Nhân vật chính: Đường Hàm Nguyệt, Nhu Kha, Lục Hoà, Nghi Dương,..., và không đếm xuể các nhân vật khác. Editor: Không ai khác chính là tôi, cô gái khốn khổ muốn dừng nghiệp edit nhưng lại nhận ra mình còn hố chưa hoàn.
Văn án
Lời tác giả:
Khi tất cả nữ chính và nữ phụ cùng nhau đứng lên, chống lại chế độ phong kiến, tư tưởng nam quyền, cùng nhau sửa lại sử sách (không có bàn tay vàng, nhưng có lẽ sẽ có ngón tay bạc??? Thuận theo cốt truyện)
Khi Đường Từ nữ giả nam trang, trong lòng chỉ muốn báo thù công chúa tiền triều nên đi làm quan, gặp phải Quận chúa Nhu Kha khi còn bé chơi cùng với nhau ở Tiết Thanh minh...
Đường Từ: Đại tỷ tỷ ôn nhu, thân thiện cùng ta lớn lên, thế mà mười hai năm sau lại có suy nghĩ cưỡng bách ta???
Nhu Kha: Con dâu nuôi từ bé đã bảy năm vô ý lạc mất, mười hai năm sau gặp lại vậy mà giả vờ không quen ta???
Lục Hòa muốn sửa lại án sai của Ôn Thanh Hà, nên nữ giả nam trang tiến vào triều làm quan, sau đó liền bị Công chúa Nghi Dương ương ngạnh, kiêu ngạo lột đồ, biết được thân phận thật sự...
Lục Hòa: Hối hận vô cùng, vì sao ngày gặp mặt ngày đầu tiên, ta lại mang cái buộc ngực chất lượng kém như vậy???
Nghi dương: Hối hận vô cùng, vì sao ngày gặp mặt ngày đầu tiên, ta lột quần áo xong lại không tiếp tục hắc hắc hắc???
Một đôi thanh mai trúc mã, như dòng nước lặng lẽ chảy. Một đôi oan gia ngõ hẹp, nhất vãng tình thâm.
Trở lên ↑↑↑↑↑ đều là văn án không tiết tháo, kỳ thật văn phong thực đứng đắn, phi thường đứng đắn, quá đứng đắn…… nên sợ dọa chạy người đọc……
Dùng ăn phải biết:
Đừng quá bắt bẻ chi tiết, khảo chứng thực tế (tuy rằng ta vừa viết vừa khảo chứng…… thì sẽ khiến độc giả đỡ bị ảnh hưởng, tận tình theo đuổi cốt truyện, tình cảm là được
- ------------------------------
Quy Tự Dao là phần I của Lưỡng Đô Ký Sự, dù nội dung không hề liên quan tới nhau vì bối cảnh cách nhau đến hơn 200 năm.
Khác với chuyện tu thân trị quốc khi quốc thái dân an cùng với mối tình sau chu môn của Lưỡng Đô Ký Sự, Quy Tự Dao đi theo một hướng khác. Cũng vẫn là phong cách quen thuộc của đài này: Không khí thanh thản trầm lắng, giọng văn bình tĩnh thản nhiên, đi sâu vào tâm tư cảm xúc, nồng đậm khí khái cổ nhân, không gian thoáng đạt nhã nhặn,... Nhưng Quy Tự Dao kể chuyện quyền mưu quan trường, đạo lí nhân sinh, cùng với đó là cách mà nữ tử thời ấy vươn lên ngang, hoặc trên cả tầm nam tử, đặt nền móng cho thời đại của Lưỡng Đô Ký Sự sau này.
LỜI DẪN (do Editor soạn)
Mười ba năm trước, Đinh Dậu chính biến, Ngự giai đổi chủ. Trưởng công chúa Đường Hàm Nguyệt, hiệu Vĩnh Gia, trên đường tháo chạy khỏi Đế kinh thì rơi sông mất tích, từ ấy bặt vô âm tín, ai cũng cho rằng đã chết.
Sau hơn mười năm nằm gai nếm mật, Đường Hàm Nguyệt - nay thay tên đổi họ thành Đường Từ, nữ phẫn nam trang vào kinh chờ thời, được nhận làm môn sinh thân cận dưới trướng Lại bộ Thượng thư Tần Diên, quan lộ bắt đầu từ Hàn Lâm viện. Trên con đường trả mối thù nhà khi xưa, nhân khi các đảng phái trong vương thất âm thầm tranh đấu và đoạt người tài về bên mình, Đường Từ cũng dần cuốn vào hồi cửu long đoạt đích, nhúng tay vào thao túng âm mưu tranh quyền đoạt vị với tư cách nhân sĩ đứng sau.
Trên con đường mà từng bước đều phải mưu toan, với thân phận Học sĩ Hàn Lâm viện Đường Từ, Đường Hàm Nguyệt gặp lại thanh mai trúc của mình khi xưa, Nhu Kha quận chúa, mà Nhu Kha quận chúa cũng đã tìm kiếm người tiểu muội kém 6 tuổi này suốt gần 15 năm, với niềm tin Đường Hàm Nguyệt vẫn còn sống. Chỉ tiếc rằng Nhu Kha lại cũng chính là nữ nhi của Dự Vương, người năm ấy tiếp tay cho quân phản loạn.