Sau khi tiễn người chồng lên kinh thành dự thi, người vợ này cũng đi thẳng ra chợ mua trứng gà, thịt cùng với gạo, muối và hoa tươi. Sau đó, cô ta về dắt theo đứa con nhỏ của mình tới ngôi chùa gần đó. Sau khi thắp hương ban chính xong, người vợ cầm làn đồ đi vòng ra phía sau vườn của ngôi chùa, nơi có để một cái miếu thờ quan Hắc Hổ. Người vợ bầy thịt, trứng gà, và các thứ khác ra ban thờ. Đứa con đứng đó ngắm nhìn bức tượng Hắc Hổ đang nhe răng bước xuống bậc thềm mà hỏi:
- Mẹ ơi mẹ ơi, sao ở đây là thờ cọp ạ?
Người mẹ nhắc nhở:
- Con không được nói hỗn, đây là ông cọp đen, một vị quan dưới âm.
Sau khi thấp nhang, người vợ bảo con đứng chắp tay lại và vái lạy cùng với mình. Người vợ cầu cho chồng mình lên kinh thành dự thi được thuận buồm xuôi gió, cầu cho người chồng đỗ cao nhất và có thể thành danh để nở mày nở mặt với bà con làng xóm. Đồng thời người mẹ cũng cầu xin Hắc Hổ luôn luôn dõi theo và bảo vệ đứa con trai tinh nghịch của mình, mong ngài luôn trở che cho nó khi đi lên rừng kiếm cúi hoặc săn bắn.
Người chồng đã tới được kinh thành và biên thư về cho người vợ. Kỳ thi diễn ra một cách tốt đẹp và ông trời cũng quả thực là không phụ lòng người. Bao nhiêu công sức dùi mài kinh sử của người chồng cuối cùng đã được đền đáp và anh ta đỗ trạng nguyên. Cứ ngỡ rằng cái ngày vui được về vinh quy bái tổ sẽ không còn lâu, nhưng rồi ngày tháng cứ thế trôi qua. Người chồng vẫn chưa quay về vinh quy bái tổ, chỉ có những lá thư hẹn hết lần này tới lần khác. Lý do được người chồng viết trong thư đơn giản chỉ là được bổ nhiệm ngay một chức quan trọng yếu tại kinh thành, phải gấp rút làm việc ngay nên sẽ thu xếp thời gian về đón hai mẹ con lên sau. Người vợ ở nhà cùng cái bụng mang thai đã ngoài 5 tháng có đôi lúc cảm thấy rất tủi thân, muốn đích thân dẵn con lên kinh thành tìm chồng. Thế nhưng rồi chỉ vì lời hứa năm xưa, hứa rằng sẽ đợi chồng về mà cuối cùng cô ta tần tảo nuôi con một mình với cái hy vọng rằng chồng mình sẽ không quên minh, sẽ không sống nhị lòng. Đầu thu năm đó khi mà cái thai được gần 8 tháng thì bỗng dưng người vợ lên cơn sốt cao dù có cố gắng thuốc thang thế nào thì cũng không đỡ. Trong nhà có đồ gì đáng giá cũng đã bán đi hết lấy tiền bốc thuốc nhưng cũng chẳng thấp tháp vào đâu. Đứa con trai mới lớn vì quá thương em và mẹ mình mà nó đã đi xin trứng gà và đợi tới tối lựa lúc mẹ nó thiu thiu chìm vào giấc ngủ đã cầm đèn lẻn ra ngoài đi bắt ếch để về nấu cháo cho mẹ nó tẩm bổ.
Thời bấy giờ nước ta đang có nạn bắt cóc trẻ con để bán làm nô ɭệ. Chúng thường đi thuyền dọc các con sông hoặc ven biển theo nhóm sáu người. Nhóm này chia ra làm hai, mỗi kẻ sẽ đeo một cái bị có 3 quai (loại bị chuyên để đựng cá đánh bắt xa bờ). Bọn bắt cóc sẽ rình nhà nào có trẻ con dưới 10 tuổi bắt bỏ vào bị và mang đi. Chính vì thế mà dân gian hay có cái câu gọi là "ông ba bị chín quai mười hai con mắt" chuyên dùng để dọa nạt con trẻ mỗi khi chúng hư. Nhưng phải chăng quả thật cụm từ "ông bà bị" chỉ đơn thuần là vậy? Hay nó còn ám chỉ một ý nghĩa tâm linh gì khác? Tương truyền trong nhiều kinh văn có ghi lại, phàm là bậc làm cha làm mẹ nếu sau này bị con cái ruồng rãy, bỏ mặc, thậm chí là gϊếŧ chết thì họ sẽ không được quỷ sai lên đón xuống âm ti địa phủ ngay. Nếu như cha mẹ là bấc hiền lương mà con cái thất đức thì là một nhẽ, nhưng nếu như cha mẹ cũng là loại thất đức mà con cái cũng thất đức ruồng bỏ, thậm chí là gϊếŧ hại thì nó không chỉ đơn thuần là quy luật nhân quả. Những người cha người mẹ thất đức kia nếu bị con cái ruồng bỏ mà chết đầu đường só chợ, thì khi oán khí của họ quá lớn sẽ biến họ trở thành ông ba bị hoặc là mẹ mìn. Chính những thế lực siêu linh và vô hình được gọi là ông ba bị và mẹ mìn này thường xuyên đi lại vào lúc mặt trời khuất dạng để tìm bắt cóc trẻ con ăn nội tạng, sau đó xác sẽ được giả về cho bố mẹ của bọn nhỏ.
Người con trai tối hôm đó cầm đèn dầu lẻn khỏi nhà đi tới cái hồ cách đó không xa. Sau khi đã bắt được số lớn ếch thì cầu xách đèn về hí hửng trong lòng và nghĩ rằng mẹ mình sẽ có bát cháo đầy dinh dưỡng để lấy lại sức. Thế nhưng đi khỏi cái hồ đó được một đoạt, bỗng nhiên chiếc đèn dầu của cậu khi không bập bùng, tiếp theo sau đó là những cơn gió lạnh bắt đầu thổi. Rồi cái gì đến cũng phải đến, cái cảm giấc như có ai đó đang đi theo sau mình như hiện rõ mồn một. Đã nhiều lần cậu bé quay đầu lại ngoái về phái sau để nhìn thì không thấy một ai, chiếc đèn dầu yếu ớt trên tay không thể nào xua đuổi được bóng đêm. Cuối cùng cậu cắm đầu cắm cổ chạy, khi đã gần tới nhà thì bất ngờ ngọn đèn dầu bị gió thổi bạt tắt ngóm. Ngay sau lưng là tiếng bước chân nặng nề đuổi theo sau. Như biết mình đã vào trong làng, cậu nhóc can đảm đứng lại quay đầu nói lớn:
- Ai? Không nói là cháu la lên đó!
Tiếng bước chân nặng nề đã dừng hẳn, bất ngờ một cái giọng đàn ông già nua phát ra:
- Con ơi... già đói quá... con cho già mấy con ếch được không?
Đôi mắt của cậu bé như đã nhìn quen trong bóng tối, trước mắt cậu dưới cái ánh trăng yếu ớt lạnh lẽo kia như hiện ra một người đàn ông khá cáo khoác một cái áo tơi, quanh người đeo một cái bao bố to. Cậu nhọc nheo mắt hỏi:
- Ông ... ông là ăn mày hả?
Người đàn ông lại cất lời:
- ừ... già đói quá... bố thí cho già mấy con ếch với...
Cậu nhóc vốn là người tốt bụng, nay thấy tình cảnh ông già ăn mày tội nghiệp như vậy thì cũng tiến lại nói:
- vậy mà ông không nói sớm, làm cháu sợ gần chết. Mẹ cháu cũng đang ôm nặng, nên cháu chỉ có thể biếu ông một hai con thôi ông nhé...
Cấu bé tiến lại mở cái giỏ móc ếch ra đưa cho ông già này, thế nhưng trước khi cậu kịp nhận ra thì ông ta đã vươn bàn tay to lớn ra túm chặt lấy cổ cậu nhét giẻ vào trong mồm và cho vào bao bố. Chỉ còn lại cái giỏ ếch nằm lăn lóc trên con đường làng bung nắp, ếch từ trong bắt đầu nhẩy ra kêu lên những tiếng ồm ộp vang vọng trong đêm.
... Dưới Âm Ty Địa Phủ ...
Hắc Hổ Quan cùng với đầu trâu mặt ngựa đang tiến ra cửa Âm Tào Địa Phủ để lên tuần phương bắc thì người dừng chân đứng khựng lại mà nhìn quỷ sai đang cố kéo một đứa nhóc còn khá nhỏ tầm bẩy, tám tuổi vào trong. Đứa nhóc này mặc cho quỷ sai túm áo lôi đi lếch thếch thế nhưng nó vẫn cố giãy giụa, nước mắt đầm đìa với tay về phía cửa gọi:
- Mẹ ơi! Huhuhu! Không! Các chú cho cháu về với mẹ đi!
Đầu trâu mặt ngựa thấy Hắc Hổ Quan đứng lại thì cũng dừng chân, Hắc Hổ đứng đó nhìn mặt đứa nhóc này thì có phần ngờ ngợ quen lắm nhưng người không thể nhớ ra nổi. Bất ngờ đứa nhóc này như nhìn thấy Hắc Hổ Quan, cái khuôn mặt tương tự như tượng cọp đen ở chùa thì bất ngờ nó giằng áo khỏi tay quỷ sai mà lao vội tới phía Hắc Hổ Quan quên gào:
- Huhu! ông cọp đen ơi!
Đầu trâu mặt ngựa sợ đứa nhóc làm gì Hắc Hổ Quan vội lao về phía trước dương cây chùy răng chó lên tính đánh đứa nhóc thì Hắc Hổ Quan gạt tay hộ lớn:
- Khoan!
Đứa nhóc này chạy tới ngã xõng xoài dưới chân Hắc Hổ Quan, nó túm lấy vạt áo quan của người mà khóc nức nở:
- Ông cọp đen ơi! Con biết ông là thần tiên! Ông cho con về với mẹ con với! huhu
Hắc Hổ Quan cúi người cố đỡ đứa nhóc dậy nói:
- Con nói ta nghe, con có quán ức gì?
Thế nhưng làm cách nào thì thằng nhóc vẫn không chịu đứng dậy, nó cứ nằm trên mặt đất ôm lấy chân của Hắc Hổ Quan mà gào khóc:
- Mẹ con ốm nặng lắm rồi... huhuhu... còn cả em con nữa... con phải về nấu cháo cho mẹ con... không mẹ con chết mất...
Dù có dỗ dành thế nào thì đứa nhóc cũng không chịu buông chân, lúc này đầu trâu mặt ngựa mới chắp tay cúi người nói:
- Bẩm đại nhân, nếu không đi ngay e rằng sẽ chậm giờ mất.
Hắc Hổ lúc này mới nói:
- Ta không thể đưa con quay về, nhưng ta hứa sẽ chăm sóc mẹ con thay con.
Đứa nhóc này vẫn ôm ghì lấy chân của Hắc Hồ mà gào lên trong nước mắt:
- Không! Ngai phải cho con về... con phải chăm sóc mẹ con!
Cuối cùng một đầu trâu mặt ngựa phải tiến tới túm áo thằng bé kéo nó ra mà đưa cho tên quỷ sai kia để hắn mang đứa nhóc đi. Đữa nhóc bị quỷ sai ôm chặt vẫn gào khóc thảm thiết với tay gọi:
- Ông cọp đen ơi... huhu... con xin ông... ông cho con về với mẹ con đi...
Hắc Hổ Quan không thể làm gì khác, ông ta chỉ còn biết thở dài mà đi tiếp cùng với đầu trâu mặt ngựa lên trần thế.
... Trở lại trần thế ...
Người mẹ sau cái đêm đó giường như đã hạ cơn sốt hẳn, thế nhưng đứa con trai thì không thấy đâu. Người mẹ đi khắp nơi, hỏi mọi chỗ cũng không thấy tung tích gì của con mình. Cho đến mấy ngày sau, có người báo tin đã tìm thấy đứa con trài của mình, người mẹ mừng rỡ ôm cái bụng bầu lao ra ngoài sân chỉ để chứng kiến cảnh rất nhiều người dân trong làng đang đợi sẵn, ở giữa họ là một cái áo quan sơ sài được đóng từ 6 tấm gỗ. Cái nụ cười cũng như là sự vui mừng vụt tắt tựa như ngọn nến trước gió đông. Người mẹ run rẩy tiến tới bên cạnh cái áo quan nhỏ mà khựu gối xuống, hai mắt ướt đẫm lệ, tiếng nấc đã nghẹn ở cổ từ lúc nào. Người mẹ đưa đôi bàn tay run rẩy tính mở nắp áo quan để nhìn mặt con thì mấy người thanh niên đứng đó đã chặn lại nhìn chị ta mặt buồn bã lắc đầu:
- Đừng...
Người mẹ gào lên trong nước mắt cố gặt tay mấy người thanh niên đang giữ nắp quan tài kia mà nói:
- Không... các người làm ơn cho tôi nhìn mặt con tôi lần cuối đi mà... tôi xin các người đó... huhu
Thế nhưng mặc cho chị ta có gào thét nằm đề lên nắp áo quan cố gỡ tay những người thanh niên kia nhưng không thể. Người đàn bà lớn tuổi lúc nãy vào gọi chị ta mới vội vàng đỡ chị ta vào lòng vỗ về nói:
- Thôi thì sự đã đành... cô phải bình tĩnh... còn đứa con... còn đứa con trong bụng cô nữa cơ mà...
Người mẹ vẫn cổ đẩy người đàn bà này ra những không thể, cuối cùng chị ta chỉ còn biết khóc nấc lên mà vỗ đập vào lưng người phụ nữ này mà gòa khóc cái giọng đã lạc đi:
- Các người ác lắm... các người không cho tôi nhìn mặt con lần cuối... các người ác lắm huhu...
Hắc Hổ Quan đang ngồi trên chính điện của Hắc Nhật Phủ thì bất chợt bên tai người là cái tiếng khóc và oán trách não nề. Hắc Hổ Quan gác bút vào nghiên mực rồi người suất nguyên thần lên trần thế tới nơi phát ra tiếng khóc. Nguyên thần của Hắc Hổ Quan hiện ra ngồi trên ghế trước bức tượng cọp đen tại ngôi chùa ngày nào. Hắc Hổ vừa nhìn thấy người mẹ thì rùng mình khi mà người cuối cùng cũng nhận ra đứa nhóc kia là con ai. Người mẹ sau khi đã chôn cất con mình ngay dưới gốc cây hòe để nó luôn luôn được ở bên mình rồi thì chị ta tiến thẳng tới đây. Sau khi đã dâng hương, người mẹ lúc này mặc cho cái bụng bầu to mà vẫn quỳ gối chống tay suống đất khóc nức nở:
- Hắc Hổ Quan ơi... Con tôi có tội tình gì mà sao ngài bắt nó đi sớm vậy... Nếu có bắt sao không bắt tôi ... dù gì nó cũng chỉ là một đứa trẻ con... chỉ là một đứa trẻ con thôi mà... Hắc Hổ Quan ơi... huhuhu