Chương 1: Đại Nam

Đại Nam là cường quốc số một khu vực Đông Nam Á cũng là nền kinh tế xếp thứ mười trên toàn thế giới .

Đại Nam là là một quốc gia có lịch sử văn hóa lâu đời , tuy không thể so được với Ai Cập , Ấn Độ , Trung Quốc – những nơi được coi là cái nôi của văn minh nhân loại nhưng Đại Nam cũng có hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước .

Đại Nam là một quốc gia có diện tích rất lớn , có thể nói là lớn thứ hai Đông Nam Á và xếp thứ 35 trên thế giới với tổng diện tích lên tới 801212 km2 .

Đại Nam không chỉ có một lịch sử hào hùng , một nền kinh tế hàng đầu thế giới mà còn có một nền quân sự hùng mạnh , nền quân sự xếp thứ bảy trên thế giới .

Đương nhiên tất cả các bảng xếp hạng cũng chỉ để nói lên một sự thật , sự thật Đại Nam là một cường quốc hùng mạnh của khu vực Châu Á Thái Bình Dương , là quốc gia mạnh nhất Đông Nam Á .

_ _ _ _ _ _ _

Thế giới này là một thế giới có nền văn hóa cách biệt cực kỳ lớn , nó chia hẳn thành phương Tây cùng phương Đông .

Trong lịch sử , rất rất lâu trước đó các quốc gia cổ phương Đông có tầm ảnh hưởng rất lớn lên lịch sử nhân loại nhưng sau cách mạng công nghiệp , các quốc gia phương Đông ngày càng tụt lùi , tầm ảnh hưởng lên thế giới càng ngày càng ít , cán cân quyền lực lại nghiêng về các quốc gia phương Tây .

Chỉ đến giai đoạn cuối thế kỷ 20 các quốc gia phương Đông mới đón kịp đại cách mạng công nghiệp mà nhanh chóng phát triển , tất nhiên chỉ là một số quốc gia mà thôi .

Tính đến thời điểm hiện tại , bất kể là khoa học – kinh tế – quân sự các quốc gia phương Đông vẫn tỏ ra thua kém các quốc gia phương Tây nhưng chí ít cái cán cân kia cũng bắt đầu di chuyển về vị trí cân bằng .

Mâu thuẫn giữa các quốc gia trên thế giới luôn luôn tồn tại vì vậy đến tận thời điểm này thế giới vẫn chia thành các liên minh , các phe phái , nghe nói là hậu quả từ thời kỳ chiến tranh lạnh mà ra .

Nói về các liên minh lớn thì lớn nhất vẫn là liên minh Mỹ cùng khối EU , sau đó là liên minh Nga – Asia .

Đây có thể coi là hai cực lớn nhất phân hóa thế giới này sau đó mới đến Liên Minh Các Quốc Gia Hồi Giáo (OIC) , Liên Minh Đông Âu (SEV) , Khối Đông Nam Á (Asean) . . .

Các cực của thế giới phân hóa rất lớn , đây không phải chỉ là vấn đề lịch sử mà còn cả vấn đề văn hóa , nếu muốn phá tan các cực này dẫn tới một thời đại toàn cầu hóa thì nhất định phải vượt qua rào cản văn hóa dù sao . . lịch sử là thứ đã xảy ra và không thể thay đổi .

Có lẽ hàng trăm hàng ngàn năm sau lịch sử vẫn sẽ được đào lại , được nghiên cứu , được nhắc về , được tuyên truyền , được sử dụng cho các mục đích khác nhau nhưng nó vẫn là lịch sử , nó vẫn là thứ đã qua , là thứ không thể thay đổi .

Vấn đề văn hóa mới là vấn đề càng cần thúc đẩy nhưng nhất định phải chú trọng trên tinh thần hòa nhập chứ không hòa tan , văn hóa có thể giao thoa nhưng không thể biến mất , càng quan trọng hơn là một quốc gia cũng nên lùi một bước .



Ở châu Á hay các quốc gia phương Đông hàng trăm hàng ngàn năm nay đều theo chế độ một chồng nhiều vợ trong khi tại phương Tây từ lâu đã thành một vợ một chồng , hôn nhân pháp trị .

Ở các quốc gia phương Tây cực kỳ coi trọng bản quyền nhưng lại không thể mang luật bản quyền áp lên phương Đông .

Vào năm 1980 . Nga – Mỹ và các quốc gia trực thuộc Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc rốt cuộc cũng đã bước ra một bước dài trong công cuộc toàn cầu hóa .

Đầu tiên là luật hôn nhân , tổ chức theo dõi nhân quyền được thành lập ( HRW) .

HRW có 4 trụ sở chính , một ở Mỹ , một ở Trung Quốc , một ở Bỉ , một ở UAE .

Nhiệm vụ chính của HRW tất nhiên là vấn đề nhân quyền nhưng trong nhân quyền thì còn có cả hôn nhân .

Thế giới chính thức cho phép việc đa thế tức là một chồng nhiều vợ nhưng phải chịu những chế tài rất lớn .

Theo bộ luật này , hôn nhân một vợ một chồng được cực lực ủng hộ , thế hệ sau sinh ra đều không cần lo nghĩ vấn đề phúc lợi , gần như được nhà nước trợ cấp toàn bộ .

Về phần đa thê , người vợ đầu tiên tất nhiên không có vấn đề , tính từ người vợ thứ hai thì nhất định phải được người vợ đầu tiên ký giấy xác nhận đồng thời phải đóng thuế hôn nhân cho HRW , muốn lấy vợ thứ hai một cách hợp pháp cần yêu cầu nộp đủ 50000$ thuế hôn nhân .

Từ người vợ thứ ba , ngoại trừ việc phải cần cả vợ hai cùng vợ cả ký giấy xác nhận đồng ý còn cần yêu câu nộp 200000$ thuế hôn nhân .

Các trường hợp sau đó cũng tương tự chỉ có cái giá phải trả càng ngày càng cao , người vợ thứ tư đã là 1 triệu USD , người vợ thứ năm là 10 triệu USD , người vợ thứ sáu 20 triệu USD , người vợ thứ bảy 50 triệu USD , người vợ thứ tám 100 triệu USD , người vợ thứ chín 250 triệu USD , người vợ thứ mười 500 triệu USD . . .

Con số càng về sau càng lớn , lớn đến mức thật sự có thể đè chết người hơn nữa luật làm cực kỳ gắt , trốn thuế hôn nhân còn nặng hơn cả trốn thuế thu nhập cá nhân nhiều lắm .

Vấn đề thứ hai là vấn đề bản quyền , các luật bản quyền liên tục được công bố cùng áp dụng trên toàn thế giới , Tổ Chức Sở Hữu Trí Tuệ Thế Giới (WIPO) đã đẩy mạnh sự hiện diện của mình trên toàn thế giới , bản quyền được đặt lên rất nặng , toàn thế giới bắt đầu đả kích hàng lậu .

Bước ra được hai bước lớn này , nhân loại mới có thể tiến vào quá trình toàn cầu hóa .

_ _ _ _ _ _

Quay lại vấn đề Đại Nam , thủ đô của Đại Nam gọi là Hà Thành .



Thành phố lớn nhất của Đại Nam gọi là Sài Thành .

Tại Hà Thành lúc này có một đứa bé mặt đờ ra , nội tâm trực tiếp chết lặng .

Đứa bé này chỉ khoảng 15-16 tuổi , họ Nguyễn tên Đức Minh .

Nguyễn Đức Minh sinh ra và lớn lên trong một gia đình tương đối bình thường , có mẹ làm thợ may , cha là nhân viên vận chuyển .

Gia đình không tính là giàu có gì nhưng cũng có của ăn của để dù sao Nguyễn Đức Minh sinh ra đã chú định nhà nước nuôi , từ bé đến lớn cha mẹ Minh không phải đóng một khoản nào trong phúc lợi xã hội đối với Minh cả .

Minh cũng không phải là đứa trẻ hư trái lại rất ngoan , xem ra càng giống như con mọt sách mới đúng , thuộc dạng người đến cả làm ác cũng không được , một học sinh cấp 3 tốt điển hình .

Nhắc đến cấp 3 , Minh hiện tại đang học Trung Học Phổ Thông – Cửa Bắc .

Ngôi trường này không thể coi là trường tốt nhất Hà Thành được nhưng nếu loại tất cả các trường có yếu tố "chuyên" ra thì THPT Cửa Bắc đã rất tốt .

Trong cuộc thi cấp 3 vừa qua , Minh cũng thi được 55 điểm , so ra cũng không tính là thua chị kém em bởi điểm số cao nhất trên lý thuyết cũng chỉ là 66 .

Nguyễn Đức Minh ngồi đờ ra nửa ngay , rốt cuộc cũng xác nhận mình sống lại .

Nguyễn Đức Minh quay lại là mình của 15 năm trước nhưng càng đáng nói là thế giới này còn không phải thế giới cũ của hắn , hắn vẫn là hắn , cha mẹ vẫn là cha mẹ nhưng thế giới đã đổi thay .

Nếu lật sử xem xét một chút . . . . lập tức có xúc động đóng sử lại . Sử sách khác biệt quá nhiều .

Đại Nam không phải Việt Nam , Đại Nam càng giống với một Trung Quốc thu nhỏ , đây không phải có ý muốn khen ngợi nước hàng xóm làm gì nhưng cũng đúng là vậy thật .

Ít nhất trong sử cận đại , sau khi đánh đuổi thực dân Pháp cùng phát xít Nhật ra khỏi đất nước , Đại Nam bắt đầu phát triển bằng tốc độ không thể tin được , cũng lại không có thế lực bên ngoài nào tiến vào Đại Nam nữa .

Vì sao có khác biệt về lịch sử như vậy , Minh không biết , Minh chỉ biết là đầu của hắn lúc này cũng có thêm một thứ .

Minh ngồi thừ ra trên giường nửa ngày , có một phần tư ngày là để xác định lại hiện trạng của bản thân mình , lại có một phần tư ngày nữa là bị cái hệ thống trong đầu dọa cho một trận .