"Lúc đó ba tôi không vui khi tôi học những thứ đó, học ngành này giống như đang đốt tiền vậy. Ông ấy khóa hết thẻ ngân hàng và thẻ tín dụng của tôi. Ông ấy nghĩ đủ mọi thứ để ngăn cản tôi."
Hạ Đông đắc ý mà cười nói:
"Khi ấy vì kiếm tiền tôi chỉ có thể làm thêm ở tiệm net sau khi tan học, nghỉ hè hay nghỉ đông cũng đều đi làm cả."
Diệp Dạng không nhịn được cười theo, hỏi:
"Thế ba anh có đánh anh không?"
"Không đánh, chưa bao giờ đánh tôi. Ba tôi coi trọng giáo dục bằng lời nói hơn là đòn roi, ông ấy thích thuyết giảng cho nhóc nghe, nếu không được thì cắt đứt hết nguồn tài chính của nhóc."
Hạ Đông nhớ về quá khứ chốc lát sau đó dùng vẻ mặt khoa trương hỏi Diệp Dạng:
"Nhóc nghĩ dựa vào chút tiền làm thêm là tôi có thể tự chi trả học phí chuyên ngành của tôi sao?"
"..."
Chẳng lẽ không phải sao?
"Lúc đó tôi làm thêm ở một tiệm net một tháng chỉ có 800 cả kỳ nghỉ hè không đến 2000 tệ."
Hạ Đông vừa khởi động xe chạy ra bãi đỗ xe, vừa nói tiếp:
"Chút tiền ấy thật sự còn không đủ phí sinh hoạt chứ đừng nói đến việc đóng học phí đại học."
"Vậy ba anh đổi ý sao?"
"Không, ba tôi là một người rất cố chấp đừng mơ ông ấy cúi đầu trước tôi."
Hạ Động nhớ đến lúc ấy không nhịn được cười rộ lên:
"Do mẹ tôi tìm được tôi trong lúc qua đêm ở tiệm net sau đó bà ấy cho tôi một thẻ ngân hàng mới."
"Vậy... Thật tốt quá ạ."
Diệp Dạng khẽ rũ mắt, cậu không được may mắn như vậy, đôi vợ chồng đó không thích cậu, thậm chí còn tước đoạt đi sở thích duy nhất của cậu.
"Con đường theo đuổi ước mơ luôn khó khăn đầy khúc khuỷu."
Hạ Đông lại nói đùa thêm một câu:
"Cuộc thi Ngôi sao lần này đặc biệt dành cho những người vô danh nhưng có tài năng, nhóc có thể thử."
"Tôi sợ mình không làm tốt..."
Âm thanh Diệp Dạng vang lên có chút run rẩy.
"Không cần lo lắng như thế, cơ hội ở ngay trước mắt dù sao cũng phải thử một lần chứ, đừng để sau này phải hối hận."
Hạ Đông nắm tay lái nhìn thẳng về phía trước.
"Kỹ năng của cậu không có vấn đề gì, tạm thời ôm chân Phật(*) ứng phó thôi."
((*)Ôm chân Phật (抱佛脚), bính âm là bào fó jiǎo, một từ tiếng Trung, có nghĩa là bình thường không chuẩn bị, nhất định phải đối phó với một điều gì đó một cách vội vàng)
Thông tin về cuộc thi Ngôi sao truyện tranh đã lan rộng, trong đó có phần lớn là người vẽ truyện tranh nghiệp dư, còn những người có kỹ năng xuất sắc chỉ là số ít.
Diệp Dạng có hơi mong đợi, cứ thử một lần đi, nếu không thử làm sao biết không được chứ?
"Vậy tôi nên làm gì ạ?"
"Tôi nói rồi, tạm thời ôm chân Phật."
Hạ Động nhếch khóe môi, mắt nhìn thẳng.
"Tôi là chân Phật nhóc cần."
"Vậy anh Đông có muốn... Dạy cho tôi không?"
Trong lòng Diệp Dạng vừa kinh ngạc vừa vô cùng vui vẻ, người có thể làm giám khảo tất nhiên kỹ thuật rất tốt rồi.
"Có thể nhưng tôi có điều kiện."
"Điều kiện gì ạ?"
"Không khó đâu nhóc nhất định có thể làm được."
Trong lúc trò chuyện hai người đã về đến khu chung cư, Hạ Đông lái xe đỗ vào bãi đậu xe trước ánh mắt của Diệp Dạng, nói với cậu bạn nhỏ vừa mới xuống khỏi ghế phụ rằng:
"Gọi một tiếng "anh" lần nữa xem nào."
Khuôn mặt Diệp Dạng trong nháy mắt đỏ lên, cậu còn nhớ cảnh tượng gọi Hạ Đông bằng "anh" lúc trước nhưng khi đó đã uống say lại sợ Hạ Đông thật sự tức giận nên mới có thể gọi ra tiếng.
Nhưng lần này cả hai đều đang tỉnh táo còn ở nơi công cộng như bãi đậu xe có người qua lại...
Làm sao bắt cậu gọi được chứ!
Hạ Đông thấy cậu bạn nhỏ không nói lời nào lại đâm thêm một câu:
"Lần trước tôi thấy nhóc vẽ tôi."
Diệp Dạng run run thẳng thừng phủ nhận:
"Tôi không có..."
"Thật à?"
Hạ Đông kéo Diệp Dạng vào thang máy ép cậu vào một góc, hỏi:
"Vậy vì sao người trong bức tranh đó lại mặc áo ngủ của tôi?"
Thật ra Hạ Đông thật sự không cố ý nhìn lén chuyện riêng tư của Diệp Dạng.
Chẳng qua hôm đó khi về nhà nhìn thấy cửa phòng Diệp Dạng không khóa, trên bàn bày tập vẽ, nhớ đến mấy lần trước khi gọi Diệp Dạng ăn cơm lại trốn tránh đỏ mắt cho nên mới tò mò nhìn thử.
Nếu chỉ là chữ viết Hạ Đông chỉ liếc qua chứ không nhìn nhiều nhưng lần đó lại là tranh vẽ.
Người trong tranh nhìn khá giống anh, bối cảnh phía sau cũng giống trong nhà anh nữa.
Bức tranh tả một người đang ngồi dựa vào ghế sofa, ánh mặt trời hắt lên người một tầng ánh sáng vàng dịu nhẹ, gương mặt vừa mang vẻ bí ẩn vừa mang theo nét gì đó ôn hòa.
Mặt trời vừa lên, người trong tranh tựa hồ đang nhìn ai đó bên ngoài tranh, đôi mắt dường như đang cười.
Hạ Đông đưa tay chạm lên một bên má Diệp Dạng, dò hỏi:
"Hử? Vẽ tôi từ lúc nào?"
"Mùng... Mùng tám..."
Diệp Dạng run giọng trả lời.
"Mùng tám?"
Hạ Đông nhớ ngày mùng tám đó, lần đầu tiên cậu bạn nhỏ khóc, sáng sớm hôm ấy anh dậy sớm mua đồ ăn sáng sau đó ngồi trên sofa đợi cậu bạn nhỏ tỉnh dậy.
Diệp Dạng không dám nhìn vào mắt Hạ Đông, cảm thấy hổ thẹn không biết làm sao cho phải.
Lén vẽ người ta đã vậy còn bị chính chủ bắt quả tang, thật sự.... Quá xấu hổ...
May thay, thang máy "Ting" một tiếng báo hiệu đã đến nơi, cậu chui ra khỏi cánh tay Hạ Đông chuẩn bị chạy trốn. Không ngờ lại bị bắt lại, ép quay trở về.
Trong mắt Hạ Đông tràn đầy sự hào hứng, trêu chọc cậu:
"Không nói lý do cũng được."
"Nhưng gọi một tiếng "anh" nghe thử đi."
Diệp Dạng bắt lấy cánh tay của Hạ Đông chuyển chủ đề:
"Cửa thang máy sắp đóng rồi..."
Hạ Đông không nói câu nào chỉ không ngừng ép Diệp Dạng vào góc thang máy, khóe miệng cong lên nhìn chăm chú nhìn vào mắt cậu bạn nhỏ.
Diệp Dạng nhìn Hạ Đông một giây sau đó dời tầm mắt khi cửa thang máy sắp đóng lại, cậu tức giận mà hô lên:
"Anh!"
Vừa nói xong cậu nhanh chóng tách khỏi Hạ Đông quay người chuồn đi mất. Dấu vân tay của cậu đã được lưu từ trước để mở khóa cửa nhà, sau khi mở được cửa Diệp Dạng chạy vội về phòng đóng cửa lại, như thế có một con hổ đuổi theo cậu từ phía sau vậy.
Cậu dựa lưng vào cửa nghe thấy âm thanh của Hạ Đông, đầu tiên anh đóng cửa lại sau đó thay giày trở về phòng mình hình như đã đóng cửa phòng rồi.
Diệp Dạng vỗ vỗ khuôn mặt đỏ bừng của cậu, chợt thở phào một tiếng.
Không biết tại sao cậu lại cảm thấy tim mình đập nhanh đến kỳ lạ, cậu lấy một bộ đồ ngủ ra chuẩn bị đi tắm.
Hơi nước cuồn cuộn trong nhà tắm càng tô thêm sắc hồng trên khuôn mặt Diệp Dạng, khi cậu nhắm mắt lại bỗng nhớ đến nụ cười vừa rồi của Hạ Đông cả ánh mắt của anh khi nhìn cậu, Diệp Dạng chậm rãi cọ tới cọ lui hai mươi phút mới ra ngoài.
Vừa tắt vòi nước Diệp Dạng còn chưa kịp lau khô người đã nghe thấy tiếng gõ cửa, hình như đã gõ được một hồi. Cậu thoáng do dự nhưng vẫn quấn một chiếc khăn tắm quanh eo mới mở cửa.
Hạ Đông bên ngoài đã thay quần áo ngủ trong tay còn một lọ thuốc mỡ, cất lời:
"Tôi còn tưởng cậu bạn nhỏ này mắc cỡ quá không dám mở cửa chứ?"
"Không phải... Tôi vừa tắm xong thôi anh Đông có việc gì sao?"
Nước trên người Diệp Dạng còn chưa lâu khô, quanh eo chỉ buộc một chiếc khăn tắm lỏng lẻo, những giọt nước đã lạnh lẽo khẽ trượt xuống ngực đọng lại trên những nơi hồng hào của cậu.
Một cơn gió lạnh thổi qua, cả người Diệp Dạng run lên giọt nước lại trượt xuống bụng chảy vào nơi...
Hạ Đông ho khan một tiếng đi lướt qua Diệp Dạng vào phòng.
"Đúng lúc, nhóc vừa mới tắm xong."
Tầm mắt Diệp Dạng chuyển động theo hình ảnh của Hạ Đông, cậu thấy Hạ Đông vỗ vỗ trên nệm cậu, nói rằng:
"Lại đây, ngồi xuống."
"Dạ?"
Hạ Đông lắc lắc lọ thuốc mỡ trong tay.
"Giúp nhóc bôi thuốc."
"Tôi không sao đâu..."
Diệp Dạng chợt nghĩ đến việc gì đó thanh âm đột nhiên ngừng lại, cậu ngoan ngoãn đến chỗ Hạ Đông, nằm sấp xuống gối trán lên tay mình.
Hạ Đông vén một góc khăn tắm lau khô lưng giúp Diệp Dạng, bóp một ít thuốc mỡ trị sẹo lên đầu ngón tay nhẹ nhàng bôi lên từng vết sẹo.
Diệp Dạng cảm giác được độ ấm từ những đầu ngón tay của Hạ Đông, trong lòng bỗng tê dại, không biết là cảm giác gì. Giống như có một con kiến bò trên người vừa ngứa ngáy vừa có gì đó đập mạnh lên.
Những vết thương vừa mới xuất hiện chẳng có ai thèm quan tâm, bao nhiêu năm trôi qua, thế mà vẫn có người chịu xoa dịu những vết thương đã khép miệng ấy.
"Mấy vết sẹo này không sao đâu, nó còn hay không cũng không quan trọng."
Giọng nói nghèn nghẹn của cậu bản nhỏ truyền ra từ trong chăn, Hạ Đông vỗ nhè nhẹ lên phần mông bị khăn tắm che phủ.
"Đâu có được, chỉ nhìn thấy những vết sẹo này thôi, tôi đã khó chịu rồi."
Diệp Dạng bị vỗ mông cũng không nói gì nhưng vết hồng hồng trên mặt vừa biến mất lại xuất hiện lần nữa.
Cậu cảm giác bàn tay Hạ Đông dần dần trượt xuống đến đoạn xương cụt, nhẹ nhàng xoa xoa lên nó.
Cơ thể cậu khẽ run lên toàn thân chợt cảm thấy ngứa ngáy, cậu vùi đầu vào trong chăn, có hơi xấu hổ.
Cậu còn nhớ rõ vết sẹo trên xương cụt tại sao lại có, không phải do bị đánh.
Lúc cậu mười một, mười hai tuổi đã đánh nhau với hai người bạn cùng lớp, một bạn nam trong số đó đẩy cậu ra, làm cậu ngồi bệt xuống đất, xương cụt đập vào một hòn đá nhọn.
Lúc đó đang là mùa hè cậu không mặc nhiều quần áo, lúc đó máu còn chảy rất nhiều, mất đi một mảng thịt.
Hai bạn cùng lớp hoảng sợ, có người đi ngang báo với cô giáo rồi cậu được người khác đưa vào phòng y tế.
Bạn nhỏ Diệp Dạng không biết làm sao chỉ thấy bản thân chảy rất nhiều máu, cố nén nước mắt hỏi bác sĩ:
"Bác sĩ ơi, có phải cháu sắp chết không ạ?"
Sau đó giáo viên chủ nhiệm gọi điện cho cả ba vị phụ huynh nói rằng bọn trẻ đánh nhau.
Trùng hợp là người đàn ông đó đang ở nhà nên sau khi nhận cuộc gọi lập tức chạy tới phòng y tế trong trường.
Cha mẹ người khác một là đến giải quyết tranh chấp của bọn trẻ, hai là bảo vệ con mình nhưng người đàn ông đó không giống vậy, sau khi vào phòng y chẳng nói lời nào đã cho bạn nhỏ Diệp Dạng một cái tát.
Cái tát như trời giáng làm bạn nhỏ Diệp Dạng chảy đầy máu mũi, và cả những giọt nước mắt uất ức cố kìm nén từ lâu.
Đâu phải cậu muốn khóc đâu, nhưng nước mắt vẫn không kìm được mà rơi xuống.
Cú tát này làm giáo viên và phụ huynh ở phòng y tế choáng váng hết đầu óc, giáo viên chủ nhiệm rất tức giận, mắng:
"Có người phụ huynh nào như anh chứ? Sao có thể tát vào má trẻ con hả? Anh có biết lực cái tát của một người trưởng thành lớn thế nào không?"
Lúc đó người đàn ông kia đã nói gì?
Diệp Dạng vẫn nhớ như in hai câu nói đó.
"Nó đánh nhau còn không nên đánh? Không nghe lời lo học hành mà còn đánh nhau, phải đánh chết nó!"
Giáo viên chủ nhiệm cầm máu mũi cho Diệp Dạng nghe được lời này thì vô cùng giận.
"Phiền anh làm rõ, con anh bị người ta đánh! Không phải em nó đánh người khác!"
Người đàn ông đó lại nói:
"Một thằng con trai đánh nhau không lại người ta có ích gì? Nó đáng bị đánh!"
Phụ huynh hai người bạn kia bắt con mình xin lỗi cậu, sau đó giáo viên chủ nhiệm mua ít kẹo và mấy trái quýt nhỏ dỗ cậu vui.
Diệp Dạng mang giọng điệu như kể chuyện xưa cho Hạ Đông nghe, thanh âm bình tĩnh như đang nói về chuyện của người khác, nhưng khi nhắc tới người đàn ông đó giọng nói cậu chợt run rẩy lộ ra sự bất an không cách nào che giấu.
Thành thật mà nói, Hạ Đông chỉ nghe kể thôi đã tức sôi cả máu, có một loại xúc động muốn kéo cha của Diệp Dạng ra đấm cho một trận.
Anh không tưởng tượng ra nổi một đứa trẻ ngây thơ khi ấy, thấy bản thân chảy nhiều máu như vậy nghĩ mình sắp chết đến nơi nhưng vẫn kìm nén nước mắt chờ cha đến. Khi cha đến rồi lại tát cho mình một cú. Lúc đó đứa trẻ ấy nghĩ cái gì, trong lòng sẽ đau buồn biết bao.
Hạ Đông khi còn nhỏ là một đứa ngỗ nghịch, kéo bè kéo lũ rủ nhau trốn học, đánh nhau thậm chí đi thi nộp giấy trắng, anh làm rất nhiều thứ nhưng ba anh chưa từng tát anh bao giờ.
Ba anh cảm thấy, bất kể là con trai hay con gái không thể tát vào mặt.
Lúc nhỏ không thể đánh bởi vì đánh mạnh sẽ nguy hiểm, lớn lên cũng không thể đánh, vì đứa trẻ đã lớn cần lòng tự tôn.
Hạ Đông muốn ôm lấy Diệp Dạng, nhưng vì đã bôi thuốc nên không thể làm gì, chỉ có thể sẽ sàng vuốt ve phần tóc mềm mại của cậu.
"Không sao, mọi thứ qua rồi. Bây giờ ông ta còn dám đánh nhóc, nhóc có thể đánh lại ông ta nếu không đánh được thì gọi tôi, tôi đánh đôi nam nữ đó cho nhóc."
Diệp Dạng bị câu nói này chọc cười, cậu vốn chẳng còn đau lòng gì đâu, sỡ dĩ vẫn nhớ rõ như vậy là do ấn tượng quá mức sâu sắc.
Chỉ là không biết vì sao dưới sự vuốt ve dìu dịu của Hạ Đông, nước mắt chợt lăn dài.
Quả nhiên, được dỗ dành một chút lại bắt đầu ra vẻ.
Ở nơi Hạ Đông không nhìn thấy nước mắt từ khóe mắt rơi xuống ướt đẫm cả gối, nhưng nó không còn chứa mỗi nỗi khổ sở như trước nữa, mà là một sự nhẹ nhõm không thể giải thích.
__________
...
(*)Ôm chân Phật (抱佛脚) giải thích chi tiết:Giải nghĩa: Đó là một phép ẩn dụ cho việc không chuẩn bị vào những thời điểm bình thường và vội vàng cầu xin vào phút chót.
Nguồn gốc: Vào thời cổ đại, có một quốc gia tin vào Phật giáo, ở đất nước này, mọi thứ đều đề cao lòng từ bi, và ngay cả những kẻ phạm tội tử hình cũng cố gắng tránh cái chết. Tội trọng của những kẻ sắp bị chém có thể được tha miễn là vào chùa, ôm chân Phật, thành tâm sám hối, cạo tóc xuất gia.
Về sau, người ta dùng 抱佛脚 như một phép ẩn dụ để chỉ những người và những việc thường không được chuẩn bị và phải xử lý một cách vội vàng.
(Theo Baidu)