Chương 1

Tôi tên là Hứa Ngôn, năm nay 28 tuổi, tổ tiên tôi đều là nông dân lương thiện.

Hai năm trở lại đây, nền kinh tế bị sa sút, công ty cũng bị phá sản, tôi nghèo đến mức không thể trả nổi tiền thuê phòng.

Tôi gọi cho mẹ một cuộc điện thoại, vẫn chưa kịp đợi tôi nói chuyện thì mẹ của tôi đã nói bà rất nhớ tôi, mẹ tôi nói rằng nếu tôi ở bên ngoài không thể vượt qua tình hình này thì có thể về nhà, cha và mẹ sẽ nuôi tôi.

Nghĩ đến cha mẹ tôi đã có tuổi nhưng vẫn lo lắng cho tôi, sống mũi tôi cay cay, ngày hôm đó tôi đã mua vé máy bay để về nhà.

Tôi về đến nhà lúc 4h chiều, cơm vẫn chưa kịp ăn thì lão Trương ở trong làng hay tin tôi về, vui hớn hở chạy qua tìm tôi.

Khi tôi bắt đầu học tiểu học, mỗi năm ông ấy đều sẽ đến tìm tôi, không vì điều gì khác, mà chính là muốn tôi trở thành học trò của ông ấy.

Tôi quyết định ra ngoài làm việc, một phần lý do chính là để tránh mặt ông ấy, thật là khó chịu.

Ở ngoài làng Thượng Đảng của chúng tôi có một cái hẻm núi lớn chưa được phát hiện, có rất nhiều du khách đều rất thích đi tới đây để thám hiểm.

Cái hẻm núi mặc dù rất đẹp, non xanh nước biếc, nhưng mà địa hình lại rất hiểm trở, mỗi năm đều có rất nhiều xác chết vô tình bị rơi xuống hẻm núi và phải mang đi phi tang.

Lão Trương là một người có chuyên môn về xác sống.

Thật sự rằng, việc khiêng thi thể kiếm được rất nhiều tiền, theo ông ấy thì giá khởi điểm là 3 nghìn tệ (khoảng 10 triệu đồng tiền Việt), nếu như gặp phải những địa chủ, cường hào ở trong thành phố thì 3 hay 5 vạn tệ cũng không phải là vấn đề (3 vạn khoảng 103 triệu tiền Việt, 5 vạn cỡ 172 triệu tiền Việt), làm vài năm thôi thì có thể kiếm đủ tiền để lo cho vợ, còn có thể xây dinh thự cho mình.

Mặc dù thu nhập không tệ, nhưng mà vận khí không được tốt cho lắm, người ta nói rằng tôi sẽ cô đơn cả một đời, không có con nối dõi.

Lời nói này cũng không phải là không có căn cứ, lão Trương chính là một lão già cô đơn, đến cuối đời vẫn chưa kết hôn lấy một lần.

Tôi kiếm tiền chính là để cưới một cô vợ, nếu như tôi cô đơn đến già, tôi vẫn là một cổ thi thể hôi thối, không bằng quay về thành phố tìm việc thì hơn.

Tôi biết tại sao lão Trương lại tìm tôi, và tôi cũng thật sự rất cần tiền, nhưng việc này liên quan đến cuộc đời tôi, tôi cần phải hỏi kĩ càng.

Tôi nói: “Lão Trương, ở trong làng có không ít người muốn làm học trò của ông, tại sao ông nhất định phải chọn con?”

Lão Trương nói rằng: “Người khiêng thi thể làm bữa ăn để cho Sơn thần nương nương thưởng thức tính tính phải thật cứng rắn, con lại sinh vào ngày Tân Hợi, tháng Đinh Mão năm Giáp Tuất, cùng ngày với bà ấy, con sinh ra chính là để trở thành người khiêng thi thể."

Việc này nghe thì có vẻ không có vấn đề gì, nhưng tôi vẫn còn có một thắc mắc.

Tôi lại nói: “Con nghe nói khi làm người khiêng thi thể thì không thể cưới được vợ, sống cô đơn cả một đời.”

“Thằng khốn nào tung tin đồn nhảm vậy, ai nói người khiêng xác không thể có vợ? Gọi nó đến đây, xem ông đây có xé rách mồm ra không.”

Lão Trương quát vài ba câu, thì đột nhiên nhìn vào chính bản thân ông.

“Ò, hoàn cảnh của ta là đặc biệt, ta mắc phải một căn bệnh đặc biệt, ngày trước đã xảy ra việc ngoài ý muốn, nên không thể làm lỡ cô nương nhà người ta được có đúng không? “

“Đó là chuyện xảy ra trước khi ta trở thành người khiêng xác.”

Lão Trương lại nói thêm một câu.

Nhìn thấy lão Trương chân thành như vậy, thậm chí những chuyện riêng tư để kể cho tôi nghe, nếu như tôi còn nghi ngờ ông ấy, thì thật sự rất vô lý.

Mẹ tôi lúc đầu cũng không đồng ý để tôi trở thành người khiêng xác, nhưng bố tôi nghĩ rằng đó là công việc thích hợp với tôi, không nên quá khắt khe nó, so với việc ở nhà và không làm gì thì vẫn tốt hơn nhiều.

Buổi sáng ngày thứ hai, tôi chính thức bái sư, trở thành đồ đệ duy nhất của lão Trương.

Ông ấy nói rằng có một từ để chỉ cho công việc của chúng tôi, trong dân gian gọi là âm hành (hay còn gọi là con đường âm )

Việc này bắt nguồn từ thời nhà Đường, ông tổ sư là đệ tử thân cận của Viên Thiên Cang, một quốc sư thời Đường.

Truyền thống được truyền từ đời này sang đời khác, lão Trương chính là con cháu đời thứ 19.

Ông ấy lại chỉ vào bức chân dung trên tường và nói:”Hứa Ngôn, đây là Sơn thần nương nương, con cũng bái kiến bà ấy đi, bà ấy sẽ phù hộ cho chúng ta mỗi lần đi ra ngoài đều bình an quay trở về, rất là linh nghiệm.”

Về Sơn thần nương nương, đó chính là một câu chuyện truyền thuyết trong dân gian chúng ta.

Vào khoảng thời nhà Minh, ngôi làng không ngừng bị thiên tai và tai họa, lúc bấy giờ người dân trong làng dưới sự chỉ dẫn của cao nhân, dân làng đã xây dựng nên một ngôi đền nằm ở trong một hẻm núi sâu, đồng thời tìm ra một cô gái nguyện hy sinh bản thân mình.

Người con gái ấy chính là Sơn thần nương nương.

Từ đó về sau, ngôi làng luôn được mưa thuận gió hòa, không còn xảy ra thiên tai nữa.

Khi tôi định hỏi những việc liên quan đến Sơn thần nương nương thì điện thoại trong nhà của lão Trương đột nhiên đổ chuông.

Ông ấy nhấc máy nghe điện thoại, nói được vài câu thì cúp máy, sau đó ông ấy nhìn tôi và nói: “đi thôi, có việc rồi, trưởng làng nói rằng có một nữ du khách bị mất tích ở trong hẻm núi, nhờ chúng ta giúp tìm cô ấy, giá khởi điểm là 5 nghìn tệ( khoảng 17 triệu tiền Việt).