Khi đó ông còn hỏi gia gia: “Vậy bọn họ không biết vào rừng đi săn sao?”
Gia gia cười nhẹ một tiếng, nói đi săn nào có dễ như vậy. Động vật trong rừng rất thông minh, chỉ có người có tay nghề đi săn mới có thể săn được động vật, còn về những người khác vẫn là ăn vỏ cây.
Trăm năm trước xảy ra lũ lụt, trăm năm sau ngược lại hạn hán đến mức đất cũng nứt ra, hai bên nếu như điều hòa một chút thì tốt rồi, cũng không đến nỗi chết nhiều người như vậy.
Không chỉ Vương Bảo Sơn, tất cả mọi người trong Vương gia đều nghĩ như vậy.
Vương Bảo Sơn còn kể lại nhà họ làm sao để phát triển, gia gia của ông không biết một chữ, trong nhà một mảnh đất cũng không có, liền nhờ thái gia gia làm đầy tớ giúp người ta để kiếm sống.
Đợi khi gia gia ông lớn, trẻ nhỏ trong nhà nuôi không nỗi nữa, liền đưa ông ấy đến nhà thợ mộc trong thành học nghề, không có tiền công, có thể ăn no đã rất tốt rồi. May mà gia gia ông cực kỳ chăm chỉ, học được tay nghề giỏi, sau khi ra ngoài làm riêng, kiếm được chút tiền, mua đất cưới vợ, lúc đầu có ba mẫu đất, kinh doanh cả đời đến già đã đạt đến bốn mươi mẫu.
Con cái của gia gia nhiều, nhưng người sống được chỉ có cha của Vương Bảo Sơn còn có đại bá, đại bá sinh ra Vương Bảo Hưng.
Khi phân gia, hai người con trai chia đều bốn mươi mẫu đất, mỗi người kinh doanh vài chục năm, biến hai mươi thành bốn mươi mẫu thậm chí sáu mươi mẫu.
Vương Bảo Sơn thành thật không biết cách linh hoạt, cố thủ sáu mươi mẫu đất mà cha ông để lại, không ít không nhiều; Vương Bảo Hưng am hiểu kinh doanh, biến vài chục mẫu ban đầu thành hơn trăm mẫu, từ đó trở thành người giàu nhất thôn Vương gia.
Vương Bảo Sơn thuộc loại giàu có, trong nhà đất nhiều, năm bội thu bán hết lương thực trong nhà có thể dư ra tiền, năm mất mùa cũng sẽ không đói chết.
Người sống đến già chính là vì ăn uống no đủ, ông đối với cuộc sống mấy năm nay đã vô cùng thỏa mãn.
Khoảng thời gian tiếp theo, liên tục có người chạy đến thôn Vương gia, bọn họ hầu như đến từ phía tây.
Người đến phía sau hình như đều gầy gò hốc hác, tinh thần kém xa đợt người đầu.
Người trong thôn lúc đầu còn cảm thông họ, đưa cho nước uống.
Sau này người đến ngày càng nhiều, dân trong thôn trong lòng cũng dần dần thờ ơ.
Còn về thôn Vương gia tại sao ngay cả nước cũng không thể cho, thì dẫn đến một câu chuyện.
Hầu hết dân bị nạn thấy làm thế nào thôn Vương Gia cũng không cho lương thực, nhưng cho nước đã coi như nhân nghĩa rồi, nên sau khi uống nước xong liền lưu luyến rời khỏi.
Cho đến khi có một đám chạy đến, một nhóm cũng phải trên trăm người, hầu hết đều là thanh niên trai tráng, xem ra là vài thôn cùng nhau lên đường.
Bọn họ ỷ vào người đông thế mạnh, uống xong nước thì không rời khỏi, chỉ nói không cho lương thực thì không đi.
Đối mặt không phải người hiền lành, thôn Vương gia cũng không dễ bắt nạt.
Thôn Vương gia ở phía tây có con đường duy nhất thông vào huyện thành, dân bị nạn chạy nạn trên đường hầu như đều phải đi qua thôn Vương gia. Nếu như ai cũng muốn lương thực, bọn họ thật thà cho xong một người, như vậy tiếp theo phải cho người thứ hai, người thứ ba…