"Đồng phục" mặc đồng phục, tất nhiên rồi, với giày da đen, còn Nakano thì xách theo bên mình một máy ghi âm hiệu Sony. Ông đặt cái máy xuống cạnh chân cột cờ trong khi "Đồng phục" mở một cái hộp để lộ lá cờ được gấp gọn gàng ở bên trong. Anh ta kính cẩn dâng lá cờ cho Nakano. Ông này mắc nó vào dây trên cột cờ, để lộ hình tròn đỏ chói của Mặt trời mọc trên nền trắng tinh khiết.
Sau đó, "Đồng phục" bấm nút cho chạy nhạc quốc thiều.
"Cầu cho Chúa tể chúng ta sẽ ngự trị..."
Và lá cờ sẽ leo lên.
"Cho đến khi sổi cuội thành đá tảng..."
Nó sẽ lên đến nửa cột.
"Và được rêu xanh bao phủ..."
Bây giờ thì nó đã ở trên ngọn cột. Hai người ấy đứng nghiêm, im phăng phắc, ngẩng nhìn lá cờ lúc ấy đã là cả một hình ảnh kì vỹ trong những ngày đẹp trời lộng gió.
Lễ hạ cờ được cử hành lúc chiều tối với cùng một vẻ trang nghiêm như thế, nhưng theo trình tự ngược lại. Lá cở sẽ trèo xuống và tìm về chỗ của nó trong chiếc hộp.
Quốc kỳ không tung bay trong đêm tối.
Tôi không biết tại sao lá cờ phải được hạ xuống vào ban đêm. Quốc dân vẫn tiếp tục tồn tại qua đêm tối, và biết bao nhiêu người vẫn làm việc suốt đêm - thợ xây dựng đường sắt và những người lái taxi, rồi chủ các quán bar, lính cứu hoả, người gác đêm. Tôi thấy có vẻ thật bất công khi những người này bị tước mất quyền được lá cờ bảo vệ. Hoặc giả chuyện này cũng chẳng hệ trọng đến thế mà cũng chẳng có ai quan tâm - trừ tôi. Cũng chẳng phải là tôi thực sự quan tâm. Chỉ vì nó tình cờ đi qua tâm trí tôi thế thôi.
Nội quy bắt buộc sinh viên năm đầu và năm thứ hai phải ở hai người một phòng, còn sinh viên năm thứ ba và năm cuối thì được ở riêng mỗi người một phòng. Phòng đôi thì dài hơn và hẹp hơn cỡ phòng bề ba mét bề bốn mét một chút, với một cửa sổ khung nhôm kính trên bức tường đối diện cửa ra vào và hai chiếc bàn kê cạnh đó theo lối để hai người ngồi học quay lưng vào nhau. Bên trái cửa ra vào kê một bộ giường tầng khung thép. Đồ đạc đi liền với phòng đều chắc chắn và giản dị, bao gồm hai tủ sắt đựng quần áo có khoá, một bàn nước nhỏ, và một số giá đỡ liền tường. Ngay cả người dễ tính nhất cũng khó lòng gọi cách bài trí ấy là thơ mộng. Trên giá đỡ của hầu hết các phòng đều thấy để những đồ như đài bán dẫn, máy sấy tóc, ấm đun nước và nồi cơm điện, cà-phê tan, trà túi, đường miếng, và những nồi bát đơn giản để nấu mì ăn liền. Trên tường treo đầy những ảnh cắt từ tạp chí dành cho con gái hoặc bích chương quảng cáo phim ảnh khiêu da^ʍ ăn trộm được. Một gã có hình chụp lợn đang đi tơ nhau, nhưng đó là một ngoại lệ đặc biệt so với đa số hình ảnh đàn bà tя͢ầи ͙ȶя͢υồиɠ bình thường, các nữ ca sĩ phổ thông hoặc nữ diễn viên. Giá sách phía trên bàn học thì đựng sách giáo khoa, tự điển và tiểu thuyết.
Rác rưởi của những căn phòng toàn bọn con trai này thật khủng khϊếp. Vỏ quýt mốc meo dính chặt vào đáy những bồ đựng giấy loại. Những vỏ đồ hộp dùng làm gạt tàn chất đầy đầu mẩu thuốc lá, và khi chúng bắt lửa âm ỉ cháy thì liền bị giội cà-phê hoặc bia rồi đề mặc đó cho đến lúc bốc mùi chua loét. Bụi đen và những vụn bẩn vô tăm tích bám đầy bát đĩa trên, các giá đỡ, và sàn nhà thì đầy những vỏ mì ăn lỉền và hộp bia rỗng cùng những nắp đậy của thứ này thứ kia vứt lung tung. Không ai nghĩ đến việc quét nhà và dọn rác. Cơn gió nào thổi qua phòng cũng làm bụi bốc lên mù mịt. Mỗi phòng có một mùi gớm guốc riêng của mình, nhưng cấu phần của cái mùi ấy thì đều như nhau: mồ hôi, mùi thân thế bẩn thỉu, và mùi rác rưỡi. Quần áo bẩn chất đống dưới gầm giường, và vì không có ai thèm phơi phóng chăn nệm thường xuyên nên những thứ vải vóc ngấm đẫm mồ hôi ấy bốc mùi hôi hầm không thể cứu chữa nổi. Nghĩ lại, có vẻ thật kì diệu là những đống hôi thối ấy không làm nay sinh dịch bệnh chết người nào.
Nhưng buồng tôi ở lại sạch tinh tươm như một phòng ướp xác. Sàn nhà và cửa sổ không một vết bẩn, chăn nệm tuần nào cũng được phơi phóng, tất cả bút chì đều đứng ngay ngắn trong hộp đựng của chúng, thậm chí màn cửa cũng được giặt mỗi tháng một lần. Bạn cùng phòng với tôi là một gã sạch sẽ đến mức bệnh hoạn. Khỏng có ai trong khu học xá tin lời tôi khi tôi kề chuyện giặt màn cửa phòng mình. Chúng không biết rằng màn cửa lại có thể giặt được. Hình như chúng tin rằng màn cửa là một bộ phận bán thường xuyên của kết cấu cửa sổ.
"Thằng cha đó hỏng rồi," chúng nói, và đặt biệt danh cho anh bạn tôi là một thằng lính phát xít, một tên Quốc-xã.
Thậm chí chúng tôi không có cả ảnh trên tường. Không, chúng tôi có bức ảnh chụp một con kênh đào ở Amsterdam. Trước đấy tôi đã ghim một tấm ảnh khoả thân lên rồi, nhưng bạn cùng phòng với tôi lại hạ nó xuống. "Này, Watanabe," hắn nói, "tơ-tơ-tớ không khoái mấy của này lắm đâu," rồi găm luôn cái ảnh kênh đào lên thay. Tôi cũng không mặn mà gì với cái ảnh khoả thân, nên chẳng buồn phản đối làm gì.
"Cái quái gì thế kia hả?" Đó là câu cảm thán đôi với bức ảnh kênh đào Amsterdam của tất cả bọn con trai đã từng vào phòng tôi.
"À, Quốc-xã nó thích vừa nhìn cái đó vừa cho ra bằng tay," tôi nói.
Tôi chỉ định đùa thôi, nhưng tất cả bọn chúng lại tin là thật - đến nỗi chính tôi cũng bắt đầu tin đó là chuyện thật.
Ai cũng tỏ vẻ thương tôi vì phải ở chung với Quốc-xã, nhưng thực tình tôi không khó chịu gì chuyện đó. Hắn để tôi yên thân chừng nào tôi giữ chỗ của mình thật sạch sẽ, và thực tế là ở cùng phòng với hắn lại dễ chịu hơn trong nhiều chuyện. Hắn làm tất các việc dọn dẹp, hắn phơi phóng chăn nệm, hắn thu dọn và đổ rác. Hắn hít hít mấy cái và khuyên tôi nên đi tắm nếu tôi đã quá bận đến nỗi mấy ngày rồi chưa tắm. Thậm chí hắn còn nhắc tôi đã đến lúc phải đi cắt tóc hoặc tỉa lông mũi. Chỉ có một thứ làm tôi khó chịu, đó là cái lối hắn phun thuốc trừ sâu mù mịt mỗi khi phát hiện ra dù chỉ một con ruồi thôi ở trong phòng, vì lúc ấy tôi sẽ phải tị nạn sang một cái chuồng chỗ hàng xóm nào đó.
Quốc-xã học địa lý ở một trường đại học quốc gia.
Như lời hắn nói ở buổi sơ giao, "Tớ học về bờ-bờ-bản-bản đồ."
"Cậu thích bản đồ à?" Tôi hỏi.
"Đúng vậy. Khi tốt nghiệp, tớ sẽ vào làm việc cho Viện Địa Đạc và làm bờ-bờ-bản-ban đồ."
"Nhưng không thể thế được," hắn nói, giọng tỉnh bơ. "Tớ không thể bỏ một động tác nào. Tớ đã tập thế này mỗi sáng trong suốt mười năm qua, và hễ bắt đầu là mọi thứ cứ thế tự động diên ra một cách vô thức. Bỏ một động tác nào là tớ phải bỏ hết mất."
Tôi không biết nói gì thêm. Còn nói gì được nữa? Cách nhanh nhất để chấm dứt tình trạng ấy là đợi cho hắn ra khỏi phòng và quăng cái đài chết tiệt của hắn qua cái cửa sổ chết dẫm kia, nhưng tôi biết nếu làm vậy thì mọi việc sẽ tá hoả tam tinh. Quốc-xã quý hoá đồ của hắn lắm. Hắn mỉm cười khi thấy tôi ngồi thừ trên mép giường, và cố an ủi tôi.
"Này, Watanabe, sao cậu không dậy tập thể dục cùng với tớ cho xong?" Rồi hắn đi ăn sáng.
***
Naoko chặc lưỡi khi tôi kể cho nàng về Quốc-xã và những bài tập thể dục theo đài của hắn. Tôi không định làm nàng cười, nhưng chính tôi lại phì cười vì câu chuyện của mình. Nàng chỉ hơi mỉm cười một chút, nhưng đó là lần đầu tôi thấy một nụ cười ở nàng và cảm thấy vui vì nó trong một lúc thật lâu.
Chúng tôi vừa xuống tàu ở ga Yotsuya và đang đi bộ dọc bờ kè bên ngoài nhà ga. Đó là một chiều Chủ nhật khoang giữa tháng Năm. Nhưng trận mưa rào ngắn ngủi suốt buổi sáng đã tạnh hẳn, và gió nam đã xua tan những đám mây là là mặt đất. Những đám lá anh đào xanh biếc xào xạc trong không trung, long lanh hắt nắng đi tứ phía. Đó là một ngày đầu hè. Nhưng người đi ngang chúng tôi đều vắt áo len hoặc áo ngoài của họ trên vai, hoặc cầm ở tay. Ai cũng có vẻ đang vui hướng một chiều Chủ nhật đầy nắng ấm. Đám thanh niên chơi bóng quần trong khu sân ở phía bên kia bờ kè đã cởi trần mặc quần cộc. Chỉ có chỗ hai bà sơ vẫn mặc trang phục mùa đông đang ngồi chuyện trò trên một chiếc ghế dài là có vẻ chưa có mùa hè, mặc dù họ đều ngồi ngay dưới nắng.