Rừng Nauy

6/10 trên tổng số 1 lượt đánh giá
Tác Giả: Đề Cử
Tình Trạng: Hoàn Thành
Tên nguyên gốc của tác phẩm, Noruwei no mori, là cách dịch tiêu chuẩn trong tiếng Nhật cho tựa bài hát Norwegian Wood được John Lennon viết khi còn trong nhóm The Beatles (và cũng thường được nhắc đến …
Xem Thêm

Khi ngồi trên tàu hoả cao tốc đi Tokyo, nhớ đến tất cả những gì đã làm cô hay hơn nhiều so với các cô gái khác ở nhà, tôi cảm thấy hành vi của mình thật kinh khủng, nhưng chẳng có cách gì gỡ lại được nữa. Tôi sẽ cố quên cô ta.

Có một điều duy nhất mà tôi phải làm khi bắt đầu cuộc sống mới của mình trong khu học xá, đó là thôi không coi chuyện gì ở đời là quan trọng nữa, và thiết lập một khoảng cách thích hợp giữa bản thân với tất cả mọi chuyện. Hãy quên những chiếc bàn bi-a màu xanh nâu và những chiếc N-360 màu đỏ cùng những đoá hoa trắng trên bàn học; quên đám khói bốc lên từ những ống khói ngất ngưởng của lò thiêu xác, những cục chặn giấy kếch xù trong phòng hỏi cũng của cảnh sát. Lúc đầu việc đó có vẻ hiệu nghiệm. Tôi đã cố gắng để quên, nhưng bên trong tôi vẫn có một chút khí vón cục lại một cách mơ hồ. Và khi thời gian cứ trôi đi, cục khí vón ấy bắt đầu có hình hài rõ rệt và đơn giản, một hình hài mà tôi có thể ta được bằng lời, như sau:

Cái chết là có thực, nó không phải là đối nghịch của cuộc sống, mà là một phần của cuộc sống.

Nói ra như vậy nghe thật sáo mòn, nhưng đã có thời tôi cảm thấy cái hình hài ấy không phải bằng lời mà như một cục khí vón lại ở trong tôi. Cái chết là có thực - trong một cục chặn giấy, trong bốn trái bóng đỏ và trắng trên mặt bàn bi-a - và chúng ta tiếp tục sống và hít thở nó vào phổi như những làn bụi mịn.

Trước đó, tôi đã hiểu cái chết như một cái gì hoàn toàn tách biệt và độc lập với sự sống. Bàn tay của sự chết nhất định sẽ túm lấy chúng ta, tôi cảm thấy thế, nhưng cho tới ngày nó tìm đến ta, nó vẫn để ta được yên thân. Điều đó dường như là một chân lý đơn giản và hợp logic đối với tôi. Sự sống ở đây, sự chết thì ở kia. Tôi đang còn ở đây, chưa phải ở đó.

Tuy nhiên, đêm hôm Kizuki chết, tôi đã mất khả năng nhìn nhận sự chết (và sự sống) một cách giản dị như vậy/ Chết không phải là đối nghịch của sống. Nó đã đang ở đây rồi, ngay bên trong tôi, nó đã luôn luôn ở đây, và không có gì có thể cho phép tôi quên được điều đó. Khi nó lấy đi Kizuki mới mười bảy tuổi đầu trong cái đêm tháng Năm ấy, sự chết đã túm được cả tôi.

Tôi sống qua mùa xuân sau đó, ở tuổi mười tám, với cục khí vón trong ngực mình, nhưng không lúc nào ngưng tranh đấu chống lại sự hồi sinh của thái độ coi trọng mọi sự ở đời. Coi trọng sự đời không phải là cách tiếp cận chân lý, tôi cảm thấy như vậy, cho dù vẫn mơ hồ. Nhưng sự chết là một thực tế, một thực tế nghiêm cẩn, dù ta có nhìn nhận nó kiểu gì đi nữa. Mắc kẹt trong mối mâu thuẫn nghẹt thở ấy, tôi lẩn quẩn trong một vòng tròn vô tận. Bây giờ nhìn lại, những ngày ấy thật lạ lùng. Ở đoạn giữa của cuộc đời, mọi thứ

Dù sao, quan hệ của tôi với Naoko không phải là không tiến triển. Dần dà, nàng quen thuộc với tôi hơn, và tôi cũng vậy. Đến cuối hè và vào học kỳ mới, Naoko bắt đầu sánh vai cùng tôi như thể đó là một việc tự nhiên nhất trên đời. Nàng đã coi tôi là bạn rồi, tôi kết luận vậy và sánh bước cùng một cô gái đẹp như vậy hoàn toàn chẳng nặng nhọc gì đối với tôi. Chúng tôi vẫn tiếp tục đi bộ khắp Tokyo theo một lộ trình ngoằn ngoèo, lên đồi, qua sông và những con đường tàu, cứ thế bước đi mà không hề nghĩ sẽ đến đích ở nơi nào. Chúng tôi cứ nhằm thẳng phía trước mà đi, như thề việc đi bộ là một nghi lễ tôn giáo sẽ chữa lành đôi linh hồn bị tổn thương của chúng tôi. Nếu trời mưa, chúng tôi dùng ô che, nhưng vẫn sẽ đi cho dù thế nào.

Rồi mùa thu đến. Sân trong khu học xá phủ đầy lá zelkova. Hương thơm nhè nhẹ của buổi sang mùa đượm trong không gian khi tôi mặc lên người chiếc áo len đầu tiên. Sau khi đã đi mòn một đôi giày, tôi mua thêm hẳn vài đôi da lộn.

Tôi vẫn không thể nhớ lại hai đứa đã nói với nhau những chuyện gì. Chẳng có gì đặc biệt, có lẽ vậy. Chúng tôi tiếp tục tránh không nhắc đến quá khứ và hiếm khi nói về Kizuki. Chúng tôi có thể đối diện nhau khi uống cà phê trong im lặng hoàn toàn.

Naoko thích nghe tôi kể chuyện về Quốc-xã. Một lần hắn đi chơi với một sinh viên cùng lớp (một cô gái học dịa lý, tất nhiên rồi) nhưng còn sớm đã thấy về với bộ mặt ỉu xìu. "Này, W-W-Watanabe, với bọn con g-gơ-gơ gái thì cậu nói những chuyện gì?" Không nhớ là tôi đã trả lời hắn thế nào, nhưng rõ ràng là Quốc-xã đã chọn lầm người để hỏi chuyện đó. Hồi tháng Bảy, có kẻ trong khu học xá đã bỏ cái ảnh con kênh đào ở Amsterdam của Quốc-xã xuống và treo thay vào đó một bức ảnh chụp cây Cầu Cổng vàng. Hắn bảo tôi hắn muốn biết xem Quốc-xã có thủ da^ʍ được với cái Cầu Cổng vàng hay không.

"Nó sướиɠ rơn," tôi báo cáo lại mấy hôm sau đó. Và thế là có kẻ lại thay vào đó một bức ảnh chụp núi băng trôi ngoài biển. Mỗi lần bị thay ảnh như thế, Quốc-xã đều khó chịu.

"Đứ đứ đứa nào làm cái trò này thế?" hắn hỏi.

"Tớ cũng đang thắc mắc đây," tôi đáp. "Nhưng có sao đâu? Đều là ảnh đẹp cả. Cậu phải biết ơn mới phải."

"Ờ tớ cũng nghĩ thế, nhưng cũng kì thật."

Những mẩu chuyện của tôi về Quốc-xã lúc nào cũng làm cho Naoko phì cười. Không dễ gì làm được chuyện đó, nên tôi thường xuyên nói đến hắn, mặc dù không mấy tự hào vì đã dùng hắn vào việc ấy. Quốc-xã chỉ là đứa con trai út trong một gia đình chẳng giàu có gì và tình cờ lớn lên với thái độ quá coi trọng việc tu dưỡng bản thân của chính mình. Làm bản đồ là một mơ ước nhỏ nhoi của cuộc đời nhỏ nhoi của hắn. Ai có quyền gì đem hắn ra làm trò cười như vậy?

Thế nhưng đến lúc ấy thì những mẩu chuyện đùa bỡn về Quốc-xã đã trở thành nguồn đề tài tán dóc trong khu học xá, và chẳng cách gì để tôi có thể cứu vãn được chuyện đó. Ngoài ra, hình ảnh gương mặt mỉm cười của Naoko đã trở thành nguồn khoái lạc đặc biệt của tôi. Và tôi tiếp tục cũng cấp cho thiên hạ những mẩu chuyện mới.

Một lần Naoko đã hỏi tôi, chỉ một lần thôi, rằng tôi đã có cô gái nào ưa thích chưa. Tôi kể cho nàng nghe về cô gái tôi đã bỏ lại ở Kobe. "Cô ta tốt," tôi nói, "mình thích ngủ với cô ta, và đôi lúc vẫn còn nhớ cô ta, nhưng nói cho cùng thì cô ta không làm mình xúc động. Mình không biết, đôi khi mình nghĩ trong lòng mình có một cái nhân cứng ở đây này, và không gì có thể thâm nhập nó. Có lẽ mình không thể thực sự yêu ai."

"Thế cậu đã từng yêu chưa? Naoko hỏi.

"Chưa bao giờ," tôi đáp.

Và nàng không hỏi thêm nữa.

Khi mùa thu đã tàn và những cơn gió lạnh bắt đầu tràn về qua thành phố, Naoko sẽ thường nép chặt vào cánh tay tôi. Tôi có thể cảm thấy hơi thở của nàng qua lần vải dày của chiếc áo khoác nàng mặc. Nàng sẽ khoác chặt lấy tay tôi, hoặc thọc tay vào túi áo tôi, hoặc nếu trời thật lạnh thì nàng run rẩy bám chặt lấy cánh tay tôi.

Những cái đó chẳng có ý nghĩa gì đặc biệt. Tôi vẫn tiếp tục bước, hai tay đút túi. Giày có đế cao-su của chúng tôi không gây tiếng động nào trên mặt vỉa hè, trừ những tiếng lạo xạo khô khốc mỗi khi chúng tôi giẫm phải những đám lá khô héo trên đường. Mỗi khi nghe tiếng động ấy, tôi thương cảm cho Naoko lắm. Cánh tay tôi không phải là cánh tay nàng cần, mà là tay người khác kia. Hơi ấm của tôi không phải là cái nàng cần, mà là hơi ấm của người khác kia. Tôi thấy gần như có tội vì đã là chính mình.

Càng vào sâu mùa đông, cái vẻ trong vắt của đôi mắt Naoko hình như cũng rõ ràng mãi lên. Đó là một thứ rõ ràng không biết sẽ dẫn tới đâu. Đôi khi Naoko khoá chặt tia nhìn của nàng vào mắt tôi mà không có lí do gì rõ rệt. Hình như nàng đang tìm kiếm một cái gì, và điều đó khiến tôi tràn ngập một cầm giác vô vọng và cô đơn kì lạ.

Tôi tự hỏi có phải là nàng đang cố truyền đạt một điều gì đó cho tôi, một điều gì đó mà nàng không thể nói nên lời - một điều gì đó có trước cả ngôn từ mà nàng không thể nắm bắt và do đó không thể hy vọng sẽ biến nó thành lời. Và thế là nàng sẽ nghịch cái dải buộc tóc, chấm chấm chiếc khăn tay lên miệng, hoặc nhìn vào mắt tôi với một vẻ vô nghĩa như thế. Tôi những muốn ôm chặt lấy nàng những lúc ấy, nhưng lại do dự và khựng lại. Tôi sợ mình sẽ làm nàng đau đớn. Và thế là hai chúng tôi cứ đi mãi trên những con phố Tokyo, trong khi Naoko cứ tìm kiếm lời lẽ trong không gian trống vắng.

Thêm Bình Luận