Sống


- Mày đi giày hay là mày gặm giày thế hả?

Hữu Khánh sờ tai bị túm đâu, mếu máo định khóc nhưng lại không dám. Tôi đe nó:

- Mày còn đi giày thế này nữa, ông chặt đứt chân cho mày biết đời.

Thật ra tôi đuối lý, nhà có hai con dê hoàn toàn do Hữu Khánh cắt cỏ nuôi chúng. Thằng bé ở nhà làm việc nặng nhọc như thế, đi học thì sợ muộn giờ cứ phải chạy gắng. Buổi trưa tan học muốn về sơm sớm cắt cỏ lại phải chạy, không kể đến việc phân dê bón ruộng, mà ngay đến số tiền cắt lông đem bán hàng năm cũng không biết có thế sắm cho Hữu Khánh bao nhiêu đôi giày. Sau khi tôi đe nẹt vậy, Hữu Khánh trên đường đi học thì đi chân không, lúc đến trường mới xỏ giày vào. Có một hôm mưa tuyết, nó vẫn để chân trần chạy bành bạch trong tuyết đến trường, người làm bố tôi thấy thương tâm quá, liền gọi nó lại hỏi:

- Tay con cầm cái gì vậy?

Thằng bé đứng trong tuyết nhìn giày ở tay.Có thể là rối trí, không biết nói thế nào. Tôi giục:

- Đó là giày, không phải găng tay, con cứ đi vào chân cho ta.

Lúc này nó mới đi giày vào, rụt cổ cúi đầu chờ tôi nói tiếp. Tôi vẫy tay bảo nó:

- Đi đi!

Hữu Khánh quay người chạy lên tỉnh, chạy được một đoạn, nó lại tụt giày ra. Tôi chẳng còn biết làm sao với nó.

Không ngờ Hữu Khánh chạy đi chạy về như thế mà rút cuộc đã làm nên trò trống. Hôm nhà trường tổ chức thi đấu thể dục thể thao ở tỉnh, tôi gánh rau đi bán. Bán xong đang định về nhà thì trông thấy ở cạnh đường rất đông người; dò hỏi ra mới biết những em học sinh ấy đang thi chạy, phải chạy mười vòng trong thành phố.

Thời đó trong thành đã có trường sơ trung, năm ấy Hữu Khánh cũng đã học lớp bốn. Lần đầu tiên thành phố tổ chức đại hội thể thao, các em học sơ trung và tiểu học đều cùng chạy. Tôi đặt đôi quang gánh không xuống cạnh đường, định xem xem có Hữu Khánh chạy thi không. Một lúc sau tôi nhìn thấy một đám trẻ em ở độ tuổi Hữu Khánh, em nào cũng dúi đầu dúi cổ chạy đến, có hai em cúi đầu lảo đà lảo đảo, xem ra không chạy nổi nữa. Sau khi các em chạy qua, tôi mới nhìn thấy Hữu Khánh. Thằng bé chạy chân đất, hai chiếc giày cầm trong tay, vừa chạy vừa thở, chỉ có một mình nó chạy. Nhìn thấy nó chạy ở đằng sau, tôi nghĩ bụng, thằng bé này kém cỏi quá, nó làm mình bẽ mặt. Nhưng người ở bên cạnh ai cũng khen nó, tôi chẳng hiểu ra sao nữa. Đang lúc bối rối thì nhìn thấy các em học sinh sơ trung chạy qua. Thế này thì càng không hiểu nổi, thầm nghĩ chạy bộ thế này là thế nào. Tôi liền hỏi một người đứng bên:

- Tại sao các em lớn tuổi lại chạy kém hơn các em ít tuổi thế nhỉ?

Người kia trả lời:

- Em bé vừa giờ chạy qua đã chạy trước các em khác những mấy vòng.

Vậy thì, chẳng phải em đó là Hữu Khánh hay sao? Ôi, lúc ấy tôi vui sướиɠ quá, vui sướиɠ không sao miêu tả nổi. Cho dù có những em lớn hơn Hữu Khánh bốn năm tuổi cũng bị Hữu Khánh quẳng lại một vòng. Tôi đã nhìn tận mắt thằng con mình, nó chạy chân trần, giày cầm trong tay, mặt đỏ bừng bừng, chạy hết mười vòng đầu tiên. Sau khi chạy xong, thằng bé lại không thở hồng hộc mà vẫn thản nhiên như không, nó nhấc một chân lên chùi vào quần, xỏ giày vải vào, rồi lại nhấc chân kia làm y như thế. Sau đó chắp hai tay ra đằng sau, Hữu Khánh ung dung đứng nhìn những em lớn tuổi hơn mình chạy đến.

Tôi vui sướиɠ, cất tiếng gọi:

- Hữu Khánh ơi!

Lúc quẩy đôi quang gánh chạy tới, tôi ra vẻ khệnh khạng, có ý để những người ở bên cạnh biết mình là bố Hữu Khánh.

Vừa nhìn thấy tôi, Hữu Khánh đã mất tự nhiên ngay, nó vội vàng bỏ hai tay chắp ở đằng sau đưa về phía trước. Tôi xoa xoa đầu con, nói to:

- Con trai giỏi đấy, con đã làm vẻ vang cho bố.

Nghe thấy tôi nói bô bô như vậy, Hữu Khánh vội vàng nhìn chung quanh, hình như nó không muốn để người ta biết tôi là bố nó. Lúc ấy có một người béo tốt gọi nó:

- Từ Hữu Khánh!

Hữu Khánh quay người đi đến chỗ đó. Thằng bé không tỏ ra thân thiết với tôi. Đi được mấy bước, nó quay đầu lại nói:

- Thầy giáo gọi con đấy.

Tôi biết nó sợ tôi về nhà “tính sổ nợ”, liền vẫy tay bảo:

- Đi đi! Đi đi!

Con người to béo kia có cái tay rất to, khi ông ta để tay lên đầu Hữu Khánh, tôi không nhìn thây đầu con mình đâu nữa, trên vai Hữu Khánh như mọc thêm một bàn tay. Cả hai người vui vẻ thân mật cho đến trước một cửa hiệu nhỏ. Tôi thấy ông ta mua cho Hữu Khánh một nắm kẹo; hai tay Hữu Khánh bưng kẹo cho vào túi, một tay liền không rút ra khỏi túi nữa. Khi quay trở lại, mặt Hữu Khánh đỏ tưng bừng, nó vui sướиɠ đấy mà.

Tối hôm ấy, tôi hỏi Hữu Khánh ông to béo kia là ai, nó đáp:

- Thầy giáo thể dục.

Tôi nói với nó một câu:

- Ông ấy giống bố con lắm nhỉ.

Hữu Khánh để toàn bộ số kẹo thầy giáo thể dục mua cho ra giường, chia thành ba đống. Nó nhìn đi nhìn lại mãi, rồi nó bốc ở hai đống kia mỗi đống hai cái bỏ vào đống của mình. Nó lại nhìn một lúc nữa, rồi từ đống của mình lấy ra hai cái bỏ vào hai đống kia. Tôi biết nó định cho Phượng Hà một suất, Gia Trân một suất, bản thân nó giữ lại một suất, không có phần của tôi. Nào ngờ, nó dồn cả ba đống lại làm một chia thành bốn suất. Cứ thế, nó chia đi chia lại, rút cuộc vẫn chỉ có ba suất.

Được vài hôm Hữu Khánh dẫn thầy giáo thể dục về nhà. Ông giáo cứ khen Hữu Khánh mãi, bảo lớn lên Hữu Khánh có thể làm vận động viên đi chạy thì với người nước ngoài. Hữu Khánh ngồi trên ngưỡng cửa,sung sướиɠ tới mức mặt đổ mồ hôi. Trước mặt thầy giáo thể dục, tôi không tiện nói gì. Sau khi thầy giáo đi, tôi gọi Hữu Khánh lại. Tưởng sẽ được tôi khen, mắt nó sáng lên nhìn tôi. Tôi nói:

- Con đã đem lại vẻ vang cho bố và cho mẹ và cho chị. Bố rất vui. Nhưng bố chưa bao giờ nghe nói chạy bộ mà cũng kiếm được cơm ăn, cho con đi học là để con chăm chỉ học tập, không phải để con đi học chạy bộ. Chạy mà cũng phải học sao? Con gà cũng biết chạy.

Hữu Khánh cúi ngay đầu xuống, nó đi đến góc tường cầm rổ cầm liềm. Tôi hỏi:

- Nhớ lời bố chưa nào?

Nó bước ra cửa, đứng quay lưng vào tôi, gật gật đầu rồi đi.

Năm Phượng Hà mười bảy tuổi thì Gia Trân bị ốm. Cô ấy bị bệnh mất sức. Ban đầu, tôi cứ tưởng vợ mình lớn tuổi nên mới như vậy. Hôm ấy trong làng mọi người gánh phân dê đi bón ruộng. Gia Trân đang đi tự dưng rủn chân ngồi xuống đất. Người làng thấy vậy, ai cũng cười, họ bảo:

- Phú Quí đêm qua hành dữ quá đấy mà.

Gia Trân cũng cười, đứng dậy lại gánh thử, song hai chân cứ run lẩy bẩy, ống quần cũng rung theo như bị gió thổi bay. Tôi nghĩ vợ mình bị mệt, liền bảo:

- Mình ngồi nghỉ một lát đã.

Tôi vừa nói xong, Gia Trân lại ngồi bệt xuống đất, phân dê trong sọt vãi ra phủ vào chân. Mặt Gia Trân chợt đỏ lên, cô ấy bảo tôi:

- Em cũng không biết sao lại thế.

Tôi cứ tưởng chỉ cần Gia Trân ngủ một giấc là hôm sau sẽ lại sức. Nào ngờ mấy hôm sau, Gia Trân cũng không gánh nổi, vợ tôi đành phải làm một vài việc nhẹ ngoài đồng. Được cái Phượng Hà cũng đã lớn; trong số chị em phụ nữ, Phượng Hà có sức vóc hơn cả, công điểm nó làm hàng ngày đều vượt Gia Trân. Mới có vài ngày thôi mà công điểm của Gia Trân đã giảm đi so với trước. Gia Trân lo lắm, đêm nằm cô ấy đã mấy lần hỏi trộm tôi:

- Mình ơi, liệu em có còn nuôi nổi bản thân không?

Tôi nói:

- Em đừng nghĩ việc ấy, già thì ai cũng vậy.

Nửa năm đã trôi qua, bệnh của Gia Trân càng ngày càng xấu đi, nghĩa là chỉ đứng có một lúc mà chân cũng run lên bần bật. Tôi nhận thấy mặt vợ càng ngày càng hốc hác đi. Gia Trân thường bảo:

- Em bủn rủn hết cả người.

Lúc này tôi mới cảm thấy Gia Trân đã mắc bệnh gì đó, phải đưa đến bệnh viện khám xem sao. Tôi bảo Phượng Hà đi cùng. Gia Trân đi được khoảng mười bước thì chực ngã. Tôi đã có tuổi, cõng vợ đi hơn hai mươi dặm cũng không nổi, hai bố con đành phải thay nhau cõng.

Thêm Bình Luận