Chương 23

Nắng chiều ngả dần về phía tây, Trần Kính Tông xách một con mồi đứng ở bên ngoài tường nhà mình cao khoảng bằng một người, huýt sáo một cái rồi ném con mồi lên tường, hắn nhảy lên một cái đã leo lên được tường.

Vừa nhảy lên, hắn nhìn thấy tiểu nha hoàn Châu Nhi đang đứng ở trong sân nhỏ của Tây Nhĩ phòng, ngẩng mặt lên vội vàng báo tin cho hắn: "Phò mã, công chúa đang chiêu đãi lão phu nhân, xin người hãy nhẹ nhàng!"

Trần Kính Tông hiểu ra, đưa con mồi cho Châu Nhi, hắn nhẹ nhàng nhảy xuống, hầu như không gây ra tiếng động gì.

Ở trong núi cả một ngày, trên người hắn dính rất nhiều bùn đất, lúc này mà đi ra tới, thì chắc chắn sẽ bị mẫu thân phát hiện.

Trần Kính Tông rũ đất ở một bên vạt áo, hỏi Châu Nhi: "Đã đến giờ này rồi, lão phu nhân ở đây làm gì?"

Châu Nhi lắc đầu: "Nô tì cũng không biết, nhưng lúc Triều Vân tỷ kêu nô tì tới dưới mái hiên để dặn dò, thì hình như nô tì có nghe được lão phu nhân đang khuyên bảo công chúa đừng tức giận."

Động tác của Trần Kính Tông dừng lại một lát, nàng là một tổ tông, lại có người không có mắt dám chọc giận nàng sao?

Trong gian phòng chính cách đó không xa, Tôn thị đã chắc chắn công Chúa không còn để trong lòng chuyện lỡ lời của La Ngọc Yến ở hoa viên nữa, đang lúc được thả lỏng thì bỗng nhớ đến lão Tứ nhà bà, kỳ lạ hỏi: "Cũng sắp đến giờ ăn cơm tối rồi, mà sao không nhìn thấy lão Tứ đâu?"

Hoa Dương vừa ghét bỏ vừa cười nói: "Ai biết được, nửa ngày rồi ta cũng không nhìn thấy hắn, nhưng mẫu thân yên tâm, đợi lát nữa cơm tối được dọn lên, hắn nhất định sẽ xuất hiện."

Nếu trước mặt là đứa bé Uyển Nghi kia, Hoa Dương có thể nói rằng Trần Kính Tông đang ngủ nướng, nhưng người trước mặt là bà bà, một người mẫu thân chắc chắn dám đi vào trong phòng đánh thức nhi tử dậy.

Tôn thị đoán được lão Tứ đã lén lút chạy ra ngoài, khó mà không khiến công chúa chê cười được, chính bà cũng không nhịn được ghét bỏ mà chê trách vài câu.

Nhưng sự ghét bỏ của bà với sự chế giễu của La Ngọc Yến không giống nhau, Hoa Dương có thể nhìn ra được bà bà yêu thương nhi tử đến nhường nào.

Hoa Dương đột nhiên hỏi: "Mẫu thân, đại ca và tam ca đều đi học, tại sao phò mã lại chọn luyện võ?"

Thật ra ở đời trước nàng cũng tò mò về vấn đề này, chẳng qua lúc đó nàng không thân thiết với người nhà Trần gia, nếu hỏi thẳng Trần Kính Tông thì không khác gì vạch ra điểm yếu ngay trước mặt người ta, hỏi bà bà lại sợ là chê nhi tử ngay trước mặt người ta, như vậy sẽ gây hiềm khích.

Ở kiếp này nàng thân thiết với Tôn thị hơn một chút, cũng có thể trò chuyện vài lời với người trong nhà.

Tôn thị thấy trong mắt tức phụ chỉ có tò mò, cũng không nói bóng gió những thứ khác, lắc đầu thở dài nói: "Chuyện này, cũng không thể trách Kính Tông được."

Sau khi bà gả cho Trần Đình Giám, tổng cộng trước sau sinh được bốn nhi tử.

Lão Đại thi được Trạng nguyên, lão Nhị bị bệnh lúc qua đời cũng được cái danh Cử nhân, lão Tam đỗ Thám hoa, thiên phú đọc sách của ba huynh đệ này đương nhiên không cần phải nói cũng biết.

Còn lão Tứ, hồi nhỏ cũng giống như các ca ca, môi đỏ răng trắng lông mày thanh mảnh, thuộc thơ thuộc lời đều rất nhanh, thoạt nhìn cũng giống như mầm non có thể bồi dưỡng đi học.

Khổ nỗi là, lão Tứ là đứa nhỏ tuổi nhất, cho dù tài hoa có thiên phú học tập cỡ nào, cũng không bằng được ba ca ca lớn của hắn, cho nên câu nói lão Tứ nghe được nhiều nhất khi còn bé lại là "Tứ lang phải cố gắng học hành chăm chỉ, lớn lên giống như các ca ca mới là lợi hại!"

Hay khi còn đi học, thỉnh thoảng lão Tứ ham chơi bài vở làm sai, các tiên sinh sẽ nói với hắn: "Bướng bỉnh kém cỏi như thế này, còn kém xa các ca ca của ngươi năm đó!"

Có lúc không bằng đại ca, có lúc không bằng Nhị ca, có lúc lại không bằng Tam ca, tóm lại dù lão Tứ làm có giỏi thế nào, khi có cái bóng của ba ca ca ở phía trước, lão Tứ rất khó để thể hiện sự thông minh của bản thân.

Nếu như nói tiên sinh dạy học là người ngoài, lời nói của bằng hữu cũng không cần để ở trong lòng, nhưng người chê lão Tứ nhiều nhất, lại là trượng phu Trần Đình Giám.