Đại Mạc.
Đề Đăng ngồi xổm trên mặt đất ánh trăng trên đỉnh đầu chiếu xuống khiến cho màn đêm đen sáng tỏ.
Có người dùng cành cây viết ba chữ trên mặt y.
Đề Đăng tròn mắt nhìn, đợi đối phương viết xong mới chậm rãi đọc: "Tạ, Cửu, Lu."
"... Là Tạ Cửu Lâu."
Người bên cạnh bất đắc dĩ lắc đầu, chỉ vào ba chữ kia rồi dạy lại một lần: "Tạ, Cửu, Lâu."
Đề Đăng nhìn chằm chằm chữ đó, sững sờ đọc theo: "Tạ… Cửu…"
"Đề Đăng." Tạ Cửu Lâu ngắt lời y, đôi mắt Đề Đăng lập tức sáng lên, y nhìn qua.
Vừa nhìn đã khiến cho sự tức giận trong lòng Tạ Cửu Lâu biến mất hơn nửa, hắn ngồi xuống bên cạnh Đề Đăng, phủi bụi trên trán Đề Đăng đi, dịu giọng: “Em vẫn luôn thông minh, sao học mãi không nhớ chữ, có phải không muốn học không?”
Đề Đăng không nói, vùi đầu vào l*иg ngực Tạ Cửu Lâu.
Tạ Cửu Lâu ôm chặt lấy y, bật cười: “Lúc nào cũng bày ra cái bộ dạng này, sau này ta không mắc bẫy em nữa đâu.”
Đề Đăng rầu rĩ: “Hôm nay, không học.”
Tạ Cửu Lâu hỏi: “Thế mai học à?”
Đề Đăng không ư hử gì.
Tạ Cửu Lâu dở khóc dở cười: “Cứ không thích đọc sách như thế sao?”
Người trong lòng im lặng rất lâu, Tạ Cửu Lâu nghe thấy Đề Đăng lẩm bẩm như chịu thua: “Tạ, Cửu.”
Tạ Cửu Lâu sửa lại: “Còn có Lâu nữa.”
Đề Đăng vẫn đọc như cũ: “Tạ Cửu.”
Tạ Cửu Lâu: “Lâu.”
“Tạ Cửu.”
“... Lâu.”
“Tạ Cửu.”
“... Vậy thì cứ để Tạ Cửu đi.”
...
Từ trong mộng tỉnh lại, Đề Đăng nôn ra một ngụm nước, y phun lên mặt người đang cúi xuống nhìn y.
Người kia lau mặt, không giận, chỉ quan tâm hỏi: “Tỉnh rồi à?’
Đề Đăng hơi hé mắt nhìn, y còn lẩm bẩm: “Tạ Cửu...”
“Hầy, tỉnh dậy đi.” Người kia lắc vai y: “Mau tỉnh lại.”
Trải qua một hồi lắc lư, Đề Đăng bừng tỉnh, ánh mắt y nhìn mặt người này rồi ngẩn ra...
Vừa nãy chỉ là mộng.
Đối phương thấy y tỉnh táo lại thì hỏi tiếp: “Tỉnh chưa?”
Đề Đăng nhắm chặt mắt, để người kia đỡ mình ngồi dậy, nhìn ra xung quanh, đây là bờ sông.
“Không sao chứ?” Người bên cạnh y cười ha hả.
Đề Đăng lại đánh giá hắn ta, người đỡ y dậy là một công tử, tuổi tác thoạt nhìn mới qua nhược quán, thanh tú, nho nhã, quần áo mộc mạc, lúc nói chuyện rất ôn hòa, hiền hậu.
“Đây là nơi nào?”
“Thành Tu Du.” Công tử kia nói: “Hai người các ngươi bị đuối nước, trùng hợp ta đến bên bờ sông cắt cỏ, thấy các ngươi đang nằm bên dưới tảng đá, nửa thân trên nổi trong nước nên mới cứu lên.”
“Thành Tu Du?” Đề Đăng nghĩ một lát rồi nói tiếp: “Hai người bọn ta?”
Ban đầu y tưởng là Hạc Đỉnh Hồng vì cứu y nên mới nhảy xuống sông, không ngờ người kia “oa” một tiếng như nhớ ra rồi chỉ vào phía sau y: “Còn có công tử này nữa.”
Đề Đăng nhìn qua mới thấy ở sau đối phương còn có một bóng người cao lớn nữa.
Người kia đứng đó, đầu được một chiếc áo choàng lớn che phủ, mũ áo choàng phủ kín mặt, ngón trỏ trên tay phải có đeo một chiếc nhẫn đồng thô. Lúc phát hiện Đề Đăng nhìn qua, người kia lập tức quay đi, kéo mũ xuống thấp hơn.
Đề Đăng nhíu mày, y ngồi dậy rồi nghiêng đầu nhìn, người kia quay đi như trốn tránh, dịch đến bên phải công tử kia, Đề Đăng lại nghiêng đầu sang phải, nhất quyết muốn nhìn mặt người đó.
Vị công tử bị kẹp giữa hai người, đang thấy khó xử thì đυ.ng đến chiếc tay nải bên cạnh, hắn ta đưa tay nải cho Đề Đăng: “Ngươi nhìn xem, đây có phải của ngươi không?”
Đề Đăng nhận lấy, mở ra nhìn, đồ vật bên trong không bị thiếu, y nói: “Đa tạ.”
Sau đó lại hỏi: “Các hạ...”
“Gọi ta Khương Xương là được rồi.” Đối phương đứng dậy, nhìn sắc trời: “Trời cũng sắp tối rồi, các ngươi trôi đến bên bờ sông, chắc là cũng không muốn đến đây. Không tìm được chỗ ở, nếu như không chê thì có thể tá túc chỗ ta một đêm.”
Hai người đều do dự bất động.
Một lát sau, Đề Đăng đứng dậy trước: “Vậy thì làm phiền rồi.” Người áo đen kia cũng đi theo.
Trên đường đi, Khương Xương bắt chuyện: “Thấy hai người cầm theo tay nải, mọi người muốn ra ngoài sao? Hai người định đi đâu?”
“Lúc đầu ta muốn đến thành Tu Du.” Đề Đăng tiếp lời.
Khương Xương đi đến trước mặt bọn họ, chỉ bóng lưng người đang chậm rãi đi phía trước: “Trùng hợp quá, đến thành Tu Du làm gì?”
“Tìm người.”
“Tìm ai?”
Khương Xương hỏi ra miệng, một lát sau không có tiếng trả lời, hắn ta mới phát hiện ra bản thân nhiều chuyện rồi, đang quay đầu lại muốn giải thích với Đề Đăng: “Ta chỉ là...”
Nhưng lại thấy ánh mắt Đề Đăng dõi theo người đang đi không nhanh, không chậm phía trước, giống như đợi đối phương nói chuyện.
“Ngươi không cần đợi hắn ta nói chuyện đâu.” Khương Xương chậm rãi đi song song với Đề Đăng: “E rằng công tử này là một người câm điếc. Lúc ta cứu hắn ta, hỏi cái gì hắn ta cũng không nói, không biết là không nghe thấy hay là nghe không hiểu nữa. Chắc là không có nơi nào để đi nên mới một mực theo ta về nơi này.”
Đề Đăng thôi không nhìn nữa, nhìn như không thèm để ý: “Vậy sao.”