Loài rắn trong tín ngưỡng của người Việt Nam luôn mang sắc màu bí ẩn và uy nghiêm. Ngoài đời sống bình thường, rắn là một loài vật khá đáng sợ với nọc độc và khả năng tấn công khó kiểm soát. Chính vì vậy, rắn thường nằm trong danh sách nỗi sợ hãi của nhiều người. Tuy nhiên, rắn trong những câu chuyện dân gian truyền lại đều mang yếu tố thần linh: là sứ giả của Ngọc Hoàng, là vị thần được nhiều người thờ tụng.
Vào thế kỉ 18, khi nghĩa quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy chống chúa Nguyễn đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ của những vị tướng tài ba và người dân trên khắp cả nước. Nhiều người cho rằng nghĩa quân Tây Sơn dấy binh chính là hợp ý trời, hợp lòng người. Mãi sau này, mới có giai thoại tương truyền kể lại rằng: vào một buổi sáng sớm tinh mơ, nghĩa quân khởi binh đi ngang qua đèo An Khê thì bỗng nhiên từ trong bụi rậm xuất hiện hai con rắng hổ mang lớn, thân hình đen tuyền, trên đầu có hai chấm tròn màu vàng, đứng chắn giữa đường. Binh lính có phần kinh hãi nhưng Nguyễn Huệ lại vô cùng bình tĩnh, miệng nhẩm mà khấn rằng: "Thưa Sơn Thần, Xà Thần, nếu cho rằng việc khởi binh cứu giúp đất nước của thần là đúng thì xin hãy mở đường, bằng không Xà thần hãy trị tội mình thần còn để anh em trở về với gia đình."
Vừa khấn dứt lời, hai con rắn quẫy chiếc đuôi dài, mở đường cho nghĩa quân đi. Một chú rắn còn cúi đầu rút từ trong bụi cỏ ra một chiếc gươm lớn nạm ngọc, vươn cổ trao cho Nguyễn Huệ. Vị tướng Nguyễn Huệ kính cẩn nhận lấy, đặt tên là Ô Long Đao – tức là Gươm Rồng Đen, để tưởng nhớ tới nhị vị Thần Xà đã tặng thanh gươm quý cho ông. Sau này, thanh Ô Long Đao đã góp phần không nhỏ vào những chiến công hiển hách của nghĩa quân Tây Sơn. Hai chú rắn đen ngày ấy chính là sứ giả của Ngọc Hoàng Đại Đế ban xuống để trợ giúp cho nghĩa quân mà dân gian vẫn hay gọi là Nhị vị Thần Xà. Trong hệ tín ngưỡng đạo Mẫu cũng có thờ hai Ông Lốt, chính là hai con rắn thần.
Là vị thần oai linh đến thế nhưng sự trả thù của loài rắn cũng kinh khủng không kém gì những loài vật khác. Nếu như ai còn nhớ vụ án Lệ chi viên năm xưa đã cướp đi tính mạng của vị công thần bậc nhất Đại Việt: Nguyễn Trãi cũng nằm trong truyền thuyết về sự báo thù của loài rắn. Thuyết kể lại rằng rất lâu rồi, ở làng Nhị Khê, bên cạnh Gò Rùa có một người thầy đồ họ Nguyễn mở trường dạy học. Thấy vùng đất trên Gò Rùa có vị thế đẹp, ông bèn xin làng cấp cho mình đám đất đó để dựng trường học cho yên tĩnh. Nào đâu ông có biết rằng ở bên trong Gò Rùa có một chiếc hang của con rắn thần tu đã lâu, sắp thành Xà tinh đi mây về gió, chỉ cần đợi chút thời gian nữa là sẽ thành chính quả. Ông đồ họ Nguyễn mới nhờ học trò phát quang đám đất bụi cỏ rậm rạp ở trên Gò Rùa đi để dựng trường. Rắn thần biết được nhà cửa của mình sắp bị phá bỏ, bèn báo mộng xin ông đồ đợi mình thêm ít lâu, nuôi con khôn lớn cứng cáp rồi sẽ đi. Vậy nhưng đáng tiếc là ông đồ không hiểu được ý nghĩa của giấc mộng đó. Mấy ngày sau, học trò của ông phát quang Gò Rùa mới báo rằng trong hang đất có một bầy rắn, rắn mẹ sau khi bị chém dao vào đuôi đã bò đi mất, còn ba con rắn con trong hang đều bị gϊếŧ sạch cả. Ông đồ lúc này mới nhớ ra lời báo mộng của con rắn thần, nhưng sự đã muộn, ông ân hận mà không thể làm được gì.
Con rắn thấy ông đồ gϊếŧ hại con cái của mình, đem lòng oán hận vô cùng, thề sẽ gột bỏ nỗi căm hận ấy. Vào một buổi đêm, con rắn tìm tới ngôi nhà của ông đồ, bò lên mái nhà, định căn lúc ông đồ đọc sách đến khuya để gϊếŧ hại. Hôm đó run rủi thế nào, ông đồ lại để ý tới chỗ mưa dột trên mái, phát hiện ra con rắn lớn mới hô hoán lên để mọi người nghe thấy, đem gậy ra đánh đuổi. Con rắn chưa kịp làm gì ông đồ, bèn nhỏ một giọt máu tươi xuống trang sách mà ông đồ đang đọc dở. Ông đồ họ Nguyễn mới mở trang sách, thấy giọt máu thấm tới tận 3 trang sau. Ông thở dài mà lắc đầu: "Rồi nó sẽ báo oán tới đời con cháu của ta..."
Y như vậy, nhiều năm trôi qua, ông đồ cũng mất, con cái tha phương lưu lạc, chỉ còn người cháu lúc đó đang làm quan lớn trên triều đình, tên Nguyễn Trãi. Con rắn thần sau nhiều năm tu luyện đã chữa lành vết thương, nhớ lại mối thù xưa, quyết tâm tìm con cháu ông đồ để trả mối hận. Phát hiện ra Nguyễn Trãi đang làm quan, con rắn bèn hóa thành một người phụ nữ xinh đẹp, nét mặt thanh tú, dáng người uyển chuyển đến trước mặt Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi thấy thú vị mà đối dăm ba câu thơ, người phụ nữ đối đáp lại trôi chảy. Ông quý trọng vì tài văn thơ phú, đưa về phủ làm thϊếp. Người con gái đó tên Nguyễn Thị Lộ, ngày ngày gắn với Nguyễn Trãi không rời, làm cả phủ nổi ghen. Nguyễn Thị Lộ ở bên Nguyễn Trãi lo việc thư phòng đâu ra đấy nên càng khiến ông thêm yêu mến.
Vua Lê nghe tiếng tài năng của Thị Lộ bèn buộc Nguyễn Trãi dâng thϊếp cho mình. Cô gái ở bên vua cũng hết mực cung phụng, được vua phong làm Nữ học sĩ. Có lần, Thị Lộ còn trổ tài biết thêm y thuật, chữa khỏi bệnh cho Thái hậu nên càng được trọng vọng. Thế rồi bi kịch ập đến.
Ngày hôm đó, vua đi tuần ở miền Đông, được Nguyễn Trãi đón vào chùa Côn Sơn, nơi mình ở để tiện hầu hạ. Vua đến Lệ chi viên (nay thuộc tỉnh Bắc Ninh) thì dừng chân nghỉ lại một đêm. Đi hầu cùng vua năm đó có cả Nguyễn Thị Lộ. Đêm hôm ấy, vua thức suốt đêm cùng Thị Lộ rồi mất. Nhà vua có dấu hiệu mệt mỏi đau nhức, Thị Lộ biết thời cơ đã đến thì cắn vào tay vua truyền nọc độc khiến ông mất đột ngột. Tất cả nỗi hàm oan đều trút lên gia đình Nguyễn Trãi: vì tội gϊếŧ vua nên phải tru di tam tộc. Nguyễn Thị Lộ cũng bị bắt giữ đi hành hình nhưng trên đường đi, bà hóa rắn luồn qua song sắt mà trốn mất.
Một người thϊếp của Nguyễn Trãi nghe tin quá hoảng sợ bèn trốn sang Trung Hoa, sinh ra được người con duy nhất còn sống của Nguyễn Trãi đặt tên là Nguyễn Anh Vũ. Sau khi mối hàm oan của gia tộc Nguyễn Trãi được vua Lê Thánh Tông rửa sạch thì Anh Vũ mới được triệu về, phong tước y như cha mình và cấp cho 100 mẫu ruộng. Thế nhưng con rắn năm xưa vẫn chưa buông mối thù cũ, biết dòng tộc họ Nguyễn vẫn còn sót lại một người thì tức tối lắm, nhất định phải gϊếŧ cho bằng được. Vào một lần Anh Vũ đi sứ Trung Quốc, khi đang trên thuyền xuôi bờ sông thì nhìn thấy một con rắn lớn lao theo đòi mạng. Anh Vũ biết rằng mối thù của tổ tiên để lại vẫn chưa được trả xong, bèn khấn rằng sau khi xong việc nước sẽ nộp lại mạng cho rắn. Y như rằng, sau khi xong việc sứ vua giao, Anh Vũ dong thuyền trở về quê nhà thì lại bắt gặp con rắn thần. Ông bèn dặn dò các thuộc hạ những việc quan trọng rồi rút ra một thanh kiếm sắc, mặc nguyên bộ đồ sứ thần nhảy xuống sông, báo thù cho cha. Mọi người đều kinh hãi nhìn chàng trai trẻ nhảy xuống sông, mặt sông sớm loang máu đỏ ra cả một vùng. Anh Vũ năm ấy một đi không trở lại.
Không chỉ có trong giai thoại mà ngày nay, sự báo thù của loài vật linh thiêng đó vẫn còn dai dẳng. Cách đây 3 năm, ở tỉnh Quảng Ngãi có đồn lên một câu chuyện về rắn thần báo oán ở một ngôi làng. Nguồn cơn sự việc bắt đầu cách đó 10 năm trở về trước. Ngôi làng ấy ở tình Quảng Ngãi rất rộng, có một số bãi đất bỏ hoang. Ở một trong những bãi đất rậm rạp sau làng có một ngôi miếu cũ không biết đã nằm ở đấy tựa bao giờ, dưới một gốc cây lớn. Người dân không dám phá bỏ miếu mà vẫn để ở đó, mỗi tháng tới thắp hương vào Mùng một và ngày Rằm. Thế nhưng lại có ba thanh niên trong làng, tên Đại, Huỳnh và Nam không sợ trời cũng chẳng sợ đất, thường xuyên qua lại với nhau chơi bời ở sau làng, nghiện ngập hút chích, thử đủ loại thuốc mới. Vì ngôi miếu hoang cùng khung cảnh hiu quạnh đó nên khu vực này vắng người qua lại, không ai làm phiền ba người thanh niên trẻ.
Thói quen của ba người vẫn vậy cho tới ngày họ gặp phải một con rắn bò ra từ sau ngôi miếu hoang. Hôm ấy, Đại, Huỳnh và Nam đang trong cơn phê thuốc thì nhìn thấy từ xa một con rắn cạp nong lớn bò lại gần mình. Nam hét lên hoảng sợ, loạng choạng lùi lại phía sau. Sẵn có cơn thuốc trong người, Đại bèn vớ lấy cành cây lớn, cùng kéo Huỳnh chạy vòng ra sau con rắn cẩn thận, rồi dùng gậy và đá đập vào người con rắn mà chẳng có chút sợ hãi, miệng nói: "Gϊếŧ nó! Gϊếŧ nó!". Con rắn quằn quại chống trả nhưng không thể chống lại hai thanh niên khỏe mạnh. Những đòn tấn công của nó đều bị Đại lấy gậy gạt đi.
"Đúng thế! Gϊếŧ đi không lại bò vào nhà người ta!". Huỳnh hét.
Huỳnh lấy đá đập vào đầu con rắn be bét máu sau khi Đại đã đập nhiều nhát vào lưng, vào mình con rắn. Con rắn lăn ra chết hẳn, không cựa quậy gì được nữa. Lúc này Nam mới dám lại gần xem, còn bị Huỳnh và Đại mắng chửi là kẻ nhát chết. Huỳnh và Đại liêu xiêu rủ nhau đi mua thêm ít bia để uống còn mình Nam ở lại bên xác con rắn cạp nong. Nghĩ tới món rượu rắn tuyệt đỉnh, Nam mới kiểm tra kĩ xem con rắn đã chết hẳn chưa rồi mới vác xác con rắn liêu xiêu về nhà. Tối hôm đó, Nam cùng bố rửa sạch máu rắn, rút hết mật rồi đem ngâm rượu. Đại và Huỳnh sau đó còn đi khắp làng khoe chiến công gϊếŧ rắn độc của mình, thi thoảng lại sang nhà Nam nhâm nhi món rượu rắn đại bổ thích thú lắm. Cả ba người đều không ngờ rằng đó chính là con rắn ngụ ở chiếc hang trong gốc cây sau miếu đã lâu, là con rắn thần canh miếu thiêng nên đã tàn nhẫn mà gϊếŧ mất. Sau ngày con rắn chết, ngôi miếu hoang trở nên ẩm thấp, không thể thắp quá một tuần hương. Người già trong làng đã cho rằng sự việc có phần cổ quái. Vài năm sau, trưởng làng cũng cho người phá bỏ ngôi mếu, điều đã ảnh hưởng trực tiếp tới cả dòng họ của ông ta.
Thế rồi 10 năm trôi qua, ba thanh niên cũng rời làng làm nhiều ngành nghề khác nhau, lập gia đình. Thế rồi vòng nghiệp báo lúc ấy mới quay trở về hành hạ từng người đã gϊếŧ con rắn năm xưa. Đối với Đại, khi ấy dù mới hơn 30 tuổi đã mắc bệnh rất nặng về cột sống và xương cốt, lúc nào cũng thấy mệt mỏi đau nhức, chữa trị không thể dứt điểm. Đại đi xem tử vi tướng số thì các thầy đều nói cung mệnh của anh ta không có tồn tại loại bệnh này, nhưng có thể anh đã làm gì tội lỗi trong quá khứ nên mới phải gánh chịu quả báo. Căn bệnh này của Đại sẽ ngày càng trở nặng khiến anh ta không thể lao động bình thường, sống cuộc sống khổ sở. Đại mới nhớ tới tội lỗi nhiều năm về trước, nghĩ tới cảnh mình cầm gậy đánh vào người con rắn mà rùng mình... Dường như từng chỗ đau nhức trên cơ thể anh ta đều giống với vết thương trên người con rắn đó...
Còn Nam, tai nạn dành cho anh ta còn kinh hoàng hơn rất nhiều. Nam sau khi lớn lên thì học việc thợ mộc, làm trong một xưởng gỗ, làm công việc cưa và bào gỗ. Trong một lần bất cẩn, Nam đã bị kéo vào máy bào gỗ khiến da ngực và tay bị lột ra hoàn toàn, đau đớn khủng khϊếp. Nam được đưa vào cấp cứu nhưng vết thương quá nặng, khó qua khỏi. Trong cơn mê man, điều kì lạ là Nam chỉ mơ thấy khung cảnh năm xưa cùng bố móc mật, rửa da con rắn chết. Anh liên tục lẩm bẩm: Rắn... rắn... gϊếŧ rắn khiến gia đình hết sức hoang mang. Sau cùng, Nam qua đời trong bệnh viện. Tin đồn mới lan dần ra từ ngày đó, cả làng đều cho rằng những việc Nam gặp phải đều trực tiếp liên quan đến con rắn thần năm xưa.
Giờ nay chỉ còn Huỳnh, người đã trực tiếp kết liễu con rắn chưa gặp phải tai nạn gì kinh hoàng. Anh ta đã trở thành một doanh nhân khá giả, có nhà cửa, xe cộ. Thế nhưng tất cả nỗi oán hận năm xưa đã dồn vào đứa con trai thứ hai, cũng là người con trai duy nhất của Huỳnh. Thằng bé sinh ra đến năm 1 tuổi thì phát một cơn sốt nặng, biến chứng lên não, khiến thằng bé bị liệt, thần kinh không phát triển được như những đứa trẻ bình thường. Việc nằm giường nhiều làm hệ miễn dịch của đứa con trai suy giảm, người liên tục lở loét, kêu la đau đớn, ú ớ. Bao nhiêu tiền của chạy chữa cũng chỉ khiến đứa trẻ lết được trên giường, trông chẳng khác gì một con rắn.
Vợ chồng Huỳnh vô cùng đau khổ, liên tục đi lễ chùa chiền nhiều nơi, nghe sư thầy giảng giải. Khi nhắc tới nghiệp báo sát sinh, Huỳnh mới chợt nhớ ra tội lỗi năm xưa của mình. Anh bèn trút nỗi lòng ra với vị sư trụ trì mới được thầy chỉ đường dẫn lối. Anh trở về ngôi làng cũ của mình, lập hẳn một chiếc miếu thờ thần Rắn, quanh năm hương khói và làm việc thiện để giảm bớt nghiệp chướng. Việc Huỳnh phải về tận quê nhà để xây miếu đã khiến tin đồn ngày càng lan rộng, lên cả báo đài, phơi bày bi kịch của những kẻ sát sinh và phá miếu vô tội vạ.
Rắn là loài vật linh thiêng, đôi khi chứa đựng căn cốt của thần, của người. Nếu gặp rắn bò vào nhà, hãy thả đi chứ đừng gϊếŧ hại. Nếu không, quả báo sau này sẽ rất to lớn.
P/S: Seri này sẽ tạm dừng để em tập trung vào truyện mới có tên "
TỬ HUYẾT TÓC". Sau khi end em sẽ tiếp tục seri này. Mọi người nhớ đón đọc nhé <3