Trời tối dần, bóng hoa huyền ảo trong màn đêm, ánh trăng rực rỡ đầy mê hoặc.
Yến Xuân Các tọa lạc ở phía Tây ngự hoa viên, ẩn trong rừng cây xanh bát ngát. Cửa sổ là cửa thủy tinh được chế tạo riêng bởi Bách Bảo Các. Cả cung điện sáng rực đèn đuốc, ánh sáng rọi vào các ô cửa trong veo, càng lung linh gấp bội. Các đại thần mặc quan phục, lần lượt vào chỗ. Bên trái hoàng đế là Nhị hoàng tử Triệu Thượng và Tứ hoàng tử Triệu Kính, bên phải ông ta là Ngũ hoàng tử Triệu Cơ.
Theo thứ tự phẩm cấp, các quan chia nhau ngồi xuống.
Chỗ của Đường Thận ở khoảng giữa, bên trái cậu là Tế tửu Quốc Tử Giám, bên phải là một học sĩ Hàn Lâm.
Buổi tiệc trong Yến Xuân Các tuy không phải gia yến, nhưng cũng không mấy khác biệt.
Sau khi an tọa, hoàng đế hỏi han các hoàng tử mấy câu, rồi trò chuyện với các tướng công. Họ nói chuyện rất kín đáo, riêng tư, nên từ xa chẳng thể nghe thấy. Đây cũng có thể coi là sự sủng tín của hoàng đế.
Đường Thận “mới khỏi ốm”, không thể uống rượu. Cậu vừa nhấp trà vừa trộm ngó lên chỗ hoàng đế.
Trông thần sắc Triệu Phụ hơi xanh xao, ông không uống rượu, chốc chốc lại hớp một hớp canh thuốc màu nâu. Khi thì ông ta nói chuyện với Tả tướng Kỷ Ông Tập, khi thì bàn luận với Hữu tướng Vương Thuyên. Ba vị hoàng tử nóng lòng muốn tham gia vào câu chuyện nhưng chẳng tìm được cơ hội chen ngang. Mặt ai nấy đều đỏ gay, hoàn toàn bất lực.
Nhưng vẫn còn có một người nữa đứng sau lưng hoàng đế. Người đó không phải là Đại thái giám Quý Phúc, mà là một vị hòa thượng với gương mặt tròn trịa, mặc tăng bào màu trắng.
Ông ta nhẹ nhàng lần chuỗi tràng hạt trên tay, nét cười thanh thản như tắm trong gió xuân. Bỗng dưng, ông ngẩng đầu liếc về phía Đường Thận. Đường Thận căng thẳng, vội lia mắt đi.
Thiện Thính nở nụ cười rất nhẹ, một lát sau, ông ta cúi mình nói gì đó bên tai Triệu Phụ, Triệu Phụ cũng mỉm cười.
Đến giữa buổi dạ yến, một trong hoàng tử không thể nào kiên nhẫn thêm.
Tứ hoàng tử Triệu Kính đứng dậy, tâu: “Lúc đến Ký Châu, nhi thần đã may mắn bắt gặp một tảng thiên thạch. Khối đá này hình thù rất độc đáo, nhi thần thấy nó thì mừng rỡ khôn xiết, chỉ nóng lòng muốn dâng lên phụ hoàng.”
Triệu Phụ ra chiều ngạc nhiên: “Thiên thạch ư? Mang lên đây trẫm xem.”
Thuộc hạ của Triệu Kính lập tức chuyển một tảng đá cao chừng nửa thân người vào trong điện. Các đại thần nhìn thấy tảng đá đó đều trầm trồ ngạc nhiên.
“Không ngờ tảng thiên thạch này lại giống hình ngọc như ý đến vậy, quả là điềm phú quý cát tường!”
Triệu Phụ cũng rất thích, ông ta cười: “Con có lòng lắm.”
Triệu Kính mở cờ trong bụng.
Tứ hoàng tử đã chơi trội như thế, hai hoàng tử kia biết vượt thế nào đây?
Triệu Thượng và Triệu Cơ cùng dâng lễ vật mình tìm được, những mong khiến hoàng đế vui vẻ. Tiếc thay, của báu có ở khắp nơi, mà lễ vật có ý nghĩa thì hết sức khó tìm. Những món quà họ dâng lên đều vô cùng quý giá, nhưng chẳng thế sánh với khối thiên thạch hình như ý mang điềm cát tường của Triệu Kính.
Giờ Tuất, dạ yến kết thúc, quần thần rời cung.
Khi Đường Thận rời khỏi Yến Xuân Các có ngoái nhìn một lần, cậu thấy hòa thượng Thiện Thính theo sát sau lưng Triệu Phụ, bước đi trong thầm lặng.
Hôm sau chính là ngày cuối cùng của năm.
Quan viên đã nghỉ Tết từ sớm, Đường Thận giúp đỡ Diêu đại nương và Phụng Bút trang hoàng nhà cửa, cả nhà hồ hởi gói sủi cảo. Đêm giao thừa, đang lúc mọi người quây quần ăn tất niên thì có quan sai gõ cổng phủ Thám hoa. Diêu Tam ra mở cổng, lúc quay về anh ta cầm theo một phong thư, nói là gửi từ U Châu đến.
Đường Thận bóc thư ngay tức thì, trong thư chỉ chép một bài thơ ngắn tẹo.
Bài này cũng là sáng tác của một thi nhân triều trước, nhưng đã được sửa sang lại đôi chút. Thơ rằng: “Lòng dẫu hướng về nhau muôn thuở, vẫn khôn nguôi nỗi nhớ sớm chiều
TruyenHD.”
Sửa chán chưa! Thế mà Đường Thận đọc xong tim cứ đập rộn ràng. Cậu mang lá thư vào thư phòng, cất thật cẩn thận vào tráp đựng thư. Ra cửa, Diêu Tam đang chuẩn bị đốt pháo. Thấy Đường Thận, anh ta hỏi: “Tiểu đông gia có muốn tự châm pháo không?”
Đường Thận xắn tay áo, hăng hái bước tới: “Cứ để tôi.”
Quả pháo bắn vυ"t lên trời, một năm mới đã đến.
Không ai hay biết, cùng lúc ấy, hoàng cung Đại Tống im lìm như cõi chết.
Đêm giao thừa, bình dân bách tính ai ai cũng muốn sum họp bên mâm cơm đoàn viên; những người thuộc hoàng tộc cũng không ngoại lệ. Lục vương gia Triệu Ngao vào cung từ chiều, đây là năm đầu tiên mà buổi gia yến vắng mặt Thái hậu, ông phải vào bầu bạn với hoàng đế.
Không phải ai trong hoàng tộc cũng đến dự tiệc. Đêm nay, những người đến dự gia yến của hoàng tộc chỉ có Triệu Ngao, vương phi của ông, cùng với thế tử Cảnh vương Triệu Quỳnh. Ngoài ra còn có ba hoàng tử và mẫu phi của họ.
Thành phần dự tiệc chẳng đông đúc cho lắm, loanh quanh chỉ độ mươi người.
Lúc bắt đầu, buổi gia yến tương đối đầm ấm chan hòa. Tầm nửa canh giờ sau, Nhị hoàng tử Triệu Thượng muốn lấy lòng hoàng đế, bèn nói mấy câu để mời rượu phụ hoàng. Chẳng hiểu sao, Triệu Phụ bỗng đùng đùng nổi giận, đập bàn mắng: “Hoàng tổ mẫu mất chưa đầy năm mà bay đã quên người rồi ư? Con trai ngoan của trẫm hiếu thảo thế đấy hả?”
Triệu Thượng trợn tròn mắt, khϊếp hãi tột độ.
Tất cả những người khác đều hoảng sợ, thậm chí không ai nhớ nổi Triệu Thượng vừa nói gì để Triệu Phụ sôi gan lên như thế.
Trân phi – mẹ của Triệu Thượng vội vàng bước ra xin tội cho con trai. Bà cứ ngỡ đây chỉ là chuyện nhỏ, chẳng qua Triệu Phụ nhớ Thái hậu quá mà thôi. Dè đâu, bà vừa xin dứt câu, Triệu Phụ đã tức tối đến mức bật cười. Ánh nhìn lạnh lẽo của nhà vua xoáy vào hai mẹ con bà, ông ta nói: “Các người mong trẫm chết quách đi từ lâu rồi phải không?”
Triệu Thượng ngã ngồi xuống đất, Trân phi chết trân, bấn loạn đến mức không biết xử trí ra sao nữa.
Buổi gia yến rốt cuộc đã khép lại như vậy.
Trân phi bị cấm túc tại cung để tự kiểm điểm, Nhị hoàng tử Triệu Thượng cũng bị hoàng đế giam vào tiểu phật đường trong hoàng cung, chừng nào tụng kinh đủ chín mươi chín lần, sao chép một trăm lần cuốn Quan Âm Tâm Kinh mới được thả.
Lúc ra khỏi hoàng cung, Triệu Ngao vẫn chưa hết bàng hoàng. Ông hỏi con trai: “Rốt cuộc là thế nào? Ban đầu đang ăn uống vui vẻ cơ mà, sao lại thành nói về Thái hậu?”
Triệu Quỳnh làm sao biết được?
Triệu Ngao nói: “Ta phải đến gặp hoàng huynh mới được. Lúc mẫu hậu qua đời, huynh ấy đau lòng khôn xiết. Hôm nay Triệu Thượng tội nặng lắm, mong rằng hoàng huynh không vì tức giận mà hại tới long thể, thật chẳng đáng.”
Cảnh vương phi cản ông: “Ông đừng có mà đi. Đó là chuyện của hoàng gia. Dù ông có là Lục vương gia đi chăng nữa cũng đâu thể can thiệp vào chuyện gia đình đức vua?”
Triệu Ngao đắn đo một hồi, rồi cũng rời cung luôn theo lời khuyên của vương phi.
Hai ngày sau, truyện Nhị hoàng tử Triệu Thượng bị giam lỏng trong cung đã đồn ra. Đường Thận không phải quan to nên cậu biết tin chậm hơn người khác. Song cùng lúc ấy, cậu cũng nghe được một tin đồn nữa: Triệu Phụ quá tức giận nên đã lâm bệnh rồi!
Đường Thận hẹn gặp Triệu Quỳnh ở lầu Thiên Lý. Triệu Quỳnh tóm tắt đầu đuôi buổi gia yến đêm đó, anh ta nói: “Ta cũng không hiểu rốt cuộc là thế nào. Một lúc trước Thánh thượng còn đang vui vẻ nói chuyện với phụ vương ta, chẳng hiểu sao Nhị hoàng tử nói vài câu, ngài đã nổi cơn thịnh nộ.” Triệu Quỳnh cười uể oải: “Thánh thượng bị ốm thật, sáng sớm hôm nay phụ vương ta đã phải tiến cung hầu bệnh.”
Sau khi Thái hậu băng, Triệu Phụ ốm đau liên miên, dường như tuổi già cuối cùng cũng ập tới.
Mỗi lần đổ bệnh, bệnh tình của Triệu Phụ đều cực kì nghiêm trọng, khó mà chuyển nguy thành an.
Đường Thận cáo biệt Triệu Quỳnh về nhà. Chạng vạng hôm đó, có một vị khách không mời đến thăm nhà cậu. Phụng Bút đồng tử dẫn người đó vào phòng khách, Đường Thận thấy người đó thì vái chào: “Hạ quan Đường Thận bái kiến Giám chính đại nhân.”
Vị khách này chính là Giám chính Khâm Thiên Giám Lý Tiêu Nhân.
Chỉ mấy tháng không gặp mà người Lý Tiêu Nhân đã quắt lại như bộ xương khô. Hai má y trũng xuống, đôi mắt thẫn thờ, môi tím tái, trông như vừa thoát một trận ốm thập tử nhất sinh. Đường Thận nhớ đến buổi tiệc ở Yến Xuân Các đêm đó, cậu thấy hòa thượng Thiện Thính đứng hầu bên Triệu Phụ, song không thấy Lý Tiêu Nhân. Cậu bèn thử hỏi thăm: “Lý đại nhân bị ốm à?”
Quả nhiên đúng như Đường Thận liệu trước, Lý Tiêu Nhân đáp: “Tháng trước ta bị phong hàn, cách đây mấy hôm mới xuống nổi giường.”
Đường Thận: “Đại nhân phải giữ gìn sức khỏe đấy.”
Lý Tiêu Nhân nhìn Đường Thận, ngập ngà ngập ngừng. Do dự hồi lâu, y mới nặn ra được một câu: “Vương đại nhân vẫn ở U Châu nhỉ?”
Đường Thận hiểu rồi: Hóa ra là đến tìm Vương Tử Phong.
“Sư huynh vẫn đang ở U Châu chưa về. Ty Ngân Dẫn nhiều việc lắm, e phải mấy tháng nữa mới hồi kinh được.”
Lý Tiêu Nhân trông đến là khổ sở, y ho sù sụ: “Chao ôi, biết tính sao bây giờ?”
Đường Thận bình thản nói với y: “Nếu đại nhân có việc cần thì cứ biên thư đến U Châu. Nhưng chưa chắc sư huynh đã về được.” Ngụ ý rằng cậu không có ý định nhúng tay vào chuyện này, cũng chẳng muốn biết ý đồ viếng thăm của Lý Tiêu Nhân.
Lý Tiêu Nhân đâu lường trước rằng Đường Thận sẽ thờ ơ như vậy, mặt y sượng ngắt, cuối cùng y chẳng kìm nổi, nói toạc ra: “Đường đại nhân không biết đấy thôi, tên Thiện Thính quả nhiên là có vấn đề! Từ khi y xuất hiện, bệ hạ không lúc nào khỏe mạnh! Chẳng dám giấu giếm, tuy ta mới ốm nên gần đây không vào cung, nhưng trong cung vẫn có hai đồ đệ của ta hầu hạ. Ngươi có biết hôm qua đồ đệ ta trông thấy gì không? Đồ đệ của ta bắt gặp Thiện Thính bí mật liên lạc với Nhị hoàng tử bị nhốt trong phật đường, cử chỉ hai bên cực kì thân thiết!”
Quả là một tin tức trời giáng với Đường Thận, nhưng ngoài mặt cậu chỉ tỏ vẻ ngạc nhiên: “Có chuyện đó cơ à?”
Lý Tiêu Nhân: “Giả thế nào được!”
“Đại nhân đã tâu việc này lên thánh thượng chưa?”
“Cái này thì…”
Đường Thận cuống lên: “Chuyện này… ta cũng không rõ, chẳng biết phải xử lí thế nào. Sao sư huynh vẫn chưa về kinh cơ chứ! Chi bằng, xin Lý đại nhân hãy viết ngay một lá thư gửi đi U Châu, hỏi sư huynh xem nên liệu sao cho ổn thỏa.”
Lý Tiêu Nhân nói thêm mấy câu, Đường Thận nom lúng túng lắm, coi bộ chỉ muốn đi hỏi Vương Trăn cho thật mau. Lý Tiêu Nhân thất vọng toàn tập, y vốn chẳng trông mong gì vào Đường Thận, liền cáo từ.
Mùng bảy tháng Giêng, bệnh tình của Triệu Phụ vẫn chưa khởi sắc, Lục vương gia Triệu Ngao túc trực trong cung hầu bệnh.
Chạng vạng hôm đó, Đường Thận đang đọc sách ở nhà bỗng có người đến gõ cổng. Diêu Tam ra mở cổng thì thấy một người đàn ông trung niên trông khá giống quản gia. Người đó thấy Diêu Tam thì cười rồi thi lễ. Diêu Tam đã được người ta vái chào bao giờ đâu, bèn vội vàng bắt chước theo mà đáp lễ.
Người đó hỏi: “Đây có phải phủ Gián nghị đại phu Đường Thận – Đường đại nhân không?”
Diêu Tam mời người ấy vào nhà. Người đàn ông gặp Đường Thận cũng thi lễ: “Bái kiến Đường đại nhân.”
Đường Thận nhìn ngó ông ta, lạ lùng hỏi: “Ngươi là ai vậy?”
Người đàn ông trung niên cười đáp: “Tiểu nhân là quản gia phủ Hữu tướng, tướng công nhà tôi có lời mời đại nhân đến phủ chuyện trò. Năm mới đã sang mà tướng công chưa có dịp gặp Đường đại nhân, nên sai tiểu nhân đến rước ngài qua.”
Đường Thận lấy làm lạ, song cậu vẫn chắp tay: “Ra là quản gia phủ Vương tướng công. Cung kính chẳng bằng tuân mệnh, xin mời.”
Chẳng mấy chốc, Đường Thận đã lên xe ngựa sang phủ Vương Thuyên.
Trên đường đi, Đường Thận vắt óc suy nghĩ, cậu không hiểu tại sao bỗng dưng Vương Thuyên lại mời cậu sang ăn cơm. Vương Thuyên cũng thuộc dòng dõi Lang Gia Vương thị, là nòi thế gia đại tộc, có nề nếp lễ độ. Với quan hệ giữa Vương Trăn và Đường Thận, hai người có thể sang phủ nhà nhau bất cứ lúc nào mà không cần dâng bái thϊếp hay gửi thư mời trước. Còn Vương Thuyên thì khác. Dù Vương Thuyên có biết tình cảm giữa cậu và Vương Tử Phong đi chăng nữa, ông cũng không thể tùy tiện mời cậu sang nhà.
Đường Thận ôm một bụng hoài nghi, đặt chân vào phủ Hữu tướng.
Gặp Vương Thuyên, cậu chưa kịp cất lời, Vương Thuyên đã mỉm cười, trỏ đũa vào mâm cơm thịnh soạn, nói: “Ăn thôi.”