Chương 26

Chương 26

Chỉ là từ trước đến nay Mặc Sĩ Tranh luôn không muốn đi ra ngoài, huống chi là trở về Trường Hưng hầu phủ, Dung Nhạc cũng không muốn đi chuyến này, nghĩ hay là tìm một cái cớ gì trước để qua lần này hẵng nói.

Dung Tích có một chút ngừng lại, sau khi nhìn thấy Dung Nhạc vài câu đổi chủ đề, liền biết y có tính toán riêng, liền cười cười không nói nhiều nữa, mà nói chuyện phiếm cùng Dung Nhạc về chuyện đọc sách.

Cuộc sống hàng ngày của Dung Nhạc khá đơn điệu, không phải đọc sách thì chính là tập viết chữ, hoặc chính là đi phòng bếp luyện tay nghề, so với hắn, thì Dung Tích hàng ngày phải xuất sắc hơn nhiều.

Điểm đầu tiên và quan trọng nhất là rốt cuộc y không còn bị nhốt ở trong địa bàn của Hầu phủ.

Hắn cũng biết chính mình bởi vì thân phận là con tiểu thϊếp, những thiêú gia công tử có thân phận tôn quý đó không vui kết giao cùng hắn, nhưng Quốc tử giám trừ cái này ra, con của tiểu thϊếp chi thứ có năng lực cũng không ít.

Nếu có thể hảo hảo lợi dụng, chưa chắc không thể trợ lực.

Những việc này, trong lòng hắn đã có tính toán, sẽ không cùng Dung Nhạc giải thích cặn kẽ, chỉ là vùng mà qua, Dung Nhạc biết vị nhân vật chính tính tình cứng cỏi, kiến thức rộng rãi, nên cũng không có hiếu kỳ hỏi.

Dung Nhạc trong lòng chỉ tính từng ngày, Dung Tích vào Quốc tử giám sớm hơn so với trong nguyên tác mấy tháng, không biết hiện giờ đã nhận thức Thất hoàng tử hay chưa.

Hai người nói chuyện một lúc, rồi mới từ trong phòng đi ra, nhưng để tránh phiền toái, nên không cùng nhau rời đi, mà là Dung Tích đi trước, Dung Nhạc ngồi một mình một lát, mới đứng dậy đi ra ngoài.

Bởi vì chuyện đưa vải vóc này, Liễu gia bị mất đi mặt mũi ở trong kinh thành, nhưng đồng thời, tơ lụa trang trong tay Dung Nhạc rốt cuộc cũng bước lên quỹ đạo.

Hiện giờ mọi người đều biết người đứng sau cửa hàng này là Đoan vương thế tử, ít nhất là sẽ không tới tìm phiền toái. Chưởng quầy kia tuy có một chút nhát gan, nhưng là người khéo đưa đẩy, thủ đoạn buôn bán cũng không tồi.

Dung Nhạc thấy hắn vẫn trung tâm, nên cứ để hắn làm, chỉ cần mỗi tháng đưa lên sổ sách là được.

Cứ như vậy, rốt cuộc y đã kiếm được gần trăm lượng tiền mỗi tháng.

Mà bên kia, việc cho thuê sách cũng được thực hiện theo chỉ thị của Dung Nhạc, chỉ là tiến triển sự việc không được suôn sẻ.

Vốn Dung Nhạc rất kỳ vọng vào chuyện này, và y còn đặc biệt thương lượng về các chương trình với chưởng quầy và Trần di. Vì để tránh cho sách vở tổn hại mất đi, phàm là thuê sách ở đây, đều phải yêu cầu đặt tiền thế chấp trước, tiền thuê sách mỗi ngày là ba văn, nếu kéo dài thời hạn giao sách, thì mỗi ngày phải cho thêm một văn tiền nữa.

Sách trả lại cần phải được tiến hành kiểm tra, một khi bị bẩn hoặc tổn hại, tiền sẽ được trừ vào tiền thế chấp.

Mặt khác, dù sao tiệm sách vẫn cần phải làm sinh ý, nên Dung Nhạc đã để người chia tiệm sách làm hai, một bên là bán sách và một bên là cho thuê sách.

Vì là lần đầu tiên thí thủy, vốn dĩ số lượng khách ở tiệm sách không lớn nên không tuyển thêm người, vẫn là chưởng quầy và tiểu nhị kia phụ trách.

Bất quá Dung Nhạc cũng nói, nếu cửa hàng có quá nhiều việc không lo được hết, có thể thuê thêm một vài tiểu nhị hỗ trợ, chút tiền ấy thì y vẫn có thể lo được.

Dù sao thì Thuê sách này cũng là lần đầu tiên thấy, ban đầu còn có người không dám tin tưởng, vì sợ chưởng quầy cầm tiền thế chấp chạy mất.

Kết quả tiểu nhị tên gọi là Triệu Nhị này thật thông minh, thiếu chút nữa có thể nói ra hoa: "Tiệm sách của chúng ta đã mở được mười năm, chưởng quầy còn là một lão nhân, ngay cả gia quyến cũng ở trên con phố này. Tiền đặt cọc một quyển sách mới có mấy lượng bạc, làm sao đáng giá để chưởng quầy mạo hiểm một mình chạy vứt bỏ gia quyến như vậy. Huống chi sinh ý thuê sách này chính là trứng hạ từ gà mái vàng, sao có thể làm loại việc ngốc như mổ gà lấy trứng?”

Mọi người tưởng tượng xác thực như thế, cuối cùng đã có người đầu tiên cật bàng giải(1).

(1: 吃螃蟹: Cật bàng giải nghĩa là làm điều đầu tiên mà được lợi.

Chỉ là thời buổi này, người biết chữ không nhiều lắm, nếu như mua quà nhập học thì họ có thể mua sách Tứ thư ngũ kinh với mấy lượng bạc, hầu như ai cũng có một bộ những cuốn sách học tập này, nên cơ bản không ai đến mượn.

Còn lại là những nghiên cứu linh tinh như Nông thư* (sách nông nghiệp), y thư* (sách y học), nhưng người đọc sách tự giữ thân phận, không chịu tìm hiểu những kiến

thức này, ngoài ra đa số dồn tâm sức vào việc nghiên cứu kinh sách, rất ít người có tinh lực học một khoá học khác.

Về phần những con cháu thế gia nhàn hạ, trong nhà người ta tàng thư so với tiệm sách còn nhiều hơn, hà tất phải bỏ mấy văn tiền để mượn tới mượn xem?

Cho nên mặc dù có con đường thuê sách này, nhưng thu nhập mỗi ngày không nhiều lắm.

Bất quá là đối với những học sinh này mà nói, sao chép là môn kiến thức cơ bản. Rất nhiều hàn môn đệ tử nghèo khó vì đọc sách, đều là mượn đồng học hoặc lão sư cho mượn sách một lần để chép tay, tiết kiệm tiền mua sách. Thuê sách vừa vặn tiện cho họ, chỉ cần tiêu tốn mấy văn tiền, mượn sách về nhà, cẩn thận không làm bẩn sách, sau đó dành vài ngày để chép tay một quyển sách, rồi trả đem sách trả lại. Điều này tương đương với việc họ dành tiền cơm trong ngày để lấy một quyển sách.

Mà sau khi bọn họ sao chép sách, bọn họ không cần thiết phải trả tiền để mượn nó.

Kết quả là phần lớn lợi nhuận của tiệm sách vẫn dựa vào Triệu Nhị để lừa những công tử ca chưa rành thế sự về * * cung đồ.

** : Tác giả để thế nha.

Chỉ là gần nhất sẽ có cuộc tuyển tú, trong kinh nghiêm trị, sinh ý này ngày càng khó làm hơn.

Này là lần đầu tiên Dung Nhạc ở thế giới này đề xuất kế hoạch kinh doanh.

Y thầm nghĩ nguyên nhân chính là do định vị ban đầu đã sai. Vô luận là khi nào, thì tỷ lệ mượn sách tham khảo này cũng sẽ không cao, giống như tiệm sách trước cửa trường hồi còn đi học, có đồng học nào sẽ đi thuê giáo tài(2) và thuê bài thi sao?

(2: Tài liệu giảng dạy.

Mọi người yêu thích nhất là các sách đọc ngoại khóa, ngôn tình và tiểu thuyết võ hiệp.

Dung Nhạc lần nữa đến tiệm sách, hỏi tiểu nhị Triệu Nhị có tiểu thuyết thoại bản không, Triệu Nhị gãi đầu, " Trong tiệm chúng ta không có, nếu ngài muốn đọc, ta có thể giúp tìm mấy quyển.”

Triệu Nhị cũng là sau đó mới biết Dung Nhạc chính là lão bản đứng phía sau tiệm sách. Mặc dù lúc đầu trong lòng còn e ngại chuyện bán Xuân cung đồ cho lão bản, nhưng thấy Dung Nhạc là một người hiền lành dễ nói chuyện, rất nhanh liền lấy lại dũng khí ban đầu.

Tiểu nhị này vì làm trong tiệm sách, cũng học được mấy chữ cùng chưởng quầy, lại có cái đầu thông minh, con đường nhập tranh Xuân cung đồ cũng là hắn đi nghe ngóng.

Dung Nhạc có chút nghi hoặc: "Ngoài Tứ thư Ngũ kinh và Nghiên cứu linh tinh trong tiệm sách, thậm chí cả thoại bản cũng không có?”

Triệu Nhị nói: "Người có tiền, rảnh rỗi thì tự mình nuôi con hát, thì còn ai xem thoại bản đâu? Về phần những thư sinh nghèo đó, thứ nhất là không có tiền mua, thứ hai là xem thường đồ của những người này. Họ là muốn đọc sách thánh hiền.” Hắn Câu nói câu sau cùng mang hàm ý trêu chọc.

Dung Nhạc gõ đầu của hắn một cái, " Quản tốt cái mồm này lại, như thế nào cái gì cũng nói ra.”

Triệu Nhị vội vàng dùng tay che miệng, ý bảo chính mình tuyệt không nhiều lời.

Tuy rằng Triệu Nhị nói như vậy, Dung Nhạc không cho rằng ở đây không có thị trường cho việc đọc tiểu thuyết.

Mặc dù phương thức mang sách vở sẽ biến hoá theo thời đại, từ ấn bản giấy sang sách điện tử, nhưng hình thức văn hóa này sẽ không biến mất.

Cũng giống như trong xã hội hiện đại, với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, có TV, Internet, và các phương tiện truyền thông, mọi người có nhiều cách giải trí hơn như xem phim truyền hình, phim điện ảnh, video ngắn, nhưng những hình thức này hầu hết đều do tiểu thuyết trực tuyến gây ra, lại sẽ không đè ép không gian sinh tồn của tiểu thuyết.

Bởi vì đối với nhiều người thích sách, họ sẵn sàng tưởng tượng trong đầu nhân vật chính của cuốn sách và diễn biến cốt truyện như thế nào, mà không phải là diễn giải hàng ngàn tình tiết này một cách trực quan thông qua người thật.

Triệu Nhị làm việc nhanh nhẹn, không đến một lúc liền lấy ra mấy quyển thoại bản cho y, Dung Nhạc liền đau đầu khi nhìn thấy bên một nửa văn viết bên trên, nhíu mày lật xem một lần, đại khái đã xem hiểu tình tiết, liền ném qua một bên.

Cuốn tiểu thuyết tập trung vào hình tượng của nhân vật, tình tiết câu chuyện và hoàn cảnh nhân vật điển hình, điều thu hút người đọc là sự phát triển và xoay chuyển của cốt truyện, nhưng những từ này quá thô.

Dù Dung Nhạc chưa bao giờ viết văn, nhưng ít ra y cũng đã đọc những trang tác phẩm văn học trực tuyến nổi tiếng, và cũng đã đọc hàng nghìn cuốn tiểu thuyết.

Chưa thấy qua heo chạy thì không có thịt heo ăn sao?

Y đại mã kim đao mà ngồi xuống, chỉ vào Triệu Nhị: "Đi tìm cho ta mấy người viết thoại bản tới.”

______