Chương 37

*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

*Một chiếc chương liên quan đến hí kịch, rất nhiều thuật ngữ chuyên môn liên quan đến diễn xướng và các điều cấm kỵ trong lúc biểu diễn, hy vọng mọi người góp ý nếu có sai sót!

Khi Lâm Mạc đi vào, Lý Phù Dung đang cực kỳ tức giận.

Anh đã thay trang phục biểu diễn tinh xảo nhưng chưa trang điểm, tay áo đang vung loạn xạ rất nóng nảy: "Tôi đã nói với các cô cậu bao nhiêu lần rồi, quy định của gánh hát là do tổ sư gia truyền xuống từ thời xa xưa! Lão tổ tông bọn họ tất có đạo lý của bọn họ! Các cô cậu không thèm để trong lòng đúng không?"

"Vừa này là ai kéo đàn nhị???"

"Lần này tôi có thể không truy cứu, về sau nếu tôi phát hiện ra có người vi phạm quy định liền đuổi thẳng cổ rõ chưa? Nói đi! Là ai???"

Một nhóm nghệ sĩ, diễn viên đứng im thin thít, cúi mặt nhìn mũi giày, không ai dám ho he một lời.

Lý Phù Dung dường như đã mất hết kiên nhẫn, có người bỗng run rẩy lên tiếng: "Chủ... chủ nhiệm! Đàn nhị cất ở trong phòng dụng cụ, không có ai đi ra đi vào nơi đó cả."

"Tôi còn đang cầm chìa khóa trong tay đây..."

Tiếng đàn nhị lúc đó đã biến mất ngay khi Lý Phù Dung lớn tiếng mắng mỏ, thời điểm này toàn bộ khu vực hậu trường đều im lặng, nhóm người Vi Tiếu Kiêu vừa tiến vào không ai dám thở mạnh.

Lý Phù Dung nhíu mày: "Đưa chìa khóa đây cho tôi, tôi đi kiểm tra."

Một sinh viên đi cùng Vi Tiếu Kiêu nhỏ giọng tò mò: "Không phải chỉ là kéo đàn nhị thôi sao? Làm gì mà phải tức giận kinh khủng vậy?"

Lâm Mạc nhìn sang giải thích: "Đều là quy tắc đặt ra từ ngày xưa."

"Trước khi mở màn vở diễn, có ba điều nhất định phải tuân thủ: một là không được động tới nhạc cụ, hai là không được ngồi ở vị trí Cửu Long Khẩu, ba là hoa đán không được phép lên đài."

*Cửu Long Khẩu là một vị trí trên sân khấu, điểm này là giao điểm của 1/3 bên trái và 1/3 phía trước của sân khấu. Đây được coi là vị trí vàng trên sân khấu (nguồn baike)Sau Khi Xuyên Về Mỗi Ngày Đều Ở Tu La Tràng - Chương 37
"Hậu trường cũng có quy tắc riêng, các vai diễn cũng có quy tắc riêng, tổng cộng 33 điều."

"Hơn nữa, trước khi lên sân khấu phải hành lễ với bàn thờ tổ sư gia, ngụ ý tổ nghề sẽ phù hộ cho vở diễn thành công mỹ mãn."

Vi Tiếu Kiêu sửng sốt: "Lâm đại sư, ngài tinh thông cả hí kịch sao?"

Lâm Mạc: "Tôi nghe người khác giảng qua."

"Nếu quên một hai điều, hoặc là không tuân thủ được thì sao?" Có sinh viên tò mò.

Vi Tiếu Kiêu: "Vậy thì không thể diễn xướng tiếp."

Lâm Mạc lắc đầu: "Diễn tiếp thì vẫn có thể, nhưng vận khí không tốt có thể tạo thành hậu quả "nghiêm trọng"

Mọi người khó hiểu, diễn kịch thì có thể để lại hậu quả gì?

Bọn họ cũng đi theo Lý Phù Dung vào gian phòng cất giữ đạo cụ.

Lý Phù Dung mở khóa, sững sờ đứng ở cửa.

Có người thì thào phía sau: "Sao... Sao lại như vậy? Thương bính đảo địa, vũ cái kình khai... Ngọc đái cũng phản rồi!"

*cán thương cắm xuống đất, tán ô bị bung ra, đai ngọc bị lật ngược (tôi để nguyên Hán Việt là để đoạn ở dưới Lâm Mạc còn giải thích về các điểm báo và những điều kiêng kỵ dựa trên 3 dấu hiệu này)

"Chủ nhiệm! Mười điều cấm thì chín điều phạm rồi...!"

Sắc mặt Lý Phù Dung cực kỳ khó coi, bước vào trong phòng.

Lâm Mạc cúi đầu bấm đốt ngón tay lẩm nhẩm...

Trọng Nính nghi hoặc: "Cậu đang làm gì vậy?"

"Tôi đang tính cát hung!"

Ngón tay dừng ở một đốt, sắc mặt Lâm Mạc trầm xuống... Không tính được!

Có người cảm thấy Lý Phù Dung mê tín dị đoan, chuyện bé xé ra to, không khỏi cảm thán: "Hẳn là có người không muốn đoàn kịch chúng ta công diễn thuận lợi nên cố ý làm loạn thôi."

"Đúng vậy, chủ nhiệm Lý à, gánh hát Nam Thai có lịch sử lâu đời đến vậy, khẳng định cũng đã gặp qua sự tình như thế này, nhưng ngài xem xem có chuyện gì xảy ra đâu..."

"Ai nói với cậu không có chuyện gì xảy ra?" Lý Phù Dung giận dữ ngắt lời.

Trên cổ tay anh đang đeo đồng tiền được ông nội truyền thừa, hiện tại nó đang nóng âm ỉ, chính là nhắc nhở anh sắp có điềm xấu... Hơn nữa từ nhỏ anh không phải người theo thuyết vô thần, cùng ông nội học hát hí kịch cũng gặp qua kha khá chuyện quỷ dị.

Nhưng cho dù hiện tại có hoảng loạn sốt ruột đến đâu, cũng sắp tới thời gian mở màn vở kịch đầu tiên rồi, không thể chậm trễ khán giả, Lý Phù Dung bất đắc dĩ yêu cầu mọi người quay lại tiếp tục chuẩn bị.

"Lâm đại sư xin nán lại một chút." Anh nói.

edit bihyuner. beta jinhua259

Lâm Mạc gật đầu, bước vào phòng đạo cụ.

Lý Phù Dung nhặt cây cung vĩ đàn nhị nằm trên mặt đất lên: "Cậu có cảm thấy điều gì bất thường không?"

*đàn nhị đây, cung vĩ là cái thanh rời ra để kéo dây.Sau Khi Xuyên Về Mỗi Ngày Đều Ở Tu La Tràng - Chương 37
"Tôi không cảm nhận được âm khí, trước mắt không có gì bất thường." Lâm Mạc trấn an nói "Làm loạn ở hậu trường chỉ là chuyện nhỏ thôi, có thể là có người cố ý hù dọa anh, nhưng lúc lên đài nhất định phải chú ý..."

Lý Phù Dung sờ cằm, nhịn không được thở dài: "Cố tình lại làm loạn ở Lão Quan Lâu, nếu có tà vật gì chỉ e là phong thủy nơi này khó có thể trấn áp nổi."

Lâm Mạc nghi hoặc: "Tôi nhớ rõ bất kỳ đoàn kịch cũng kiêng kỵ mấy vấn đề này, vì sao lại chọn công diễn ở đây?"

"Là cụ cố nội định ra quy củ, tôi cũng không rõ..." Lý Phù Dung lắc đầu.

Anh nhớ rõ ngày bé, có lần được ông nội đưa đến đây học hát hí khúc, trong lúc nghỉ giải lao nhàm chán đã chạy đi thám thính toàn bộ các ngóc ngách của Lão Quan Lâu này, lục lọi rất nhiều đồ vật cổ xưa.

Hôm đó bầu trời âm u, ánh sáng mặt trời chiếu không tới một góc tòa lầu.

Tiểu Lý Phù Dung đang lật tới lật lui một chiếc hộp bát âm cổ lỗ sĩ, xung quanh không một tiếng động. Bỗng bên tai anh truyền đến tiếng ngâm nga du dương lại xen lẫn ai oán cùng ưu sầu...

Đứa bé khi ấy mơ mơ hồ hồ không biết sợ là gì, đứng lên mò mẫm đi tìm nơi phát ra âm thanh... Thời điểm nhìn thấy một bóng người mặc diễn phục đỏ thẫm cùng mái tóc đen xõa dài xuất hiện nơi góc cuối hành lang, tiểu Lý Phù Dung bỗng nhiên bị ông nội ôm lấy bế lên từ phía sau!

Quay đầu nhìn lại, thân ảnh kia đã biến mất.

Ông nội hỏi anh đang nhìn gì.

Bàn tay nhỏ bé sờ lên đồng xu trên cổ tay ông nội, cảm thấy nóng rực.

Lập tức ông nội vẻ mặt phức tạp bế anh rời khỏi tầng lầu đó.

Mãi về sau này nhớ lại, Lý Phù Dung mới cảm thấy rét lạnh sau lưng. Thời điểm đó rõ ràng toàn bộ trên dưới Lão Quan Lâu chỉ có hai ông cháu mà thôi!

Sau khi hồi tưởng lại, Lý Phù Dung nói: "Hiện tại trong lòng tôi rất bất an, trước kia quả thật cũng gặp qua trường hợp cố tình phá hoại, làm loạn quy định hậu trường, nhưng lần này cảm thấy không giống!"

"Hôm nay mười điều cấm thì đến chín điều phạm, là ngoại lệ chưa từng phát sinh."

Phòng đạo cụ sau đó được thu dọn gọn gàng, Lý Phù Dung cùng Lâm Mạc rời đi.

Vi Tiếu Kiêu không biết đang chờ sẵn ở đâu vội lao ra.

"Lâm đại sư, rốt cuộc có chuyện gì? Cái gì mà cán thương cắm đất, tán ô bung ra...?"

"Có phải bị người ngoài gây rối không?"

Đồng Trạch đang cầm điện thoại tra tư liệu, lẩm bẩm: "Không tìm ra mấy cái quy tắc đoàn kịch!"

Lâm Mạc nói: "Thương bính đảo địa ngụ ý mắng chửi người; vũ cái kỳ thật chính là tán ô, trong gánh hát họ thường nói lái đi thành "bung hoa" chứ không ai được nói "bung tán ô", bởi vì "tán" trong tán ô đồng âm với "tán" trong từ giải tán – tan rã, giải thể gánh hát, bởi vậy đó là điều cấm kỵ không ai được phép nói ra."

"Đai ngọc bị lật ngược có tên là Bạch Hổ, Bạch Hổ đảo lộn là điềm hung."

*vận công 1 tiếng đồng hồ để giải thích chỗ này... mong là mọi người hiểu ý tác giả

"Ôi, nhiều điều kiêng kỵ như vậy sao?"

"Trong phòng đạo cụ, có người cố ý bày ra những điềm báo như vậy, chẳng nhẽ là rủa cho buổi diễn hôm nay gặp phải xui xẻo? Trách không được chủ nhiệm Lý lại phát hỏa..."

"Nhưng... Nhưng cửa phòng đạo cụ rõ ràng bị khóa từ bên ngoài, vậy tiếng đàn nhị là do ai kéo?" Có người bắt đầu run rẩy nhìn ra điểm bất thường.

Sau khi lục soát cũng không thấy ai trốn bên trong...

Trong giây lát phát hiện ra điều này, mọi người không khỏi rùng mình nổi da gà.

"Có thể nào... là dùng máy ghi âm để thu tiếng từ trước, sau đó đặt hẹn giờ trong phòng? Hoặc là có người chuẩn bị sẵn một cây đàn nhị khác để bên ngoài?"

"Lúc đó chúng ta đứng ngay ngoài hành lang... Không thấy ai cả! Nghe tiếng cũng không giống phát ra từ máy ghi âm, âm sắc rất thật."

"Đừng tự mình dọa mình nữa, dựng hết tóc gáy lên rồi. Nếu như kẻ đó bị cậu phát hiện thì mọi việc đã ngã ngũ."

Lâm Mạc chỉ đạo: "Trước tiên rời khỏi hậu trường đã!"

Tiến ra ngoài khán đài, cậu lại "vô tình" gặp được Đường Diễn Sơ và Trạm Văn Sương đang khoan thai đi tới.

Khán đài ở Lão Quan Lâu được bài trí theo đúng phong cách dân quốc, phía trước là khu vực VIP sát sân khấu bao gồm một hàng bốn chiếc bàn vuông, mỗi bàn có 3 ghế ngồi. Các hàng phía sau dần dần nhiều bàn hơn, cuối cùng là ghế ngồi hạng phổ thông, chỉ có những băng ghế dài xếp xen kẽ.

Vé mà Tịch Tấn Khiêm mua cho Lâm Mạc chính là ghế ngồi VIP, Đường Diễn Sơ và Trạm Văn Sương không biết bằng cách nào cũng kiếm được 2 ghế ngồi ngay bàn bên cạnh.

Lâm Mạc nhìn sang, Trọng Nính vừa vặn được xếp cùng bàn với hai người họ.

Vi Tiếu Kiêu ngồi cùng bàn với Lâm Mạc và Tịch Tấn Khiêm, hồ hởi nói: "Không ngờ lại ngồi cùng bàn với Lâm đại sư, bàn này là vị trí đắc địa nhất, quan sát được toàn bộ sân khấu. Tôi để lại tấm vé này riêng cho mình, Trọng Nính muốn đổi chỗ nhưng tôi không cho a... Ơ, ba người bên cạnh cứ nhìn chằm chằm tôi làm gì vậy?"

Vi Tiếu Kiêu cảm giác được tầm mắt nóng rực từ bên cạnh, đốt cho cậu như ngồi trên đống lửa.

Tịch Tấn Khiêm cười nhẹ: "Chỗ ngồi của cậu rất tốt, yên tâm thưởng thức buổi diễn là được."

"Hả... À! Được được..." Vi Tiếu Kiêu ngẩn người.

Cậu có cảm giác mình làm sai điều gì đó!

Một lát sau, vở diễn bắt đầu, tiết mục đầu tiên là Côn khúc .

*Côn khúc là một loại nhạc kịch của Giang Nam, có nguồn gốc giai điệu từ vùng Côn Sơn, cũng như Kinh Kịch có chữ Kinh do bắt nguồn từ Bắc Kinh. (nguồn Sân khấu Hồng Hạc)

Thấy các diễn viễn bắt đầu lên sân khấu, vẻ mặt Lâm Mạc hơi biến sắc.

Vi Tiếu Kiêu cũng nghi hoặc: "Sao lại có người đi sang cánh phải thế kia? Không phải là không được phép sao?"

"Vì sao lại nói vậy?" Tịch Tấn Khiêm hỏi.

Lâm Mạc chậm rãi giải thích, ánh mắt vẫn không rời khỏi sân khấu: "Các vị trí đứng trong lúc biểu diễn thông thường là: cánh tả Thanh Long, cánh hữu Bạch Hổ. Trong lúc nhập vai di chuyển vị trí, bắt buộc phải lấy cánh trái làm vị trí trung chuyển, nếu đi sang cánh phải sẽ đứng vào vị trí Bạch Hổ, là điềm báo xui xẻo."

Vi Tiếu Kiêu nhăn mặt: "Vừa nãy có người cứ đi qua đi lại vị trí đó, cảm giác có gì đó không tốt."

Cũng may vở thuận lợi hạ màn, tiếp theo là vở .

Bọn họ thấy Hàn Thư Yên lên đài, khán giả phía dưới vỗ tay nồng nhiệt, hoan hô vang dội. Có vẻ nữ nhân này rất được người xem kịch yêu thích.

Bước đi uyển chuyển như gió lay cánh liễu, cất giọng hí trong trẻo lại nỉ non.

Hàn Thư Yên quả thật có tài, nhập vai nhân vật vô cùng nhuần nhuyễn.

Vở diễn kết thúc, diễn viên rời đài nghỉ ngơi trong phút chốc, phía dưới Lão Quan Lâu khán giả vỗ tay như sấm, bàn tán không ngừng.

Thế nhưng vở diễn thứ ba thậm chí còn được hoan nghênh nhiệt liệt hơn, có khán giả còn phấn khích hét tên Lý Phù Dung.

Lâm Mạc tò mò nhìn quanh, suýt chút nữa đã phun ngụm trà trong miệng.

Có người hâm mộ mang theo băng rôn biểu ngữ vô cùng khoa trương, mặt trên viết thật lớn "PHÙ DUNG TUYỆT SẮC"... Không biết nếu anh nhìn thấy sẽ có cảm tưởng gì.

Giọng xướng của Lý Phù Dung thật sự kinh diễm. Khi anh cất tiếng, cả khán phòng lập tức yên lặng thưởng thức.

Dường như có gió lùa qua, tấm mành rủ trên sân khấu nhẹ nhàng lay động. Lá trà trong chén chìm chìm nổi nổi, tiểu nhị bưng trà đưa nước không ngừng chạy tới chạy lui, hình ảnh phản chiếu trong mắt như có điểm mơ hồ... Âm thanh ma sát giữa chân ghế với mặt đất bỗng nhiên bị phóng đại, tiếng rít lên ồn ào chói tai...

Lâm Mạc như bừng tỉnh, đứng dậy hét lớn: "Lý Phù Dung tránh ra!"

Thân ảnh mặc diễn phục đỏ thẫm trên đài trong phút chốc phản xạ nhanh chóng, né sang bên cạnh một bước chân.

"Phập!"

Một cây thương dài từ phía trên cắm thẳng xuống sàn diễn.

Lý Phù Dung nắm chặt cổ tay đang đeo đồng xu, cảm nhận nhiệt độ nóng rực của nó. Trong lòng anh sợ hãi, sắc mặt trắng bệch, nếu không phải nghe thấy tiếng hô của Lâm Mạc khi nãy chỉ sợ hiện tại thân thể anh đã bị cây thương kia xuyên qua.

Nhưng thảm kịch vẫn chưa kết thúc.

Trên sân khấu, các diễn viên còn chưa hoàn hồn. Một loạt đao thương sắc nhọn rơi xuống từ trên cao, mục tiêu vô cùng rõ ràng, chính là nhắm thẳng vào đỉnh đầu các diễn viên.

"A...!"

Lâm Mạc không hề chậm trễ phi thân lên đài, đá bay mấy thanh giáo đang phóng xuống. Có người bị dọa hoảng, thất kinh chạy loạn, xô đẩy khiến cho Lâm Mạc không thể đứng vững.

Giây tiếp theo, một người đang trốn ở bên cánh phải như bị thôi miên mà tiến lên hai bước. Sau đó hắn ta chầm chậm ngẩng đầu, con ngươi nở lớn...

Cây thương dài từ trên cao phóng thẳng xuống, xuyên qua cổ họng đã há hốc của hắn ta.

Máu tươi văng tung tóe, một cảnh chết chóc kinh hoàng.

"A...!"

Người xem dưới khán đài như ong vỡ tổ, chen lấn tìm cách thoát ra khỏi Lão Quan Lâu, vừa gào thét vừa khóc lóc.

Tịch Tấn Khiêm và Trạm Văn Sương cố gắng giải tán đám đông. Đường Diễn Sơ gọi điện điều động cấp dưới, khẩn trương lên đài quan sát tình hình.

Máu phun thấm đẫm cả sân khấu, tràn xuống nhiễm đỏ cả một vùng cầu thang. Sau khi xuyên qua cơ thể nạn nhân, đầu cây thương găm xuống tấm ván gỗ trên sàn, ghim chặt xác chết dựng đứng giữa đài.

Giờ phút này ngoại trừ Lâm Mạc và Lý Phù Dung còn đứng trên sân khấu, những diễn viên khác đã được dìu đỡ ra sau.

Đường Diễn Sơ sắc mặt ngưng trọng đánh giá.

Lâm Mạc nói: "Không phát hiện bất kỳ bóng người khả nghi nào, những cây thương và cây giáo này hẳn đều là đạo cụ trong lúc biểu diễn."

Lý Phù Dung trên khuôn mặt trát một lớp phấn dày cho nên không rõ biểu cảm, nhưng giọng nói của anh cứng ngắc như chưa bình tĩnh lại: "Là đạo cụ của đoàn kịch Nam Thai được cất trong kho."

Đạo cụ thương giáo dùng trong lúc biểu diễn hí kịch đều là gỗ ép, vừa dẻo vừa nhẹ, đầu thương được mài bằng cho nên rất cùn, không có khả năng gây thương tích.

Huống chi, trước giờ biểu diễn anh đã cho người kiểm tra đạo cụ rất kỹ càng, trên sân khấu và sau cánh gà đều không có vấn đề, xà ngang trên cao trống không, không hề treo hay buộc bất cứ vật gì.

Thế nhưng hiện tại... Một cỗ thi thể người chết với tử trạng thê thảm lại xuất hiện trước mặt bọn họ.

Rất nhanh, Cục Cảnh sát đã huy động lực lượng tiến hành bao vây và phong tỏa toàn bộ Lão Quan Lâu.

- --

Lời tác giả: canh hai!