(Dựa trên truyền thuyết miếu hai cô ở sông Hồng, Hà Nội)
... Những năm đầu đổi mới sau giải phóng ...
Đêm nay là một cái đêm trời trong không một gợn mây, phía trên cao kia là vô vàn những ánh sao soi sáng lấp lánh. Trên cái con đường ven sông nhỏ vắng vẻ đến rợn người này, nhà dân bên đường đã tắt hết đèn, cả con đường chìm trong cái màn đêm tĩnh mịch, thi thoảng là tiếng côn trùng kêu lên rả rích, rồi những tiếng động lạ phát ra mà không rõ xuất phát từ đâu. Trên cả con đường quạnh hiu chỉ độc một cô gái bước đi, trên mình là bộ quàn áo xộc xệch lấm lém với mái tóc bù xù. Không biết cô từ đâu tới cái đất Thái Nguyên này, và cũng không ai biết rõ cô có phải là người vô gia cư hay không. Chỉ biết cô gái cứ lững thững bước đi những bước mết mỏi với cái khuôn mặt vô hồn, hai con mắt đen mở to nhưng ướt đấm lễ. Họa chăng, câu chuyện về cuộc đời cô được chứa đựng trong những giọt nước mắt nhạt nhòa kia chăng? Cố gái này từ từ bước lên trên chiếc cầu tre kẽo kẹt vắt ngang con sông. Chiếc cầu được người dân xây tạm để tiện cho việc qua lại, hai bên không có lan can hay như rào ngăn, bề rộng chỉ có tầm 3 mét. Do làm bằng thân tre tạm bợ, thế nên mỗi khi có người đi lại trên đó là cả cái cây cầu tre lại đung đưa "kẽo kẹt" tựa như nó sắp xập xuống tới nơi vậy. Cô gái này bước tới giữa cầu thì quay ngang người nhìn xuống dòng sông ở dưới, hai hàng nước mắt cô bắt đầu tuôn rơi mà nhỏ xuống mặt sông yên bình kia.
Từ phía xa xa kia, một người đàn ông đạp xe thống nhất chở hàng đêm đi tới. Từ phía chân cầu, ông bác này nhìn thấy có người đứng ở bên cầu nhìn xuống sông thì lạ lẫm lắm, trong đầu tự hỏi không biết đêm hôm thế này ai lại ra đứng ở cái cầu này hóng mát, bộ không sợ té lộn cổ hay sao? Chiếc xe đạp thống nhất bắt đầu lăn bánh trên cầu tre, cả cái cầu đung đưa liên tục và tạo ra cái tiếng "kẽo kẹt" liên hồi, chiếc đèn pha của xe đạp lúc sáng lúc tối theo nhịp đạp của ông bác hắt cái thứ ánh sát yếu ớt lên cầu để rọi đường. Cũng may nhờ có cái thứ ánh sáng yếu ớt đó soi lên mình cô gái đứng bên cầu tạo ra bóng kia mà ông bác mới biết đó không phải là ma. Ông bác này đi ngang qua cô gái ở ngay giữa cầu, điều khiến ông bác có hơi lạ lẫm đó là mặc cho cái cầu tre ẽo ọt này đung đưa dập dình, thế nhưng mà cô gái vẫn đứng thẳng người và nhìn xuống dòng sông. Ông bác đi ngang qua chỉ quay mặt nhìn cô gái có mấy giây rồi lại cắm mặt đi thẳng. Thế nhưng linh tính trong đầu thề nào rằng cô gái này sẽ nhẩy, ông bác đạp chậm chân như để đợi cái tiếng "tùm" từ dưới mặt sông. Vừa xuống khỏi cầu tre sang bên kia sông thì quả nhiên tiếng "tùm" vang lên. Nhanh như cắt, ông bác này bóp phanh quay đầu nhìn, không còn cô gái đứng trên cầu nữa. Ông bác này vứt xe đạp đổ kềnh cùng với hàng hóa trên mặt đất mà chạy vội lại ngược lên cầu. Ông ta ngó nghiêng như để nhìn xuống mặt sông, thế nhưng mà ông bác vô cùng ngạc nhiên khi mà mặt sông vẫn phẳng lặng như tờ, không hề có gợn sóng. Ông bác này đi vòng quanh ngó nghiêng xuống 2 bên cầu, ông bác biết rất rõ rằng con sông này sâu căng lắm chỉ 2 mét thì làm gì có ai tự tử ở đây? Loanh quanh suy nghĩ một lúc về hình ảnh người con gái lúc nãy, ông có thể cam đoan rằng rõ ràng vừa có người nhẩy từ trên cầu xuống. Đứng đó suy nghĩ một lúc, chợt ông bác như nhận ra có gì đó không phải, cái cảm giác rờn rợn bắt đầu báo chùm lấy cơ thể của ông. Ông bác ba chân bốn cẳng chạy khỏi cầu, dựng xe đạp lên rồi lao đi lấy đà và phi thẳng không dám quay mặt lại nhìn.
... Thời gian thấm thoát trôi qua ...
Tương truyền con sông chảy ngang qua cái đất Thái Nguyên, vắt vẻo qua Rưng Câm này ngày trước có cái tên mĩ miều lắm, người dân gọi nó là sông Vĩnh Hằng. Sở dĩ có một cái tên đẹp mĩ miều như vậy là vì nước sông chảy từ thượng nguồn về, nước trong suốt, tôm ca bơi thong rong. Cái thời đó, người dân ven sông vẫn thường múc nước sông về nấu nướng, cũng bở lẽ cơm nấu bằng nước sông này có vị ngọt rất đặc biệt, hơn thế nữa là trà pha bằng nước sông thì có một cái mùi thơm rất khó quên. Người dân nơi đây rất thích con sông thơ mộng vắt ngang này, nhưng có lẽ cái tên Vĩnh Hằng sau này phải đổi đi cũng là vì có nguyên do của nó. Vào một đêm đông, không ai nhớ là từ khi nào, có người đi trợ sớm gánh hàng dọc qua con sông. Thời buổi đó đèn điện chưa thông, người bán hàng chỉ biết dựa vào cái ánh sáng từ mặt trăng mà lần đường đi. Bà ta gánh rau đi dọc con sông này, từng cơn gió nhẹ thổi qua cũng khiến người đàn bà này rét run cầm cập. Đang gánh hàng cho kịp trợ, người đàn bà hướng mắt về đằng trước thì thấy một cô gái người dân tộc, trên mình là bộ đồ vài đủ mầu sắc khá đẹp. Chỉ có điều lạ là không hiểu sao người con gái này xõa tóc ra thay vì cột lên gọn gàng. Người con gái này cứ ngồi đó thu chân tựa cằm lên đầu gối mà nhìn xuống dòng sông. Bà gánh hàng đi ngang qua ngoái đầu nhìn một lúc, thế rồi lại tiếp tục đi thẳng. Nhưng mà lạ thay, bà ta đi được mấy mét thì phía xa xa, mờ ảo dưới ánh trăng sắp tàn kia là một bóng người khác cũng đang ngồi dọc bờ sông. Bà gánh hàng này bắt đầu có cái cảm giác ớn lạnh, hai chân bước chậm dần, bà ngoảnh đầu lại phía sau nhìn, nhưng cô gái dân tộc đã không còn ngồi đó nữa. Bà gánh hàng nhẩm thầm trong bụng "sao lại có đến hẳn 2 cô gái dân tộc nhỉ". Bà gánh hàng bước gần tới cô gái phía trước mặt hơn, và khi chỉ còn cách một mét, bà ta thất kinh khi nhận ra đó chính là cô gái dân tộc vừa nãy. Bà ta rảo bước chân như bay mà đi vượt hẳn qua cô gái đó không thèm quay đầu nhìn lại, "không thể nào... nếu đi vượt qua minh thì mình phải thấy chứ... đây khi không một phát ngồi lù lù ngay trước mặt". Bà cứ vừa gánh hàng vừa đi mà tự đưa ra một cái suy luận, một lời giải thích cho thật phù hợp mặc dù trên chán đã lấn tấm mồ hôi giữa cái tiết đông giá rét này. Đi thêm được mấy mét nữa thì bỗng bà gánh hàng này như đứng hình, gánh rau trên vai khi không tuột xuống đất, rau văng tung tóe. Bà gánh hàng hai mắt mở to, toàn thân run lên cầm cập, tim đập loạn xạ khi mà trước mắt bà, vẫn cái dáng ngồi đó, vẫn cái mái tóc đó. Da gà thì nhau nổi lên mặc cho mồ hôi đầm đìa, giờ thì bà hiểu rồi, không cần suy luận làm gì nữa, cái người trước mặt bà kia là ma. Bà lão khựu xuống đất, nhắm mắt chắp táy lạy rối rít:
- Con nam mô a di đà phật, con nam mô a di đà phật. xin vong linh của cô đừng trêu tôi nữa... tôi chỉ là người bán rau lương thiện... nếu có làm gì sai, xin cô bỏ quá cho.
Cứ quỳ trên mặt đất khấn vái lạy lụp một hồi, đến khi bà gánh hàng mở mắt ra thì cô gái dân tộc đã biến mất. Bà gánh hàng này ngồi bệt hẳn xuống đất, cố thở thật đều như để trấn tĩnh con tim đang nhẩy loạn xạ trong l*иg ngực. Phải định thần một lúc rồi bà mới bắt đầu lúi húi nhặt rau cho lại vào hai cái sọt hàng. Nhặt gần xong thì chỉ con mớ rau thơm là đang lăn tới gần mép sông, bà gánh hàng tiến tới nhặt, nhưng dường như có một thế lực nào đó đẩy bó rau mùi lăn thẳng xuống sông. Bà gánh hàng tiến lại mép vừa thỏ mặt xuống nhìn, bà ta thất kinh người giật ngã ngửa lại phía sau mà hét thất thanh:
- Á ..... ma!!!!!
Bà lão cuống cuồng bò dậy lao về phía nhà dân mà đập một loạt cửa hét lớn:
- ối giồi ôi! Có người chết bà con ơi! Có người chết bà con ơi!
Tiếng bà gánh hàng hét làm náo loạn cả một khúc sông, chẳng mấy chốc mà người dân đã cầm đèn pin sắt, với đèn dầu ra bu đầy khúc sông đó. Dưới ánh đèn mờ ảo của người dân soi rọi, họ thất kinh khi thấy xác một cô gái dân tộc, trên mình ko mảnh áo, chỉ có chiếc váy dân tộc rách bươm. Tay cô bị trói vào một khúc tre vầu, và điều khiến người ta kinh hãi nhất đó là hai mắt cô vẫn mở trợn trừng trừng, xung quanh cổ có vết lằn đỏ như bị xiết. Khắp lượt người dân có mặt ở đó bàn tán, người thì đi gọi chính quyền, những người còn lại thì phân chia nhau tìm cách đưa xác cô gái lên. Dẫu biết rằng đang mùa đông trời thì tối, ánh trăng thì lạnh, và điều khiến họ kinh hãi hơn cả là câu chuyện mà bà gánh hàng kể lại. Nhưng họa chăng trên nét mặt mọi người lại có thoáng chút buồn thương, họ thương thay cho số phận cô gái mới bước sang tuổi đôi mươi này. Tại sao, vì cơ sao lại có kẻ nhẫn tâm hãm hại cô ra đến mức này? Thế nhưng mà cái thời kì đổi mới đói kém đó, người sống lo còn chưa xong miếng ăn thì nói gì đến người đã chết. Cuối cùng, chính quyền cũng chỉ xuống hiện trường xác thực vụ án rồi để cho người dân tự động giải quyết. Nghĩ rằng thôi thì cũng thương hại cho cô gái, người dân đã xây mộ cho cô ngay tại nơi xác của cô chôi dạt vào, đồng thời mọi người cũng chung tiền nhau lập miếu cúng kiến với hy vọng cô gái dân tộc này cos thể yên nghỉ. Do không biết danh tính, nên cái miếu này được gọi là miếu cô. Nhưng có lẽ, cái điều kinh dị tại con sông vĩnh hằng này mới chỉ bắt đầu mà thôi.
Miếu cô được xây bên bờ sông Vĩnh Hằng cũng khá là thiêng, hàng tháng cứ đến rằm hay mùng 1 người dân vẫn cúng bái, nhang đèn đầy đủ. Chẳng trách mà với 1 số người thành tâm thì xin gì là cô cho đấy, có lẽ cô cũng động lòng vì sự tốt bụng của những người dân miền xuôi quanh đây. Mùa hè lại đến, cả cái đất Thái Nguyên này lại nóng như chảo lửa trong cái hè oi ả. Xa xa chếch xuống phía dưới miếu cô trên sông Vĩnh Hằng, nơi mà người dân xây cầu tre tạm bắc qua qua sông kia có vùng nước khá là nông, chỉ có độ hơn 1 mét rưỡi. Đó chính là điểm bơi lội, tắm sông lý tưởng của đám trẻ con dọc sông này. Mặc dù đã nhiều lần người lớn chạy ra la hét, đánh mánh bọn chúng vì dòng chảy của sông khá thất thường, thế nhưng mà quát mãi rồi chúng nó vẫn trốn ra ngụp lặn bơi lội nên người lớn cũng đành bó tay. Cũng có một điều mà những người lớn nhận ra rằng, đó là mỗi khi mà bọn trẻ con bơi lội thì dòng sông này như ngừng chảy hẳn, thậm chí là đứng yên, tựa như là vong linh của cô gái dân tộc đang trở che cho lũ nhỏ bơi lội vậy.
Đầu giờ chiều hôm đó, cả lũ trẻ con đang ngụp lặn dưới gầm cầu, chẳng là chúng nó đang cá cược nhau xem đứa nào lặn dược lâu hơn. Lần đầu thi ngụp thì không có gì xảy ra, đáng lẽ là đã phân được thắng bại, thế nhưng có một số đứa kêu nhau là chơi "ăn gian", thế nên chúng nó lại ngụp lại. Cái lần thứ hai này, có một đứa đang ngụp, vì nó nhắm mắt nên không nhìn thấy gì dưới sông. Đang quơ tay quơ chân, bất ngờ tay thằng nhóc quệt phải cái gì đó bầy nhầy, bùng nhùng tựa như bánh bao bở ngâm nước lâu. Thằng nhóc này nổi lên sắc nước hét:
- Eo ơi tởm quá!
Bọn trẻ con thấy vậy hỏi:
- Sao sao...
Thằng nhóc này vẫn nhìn quanh xuống dòng nước trong đang bị bọn trẻ con quẫy đạp mà bùn bắt đầu quấy đảo lên nói:
- Tạo vừa sờ phải cái bánh bao thằng nào vứt xuống đây hay sao ý.
Cả lũ nhóc phá lên cười, một đứa vờ quơ tay mạnh dưới mặt nước khiến cho cát và bùn bị khuấy đυ.c ngầu lên nói:
- Đâu ... đâu, để tao vớt lên cho mày ăn nốt nhé.
Cả lũ nhóc cứ thế phá lên cười. Bất chợt một đứa con gái đứng cách thằng nhóc quơ tay mấy bước chân hết lên:
- Eo ơi!
Thế rồi nó lùi lại lên bờ nhanh như cắt, mấy đứa kia lại nháo nhác:
- Sao ... sao???
Con nhỏ này mặt hơi tái, nó nhìn về phía mình vừa dẫm phải vật gì đó nói:
- Tao... tao vừa ... vừa dẫm phải cái gì mềm nhũn kinh lắm...
Thấy vậy, thằng nhóc đang quơ tay nói:
- Để tao lặn xuống coi có phải cái bánh bao bở lúc nãy không nhé.
Nói rồi thằng nhóc hít một hơi thật sâu, nó cắm đậu lặn xuống chỗ nước đất cát đang bị khuấy động lên đυ.c ngầu. Thằng nhóc này hai mắt mở to, thế nhưng mà đất cát ở dưới bị khuấy động đυ.c ngầu khiến nó không nhìn thấy gì cả. Thằng nhóc cứ đưa tay ra trước khươ khoắng, dược một lúc bất ngờ thằng nhóc này quơ tay phải một vật gì tròn tròn mà rêu bám đầy trơn tuột. Thằng nhóc kéo cái quả cầu rêu đó lại trước mặt, một cái đầu với mái tóc dài hiện ra trước mặt nó giữa dòng nước đυ.c ngầu. Thằng nhóc kinh hãi há mồm, la hét sặc nước uống đủ. Thằng nhóc nổi lên ho sặc sụa mà la hét:
- Ma! Ma!
Cả lũ trẻ con này còn chưa hiểu chuyện gì xảy ra, chỉ đến khi thằng nhóc lao thẳng vào bờ chạy, ngay sau nó là một cái xác trương phềnh nổi lên thi cả đám nhỏ hét toán loạn chạy như ong vỡ tổ.
Lại một cái xác nữa được phát hiện trên dòng sông Vĩnh Hằng này. Cái xác thứ 2 được tìm thấy này cũng là của một cô gái độ tuôi đôi mươi như cái xác đầu tiên. Điều khiến người dân quanh đây có phần sợ hãi hơn nữa đó lầ cô gái này khắp mình không một mảnh vải che thân, ở bốn đầu cổ tay cổ chân còn lằn rõ vết bị chói. Bên cạnh đó, dù cho da thịt ngâm nước lâu trương phềnh lền thế nhưng mà người ta vẫn nhìn rõ mồn một khắp người cô là những vết rạch khá sâu nhưu thể các kí tự, chỉ có điều thịt đã trương lên nên không nhìn rõ. Đoán rằng cô gái này cũng là một cô gái dân tộc khác xấu số y như cô gái đầu tiên. Người dân lại chung tiền nhau chôn cô tại ngay chỗ dưới chân cầu tre. Còn bia mộ có ghi tên "cô 2" thì được mang về thờ cúng ở miếu chung với cô đầu tiên. Cũng chính vì thế mà cái miếu có tên "miếu 2 cô" được hình thành, và cũng có thể nói từ ngày có thêm cô 2 về đây mà miếu trở nên linh thiêng hẳn.
... Trở lại hiện tại ...
Cứ ngỡ rằng với miếu hai cô linh thiêng như vậy thì người dân dọc bờ sông Vĩnh Hằng này sẽ được trở che, nhưng không, có một cái gì đó thay đổi tại dòng sông này khiến cho người dân ở đây thêm phần kinh sợ hơn nữa, có một thế lực khác đã làm thay đổi tất cả. Không biết từ khi nào, phải chăng từ cái ngày mà cô gái lạ mặt tự tử ở trên cầu tre kia, mà người dân có thể cảm nhận được một thế lực bóng tối đang bao chùm lấy con sông Vĩnh Hằng thơ mộng của họ. Nhưng có lẽ những điều kì quái xảy ra chủ yếu là ở ngay trên chính con sông này. Bữa đó có một ông bác có thú vui câu cá đêm trên sông Vĩnh Hằng. Ông hay thả câu trên thuyền, được con nào to là cho lên bếp than trên con ghe nhỏ mà nhắm rượu luôn. Tối hôm đó sau khi rượu cá nướng ngà ngà say ông lão ại nằm ngả lưng ngay trên ghe ngủ. Tiết trời mới vào thu, gió trên sông mát lắm, sau khi đã buộc neo kĩ càng, ông lão cứ thể ngả lưng chìm vào giấc ngủ mặc cho gió nhẹ thổi đung đưa con ghe tựa như một chiếc võng. Ông lão lằm giữa ghe ngủ không biết đã được bao lâu, bất chợt tiếng "lộp bộp" ở thành ghe đều đặn phát ra. Ông lão có hơi lơ mơ tỉnh, những nghĩ rằng cá rỉa rêu bên ghe nên ông cũng kệ, chỉ xoay người rồi lại ngủ tiêp. Những có lẽ chìm lại vào giấc ngủ chẳng được bao lâu, một cơn gió lạnh thổi qua khiến ông lão rùng mình, ông nằm nghiêng từ từ mở to mắt tỉnh dần mà nhìn vào thành ghe. Vẫn là cái tiếng "lộp bộp" như cá rỉa kia, ông lão từ từ tỉnh hẳn ngủ, và cái cơn gió lạnh thổi qua vừa rồi với như làm cho ông hơi run. Ông lão cứ nằm đó nhìn vào thành ghe, chợt ông có hơi chột dạ khi mà cái tiếng "lộp bộp" kia dần dần chuyên qua tiếng gõ "lục cục' vào thành ghe dưới nước ngày một rõ dần. Ông lão nghĩ là mình lãng tai thì ngồi hẳn dậy thẫn thờ, cái tiếng "lục cục" gõ vào thành ghe ngày một rõ hơn nữa. Nghĩ rằng mình say quá bị ảo giác, nên ông từ từ với chai nước lọc tu một hơi cho đỡ khát. Đang cầm chai nước lên tu, bất ngờ con ghe bị đẩy mạnh khiến nó đung đưa. Ông Lão ngồi trên giật thót mình, sặc nước. Ông nhìn quanh hai bên dọc sống dưới cái ánh đèn măng sông đang chiếu sáng ở đầu ghe kia. "Không thể nào" ông lão nghĩ thầm trong đầu, rõ ràng vừa nãy có ai đó đẩy thuyền mình đi, chứ sông này làm gì có con cá nào đủ to để đẩy ghe mình lắc lư được chứ. Sau cái cú đẩy đó thì tiếng gõ vào thành ghe "lục cục" tắt hẳn. Vốn là dân sông nước, ông lão chẳng ngại ngần mà cầm cái đèn măng sông lên và soi xuống dọc bên hông ghe coi có sự lạ hay con vật gì.
Thế nhưng soi rọi mãi, khắp hai bên ghe mà không thấy gì. Vừa tính đặt lại cái đèn măng sông và nằm xuống thì bất ngờ tiếng bọt nước sủi khẽ phát ra. Nhanh như cắt, ông lão lại nhấc cái đèn măng sông kia lên và tìm chỗ bong bóng nước sủi. Ông lão trố mắt ra nhìn khi mà cách hông ghe có dăm ba gang tay là một loạt bong bóng nước to nổi lên. Ông cứ cầm đèn rọi như không tin vào mắt mình, nếu là cá thì con này phải 10 cân chứ ít à. Nhưng có lẽ cái suy nghĩ là cá của ông như vụt tắt khi mà một cái đầu tóc dài nổi lên dưới mặt nước kia. Ông lão ngã ngửa, tí thì đánh đổ cả cái đèn măng sông. Như hiểu chuyện gì xảy ra, ông lao về phía cuối ghe kéo cái néo lên đầu thầm nghĩ "bỏ mẹ rồi", biết rõ rằng bị ma ghẹo nên ông nhanh chóng vào bờ, nếu như có người chết đuối thì phải thấy xác từ sáng chứ làm sao đêm hôm thế này mới nổi được. Nhưng có lẽ cái suy luận là ma trêu còn nhẹ, đó chỉ là cái lối suy luận chấn tĩnh bản thân thôi chứ ông sợ nhất là bị ma da trêu. Cả cái neo tự chế dài có 3 mét mà ông ông lão kéo mãi không lên. Đang hì hục kéo néo lên thì bất ngờ bên tai ông văng vẳng tiếng gọi:
- Ông ... ông ơi ... tôi lạnh quá ... ông kéo tôi lên với... dưới này ... dưới này lạnh quá...
Ông lão sợ tới mức mặt cắt không còn giọt máu, ông nhanh tay kéo neo lên hơn. Bất ngờ cái neo như mắc phải cái gì nặng kình kịch khiến ông lão kéo lên không nổi. Ông cố hết sức kéo lên được thêm một đoạn thì té ngửa buông dây neo khi nhìn thấy đôi tay trắng ởn đang bám vào đoạn dây neo. Ông lão dù cho có sợ hãi tột độ, da gà nổi lên rờn rợn tỉnh cả rượu. Thế nhưng ông cố kìm chế bản thân với con dao chặt đứt cái đoạn dây neo. Xong xuôi đâu đó ông cầm cái méo chèo mà hùng hục chèo vào bờ như trâu húc mả. Chèo được một đoạn thí cái mái chèo khi không cứng ngắc, mặc cho ông cố gồng sức già bao nhiêu. Lại một tiếng gọi vang vọng:
- Xuống.... xuống đây với tôi... xuống đây đi mà...
Ông lão còn chưa kịp phản ứng thì cái mái chèo bị kéo mạnh, lôi cả ông lão khỏi ghe mà rơi "tùm" xuống mặt sông. Ông lão vẫy vùng la ó kếu cứu nhưng không một ai nghe thấy, 2 bên đường nhà dân vẫn đống cửa tắt đèn im lìm. Rồi chỉ vài phút sau chỉ còn có con ghe của ông lão đung đưa trên mặt sông gợn sóng dập dềnh, chiếc đèn măng sông kia vẫn tỏa ánh sáng yếu ớt giữa con sông Vinh Hằng tối mù mịt này.