Chương 14

Kết quả bởi vì thật sự không có thiên phú, bị một em gái gia nhập lớp cờ vây trễ hơn mình nửa năm đánh cho tơi tả, cuối cùng khóc lóc từ bỏ môn thể thao trí tuệ này.

Nhiều năm trôi qua, Lý Dư không nghĩ tới lần tiếp theo mình cầm quân cờ lên lại là ở một thế giới khác.

Lý Dư vừa hạ cờ vừa thờ ơ hỏi Lý Văn Khiêm: "Đông Cung cháy rồi, ngươi hiện tại ở đâu?"

Lý Văn Khiêm sửng sốt một chút mới nói: "Hoàng gia gia bảo ta đến Tây Sơn Các ở cùng các thúc thúc còn chưa xuất cung xây phủ.”

Hả?

Lý Dư ngoài ý muốn, bởi vì trong sách viết sau khi Đông Cung đại hỏa, hoàng đế xuất phát từ thương tiếc, đưa hài tử tuổi nhỏ mất cha, lại bị các thúc thúc coi là cái đinh trong mắt này an trí ở Duyên Anh Điện, nằm ngay phía Tây tẩm điện Tử Thần Điện của hoàng đế.

Nội dung tiểu thuyết đột nhiên phát sinh biến hóa, hiển nhiên là bởi vì cô.

Lâm Chi Yến nếu không hài lòng chuyện này, ngày sau sợ là còn có thể nghĩ biện pháp tiếp tục giày vò Lý Văn Khiêm.

Lý Văn Khiêm thảm, quá thảm.

Không bao lâu, Lý Dư bị Lý Văn Khiêm đánh tơi tả trên bàn cờ, thu hồi lại đồng tình của mình.



Vẻ mặt cô chết lặng: "Cái này gọi là biết một chút?”

Lý Văn Khiêm rất khó xử, chủ yếu hắn không nghĩ tới cô cô chơi cờ nát như vậy.

Lý Dư: "Quả nhiên chúng ta vẫn nên chơi cờ ca rô thì hơn.”

Lý Văn Khiêm: "Cô cô nói Liên Ngũ Tử sao?”

Lý Dư: "...”

Hóa ra thiết lập của truyện này là cổ đại có cờ ca rô.

Lý Dư và Lý Văn Khiêm chơi mấy ván cờ ca rô, phát hiện mình vẫn thua thảm hại, mà thất bại còn khó coi hơn chơi cờ vây lúc trước, vì thế lại tỏ vẻ không muốn chơi cờ ca rô, vẫn là chơi cờ vây đi, mấy ván cờ ca rô vừa rồi thắng thua không tính.

Trên mặt Lý Văn Khiêm rốt cục lộ ra nụ cười mà một đứa trẻ bằng tuổi nó nên có: "Cô cô chơi xấu.”

Lý Dư: "Chơi xấu cái gì, vốn dĩ chỉ tính cờ vây.”

Chịu ảnh hưởng của Lý Dư, Lý Văn Khiêm trầm tĩnh lại, nó cầm trà bánh lên ăn, chú ý tới trên bàn còn đặt mấy quyển sách liền hỏi Lý Dư: "Cô cô xem sách gì vậy?"

Lý Dư đang nghĩ ít nhiều cũng phải thắng một ván, lúc này toàn tâm toàn ý tập trung vào bàn cờ, bởi vậy trả lời vô cùng có lệ: "Luận Ngữ gì gì đó, ngươi tự xem không phải là biết rồi sao.”



“Ồ.” Lý Văn Khiêm hạ một quân xuống, đưa tay cầm quyển sách mở ra, nhìn chữ Khải xinh đẹp, lại hỏi: “Quyển sách này là cô cô tự chép ạ?”

Lý Dư nhìn chằm chằm bàn cờ, ngón tay vô thức vuốt ve quân cờ trơn bóng lạnh lẽo: "Đương nhiên không phải.”

Nói xong, dư quang chú ý tới Quế Lan ma ma không ở đây, Lý Dư buông phòng bị, hỏi ra vấn đề lúc trước cô vẫn tò mò: "Ngươi biết sách được in như thế nào không?"

Lý Văn Khiêm suy nghĩ một chút, nói: "Nghệ nhân khắc xong chữ viết, quét mực lên là có thể in lên giấy.”

Rất tốt, có kỹ thuật in ấn, không biết là kỹ thuật in ấn khắc bản hay là kỹ thuật in chữ sống, thời gian hai thứ này xuất hiện không giống nhau, một cái ở triều Đường, một cái ở triều Tống.

Lý Dư hạ một quân, vốn tưởng rằng có thể có thời gian thở một hơi, lại không ngờ Lý Văn Khiêm cũng hạ một quân theo, đảo mắt lại đến phiên Lý Dư.

Lý Dư vừa suy tư vừa hỏi: "Vậy ngươi biết nghệ nhân điêu khắc kiểu gì không?”

Lý Văn Khiêm: "Hả?”

Lý Dư không xác định Quế Lan khi nào trở về, lại cảm thấy Lý Văn Khiêm chẳng qua chỉ là một đứa trẻ, nói tỉ mỉ một chút cũng không có gì, liền nói: "Là khắc hết một trang nội dung cần in lên một tấm bảng, hay là khắc một chữ lên từng khối gỗ nhỏ, cần dùng đến chữ nào thì lấy chữ đó ra, gom thành một trang?"

Lý Văn Khiêm làm sao hiểu được những thứ này, hắn lại không giống như Lý Dư từng học trung học cơ sở ở hiện đại, có giáo viên thay hắn đem diễn biến của bốn phát minh lớn cùng hai loại kỹ thuật in ấn liệt kê ra, nói nội dung có trong bài thi.