, như thể có cái gì đó không trọn vẹn vậy.

Có lẽ cái biệt dành mà người ta đặt cho bà là "cô gái hát ru ma ngủ" cũng không sai khi mà bà Bích quả thật là khi hát có thể xua đuổi được các vong linh, nhất là khi họ đang trêu ghẹo những đưa trẻ vậy. Nhớ cái đợt có nhà bán thịt ở chợ, không hiểu khi xây sửa nhà không cúng kiến đất đai ra làm sao mà thằng con giai lên năm cứ tối là khóc. Nó cứ khóc mãi, kể cả dỗ nó ngủ được rồi thì giữa đêm lại bật dậy gào khóc. Khi bố mẹ hỏi nó thì nó bảo cứ tối với đêm là có một ông lão mặc đồ trắng, râu tóc bạc tới đứng nhìn nó, lúc nó chuẩn bị ngủ thì cù chân rồi chọc ghẹo không cho nó ngủ. Bố mẹ nó thoạt đầu không tin, thế nhưng sau nó khóc liên tiếp gần 1 tháng lận thì cũng lạnh gáy. Họ làm đủ mọi cảnh như giấu dao làm bếp dưới gối, rắc muối quanh giường, rồi mua roi dâu da về quất thế nhưng tất cả đều là vô dụng. Cách nào hiệu nghiệm lắm thì chỉ giúp cho thằng cu này ngủ được 2 3 hôm rồi đâu lại vào đó, đêm nào cũng gào mồm lên khóc. Cuối cùng bố mẹ nó phải tới nhờ bà Bích giúp nó ngủ. Bà bích liên tục trong vòng một tuần thức đêm để ru cho nó ngủ, chỉ đến khi nào mà thằng nhóc thực sự ngủ sâu thì bà mới ngủ. Cái tiếng hát ru suốt 7 ngày đêm đó khiên cho bố mẹ thằng nhóc không tài nào ngủ được, đêm nào cũng nằm ôm nhau run bần bật đắp chăn, chỉ có độc thằng nhóc đó là ngủ ngon lành. Đủ 7 ngày thì bà Bích mới bảo bố mẹ nó là mọi chuyện đã ổn thỏa, thằng nhóc này sẽ ngủ ngon lành mà không bị ai quấy rối. Đến khi bố mẹ thằng nhóc biếu bà Bích ít tiền coi như là cảm tạ thì bà Bích chỉ mỉm cười bảo họ:

- Anh chị hãy lấy tiền đó mà làm lễ cảm tạ đất.

Đứa trẻ đó chỉ là một trong nhiều trường hợp được bà Bích giúp đỡ, họa chăng cũng chính vì cái thứ sức mạnh vô hình và cái tình cảm bao dung của bà mà bọn trẻ con thực sự quý mến bà, dù rằng bà Bích của sau này sẽ không còn được là bà Bích của năm xưa nữa. Nhưng có lẽ, bà Bích được biết đến như một cười khắc ma khắc quỷ là từ vụ việc cái cây khế cuối chợ, chính nhờ vụ việc đó mà không chỉ có bọn trẻ con mà ngay cả người lớn cũng càng quý phúc bà Bích hơn nữa. Cuối khu chợ này có một cây khế mà tương truyền là do một người dân tộc trồng từ lâu lắm rồi. Cấy khế này quanh năm cho ra sum xuê quả, mà quả nào quả nấy ngọt lịm và mọng nước vô cùng. Điều kì lạ ở cái cây khế này đó là người dân có thể tùy ý hái quả ăn bao nhiêu cũng được, thế nhưng mà cứ hễ leo chèo bẻ cảnh là y như rằng đêm về nhà sẽ bị ma trêu quỷ ghẹo khiến cho mất ngủ mà suy sụp tinh thần. Nhớ cái đợt đó bọn trẻ con vẫn hay tụ tập chơi dưới cây khế, có một thằng nhóc tính nghịch ngợm mới chuyển về sống gần chợ thì nó chèo lên cây khế đánh đu mà nghịch như khỉ. Trong đám trẻ con thời đó có thằng nhóc tên Tũn mũi thò lò xanh, thằng Tũn này vừa quệt tay lau nước mũi vửa chỉ tay nói:

- Thằng kia xuống đi mày! Chèo leo nghịch ngợm tối về ma nó bắt chết con cụ mày đi.

Thằng nhóc này ở trên cây đánh đu nhất định không xuống, thằng Tũn cứ đứng đó léo nhéo. Thằng cu trên cây tức mình hái quá khế bé ném vào quả đầu mái tóc xoăn bồng bềnh của Tũn nói:

- Thằng lông l*n cháy giở im mồm!

Bọn trẻ con cãi nhau chí chóe thì cũng là lúc mà bà Bích đi tới, bà nói:

- Xuống đi cháu ơi.

Thế nhưng thằng nhóc bướng bỉnh này nhất định không chịu xuống, thằng Tũn thò lò mũi xanh quay lại kéo áo bà Bích mách:

- Bà ơi nó ném khế vào đầu con.

Bà Bích chỉ khẽ mỉm cười xoa đầu Tũn mà nói:

- Bà biết rồi con cọp con của bà ạ.

Thuyết phúc mãi mà thằng nhóc cừng đầu vẫn không chịu chèo xuống, cuối cùng bà Bích kéo cả bọn trẻ con về trước miếu 2 cô mà nghe bà kể chuyện ma, bỏ lại thằng nhóc bướng bỉnh ngồi vắt vẻo trên cây khế một mình. Cũng chẳng phải đợi lâu để thằng nhóc bướng bỉnh kia nhận ra được rằng cây khế này khá là linh. Sau cái hôm đó, cứ mỗi tối trước khi ngủ nó thường nhìn thấy bóng người gầy lắm mặc cái khố dân tộc lượn lờ thoảng qua bên cửa sổ phòng ngủ của nó, cái người dân tộc này gầy dơ xương, hai con mắt mở to tháo láo, cái đầu tóc lưa thưa với cái miệng móm không còn răng. Nhiều đêm đang ngủ ngon thì nó giật mình hét toáng lên khi mà trong mơ nó thấy cái người dân tộc gầy dơ xương này lao vào buồng ngủ kéo chân nó đi. Sau 2 3 hôm thì thằng nhóc này không hiểu là bị mộng du hay quỷ nhập mà nó khi không đang đêm đạp tung chăn ra chạy khỏi nhà mà đi tới cái cây khế cuối chợ. Nó ngồi trên cây khế vắt vẻo như một con khỉ cho tới sáng mới chèo xuống. Bố mẹ nó đã dùng đủ mọi cách để nhốt nó trong nhà lúc buổi đêm, thậm chí là đuổi theo lôi nó về nhưng không được. Thằng nhóc này tựa như bị ma làm vậy, và đêm nào nó cũng phải ngồi vắt vẻo trên cành khế, hai mắt mở thao láo cho tới tận sáng. Bố mẹ thằng nhóc này cuối cùng cũng hết cách và đành nghe theo lời người dân tới nhờ bà Bích giúp đỡ. Bà Bích đợi đúng đêm khi mà thằng nhóc này chèo lên ngồi vắt vẻo trên cành khế đung đưa thân, hai mắt mở tháo láo nhìn bà Bích và bố mẹ nó đứng dưới. Bà Bích cất tiếng hát ru và đưa hai tay ra như thể đón lấy nó:

- Con ơi con ngủ cho ngoan, để mẹ xúc nốt bồ than cho đầy. Ngủ đi con nhé con ơi, mai sau con lớn, thành người trò ngoan.

Tiếng hát ru của bà Bích cất lên ngân nga đến rợn người giữa cái màn đêm hiu quạnh tĩnh mịch không một bóng người này. Bố mẹ thằng nhóc đứng bên cạnh bà Bích nghe cái tiếng hát ru đó mà sởn gai ốc rồi khẽ quay đầu nhìn ngang ngó dọc như để xem xem có ai ở quanh đang lén lút nhìn mình từ xa không. Bà Bích cứ đứng đó hát ru mà rang hai tay ra, được một lúc thì bất ngờ thằng nhóc này từ từ chèo xuống như khỉ. Nó nhẩy thẳng lên lòng bà Bích để bà ôm nó vỗ về rồi từ từ hai mắt nó nhắm lại chìm vào giấc ngủ. Đến khi mà thằng nhóc đã ngủ say hẳn thì bà Bích đưa cho bố nó bế rồi bảo rằng mọi chuyện đã xong xuôi, chỉ cần căn dặn nó sau này không được leo chèo lên cây khế này nữa là sẽ ổn.

Cứ ngỡ rằng người dân quanh khu chợ nhỏ ở Thái Nguyên này sẽ mái mãi yêu quý và kính trọng bà Bích, người luôn mang lại sự bình yên cho lũ trẻ con. Thế nhưng mà không đơn giản như vậy, có lẽ đúng như người ta đã nói "bạn làm cả trăm việc tốt cũng không ai nhớ, nhưng chỉ cần một việc xấu là người ta sẽ nhắc lại cả đời". Đó là khi mà bà Bích đã ngoài 40 tuổi, sáng hôm đó khi tỉnh dậy thì bà Bích phát hiện ra mình mắc bệnh hủi. Không một ai biết rõ nguyên nhân ra làm sao, chỉ đến khi bà bước ra ngoài chợ thì mọi người ai cũng xa lánh và bắt đầu hắt hủi bà, họ kinh tởm bởi cái khuôn mặt và cái làn da bị lở loét mưng mủ kia. Nhiêu người trong chợ bắt đầu phao tin đồn nhau, có kẻ nói bà Bích vốn từ trước là thầy phù thủy, chắc nuổi ngải luyện âm binh gì gì đó mà giờ bị giời đầy. Có kẻ khác thối mồm hơn thì lại bảo chắc trước giờ bà lăng nhăng với nhiều người, thế cho nên cuối cùng cũng gặp quả báo. Cái tên bà Bích thân thuộc ngày nào như dần bị chìm vào quên lãng, thay vào đó là một cái tên đầy hàm ý miệt thị, hắt hủi, ghẻ lạnh, người ta bây giờ gọi bà là bà hủi. Thế nhưng mà đứng trước sự ghẻ lạnh từ những người mà trước đây bà đã từng giúp đỡ thì bà không oán trách gì họ, vì họa chăng xung quanh bà vẫn còn bọn trẻ con. Chỉ có bọn trẻ con là chúng nó vẫn nhận ra đằng sau cái khuôn mắt lở loét gớm ghiếc kia vẫn là bà Bích ngày nào, bà Bích hết lòng yêu thương chúng. Dù đã nhiều lần bố mẹ bọn trẻ con cấm tiệt không cho chúng nó lại chơi với bà Bích, thế nhưng có cấm đoán đòn roi kiểu gì thì bọn trẻ con vẫn bám bà Bích như ngày nào, thấy cũng tội, nên cuối cùng bó mẹ chúng nó đành để im cho bọn trẻ con chơi với bà Bích như từ trước khi bà mắc phải căn bệnh từ trên trời giáng xuống.

Bọn trẻ con thấy cuộc sống của bà Bích tại khu chợ ngày một đi xuống thì chúng nó thương bà lắm, cái căn nhà vỏn vẹn 20m vuông ngày một xuống cấp chầm trọng, mái thì dột, tường thì lở, và cửa nẻo long leo gió lùa mỗi khi trời trở gió. Cái đám chăn với áo cũ bà nhặt về để làm giường thì đã cáu bửn mầu thời gian. Mỗi bữa ăn là những gì mà bà mót được ngoài bãi rác hay như là đồ ăn thừa, đồ ăn rơi vãi của người ở chợ. Nhìn cái cảnh một người hết lòng vì mọi người mà giờ lại ở tận cùng của đói khổ thể này mà bọn trẻ con nhiều khi không cầm nổi nước mắt. Đặc biệt là thằng Tũn, có thể nói nó là đứa lớn lên trong khoảng thời gian quen biết bà Bích, từ lúc bà chưa bị bệnh. Tuy còn ít tuổi nhưng nó hiểu chuyện hơn người, nó biết rõ những gì mà bà Bích đã làm, và giờ nhìn thấy bà như vậy có lẽ nó là đứa đau lòng nhất. Đã nhiều lần nó đã kêu gọi bọn trẻ con đi ăn cắp hoa quả, trái cây, hay như là chộm cơm cúng, bánh trái, kẹo ở nhà mà mang ra biếu bà. Bà Bích cũng cảm kích tấm lòng của bọn trẻ con, bà cũng thường hái những quả cây dại, như ổi hay nhót, dành những quả ngon nhất cho chúng nó ăn. Có thể nói rằng trong đám trẻ con thì bà quý thằng Tũn nhất, không phải vì nó là đứa hiểu biết hơn người, mà cứ như thể bà nhìn ra cái gì đó ở nó, nên bà vẫn âu yếm gọi nó là "con cọp con". Cứ ngỡ rằng tình cảm sâu đậm mà thằng Tũn dành cho bà Bích sẽ không thể bi chia cách, nhưng rồi sau này khi bố mẹ nó dọn nhà đi chỗ khác, thằng Tũn cũng ít có cơ hội để về thăm bà hơn, và sau này lớn lên rồi, dòng đời xô đẩy, họa chăng cái thứ tình cảm mà nó dành cho bà Bích cũng tương tự như sợi chỉ cuối cùng đứt lìa, những tâm từ tình cảm, những hình ảnh về bà Bích bao dung hiện hậu chỉ còn lại trong ký ức, trong tâm chí để thằng "cọp con" có thêm động lực mà vật lộn giữa dòng đời xô đẩy mà thôi.

Nói rõ hơn về bà Bích thì còn có nhiều ẩn số xung quanh bà lắm, ví như việc tại sao bà lại dạt tới đất Thái Nguyên này? Và tại sao lại là cái chợ gần sông Luân Hồi? chưa kể đến việc cái khả năng hát ru ma ngủ của bà cũng là một ẩn số. Họa chăng người nhận ra bà Bích có khả năng đặc biệt nhất chính là ông Tần, một thanh niên dạt khác cũng chọn đất Thái Nguyên này. Ông Tần vốn lớn hơn bà Bích độ 2 tuổi thôi, và ngay từ lần đầu gặp bà ở chợ, ông đã thương thầm nhớ trộm bà từ lâu lắm rồi. Hồi chưa làm bảo vệ ở lò gạch thì ông Tần không dám ngỏ lời mà chỉ qua lại với bà Bích như 2 người bạn. Đến khi có công việc ổn định và một mái nhà, ông Tần thẳng thắn ngỏ lời yêu và bảo bà Bích về ở tại căn nhà cạnh lò gạch cùng mình, thế nhưng không, bà Bích vẫn một mực từ chối tình cảm đó và chỉ xin coi ông như một người bạn tri kỉ mà thôi. Dù bị từ trối tình cảm, thế nhưng ông Tần vẫn thường xuyên quan tâm chăm sóc và tâm sự với bà Bích rất nhiều. Và ngày ở cái thời điểm khó khắn nhất của cuộc đời bà Bích, ông Tần vẫn luôn là người ở bên quan tâm chăm sóc và đông viên. Có lẽ vì bà Bích không muốn ông Tần phải chịu lời rèm pha, hay như là nhìn thấy bộ dạng xấu xí của mình mà bà Bích cũng hạn chế gặp ông Tần hơn. Nhưng dù có xa lánh chánh né kiểu gì đi chăng nữa, ông Tần vẫn luôn quan tâm và chăm sóc bà, vì dường như ông cũng đã linh cảm được cái tình cảm mà bà Bích giấu kín trong lòng bấy lâu nay dành cho ông, nhưng vì hoàn cảnh, vì số phận mà chữ tình đành không vẹn. Thế nhưng ông Tần vốn là người ở bên và hiểu rõ bà Bích nhất, vậy mà vẫn có một điều mà ông không bao giờ có được câu trả lời, đó là ông có cảm giác như bà Bích hiểu rất rõ chuyện gì đang xảy ra tại cái đất Thái Nguyên này, hay nói rõ hơn là ở quanh khu Rưng Cầm với sông Luân hồi này. Nhưng bà Bích chưa bao giờ tiết lộ một tí gì với ai kể cả với ông Tần, họa chăng bà sợ rằng nếu nói ra sẽ liên lụy tới mọi người, và bà nguyện sống để bụng chết mang theo sao?

... Quay trở lại hiện tại ...

Sau cái hôm bị thầy Lòng đánh đập giữa đêm và đưa bà Bích về nhà, rảnh rang là ông Tần lại chạy qua cái căn nhà 20m vuông để thăm bà Bích. Chẳng là sau trận đòn đó bà ta người vẫn đau ê ẩm nên không đi lại được. Ông Tần sách cái cặp l*иg cháo sườn nóng hổi cùng với quả thị mở cửa bước vào mặt hớn hở:

- Tôi mang cháo cho bà này.

Bà Bích cố chống tay ngồi dậy, thế nhưng ông Tần đã đặt cặp l*иg cháo và quả thị xuống đất lao tới đỡ bà nằm lại và nói:

- Bà còn mệt, cứ nghỉ ngơi đi.

Thế rồi ông Tần lại chìa quả thị mùi thơm lừng bảo bà Bích:

- Cây thị lại ra quả này, bà ngửi coi có thơm không? Tôi hái quả thơm nhất cho bà đó.

Bà Bích đón lấy hai quả thị đưa lên mũi ngửi cái mùi hương thơm dịu dàng đó. Chẳng là ông Tần đợt ngỏ lời yêu bà Bích không thành đã về trồng một cây thị ngay cạnh nhà của mình. Ông vẫn thường trêu và ví bà Bích như quả thị vậy, chỉ để ngửi chứ không thể ăn. Ông Tần ngồi bệt xuống đất giục bà Bích ăn cháo cho nóng rồi ngồi nhìn cái căn nhà tồi tàn đồ đạc vứt lung tung không có nổi lấy cái bàn cái ghế tử tế thì chỉ còn biết thở dài. Đã nhiều lần ông thuyết phục bà Bích về ở với mình mà không được, nhìn bà bệnh tật sống cuộc sống nghèo nàn túng quẫn thế này mà ông đau lòng lắm. Đang ngồi nói chuyện thì chợt bà Bích nói:

- Ông ... từ trước tới nay ông rất tốt với tôi... tôi không biết cám ơn ông ra sao...

Ông Tần mỉm cười đưa vạt áo dài chấm mồ hôi trên chán bà Bích nói:

- Bà này ... ơn huệ cái nỗi gì?

Bà bích nói tiếp:

- Liệu tôi có thể nhờ ông một việc được không?

Ông Tân nói:

- Bà nói đi, tôi vẫn đang nghe nè.

Bà Bích liền xoay người với một cái hộp bánh bằng sắt đã rỉ nát để bên cạnh chỗ bà nằm, bên trong không có gì chỉ có hai lá thư đã nhuộm mầu thời gian. Bà Bích lấy ra một lá thư đó đưa cho ông Tần, ông Tần đọc địa chỉ thì thấy ghi là ở Hà Nội, bà Bích tiếp lời:

- Tồi giờ bệnh tật thế này không tiện đi đâu, ông có thể làm một chuyến về Hà Nội tới địa chỉ này và đưa cho họ bức thư này được không?

Ông Tần hỏi:

- Có nhất thiết là phải đưa cho ai không? Người nhà bà hả?

Bà Bích khẽ gật đầu, thế rồi bà nói tiếp:

- Ông đi sớm cho tôi được không? Càng sớm càng tốt, chiều nay luôn được không?

Ông Tần thấy bà Bích có vẻ gấp gáp thì thấy hơi là lạ, ông nói:

- Chắc để sáng mai đi, sáng mai tôi bắt xe về Hà Nội sớm. Mà hay bà đi cùng tôi, tôi thuê xe riêng cho bà vời tôi đi một chuyến?

Bà Bích lắc đầu nhất quyết không đi. Ngồi nói chuyện một lúc rồi ông Tần lại phải quay về lò gách. Ông Tân ra đến ngoài cửa, chợt tiếng bà Bích hát lại vang vọng:

- ... Còn một đêm nay, trước lúc chia tay ôi tâm sự vơi đầy. rồi thời gian qua đôi ta cùng nhau nguyện, dù đường đời mỗi đứa cách một nơi. Nếu ấy, nếu có xa xôi, nhớ mang theo một lời, nguyện mến thương nhau hoài... ngày mai đây trên con đường xuôi ngược, bàn về nơi kia còn tôi vẫn ở đây... thế gian, dù có đổi thay. Tình ta vẫn đẹp như ngày đầu tiền... thế gian dù có đổi thay, tình ta vẫn đẹp như ngày đầu tiên...

Trên đường về ông có cảm thấy hơi lạ lẫm vì không hiểu sao bà Bích chưa từng nhắc tới có người nhà hay họ hàng ở Hà Nội mà giờ lại nhờ mình biên thư? Chưa kể đến việc còn giục mình đi Thánh Hóa càng sớm càng tốt nữa. Thế nhưng do thương bà nên cuối cùng ông Tần không hỏi thềm gì, sáng sớm hôm sau là bắt xe đi Hà Nội ngay. Ông Tần nào biết được rằng, quả thị mà ông tặng bà sẽ là quả thị cuối cùng.