Chương 19: Sự Khởi Đầu

Thi thể của 2 công nhân cuối cùng cũng được thân nhân tới nhận diện, họ đã làm đủ và đúng mọi nghi thức để đưa thi thể và cũng như là phần hồn của hai người về với gia quyến, về tới nơi an nghỉ cuối cùng. Sau cái vụ tai nạn thương tâm đó thì nhóm thợ xây dựng cũng xin nghỉ hết vì dù gì đi chăng nữa cây cầu sắt cũng đã hoàn thành gần như là trọn vẹn rồi. Cứ ngỡ rằng cây cầu sắt này sẽ là một tượng đài của ông Vương với người dân hai bên dọc sông Luân Hồi, sẽ là nơi ghi nhớ công đức đời đời của ông với người dân. Nhưng không phải vậy, cây cầu sắt này lại vĩnh viễn trở thành một nỗi kinh hoàng với người dân nơi đây. Thoạt đầu thì họ cố tránh né và tìm đường khác để qua sông với nối lo sợ rằng lên cây cầu này thì sẽ mãi mãi không sang được tới bờ bên kia. Nhưng mà rồi cuộc sống sô đẩy, người ta không có quyền chọn lựa, vẫn phải đặt chân lên cầu. Ngày này ngày khác, cây cầu sắt cũng được chấp nhận và lưu thông bình thường. Thế nhưng mà những vụ việc thương tâm vẫn thường xuyên xảy ra ngay tại trên cầu, và với những người dân hiểu biết chuyện thì mỗi lần lên cầu rồi qua được sông thì chỉ biết thở phào nhẹ nhõm và cảm tạ thần phật khi mà hôm nay không phải là ngày của họ. Khác với dòng sông Luân Hồi đã từng có một cái tên đẹp mĩ miều, cây cầu sắt này khi chính thức đi vào hoạt động thì được khoác lên mình một cái tên khá rùng rợn, đó chính là cầu Nại Hà.

Sau cái hôm từ bệnh viện Thái Nguyên về, bà Hằng lúc nào cũng mang trong mình cái cảm giác lo lắng bất an. Đã nhiều lần bà tìm tới nơi cửa chùa để tự trấn tĩnh bản thân, nhờ vào việc thiền định và đắm mình trong kinh văn như để quên đi sự ám ảnh đó. Thế nhưng mà suy đi tính lại thì bà nhận ra rằng đó không chỉ đơn thuần lạ dọa ma, mà đó còn là một cái điềm, điềm báo rằng cô con gái của bà, Đào sẽ gặp phải cái nạn tương tự như hôm bà nhìn thấy ở trong viện. Càng lo lắng bao nhiêu thì bà ta càng giấu kín chuyện này bấy nhiêu. Bà Hằng không dám kể với các con của mình, đặc biệt là Đào vì lo sợ rằng sẽ khiến các con thêm phần sợ hãi mà thôi. Bà lại càng không dám kể với ông Vương, vì biết rõ chồng mình là người vô thần, thế nên nếu kể ra sẽ bị ông ý mắng là tuyên truyền mê tín dị đoan, thần hồn nát thần tính này nọ không hay. Người cuối cùng mà bà Hằng có thể tâm sự được là ông Tần, người canh gác cái lò gạch cho ông Vương. Nghe đâu ông Vương trước đây là dân nhẩy dù ở cái đất Thái Nguyên này, tức là dạt vào đất này sống mà không có sổ hộ khẩu hay đi khai tạm trú tạm vắng. Thấy ông Tần cũng là người hiền lành thật thà mà lại có sức khỏe, nhanh nhẹn nên ông Vương khi mới khánh thành lò gạch đã cho ông Tần chân bảo vệ, đồng thời cũng cất một căn nhà nhỏ cạnh lò gạch cho ông ở đó tiện chông coi. Ông Tần vốn là một người đã từng phiêu bạt nhiều nơi, đồng thời ngày trước cũng có đi bộ đội vào tận trong Nam, thế nên cái kiến thức về đời sống của ông khá rộng. Bà Hằng sau khi đem câu chuyện này kể với ông Tần nghe, thì ông Tần suy luận ra rằng chắc chắn có một vong nữ nào đó đang muốn báo cho bà biết trước tai họa chứ không chỉ đơn thuần là dọa nạt, ông nói:

- Tôi thấy việc này khá là nghiêm trọng, hơn nữa cái ban trong bệnh viện tôi nghe hỏ bảo là khá thiêng. Thế nên nếu ma quỷ dám hiện ra ngay trước ban mà cho bà nhìn thấy như vậy là có điềm báo đó.

Bà Hằng thở dài đáp:

- Thì tôi cũng nghĩ y như ông vậy, tôi lo lắng suốt mấy hôm nay rồi, mà chưa tìm ra cách giải quyết nào cho hợp lý.

Ông Tần hỏi:

- Theo tôi có lẽ bà nên đi tìm thầy giải nạn, chỉ như vậy thì cái Đào nhà ta mới thoát cái kiếp nạn này, hay là bà mời thầy về làm lễ giải hạn?

Bà Hằng lắc đầu thở dài thườn thượt nói:

- Ông biết đấy, ông Vương không có mê tín dị đoan, lại vô thần, thế nên nếu mời thầy về nhà làm lễ thì làm sao ông ý chịu. Hơn thế nữa, đợt này lo chuẩn bị đón đoàn chủ tịch nước xuống thăm cơ sở giáo dục đảo tạo của tỉnh, tui cũng bận chăm công nghìn việc đâu có đi đâu được đâu.

Ông Tần ngồi tại bàn uống nước thở dài, ông ta làm một ngụm trà chép miệng nói:

- Thế này thì biết làm sao được bây giờ, tôi mà đi thay được bà tôi cũng đi ngay. Nhưng giải hạn phải đích thân có người trong gia đình đi làm, không thể mượn tay người ngoài được.

Bà Hằng nói:

- Tôi tính thế này ông xem có được không? Tôi tính là lên chùa xin chỉ ngũ sắc đeo vào tay cho con Đào, hy vọng phật pháp nhiệm mầu có thể giúp nó thoát qua cái tai kiếp này. Rồi đợi đợt đón tiếp xong xuôi, tôi với nó sẽ lên Hà Nội một phen.

Ông Tần nghe vậy cũng chỉ còn biết gật đầu và cho rằng đó cách giải quyết khả thi nhất hiện giờ.

Đúng như kế hoạch, bà Hằng lên chùa và xin một chiếc vòng chỉ ngũ sắc đã được niệm kinh văn vào để hộ thân đưa cho Đào. Đào đeo chiếc vòng chỉ ngũ sắc vào cổ tay ngắm nghĩa nói:

- Đẹp quá mẹ ha, có việc gì mà mẹ lại xin trên chùa vậy?

Bà Hằng cười đáp:

- À có việc gì đâu, chỉ là mẹ lên chùa tiện thì xin luôn ý mà, tại thấy dạo này con phải đi lại làm việc buổi tối nhiều.

Đào nghe mẹ nói vậy thì cũng không hỏi gì thêm, chỉ ngoan ngoãn đeo vèo theo lời mẹ.

Chẳng là đợt này đoàn chủ tịch nước sẽ lên Thái Nguyên để thăm quan các trường cũng như kiểm tra chất lượng giáo dục đào tạo tại nơi đây. Để chuẩn bị đón tiếp, sở giáo dục và đào tạo Thái Nguyên đã phân công cho các trường để chuẩn bị lễ đón tiếp cho thật chu đáo cũng như là các tiết mục văn nghệ đặc sắc do cả giáo viên lẫn học sinh sinh viên biểu diễn. Đào không những tình nguyện tham gia vào khâu chuẩn bị buổi lễ đón tiếp, mà cô còn đăng kí một tiết mục múa hát. Nhiệm vụ chính của cô là tập rượt tiết mục của mình và các em học sinh, đồng thời cũng là để rà soát khâu chuẩn bị cho buổi đón tiếp. Sau khi tiếng trống tại trường của Đào vang lên, một chiếc xe bus đã đợi sẵn để một số giáo viên cũng như một số học sinh khác tới một trường cấp 3 để tập luyện. Khi mọi người đã có mặt đầy đủ, xe bus từ từ chuyển bánh tiến về ngôi trường câp 3 đó. Đào ngồi ở dãy dưới cùng cùng với một số giáo viên khác nói chuyện. Theo như kế hoạch, thì chiếc xe này sẽ đón thêm một vài phụ huynh nữa tình nguyện tham gia để giúp đỡ cho chương trình. Do là đã vào đông, nên trời gần 6 giờ đã nhá nhem tói. Chiếc xe bus lăn bánh di chuyển lên cầu Nại Hà. Một giáo viên trẻ tuổi quay qua Đào nói:

- Cũng may mà nhờ có bố bà xây cái cầu này, nên giao thông mới thuận lợi thế này đó.

Đào chỉ khẽ gật đầu ậm ừ cho qua chuyện, trong đầu cô là cái hình ảnh về hai nạn nhân ngày nào lại hiện về, dáng người co quắp. Chiếc xe bus này đi đến giữa cầu Nại Hà thì khi không chết máy, tất cả mọi người có mặt trên xe từ học sinh cho tới giao viên đều im bặt kể cả Đào, cũng đúng thôi vì ai mà chả biết về cây cầu này. Bác tài thử để máy mấy lần không được, cuối cùng bác bảo mọi người chịu khó đợi còn mình thì xuống xe để kiểm tra động cơ. Để không khí bớt căng thẳng, một số giao viên khác thì bắt đầu bày trò chơi cho học sinh trên xe. Đào vẫn ngồi đó, cái cảm giác rờn rợn hôm nào lại hiện về, và không biết kể từ khi nào mà quả tim trong l*иg ngực cô đang đập mạnh dần. Đào ngồi đó và đưa mắt nhìn qua một bên sông, cô bỗng nhớ lại cái hình ảnh người con gái mặc đồ trắng, mái tóc buông xuôi hai bên vai đứng ở đầu cầu hôm nào, mà cũng là vào cái lúc mà trời nhá nhem y như thế này. Không biết linh tính mách bảo thế nào, chợt Đào thò đầu ra ngoải cửa sổ ô tô và nhìn về phía trước. Cô giật bắn mình khi mà ở ngay cái gốc cây, phía kia đầu cầu vẫn là người con gái mặc áo trắng đó, vẫn cái mái tóc dài đó. Đào ngồi thụt lại vào trong, mặt có hơi tái, và nhịp tim bắt đầu đập mạnh dần.

Chiếc xe bus cuối cùng cũng chịu nổ máy, và mọi người dường như thở phào nhẹ nhõm khi chiếc xe tiếp tục lăn bánh. Chỉ riêng có Đào lầ vẫn nơm nớp lo sợ, sợ rằng tẹo nữa khi đi ngang qua cái cây đó thì cô sẽ được tận mắt đối diện với cái người mà cô cho là ma kia. Thế nhưng mà chỉ đến khi chiếc xe bus đi ngang qua đó, Đào ngồi trên xe liếc mắt nhìn qua cửa sổ không thấy ai thì cô mới thở phào, "chắc là mình lại thần hồn nát thần tính" rồi, Đào tự nhủ. Chiếc xe bus đi cách cây cầu độ 2 – 3 cây thì dừng lại mở cửa xe để đón thêm người. Bước lên xe là 3 phụ huynh khác ngồi hàng đầu, thế nhưng đó không phải là điều mà Đào bận tâm tới, cô có cảm giác như mình dính chặt vào cái ghế da, hai mắt mở to, miệng run rẩy tim đập thình thịch khi mà bước theo sau 3 người phụ huynh này chính là cái đứa con gái mặc đồ trắng, mái tóc dài xõa ra che kín cả mặt. Người con gái này ngồi xuống cạnh một phụ huynh ở hàng ghế đầu. Cửa xe bus đóng lại, và tiếp tục chuyển bánh. Đào cứ ngồi đó nhìn chằm chằm vào cái đứa con gái đó, họa chăng là cô chỉ sợ nó quay đầu lại nhìn thẳng vào mặt mình với một gương mặt gớm ghiếc. Một nữ giáo viên ngồi bên cạnh thấy cái vẻ mặt thất thần của cô mới gọi:

- Đào. Đào ơi...

Phải gọi ba bốn lần thì Đào mới giật mình quay qua nhìn, cô bạn đồng nghiệp nhìn mặt Đào cười cười nói:

- Bà bị làm sao thế?

Đào không nói gì chỉ quay qua chỉ tay lên hàng ghế trước nói:

- Bà thấy cái con nhỏ mặc áo trắng ngồi ở hàng ghế đầu không?

Cô bạn đồng nghiệp ngơ ngác nhìn hỏi:

- Làm gì có ai đâu bà? Toàn mấy bác phụ huynh mà?

Đào cam đoan:

- Chắc chắn có con nhỏ mặc áo trắng mới lên xe lúc nãy cùng mấy vị phụ huynh mà?

Thế nhưng chỉ đến khi mà cái người ngồi tại vị trí mà Đào nghĩ là ma quay đầu nhìn cô cười chào thì Đào mới nhận ra là mình đã một lần nữa nhìn nhầm.

Chiếc xe bus này đưa cả đoàn tới một trường cấp 3, ngồi trường không quá rộng được xây theo hình chữ U có cả thẩy 3 tầng. Tới nơi, ai lại vào việc người nấy cùng nhau chuẩn bị cho buổi đón tiếp. Nơi tập luyện và diễn thử các tiết mục nằm trong phòng họp lớn được đặt tại tầng 1 ngay phía sau sân khấu. Do là nhà vệ sinh của trường khá xa và không tiện, thế nên ban quản lý nhà trường đã mở tạm hai lớp học cuối hành lang để tiện cho mọi người thay quần áo. Đào cùng với mấy giáo viên nữ khác qua đó để thay đồ, mọi người đã thay xong trước và về phòng họp lớn còn lại mỗi mình Đào là vẫn đứng đó chỉnh lại chiếc áo dài đỏ cho tiết mục của mình. Do không có thói quen đeo vòng tay, thế nên dù chỉ là vòng chỉ ngũ sắc mỏng manh cũng khiến cho Đào cảm thấy khá vướng víu. Cô tháo ra đặt nó lên bàn, để mặc bộ áo dài đỏ vào. Đào ngắm nghía một hồi thật lâu, thế rồi ngay khi cô vừa tính bước ra khỏi lớp để đi về phía phòng họp lớn cùng mọi người thì bất ngờ một cái tiếng "két" khẽ vang lên, tựa như là tiếng gỗ mài xuống sàn nhà vậy. Đào dừng lại ở cửa lớp đưa mắt nhìn khắp lượt, một cái cảm giác rờn rợn bắt đầu bao phủ lấy người cô. Khi hai con mắt của Đào đặt lên cái cánh cửa sổ gỗ gần chỗ bàn giáo viên kia thì cô thấy có bóng người chạy lướt đi thật nhanh. Đào sợ rằng có kể nào đó đang rình rập nhìn trộm giáo viên nữ thay đồ vì là bao quanh trường này gần như là đất trống trồng cây không hề có nhà dân. Đào tiến tới luồn tay qua cái khung cửa sắt mà đẩy mở bật cánh cửa gỗ ra, không có một ai hết, ánh sáng từ trong lớp học rọi ra chiếu sáng cả một khoảng đất tối tăm với thưa thớt cây. Sau khi đã ngó nghiêng thật kĩ không có một ai ngoài đó thì cô mới khép cánh cửa sổ gỗ lại và đi ra phòng họp lớn. Đào không hề hay biết rằng ngay khi cô mới rời chân khỏi lớp, phía sau cái cánh cửa gỗ kia là một người con gái hiện ra, vẫn cái bộ quần áo trắng và mái tóc dài đen đó đang nhòm cặp mắt trắng lộn tròng với gân xanh nhìn qua khe cửa sổ.

Sau khi đã tập duyệt tiết mục xong xuôi, trong lúc đợi những người khác và các em học sinh tập luyện, Đào lại quay về cái lớp học đó mà ngồi chấm nốt bài kiểm tra. Do là trên Thái Nguyên học sinh không quá đông, nên chuyện mỗi giáo viên phải dạy tầm 4 lớp là chuyện hết hết sức bình thường. Đào đặt cái chồng bài kiểm tra cao ngang mặt lên bàn giáo viên và lấy bút ra bắt đầu chấm. Ngồi chấm được một lúc chợt cô cảm thấy trong này khá là bí bức, Đào đứng lên tiến tới cái cửa sổ lúc nãy và mở bung ra cho thoáng và lại ngồi chấm bài tiếp như quên đi cái chuyện có kẻ nào rình mò lúc nãy. Tiếng nhạc nhẽo, ca hát từ phòng họp lớn vẫn văng vẳng bên tai, chỉ có điều là không quá to nên cô vẫn có thể tập trung chấm bài được. Đào cầm bút chấm chấm, sửa sửa, và ghi chú lên bài của học sinh như quên bẵng đi cả thời gian. Ngồi chấm bài được một lúc, bất ngờ một cái cảm giác lạ lẫm lại hiện ra, cái cảm giác như có một ai đó đang nhìn mình chằm chằm. Đào dừng bút đứng hình một lúc, thế rồi cô khẽ ngẩng đầu lên nhìn ra phía cửa sổ ngay gần mình, không có ai cả. Đào cứ ngồi đờ người ra đó mà nhìn ra cái mảnh đất trống thưa thớt cây đó. Thế rồi Đào lại cúi mặt tiếp tục đưa bút đỏ lên bài thi, nhưng mà cô kinh hãi giật mỉnh đứng thẳng dậy ném cây bút đi khi mà đầu bút bi đỏ vừa chạm vào giấy thì máu tứa ra từ đầu bút. Đào đứng im, tim đập thình thịch nhìn vào bài thi còn dinh máu kia thế nhưng chỉ thoáng cái là trên bài thi đã không còn vết máu đâu nữa. Đào đưa hai tay vuốt mặt ra thể như đã mệt mỏi, cô lục cặp lấy ra cây bút đỏ khác đồng thời với chai nước suối làm một ngụm rồi để lên bàn. Thế nhưng mà ngay khi cô vừa đặt bút thì cái cảm giác ai đó nhìn mình chằm chằm lại xuất hiện. Đào ngồi đó thật lâu như để đợi thời cơ, cô vẫn giả vờ đang chấm bài kiểm tra thế nhưng mà cái tay cầm bút cứ run rẩy. Bất ngờ, Đào ngẩng mặt lên nhìn thật nhanh, thế nhưng mà vẫn không có một ai đằng sau song sắt cả. Lần này thì Đào mới để ý là trên cửa sổ còn nước đang chảy ngấm cả vào tường bên trong tạo thành những đường loang mầu xẫm theo đường nước. Đào buông bút tiến tới đưa tay chạm vào chỗ thấm đó, quả nhiên là nước thật, nhưng mà trời đâu có mưa? Cô còn đang đứng đó suy nghĩ để xem ai bày trò trêu ghẹo mình thì bất ngờ hai cánh cửa sổ gỗ phía sau song sắt đóng "rầm" lại khiến cô giật thột người nhẩy lùi lại. Đào nhìn chằm chằm vào hai cánh cửa gỗ như không tin vào mắt mình, làm gì có gió đủ to để sập 2 cánh cửa đó lại chứ. Cảm thấy bất an khi ở trong căn phòng này, Đào với chai nước và đi ra ngoài cho thoáng hơn, nhưng thực chất là cô bắt đầu cảm thấy sợ khi ở một mình trong cái lớp học đó.

Đào đứng hẳn ra sân trường hít hà, có vẻ như ra ngoài này thì cô mới cảm thấy thực sự an tâm hơn phần nào. Đào đưa chai nước lên miệng làm một ngụm, bất ngờ cô phun phì nước ra ngoài kinh hãi nhìn chai nước. Vẫn là chai nước suối lúc nãy cô còn uống mà sao giờ tanh lòm như nước múc dưới sông lên. Có mấy em học sinh cấp 1 thấy Đào khi không phun nước phì phì thì cười rúc rích, Đào mỉm cười nhìn hai học sinh này tiến tới vứt chai nước vào sọt rác và hỏi:

- Hai con tập xong rồi hả?

Hai em học sinh đáp đáp:

- Dạ xong rồi cô.

Đào gật đầu và bảo bọn chúng ngồi đây trên bục sân khấu chơi không được chạy lung tung. Ngay khi mà cô định đi vô phòng họp lớn xem diễn văn nghệ sắp xong chưa thì bất ngờ ở phía cuối dãy hàng lang, nơi có cầu thang đi lên các tầng trên là một cậu học sinh dáng loắt nhắt chạy vù lên. Đào cũng bước vội tới nói lớn:

- Em kia, em đi đâu vậy?

Đào chạy tới gần chân cầu thang thì vẫn nghe thấy tiếng của cậu nhóc đó cười rúc rích vang vọng. Đào đứng ở chân cầu thang nhìn lên cái màn đêm tối hun hút này mà rùng mình. Đáng lẽ là Đào cảm thấy sợ và không dám lên, thế nhưng nghĩ đi nghĩ lại sợ rằng em học sinh đó nghịch gì trên đấy lại xảy ra tai nạn thì cô đành lấy hết can đảm bật cái bóng đèn vàng yếu ớt ở cầu thang mà chạy theo lên. Cái tiếng bước chân vang vọng, tiếng cười rúc rích đó đã đưa Đào lên tới tầng 3. Đào đi một dọc khắp các lớp kiểm tra cửa nẻo, thế nhưng mà đến cả nhà vệ sinh trên này còn khóa cửa nữa lớp học, thử hỏi thằng nhóc đó chui vào đầu được chứ? Đào còn đang ngơ ngác không hiểu chuyện gì xảy ra và tính xuống tầng 2 kiếm thì bất ngờ cái bóng đèn ở cầu thang bắt đầu chập trờn. Đào cảm thấy ớn lạnh, cô run rẩy từ từ tiến tới, quả tim trong l*иg ngực lại đập loạn xạ lên. Thế nhưng mà bước được thêm có 2 bước, thì Đào như đứng hình khi mà ở mép tường thò ra một bàn tay trẻ con, rồi một cái đầu cắt tóc ngắn thò ra nhìn cô. Một đứa học sinh trên mình mặc đồng phục, cổ quảng khăn đỏ với hai hốc mắt đen xì, cái gương mặt trắng bệch đứng hẳn ra chặn đường cô. Đào thất kinh, khắp dọc sống lứng là một viên nước đá chảy tuột. Cô vội nhắm tịt mặt lại, chấp tay trước ngực khấn:

- Con nam mô a di đà phật, con nam mô a di đà phật.

Khấn vài vừa lùi lại phía sau được một lúc, đến khi mà Đào mở mắt ra nhìn thì bóng ma cậu nhóc học sinh đó đã biến mất, và cái đèn ở cầu thang đã sáng lại bình thường. Đào thở một hơi thật dài, cô từ từ bước vội ra phía cầu thang, thế nhưng cái tiếng "nhèm nhẹp" khi không lại phát ra bên tai, cái tiếng cứ như thể có ai đó đi chân đất ướt sũng dẫm trên nền nhà vậy. Đào lại một lần nữa đứng im bất động, cô đưa tai nghe ngóng. Đào quay hẳn người nhìn thẳng vào một cái lớp học ngay cạnh mình, cửa thì đã khóa chắc chắn, cái tiếng "nhèm nhẹp" ngày một rõ hơn kia phát ra từ trong đó. Nhưng có lẽ cũng chả kịp định thần, cái cửa lớp được khóa chắc khi không bật mở nện vào thành tường cái "rầm", từ trong lớp bước ra là con ma da, toàn thân mặc bộ đồ ngủ trắng, tóc dài ướt sũng bết bát chùm kín mặt, tay chân nó thì trắng bệch và trương phồng như bánh bao ngâm nước lâu ngày.

Đào lùi lại về phía sau đến độ đập lưng vào lan can, con ma da bước từng bước nhèm nhẹp tiến lại trước mặt cô. Thế rồi nó bất ngờ nhẩy chồm lên bóp cổ và đu lên người cô. Đào bị mất đà ngã lộn cổ ra sau, chính cái lúc con ma da nhẩy lên đó, tóc của nó bị hất qua hai bên để lộ cái khuôn mặt trắng trương phềnh phềnh, hai con mắt lộn tròng gân xanh với cái hàm răng lởm chởm có bám rêu đang nhe ra. Một tiếng "rầm" phát ra, toàn bộ mọi người trong phòng họp lớn lao ra bục sân khấu giữa sân khi nghe tiếng hét thất thanh của hai học sinh. Bác bảo vệ đang ngồi ở trong bot hút thuốc lào nghe tiếng hét cũng lao vội ra, thế nhưng bác ta kinh hãi té ngửa ra đất như mốt số giáo viên và phụ huynh khác nhìn nhìn thấy khuôn mặt của cô, cái khuôn mặt đầy kinh hãi, hai mắt mở to, miệng há ra như hét lên kia đang nằm trên một vũng máu với cái đầu nứt toác lồi cả sọ ra ngoài.