Chương 8: Tiền Kiếp

... Một đêm đông lạnh giá tại Hà Nội ...

Một người thanh niên trẻ đạp vội chiếc xe đạp cũ kĩ lao đi trên đường, trên tay còn sách cặp l*иg cháo sườn nỏng hổi cùng với mấy cái quẩy. Chẳng là người thanh niên này sinh ra trong một gia đình thương binh liệt sĩ, bố cậu sau cuộc chiến thảm khốc thì đã mất đi hai đôi chân. Cả gia đình sống tại một ngôi nhà nhỏ cấp bốn, ngày ngày mẹ cậu mở hàng nước để cả gia đình trông cậy vào đó mà sống cho qua ngày. Do hoàn cảnh khó khăn, mà trợ cấp cho thương binh lại ít, người thanh niền tuổi đôi mươi này đành bỏ việc học hành dang dở mà đi làm thợ hồ nhằm kiếm thêm thu nhập phụ giúp mẹ và đồng thời là để lo chuyện học hành cho người em trai.

Cái thời thiết ngoài Hà Nội này phải nói là rất khắc nghiệt, nếu không muốn nói là độc. Mùa hè thì quá nóng, mà mùa đông thị lại giá buốt. Chẳng vì thế mà cuối cùng người mẹ cũng đã đổ bệnh. Hôm nay nhận tiên công trường cho công nhân nghỉ sớm, thế nên người thanh niên này đã tạt qua hàng cháo sườn mà mua một cặp l*иg cho mẹ, bản thân cậu thì cũng chỉ dám làm cái bánh mì ốp la có năm nghìn đồng mà thôi. Đang đạp xe trên con đường vắng người, từ phía xa xa, người thanh niên này nhìn thấy một cô gái đi xe cup đang bị bốn người thanh niên khác ngồi trên hai xe dream chặn đầu. Đi ngang qua và nghe loáng thoáng thì cậu biết là bọn lưu manh đang trọc ghẹo cô gái. Thế nhưng vì nghĩ rằng mẹ đang nằm trong viện một mình và có thể là đang rất đói, thế cho nên cậu ta cũng cắm đầu đạp xe đi thẳng. Thế nhưng đi chưa được mấy mét thì tiếng người con gái kia la thất thanh. Người thanh niên này quay đầu lại nhìn thì thấy cô gái này đã rời xe bỏ chạy, dí theo sau là ba thằng thanh niên lưu manh. Thấy rằng trời tối mà đường phố lại quá vắng vẻ, không biết là bọn lưu manh này sẽ còn giở trò gì ra nữa. Nghĩ đên đây, người thanh niên ngay lập tức quay đầu xe đạp lại và dựng ở gốc cây, cậu ta nhẹ nhàng để cái cặp l*иg cháo còn đang nóng hổi xuống vìa hè. Tức tốc người thanh niên này lao ngay lại phía ba thằng lưu manh đã ép được cô gái kia vào một bức tường.

Người thanh niên này lập tức lao tới đẩy mạnh thằng lưu manh đang tìm cách hôn hít sờ soạn người con gái kia ra, khiến hắn ta ngã lăn cu đơ. Người thanh niên này lấy thân mình che trở cho cô gái, cậu ta hét lớn:

- Bọn mất dạy, cút ngay!

Mấy thằng thanh niên này lúc đầu thấy chàng trai nhà nghèo thì có hơi bỡ ngỡ, thế rồi chúng nó cười phá lên khanh khách. Thằng lưu manh ngã lăn ra đất lúc này mới từ từ đứng dậy, nó nhìn người thanh niên này rồi nói:

- Mày là cái thằng đ*o nào thế?

Người thanh niên này quát:

- Tao là ai kệ xác tao!

Thế rồi người thanh niên này lao vào ẩu đả đánh đấm túi bụi với ba thằng lưu manh. Người con gài này nhân cơ hội mới đứng đó la hét kêu cứu. Giữa màn đêm khuya vắng vẻ đó, nghe tiếng cô gái la hét thất thanh tức thì mấy nhà dân quanh đó bắt đầu sáng đèn. Bọn lưu manh thấy không ổn chúng đành rút lui, lúc này người thanh niên dũng cảm kia mới lồm cồm bò dậy trên mặt đất, thế nhưng mà không may cho cậu ta, khi người con gái kia mới đỡ cậu ta đứng dậy thì một thằng lưu manh do quá cay cú vì bị cậu ta phá đám nên đã cầm con dao nhọn lao tới đâm xuyên sau lưng. Chỉ thấy người thanh niên này hét lên thất thanh đổ gục ra đất, bốn tên lưu manh kia chẳng mấy chốc mà cũng nhẩy lên xe phóng đi mất. Người con gái thấy ân nhân cứu mình đổ gục xuống đất mới mốt hoảng ngồi xuông lay anh ta mà gọi lớn:

- Anh ơi ... anh ...

Người con gái này vừa la hét gọi người thanh niên vừa hô hoán kêu cứu. Chẳng mấy chốc mà người dân đã ùa ra đường và bu lại xung quanh, người thì chạy vội lên đồn, người vòng lên nhà báo công an, người thì đi kiếm xích lô hay như phương tiện để đưa người thanh niên này tới viện.

Người thanh niên này từ từ dứng dậy, thế rồi cậu ta bước ra đằng xa đi về phía chiếc xe đạp và cặp l*иg cháo còn bốc hơi nóng hổi kia. Vừa đi, người thanh niên này vừa quay đầu nhìn không hiểu vì sao mà mình đã đứng lên rồi mà người dân còn bu đầy ở đó làm cái gì không biết. Người thanh niên này tiến lại phía vỉa hè, thế rồi cậu ta khum người tính cầm cái cặp l*иg cháo để mang vào viện cho mẹ. Thế nhưng lạ thay, khi tay cậu ta với mãi mà không sao cầm được cái cặp l*иg cháo đó lên. Người thanh này sợ hãi, cậu ta ngồi xuống đưa hẳn hai tay ra như thể để nhấc cặp l*иg cháo lên, thế nhưng mà người thanh niên này như chố mắt ra khi mà hai tay cậu đi xuyên qua cái cặp l*иg cháo đó. Như không tin vào mắt mình, người thanh niên này cứ ngồi đó mà đưa hai tay xuyên qua cặp l*иg cháo như để thử lại. Bất ngờ, có ba người từ đằng sau cậu ta tiến tới nói:

- Đến giờ rồi.

Người thanh niên này đứng dậy quay đầu lại nhìn, cả ba người này trên mình mặc đồ cổ trang trắng toát, người đứng đầu trên tay còn cầm một cuốn sổ với cái bút lông. Người thanh niên này nói:

- Giờ gì?

Người cầm sổ nói:

- Mau mau đi theo chúng tôi.

Người thanh niên này lắc đầu chỉ tay vô cái cặp l*иg nói:

- Không, tôi còn phải mang cháo vào cho mẹ tôi.

Thế nhưng mặc cho người thanh niên này có phân bua giả thích đến mấy, hai người mặc cổ trang đi theo người cầm sổ sách đã tiến tới mà lôi cậu ta. Người thanh niên này giãy giụa, hai hàng nước mắt lưng tròng nhìn vào cái cặp l*иg cháo còn đang bốc hơi đặt ngay ngắn trên vỉa hè. Cái đêm hôm đó, người thanh niên được người dân mang vào viện, nhưng vết thương quá sâu và mất khá nhiều máu dọc đường đi mà cuối cùng người thanh niên dũng cảm kia đã chết trước khi lên bàn cấp cứu.

Thật đáng thương thay là chỉ cho đến khi xuống tới tận địa phủ thì người thanh niên này mới bàng hoàng khi biết được rằng mình đã chết. Ngồi dưới đại điện âm phủ mà trong lòng người thanh niên này bồn chồn nôn nao lắm, cậu ta chẳng có vẻ gì là lo lắng hay như sợ hãi cái việc mình đã chết, mà thâm tâm cậu ta chỉ luôn nghĩ tới người mẹ đang ốm nặng, thêm vào đó là người cha già tàn tật và đứa em còn nhỏ, liệu ai sẽ lo cho họ cơ chứ. Quỳ trước đại điện âm phủ, nghe Phán Quan tuyên đọc phán từ mà người thanh niên này không những không hề tập chung mà còn mấy lần cắt lời Phán Quan và gào lên đòi Diêm Vương cho mình quay lại trần thế. Cảm thấy bực tức vì người thanh niên này có ý đồ làm loạn đại điện âm phủ, ngay khi Diêm Vương ra lệnh cho quỷ sai đầy đọa người thanh niên này xuống phòng cực hình thì Phán Quan mới vội bước tới chắp tay cúi đầu nói:

- Xin Diêm Vương minh xét.

Diêm Vương vuốt râu nói:

- Phán Quan chẳng hay có điều gì muốn bẩm báo?

Phán Quan đáp:

- Bảm diêm vương, trên đời này ít có người nào mà quên mình vì nghĩa như người này. Sở dĩ cậu ta lộng ngôn và có nhưng hành động gây rối cũng chỉ là vì lo cho gia đình, lo cho cha mẹ mà thôi. Thần thiết nghĩ chúng ta nên tìm cách thưởng cho câu ta hơn là phạt ạ.

Diêm Vương hỏi tiếp:

- Thế ý của Phán Quan là sao?

Phán Quan đáp:

- Theo như thần được biết, thì cả gia đình người này đều hành thiện tích đức, sở dĩ gặp nghiệp như hôm nay cũng chỉ là thử thách cuối cùng mà Thiên Phụ an bài cho họ trước khi được an nhàn ở bên kia của sự sống. Thêm vào đó, dù trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, mà cậu ta vẫn không quên hành thiện tích đức. Họa chăng theo thần, chúng ta có thể thay đổi tình thế và giúp cho gia đình cậu ta an nhàn suốt đời được không ạ? Cũng coi như là nhân quả cho việc người thanh niên này quên mình cứu người?

Diêm Vương nghe những lời nói đó của Phán Quan thì cũng gật đầu chấp thuận theo. Phán Quan quay đầu bảo quỷ sai buông tay người thanh niên này ra. Thế rồi ông ta nói:

- Nếu ta có thể đảm bảo cho gia đình cậu được sống an nhàn tới cuối đời, cậu có phục không?

Người thanh niên này đứng đó im lặng nghĩ ngợi một lúc, Phán Quan nói tiếp:

- Cơ hội chỉ đến một lần, cậu hãy nghĩ cho kĩ...

Người thanh niên này nhìn Phán Quan, thế rồi cậu ta quỳ xuống đất nói mà hai dòng nước mắt tuôn rơi:

- Đã vậy thì xin Diêm Vương và Phán Quan cho tôi được thêm một ân huệ cuối nữa được không ạ?

Diêm Vương phán:

- Nhà người cứ nói đi.

Người thanh niên này noi giọng nghẹn ngào:

- Xin ngài cho tôi được lên trần thăm mẹ lần cuối, sau khi toại nguyện rồi, thì linh hồn này xin cam chịu mọi hình phạt xét sử ạ.

Diêm Vương rút lệnh bài gỗ ra ném xuống đất:

- Được, ta cho nhà ngươi toại.

Đêm hôm đó, mẹ của người thanh niên đang nằm trong viện mà lo lắng cho con mình khi không thấy cậu ta vô thăm thì bất chợt một cơn gió lạnh ùa vào. Mặc dù đang sốt run cả người nóng hâm hấp, thế nhưng một cái cảm giác gì đó rờn rợn vẫn chạy dọc sống lưng bà ta. Vốn là người lương thiện và ít khi tin vào ma quỷ, người mẹ từ từ ngồi dậy trên giường bệnh, khi bà hướng mắt ra cửa thì thấy bóng dáng của người con trai cả đang đứng tựa cửa, hình ảnh cứ thế mà nhạt nhòa vào không gian. Người mẹ lúc này mới thốt lên đúng một từ:

- Con...

Vong hồn người con trai lúc này mới từ từ lướt tới bên giường bệnh của người mẹ, cậu ta quỳ gối xuống nằm úp đầu lên đùi người mẹ. Người mẹ thì hai mắt nhạt nhòa, cái tiếng nấc như một rõ dần. Thế rồi khi bà ta đưa tay lên tính vuốt tóc người con trai lần cuối thì cậu ta đã tan theo mây khói, chỉ còn lại bà mẹ ngồi trên giường bệnh khóc nức nở mà thương tiếc cho đứa con bạc phận của mình.

Đúng như lời Phán Quan nói, gia đình nhà cô gái được người thanh niên anh dũng kia cứu hôm nào đã tìm được đến gia đình cậu. Gia đình cô gái này cũng thuộc vào loại có của ăn của để, thêm nữa là họ đã kêu gọi khuyên góp, và cũng kể từ đó, có thể nói là gia đình của người thanh niên này được cải thiện hơn trước nhiều, mẹ cậu được chăm lo thuốc men đầy đủ cũng đã hồi phục, và người em trai đã học thẳng được lên đại học. Vậy còn vong hồn của người thanh niên dũng cảm đó thì sao? sau khi thăm mẹ lần cuối, vong hồn người thanh niên này quay lại diêm la địa phủ, cậu được Phán Quan thu nhận làm quỷ sai phát cho roi da và quần áo trắng để phục tùng Diêm Vương nhằm tích thêm công đức cho đủ năm trăm mùa xá tội vong nhân để đền đáp ơn của Diêm Vương và Phán Quan. Cái người thanh niên dũng cảm ngày nào đó không phải ai xa là mà chính là tôi.

... Tại phòng làm việc của Phán Quán ...

Ngồi đây nghe Phán Quan kể lại tiền kiếp của mình mà tôi như có thể hình dùng ra được mọi thứ đang diễn ran gay trước mắt, bất chợt hai hàng nước mắt của tôi tuôn rơi. Họa cho cùng thì bản thân tôi cũng đã từng là nạn nhân của cái xã hội thối nát, cái mặt trái của cuộc đời mà thôi. Phán Quan ngồi trước mặt tôi thở dài, thế rồi ngài châm lửa hút thuốc từ cái tẩu dài và nói:

- Cậu biết không, thời gian có thể làm mờ đi được quá khứ, nhưng cái bản chất của con người thì tồn tại mãi mãi. Ngay từ cái hôm đầu cậu lên trần để đón người xuống, tôi có thể cảm nhận được cái bản chất của con người cậu đang từ từ trỗi dậy lại rồi...

Tôi nhìn Phán Quan mà đưa tay gặt nước mắt đang lăn trên má, Phán Quan đứng dậy cầm tẩu hút đi vòng ra cửa phòng nhả khói nói:

- Vạn vật trên đời này, dù cho có là trên trần thế hay dưới địa ngục, tất cả đều tuân theo kiếp luân hồi nhân quả. Ngay như bản thân ta với cậu có được cơ duyên như ngày hôm nay cũng là ý trời mà thôi.

Nói rồi Phán Quan quay lại nhìn tôi nói:

- Hôm nay ta kể chuyện này ra cho cậu cũng có thể coi là do ý trời, một phần nữa là vì ta muốn cậu nhớ rằng cậu là người như thế nào...

Phán Quan cầm tẩu lên dít thuốc, thế rồi ngài nói thêm:

- Nếu ta nói rằng cái vong nữ cậu gặp hôm nào chính là cô gái mà cậu cứu thì cậu có tin không?

Tôi ngước mắt nhìn Phán Quan như không hiểu, ngài nhả khói nói chậm:

- Cái kiếp mà cậu giúp cô ta, đáng lẽ cô ta phải chịu quả báo bị chết thảm do tội nghiệt từ kiếp trước nữa, thế nhưng mà cậu đã ca thiệp cứu cô ta thoát khỏi tai kiếp đó. Thế rồi giờ đây, cô ta phải gánh lại cái số phận đã từng an bài trước đây, cái số phận và vong hồn cô ta mãi mãi lạc vào ranh giới giữa sống và chết, mãi mãi vất vưởng không bao giờ siêu thoát được.

Tôi hỏi Phán Quan:

- Ngài không sợ tối sẽ can thiệp một lần nữa sao?

Phán Quan tiến tới vỗ vai tôi nhẹ và nói:

- Ý trời đã định, hãy làm những gì mà cậu cho là đúng...

Nói rồi Phán Quán chấp tay ra sau lưng tiến tới bên kệ sách cao quá đầu nhìn và nói:

- Còn bản thân ta là ai mà phán sét cơ chứ, họa chăng ta chỉ là người trông giữ sách sinh tử mà thôi.