Edit: Vân Linh Nhược Vũ"Về sau, khi con trưởng thành hơn, cũng quả thật nhịn không được, con quyết định phải nói rõ ràng với hai người, con không muốn tiếp tục bắn nữa..."
Nói tới chỗ này, Kỳ Trăn tuyệt vọng nhìn sang phía Kỳ Nguyệt: "Ha, nhưng đúng lúc đó... chị quay lại... Kỳ Nguyệt... chị quay lại... cứ phải quay lại vào đúng lúc đó..."
Kỳ Trăn thất thần lẩm bẩm: "Từ nhỏ đến lớn tôi chưa từng thấy ánh sáng như vậy trong mắt ba, ba, ba biết không? Con chưa từng thấy ánh sáng ấy khi ba nhìn con... Khoảng thời gian đó, ba đi bộ cũng phấn khởi như mang theo gió, lần nào ba mở miệng cũng đều nhắc về Kỳ Nguyệt, đều nói Kỳ Nguyệt ưu tú thế nào, có thiên phú tốt ra sao... Ba chỉ biết nhắc con phải học tập Kỳ Nguyệt, nói chị ta dưới điều kiện thiếu thốn lại có thể bắn giỏi đến vậy, nói con có điều kiện tốt mà không biết quý trọng... Cứ thế... cứ thế... mỗi lần đều như thế... Thật giống như chỉ cần con từ bỏ việc bắn, sự tồn tại của con sẽ không còn ý nghĩa, ba mẹ sẽ từ bỏ con... Con thật không dám tưởng tượng, nếu lúc đó con nói với ba mẹ con không muốn luyện bắn nữa, sẽ có kết quả thế nào... Chắc chắn hai người sẽ vứt bỏ đứa con gái này! Giống như lúc đầu hai người vứt Kỳ Nguyệt đến nông thôn vậy!"
Vu Thục Hoa che miệng, bà ta không ngờ con gái sẽ hiểu lầm họ sâu đến vậy: "Trăn Trăn... Sao con lại nghĩ vậy chứ... Con là con gái của ba mẹ mà... Ba mẹ sao lại vứt bỏ con... Còn về chị con, ban đầu do sức khỏe nó không tốt, công việc của ba mẹ lại quá bận rộn nên không thể nuôi nổi hai đứa, mà chất lượng không khí ở nông thôn tốt hơn, quả thật thích hợp để điều dưỡng, nên ba mẹ mới đưa chị con đến nông thôn dưỡng bệnh."
Kỳ Trăn nhìn mẹ mình: "Phải không? Vậy sau khi chị ta khỏi bệnh, sao ba mẹ vẫn không chịu đón về? Đến khi nghe chị ta đạt giải nhất cuộc thi bắn súng của tỉnh mới nhớ đến?"
Ánh mắt Kỳ Nguyệt hơi động, cô không ngờ vấn đề đè nén trong lòng mình nhiều năm như vậy cuối cùng lại được Kỳ Trăn hỏi giúp.
Biểu cảm của Vu Thục Hoa khi nhìn Kỳ Nguyệt có chút không được tự nhiên, mặc dù rất không muốn thừa nhận, nhưng bà ta đành phải mở miệng: "Mẹ... Mẹ thừa nhận... đều là con gái ruột... nhưng vẫn có sự khác biệt... Từ nhỏ con đã lớn lên bên cạnh mẹ, do mẹ đích thân nuôi nấng, đương nhiên mẹ sẽ yêu thương con hơn. Về phía chị con, nó chỉ thân thiết với ông bà nội và chú hai của con, tính tình lại lỗ mãng, hồi đó mẹ bận công việc, còn phải quan tâm đến hành trình thi đấu và cuộc sống thường ngày của con, đã quá bận rộn rồi, lúc đó mẹ sợ khi đưa nó về nhà sẽ nuôi không nổi, cho nên mới trì hoãn từ lần này sang lần khác, đến tận khi ba con kiên quyết đòi đưa nó về..."
Kỳ Nguyệt lẳng lặng nghe mẹ mình nói, đây là lần đầu tiên cô nghe bà ta thừa nhận mình thiên vị.
Thật bất ngờ, cô không cảm thấy đau lòng.
Lòng người đâu thể bình đẳng như nước trong chén đâu, chấp nhận mình không được ưu ái ngược lại để cô có cảm giác thoải mái hơn.
Kỳ Trăn tuyệt vọng nói: "Ba, mẹ, hai người biết thành ngữ Thố tử hồ bi không? Nếu khi đó con nói với hai người con không muốn bỏ bắn, con sẽ thay thế Kỳ Nguyệt trở thành con thỏ bị vứt bỏ kia!"
Vu Thục Hoa vội giải thích: "Sẽ không! Trăn Trăn, sẽ không! Người mẹ thương nhất là con mà!"
Kỳ Trăn: "Ha ha... Sẽ không thật sao? Hai người thật sự cho rằng sẽ không thật sao? Đến lúc đó tất cả sự chú ý của hai người sẽ chuyển sang Kỳ Nguyệt, mọi ánh mắt cũng sẽ tập trung vào Kỳ Nguyệt... Vậy có khác gì vứt bỏ con đâu chứ?"
....
(*) Thố tử hồ bi: Thỏ chết cáo đau lòngĐiển tích về Thố tử hồ bi: Cáo và thỏ đều là con vật bị thợ săn nhắm đến khi săn nên chúng đều vô cùng căm ghét con người, một ngày nọ, thỏ và cáo đang hưởng thụ phong cảnh thì bị thợ săn phát hiện. Thỏ và cáo bỏ chạy, thỏ bị bắn chết, cáo chạy bạt mạng, đến khi thợ săn đi mất cáo mới dám quay về chỗ cũ, cáo đau lòng khóc, thương cảm cho thỏ, nghĩ rằng tương lai kết cục của mình cũng có thể như thỏ. Ở đây ý của Kỳ Trăn là: Nếu cô ấy không bắn nữa, thì sẽ trở thành con thỏ trên điển tích trên, bị chết (bị vứt bỏ) bởi thợ săn (bởi cha mẹ mình).Hai câu tục ngữ ở Việt Nam tương tự về nghĩa với Thố tử hồ bi: Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ, bầu bí thương nhau.