Quỷ Cái Vận Đồ Prada (The Devil Wears Prada)

Chưa có ai đánh giá truyện này!
Tác Giả: Đề Cử
Tình Trạng: Hoàn Thành
Khi Andrea Sachs đặt chân lên văn phòng lộng lẫy của tờ Runway, cô không biết gì hết. Không biết tới tờ tạp chí thời trang nhất của thế giới, hay nữ Tổng biên tập được sợ hãi và tâng bốc quá đáng của  …
Xem Thêm

Chương 13
“Cho vào làm,” Miranda hạ lệnh sau khi nói chuyện với Annabelle – người thứ mười hai được tôi phỏng vấn và là một trong hai người tôi thấy xứng đáng giới thiệu cho Miranda. Annabelle là người Pháp (cô nói tiếng Anh ít đến nỗi hai đứa song sinh phải phiên dịch cho tôi nghe), có bằng tốt nghiệp Sorbonne, cao lớn, gân guốc, tóc nâu tuyệt đẹp. Ngoài ra có phong thái. Cô không ngại kiểu hiện diện sống sượng của Miranda lẫn đòi hỏi phải đi bốt cao gót đi làm. Bản thân cô cũng lạnh và sống sượng, tránh nhìn thẳng vào mắt người đối diện, luôn tỏ ra hơi chán chường và lạnh nhạt, và rất tự tin. Tôi rất mừng khi Miranda chọn cô, thứ nhất vì tôi không phải mất hàng tuần lễ để thử các ứng cử viên có hợp nghề trông trẻ, và thứ hai, tôi coi đó là dấu hiệu le lói chứng tỏ tôi đã nhận ra đường đi lối lại.

Đường đi lối lại nào, tôi cũng chưa chắc lắm, nhưng hiện tại mọi việc đều trót lọt như ý. Quần áo tôi đã đặt xong, không phạm phải lỗi gì đáng kể. Miranda không điên tiết lên khi tôi đưa những thứ bà đặt ở Givenchy và lỡ mồm phát âm cái tên đó như tiếng Tàu. Nhưng sau khi lườm sắc lẹm và tung ra vài câu bình phẩm độc địa thì bà cũng dạy tôi phát âm cho chuẩn, mọi việc đều ổn cả, cho đến lúc ai đó phải báo với bà là chỗ hàng đặt ở Robert Cavalli chưa được sản xuất và phải ba tuần nữa mới có. Nhưng vụ này tôi cũng khắc phục xong, sắp xếp cả lịch hẹn thử đồ với thợ may riêng của bà ở kho quần áo, sau đó đưa toàn bộ chỗ quần áo về nhà bà, đưa vào phòng quần áo nổi tiếng, to như một căn hộ độc thân.

Kế hoạch chuẩn bị dạ hội vẫn tiến triển trong khi Miranda vắng mặt, từ khi bà về thì tăng tốc gấp bội, chỉ ngạc nhiên là không gây ra sự kinh hoàng nào lớn – có vẻ như mọi việc đều xong xuôi để thứ Sáu tới có thể diễn ra trôi chảy. Trong lúc Miranda còn ở châu Âu, Channel đưa đến một chiếc áo đỏ dài đến gót, cắt bó, đính cườm, đẹp như trong mộng. Tôi đưa ngay sang bên giặt là để họ hoàn tất những nét cuối cùng. Tôi có thấy trong số tháng trước của Thời trang Phụ nữ Hằng ngày một chiếc áo dài tương tự màu đen; khi nghe tôi nhắc chuyện đó, Emily gật đầu đầy vẻ bí hiểm.

“Bốn mươi nghìn dollar,” cô nói và lúc lắc đầu như một mụ già, trong khi nhắp chuột vào một chiếc quần đen trên trang “style.com” để kiếm ý tưởng cho chuyến đi châu Âu sắp tới với Miranda.

“Bốn mươi nghìn GÌ?”

“Áo dài của sếp. Cái màu đỏ của Chanel. Giá ở hiệu là bốn mươi nghìn dollar. Miranda tất nhiên không trả giá ấy, nhưng chắc họ cũng chẳng biếu không đâu. Kinh khủng thật đấy nhỉ.”

“Bốn mươi nghìn DOLLAR?” Tôi hỏi lại lần nữa. Không tưởng tượng được là trước đây mấy phút tôi mang trên tay một sản phẩm độc bản giá trị đến thế. Bất giác tôi mường tượng ý nghĩa của nó – bốn trăm tờ: học phí của hai năm đại học, vốn cơ bản cho một ngôi nhà, thu nhập trung bình mỗi năm của một gia đình bốn người ở Mỹ. Hay nếu không chí ít là: một núi túi xách Prada. Nhưng nếu chỉ là một chiếc áo dài duy nhất thì quả là tột đỉnh, tôi nghĩ bụng, song đòn tiếp theo mới thật là trời giáng, khi bên giặt là đưa trả áo dài. Trong phong bì với hàng chữ bay bướm Ms. Miranda Priestly là một tấm thϊếp màu kem, viết tay nắn nót:

Loại: Áo dài. Designer: Chanel. Dài: mắt cá. Màu: đỏ. Cỡ: 32. Đặc điểm: đính cườm (thủ công), không tay, cổ xẻ chữ U, khóa kéo bên sườn may ẩn, lót tơ tằm dày. Việc: Giặt là lần đầu. Phí: 670$.

Kèm theo hóa đơn là một bức thư riêng của bà phụ trách, tôi tin là bà trả góp cửa hàng và căn hộ của mình chỉ bằng lệ phí giặt là mà chứng nghiện sạch sẽ Miranda đem lại:

Chúng tôi rất hân hạnh được nhận vào một sản phẩm tuyệt diệu như vậy, và hy vọng nó sẽ làm bà hài lòng tại buổi dạ hội ở bảo tàng Whitney. Như đã được báo trước, thứ Hai ngày 24/5 chúng tôi sẽ đến lấy áo về giặt là. Nếu cần chúng tôi phục vụ gì thêm, xin bà cho biết. Kính chào. Colette.

Hôm nay mới thứ Năm, Miranda đã có một chiếc áo dài mới tinh và vừa giặt là thơm tho, treo cẩn thận trong tủ. Emily đã tìm được chính xác đôi xăng đan Jimmy Choo màu nhũ bạc tương thích. Thợ làm tóc được gọi đến nhà đúng 5 giờ 30, thợ trang điểm đến lúc 5 giờ 45, và Yuri đợi sẵn vào

Miranda đang trên đường đến hội thể thao của Cassidy, tôi cũng mong sẽ được rời văn phòng sớm. Hôm nay Lily viết bài thi học kỳ cuối cùng, một dịp xứng đáng để bất ngờ đến đâu đó liên hoan với cô.

“Emily, hôm nay tôi có thể sáu rưỡi bảy giờ về nhà được không? Miranda nói là bà không cần quyển SÁCH, đằng nào cũng chưa có gì mới cả,” tôi nhanh miệng nói thêm. Tại sao tôi phải xin phép một đồng nghiệp ngang hàng, khi muốn về sau mười hai tiếng làm việc – thay vì mười bốn tiếng như mọi hôm?

“À, tất nhiên. Chẳng sao cả. Tôi cũng về đây.” Cô xem giờ trên màn hình. Đã quá năm giờ. “Chị ở lại thêm một, hai tiếng nữa rồi về. Hôm nay bà ấy có kế hoạch với hai đứa bé, chắc không có điện thoại đâu.” Cô có hẹn với anh chàng mới làm quen dịp năm mới ở Los Angeles. Rốt cuộc anh ta không chỉ đến được New York, mà lạ thay, còn gọi điện nữa. Họ định tới Craftbar uống chút gì, sau đó nếu anh chàng xử sự tử tế thì sẽ được cùng đến Nobu. Emily đã đặt bàn trước đấy năm tuần, sau khi anh ta báo email là sẽ đến thăm; tuy nhiên cô vẫn phải đội tên Miranda để được vào danh sách khách.

“Chị làm gì khi đến đó và rõ ràng không phải là Miranda Priestly?” Tôi ngớ ngẩn hỏi và nhận được ngay một cú đảo-mắt-thở-dài quen thuộc. “Tôi chỉ cần nói là Miranda hôm nay có hẹn bất ngờ nên không ở New York, đưa danh thϊếp của văn phòng và bảo là tôi nhận lịch hẹn này cho Miranda. Vấn đề gì đâu?”

Sau khi Emily đi khỏi, Miranda chỉ gọi điện một lần để báo cho tôi là khoảng trưa mai bà mới tới văn phòng. Cho đến lúc ấy bà muốn tôi kiếm một bản sao bài viết về nhà hàng mà hôm nay bà đọc thấy “trên báo”. Nhanh trí, tôi hỏi bà có nhớ tên nhà hàng hay tên tờ báo, nhưng chỉ tổ làm bà thiếu hài lòng.

“Aan-dree-aa, tôi tới hội thể thao đã hơi muộn rồi. Chị đừng quấy tôi với những trò vặt vãnh ấy nữa. Đó là một nhà hàng châu Á, và báo của hôm nay. Chấm hết.” Như mọi khi, mỗi lần bà ngắt điện thoại giữa chừng bằng cạch gập cái Motorola V60 lại là tôi mường tượng ra cảnh chiếc điện thoại đột ngột ngoạm vào bàn tay chăm sóc kỹ lưỡng của bà và nuốt chửng, không quên hả hê nhai bét bộ móng sơn đỏ. Phí công hy vọng. Đến hôm nay vẫn chưa xảy ra.

Tôi nhẩm trong óc, việc đầu tiên sáng mai là tìm ra nhà hàng bí ẩn này, rồi chạy vội ra xe. Tôi gọi Lily từ máy di động, cô trả lời lúc tôi đến trước nhà và chuẩn bị lên tầng. Tôi ngồi lại trong xe và chỉ vẫy chào Mr. Fisher.

“Chào, thế nào? Tớ đây!”

“Chàooo,” cô líu lo vui vẻ như chưa từng thấy trong mấy tuần, thậm chí mấy tháng qua. “Tớ xong rồi. Xong! Học kỳ hè chấm dứt, xong hết mọi thứ, trừ một bài nhỏ không đáng kể sắp phải nộp cho bài luận án cao học, nhưng bài ấy tớ có thể viết lại mười lần nếu cần. Nghĩa là đến tháng Bảy tớ rảnh. Cậu thấy sao?” Giọng cô hân hoan tưng bừng.

“Tuyệt vời! Tớ mừng cho cậu! Có thích liên hoan không? Cậu được phép chọn, hóa đơn do Runway thanh toán!”

“Thật hả? Tự do chọn?”

“Ừ. Tớ đang ở dưới nhà, có ô tô. Xuống đi, mình đi đập phá một chầu.”

Cô ré lên: “Hay quá! Tớ cũng định kể cho cậu nghe từ lâu về đồ đệ Freud nhỏ của tớ, đẹp trai ngất trời. Một giây thôi, tớ xuống ngay, chỉ mặc quần bò là xong.”

Năm phút sau, cô chạy bổ xuống. Đã lâu lắm tôi chưa thấy cô bảnh bao và hạnh phúc như vậy. Cô diện quần bò bó, ống lửng, nhạt màu, cạp vừa xinh, áo dân gian dài tay bằng vải chảy, đỉnh cao là đôi xăng đan tôi chưa hề thấy – quai da nâu, đính cườm xanh ngọc. Chưa đủ! Cô còn đánh phấn và những lọn tóc quăn ắt đã được sấy lại trong hai mươi giờ qua.

“Trông cậu xinh quá,” tôi nói khi cô nhảy lên ghế sau. “Có bí quyết gì không đấy?”

“Đồ đệ nhỏ của Freud chứ gì nữa. Anh chàng này trên cả tuyệt vời. Tớ tin là tớ bị gục hẳn. Tóm lại là được điểm chín trên mười, cậu tin hay không thì tùy.”

“Vậy thì trước tiên hãy quyết định nên đi đâu. Tớ chưa đặt bàn, nhưng tớ có thể gọi đến khắp nơi và xưng tên là Miranda. Cậu muốn đến đâu cũng được.”

Cô đánh sáp môi, quan sát mình trong giương và mơ màng hỏi: “Đến đâu cũng được?”

“Đâu cũng được. Đến Chicama uống Mojito được không?” Tôi gợi ý, biết chắc là gạ Lily với đồ uống dễ hơn là mời ăn. “Hoặc Meer, ở đấy nghe nói Cosmos rất hay. Hay đến khách sạn Hudson, có thể có chỗ ngồi bên ngoài? Còn nếu cậu thích uống vang hơn thì…”

“Andy, mình đến Benihana được không? Tớ vẫn muốn ngó vào đó xem sao.” Cô bẽn lẽn hỏi.

“Benihana? Cậu muốn đến Benihana? Đến chuỗi nhà hàng bắt mình ngồi cạnh hàng đoàn khách du lịch và trẻ con khóc ti tỉ, và thức ăn được chế biến tại bàn bởi các diễn viên châu Á thất nghiệp? Có phải Benihana ẤY không?”

Cô gật đầu phấn khởi đến nỗi tôi đành phải hỏi lái xe địa chỉ, nhưng cô cắt lời tôi: “Không cần thiết, tớ có rồi.” Cô nói với lái xe: “Phố 56, giữa phố 5 và phố 6, dãy phía Bắc.”

Nhất định cô không để ý đến ánh mắt kinh hoàng của tôi. Cô bạn gái phấn khích kỳ lạ của tôi hạnh phúc kể về đồ đệ nhỏ của Freud, gọi như vậy vì anh đang viết luận án tiến sĩ tâm lý học vào năm cuối. Họ làm quen nhau ở phòng sinh viên tại Low Library. Tôi phải nghe kể hết các phẩm chất của anh ta: hai mươi chín tuổi (“chín chắn hơn hẳn so với những người khác, nhưng không hề già”), sinh ở Montreal (“giọng Pháp rất dễ thương, nhưng tất nhiên vẫn đặc Mỹ”), tóc không húi ngắn (“nhưng không như mấy tay buộc tóc đuôi gà quái đản”), râu vừa phải (“sau ba ngày không cạo thì trông giống hệt Antonio Banderas”).

Các samurai nhà bếp trình diễn, thái chặt và tung thịt khéo léo, Lily cười và vỗ tay bôm bốp như trẻ con đi xem xiếc. Khó có thể tin là Lily tìm thấy người mình mến – nhưng làm gì có lời giải thích logic nào khác cho tình trạng hưng phấn này. Càng khó tin là cô chưa ngủ với anh ta (“Bọn mình quấn lấy nhau hai tuần rưỡi ở trường rồi, và chưa làm gì! Cậu không tự hào về tớ à?”). Khi tôi hỏi, tại sao tôi chưa hề thấy anh ở nhà, cô mỉm cười tự hào và nói: “Thời điểm chưa chín để mời anh ấy đến nhà. Bọn mình từ từ đã.” Ăn xong, chúng tôi còn đứng trước quán và cô kể chuyện về đồ đệ Freud. Bất ngờ Christian Collinworth hiện ra.

“Andrea! Andrea yêu quý! Tôi phải thú thật là ngạc nhiên phát hiện ra chị là fan của Benihana đấy!... không rõ Miranda sẽ nói gì đây?” Anh giễu cợt và quàng tay lên vai tôi.

“Tôi, à, vâng…” tôi lúng búng không nói ra câu. Lời nói như bay mất, chỉ những suy nghĩ rời rạc bắn ra trong óc. Ăn tại Benihana. Christian biết! Miranda ở Benihana! Trông quá đẹp trai trong chiếc áo da phi công! Nhất định thấy mình còn mang mùi Benihana! Không hôn lên má! Hôn lên má! “À, không phải là, à…”

“Chúng tôi đang suy tính, bây giờ lên đi đâu,” Lily chêm vào và chìa tay cho Christian; lúc này tôi mới nhận ra là anh đang đi một mình. “Mải nói chuyện nên chúng tôi không nhận ra là đứng ngay giữa đường. Buồn cười thật! Cậu có thấy thế không, Andy? Tôi là Lily” Cô nói với Christian, anh bắt tay cô rồi gạt một lọn tóc xõa xuống trán, như anh vẫn hay làm ở dạ hội. Trong tôi trào lên cảm xúc khó tả, tôi có thể ngắm anh hàng giờ, hàng ngày, khi anh gạt lọn tóc tuyệt diệu ấy ra khỏi khuôn mặt tuyệt đỉnh.

Tôi nhìn chòng chọc hai người, cho đến khi nhớ ra là cũng nên nói gì, nhưng có vẻ như họ không cần đến tôi lắm.

“Lily,” Christian uốn lưỡi ngân nga. “Lily, tên rất hay, gần hay bằng Andrea.” Ít nhất thì tôi cũng trấn tĩnh không quay mặt đi. Lily tươi rói. Tôi biết rõ cô nghĩ gì: tay này không chỉ kha khá tuổi và đẹp trai, mà còn có duyên nữa. Óc cô đang làm việc: tôi có muốn gì ở anh chàng này không? Vì Alex. Nếu có thì, làm gì để tiến triển tiếp? Cô thấy Alex rất tốt, tất nhiên, ai chả thế, nhưng cô không hiểu nổi vì sao hai người trẻ tuổi có thể bên nhau nhiều như vậy – cô vẫn khẳng định thế. Nhưng tôi biết là chuyện đơn thê làm cô nhức đầu, và nếu có tí gì nảy nở giữa Christian và tôi thì cô nhiệt tình ủng hộ ngay.

“Lily, rất vui được quen chị. Tôi là Christian, bạn của Andy. Các chị hay đứng trước Benihana để tán gẫu à?” Nụ cười của anh tức khắc làm tôi choáng váng.

Lily lấy tay gạt mớ tóc nâu của mình ra sau và nói: “Anh nghĩ gì vậy Christian! Chúng tôi vừa ăn tối ở Town và đang tìm một nơi hay hay để uống chút gì. Anh có ý tưởng gì không?”

Town! Nhà hàng này hot nhất và đắt nhất thành phố. Miranda đến đó. Jessica và người yêu đến đó. Emily bao lần say sưa nói là cô muốn đến đó. Nhưng Lily?

“Thế à, lạ nhỉ,” Christian nói, chắc là tin lắm. “Tôi vừa ăn tối ở đó với đại diện của mình. Thế mà không thấy hai chị…”

“Chúng tôi ngồi tận phía sau, góc khuất sau quầy bar,” tôi vội chêm vào. Tôi đã dần dần bình tĩnh trở lại. May mà tôi chợt nhớ ra hình ảnh bé xíu của nhà hàng mà Emily chỉ cho tôi xem khi tìm trên trang “citysearch.com” một nơi tử tế cho cuộc hẹn.

“À ha.” Anh gật đầu khá lãng đãng, trông càng đáng yêu hơn. “Thì ra hai chị còn muốn đi uống một chút gì.”

Tôi hết sức mong muốn được tẩy hết mùi hôi của Benihana ra khỏi quần áo đầu tóc, song Lily không chịu ủng hộ. Liệu Christian có linh cảm được Lily đang muốn ghép đôi chúng tôi bằng được không? Anh thì quá hấp dẫn, còn Lily quyết tâm sắt đá, vậy thì tôi im miệng đã.

“Chính thế, chúng tôi đang suy nghĩ nên đi đâu. Anh có đề nghị nào không? Nếu anh đi cùng thì hay quá,” Lily khăng khăng và giật tay áo anh mơn trớn. “Ở gần đây có chỗ nào hay không?”

“Ở khu văn phòng này không sẵn quán bar đâu, nhưng tôi sắp gặp đại diện của mình ở Au Bar, ở đấy được không? Anh ấy đi lấy mấy giấy tờ ở văn phòng. Có thể chị cũng nên làm quen, Andy, biết đâu có khi cần một đại diện cũng nên. Chị thấy Au Bar thế nào?”

Lily ném cho tôi một cái nhìn khích lệ, tựa như áp đặt: anh ấy thật tuyệt vời, Andy! Rất tuyệt vời! Tớ chẳng rõ anh ta là của nợ nào và làm gì, nhưng anh ta thích cậu, vậy thì hãy cố gắng lên và nói là cậu rất thích Au Bar!

“Tôi rất thích Au Bar,” tôi nói một cách thuyết phục, mặc dù chưa đến đó bao giờ. “Tôi nghĩ ở đó lý tưởng.”

Lily mỉm cười. Christian mỉm cười, và thế là ba chúng tôi đi. Christian và tôi đi uống rượu. Có thể gọi đó là hẹn hò không? Tất nhiên là không, đừng làm trò cười, tôi tự nhủ. Alex, Alex, Alex, tôi thầm cầu nguyện, quyết tâm không quên là mình đã có bạn trai rất yêu mình, đồng thời cũng thất vọng về bản thân vì đã phải hạ quyết tâm là mình đã có bạn trai rất yêu mình.

Một ngày thứ Năm như mọi ngày khác, đội gác cửa mặc đồng phục nhung có mặt đông đủ và để chúng tôi vào cửa thoải mái, nhưng không có nghĩa là giảm giá: Hai chục mỗi người, riêng tiền vào cửa.

Trước khi tôi chạm tay vào ví thì Christian đã lôi một tập tiền ra, gẩy ba tờ hai chục và lẳng lặng đưa cho gác cổng.

Tôi định phản đối, nhưng Christian đặt hai ngón tay lên môi tôi. “Andy yêu quý, chị không phải để tâm mấy chuyện vặt.” Và tôi chưa kịp tránh sự đυ.ng chạm ấy thì anh đã lấy cả hai tay ấp vào mặt tôi. Ở đâu đó sâu thẳm trong bộ não hoàn toàn rối tung của tôi, các đầu mối thần kinh bắn ra một loạt súng cảnh cáo là sắp có một nụ hôn. Tôi biết thế, tôi linh cảm sẽ có nụ hôn, nhưng không dộng đậy được. Anh coi một phần trăm giây đồng hồ ngập ngừng đó là thuận tình, cúi xuống và chạm môi vào cổ tôi. Thật ra chỉ sượt qua, rất ngắn, có thể hơi đá lưỡi, đâu đó giữa cằm và tai, nhưng nói cho cùng thì, đó là một cái hôn vào cổ; rồi anh nắm tay tôi kéo vào phía trong.

“Christian, đợi chút! Tôi, à, tôi phải nói với anh điều này,” tôi cất tiếng, hoàn toàn không chắc chắn là sau một cái hôn bất ngờ, mới đá tí ti lưỡi liệu có nhất định phải tiếp đến lời giải thích dông dài là “tôi đã có bạn trai” và “không muốn đưa ra tín hiệu sai” Christian rõ ràng không nghĩ vậy, vì anh đã đưa tôi đến chiếc ghế đệm ở một góc tối để ngồi xuống, và tôi đành nghe lời.

“Tôi đi lấy đồ uống đây, okay? Chị đừng nhăn nhó thế. Tôi không cắn đâu.” Anh cười, và tôi thấy mặt mình đỏ lên. “Và nếu có thì chị sẽ thấy thích đấy, tôi hứa với chị.” Anh bỏ tôi ngồi đó và đi ra quầy bar.

Không muốn lăn ra hay vắt óc suy nghĩ về chuyện vừa xảy ra, tôi nhìn quanh trong căn phòng nhập nhoạng như hang động tìm Lily. Chúng tôi vào đây chưa đầy ba phút, nhưng cô đã hăng hái bắt chuyện với một anh chàng da đen cao lớn, mắt cô dán vào môi gã, đầu ngật ra sau một cách khoái chí. Tôi len qua đống người tứ chiếng đang uống. Làm sao mà họ biết quán hàng này là điểm đến của những ai không có hộ chiếu Mỹ? Một nhóm đàn ông trên ba mươi tuổi nói gì đó như tiếng Nhật, hai phụ nữ vung tay múa chân tranh luận bằng tiếng Ả Rập, một đôi trẻ, nom có vẻ hục hặc, trừng mắt và quát tháo với nhau, nghe như tiếng Tây Ban Nha hoặc cũng có thể tiếng Bồ Đào Nha. Gã trai của Lily đã để tay gần mông cô, nom có vẻ ngất ngây. Không thì giờ đâu mà tế nhị, tôi quyết định. Christian Collinsworth vừa ấn môi lên cổ tôi mà. Tôi lờ gã kia đi, tóm tay phải Lily và toan lôi cô về phía ghế ngồi.

“Andy! Bỏ ra nào,” cô rít lên, gỡ tay tôi ra, miệng vẫn mỉm cười với gã trai. “Cậu mạnh tay thế. Cho tôi giới thiệu cậu với bạn tớ nhé? William, đây là Andrea bạn thân nhất của em, bình thường ra cô ấy không hay cư xử như vậy đâu. Andy, đây là William.”

“Chà, cho phép hỏi, tại sao chị định bắt cóc bạn gái của chị khỏi tôi, Aan-dree-aa?” Giọng trầm của William vang vang trong căn nhà hầm. Giá ở một nơi khác, thời điểm khác hay với những người khác thì tôi đã nhận ra nụ cười ấm áp của anh, hay chuyện anh đứng phắt dậy nhường chỗ cho tôi, nhưng ở đây và bây giờ thì cái duy nhất mà tôi cảm nhận rõ ràng là giọng phát âm kiểu Anh. Và hoàn toàn không quan trọng rằng giọng nói ấy của một người đàn ông, cao lớn, da đen, không có chút gì trong kích cỡ và màu sắc giống Miranda Priestly. Tôi nghe giọng ấy, nghe anh ta phát âm tên tôi, giống hệt bà ấy, vậy là đủ để tim tôi đập nhanh hơn.

“William, tôi xin lỗi, không phải chuyện anh. Có một vấn đề nhỏ mà tôi muốn nói riêng với Lily. Tôi đưa cô ấy lại ngay.” Và tôi nắm tay Lily, lần này chặt hơn, lôi cô đi. Đã đến lúc điên lắm rồi, tôi cần cô.

Chúng tôi ngồi xuống ghế đệm mà Christian lúc nãy chỉ cho. Tôi kiểm tra lại cho chắc là Christian vẫn mải gây chú ý với người phục vụ (một người dị tính tại quầy bar – có mà đợi hết đêm). Tôi hít hơi thật dài.

“Christian vừa hôn tớ.”

“Thì có vấn đề gì? Hôn kém quá à? À, thì ra thế, đúng không? Không có cách nào mất điểm nhanh hơn là…”

“Lily, giỏi hay kém, ở đây có gì khác nhau?”

Cô nhướng mày và mở miệng toan nói gì, nhưng tôi cắt lời.

“Không quan trọng là kém hay giỏi, nhưng anh ấy hôn vào cổ tớ. Vấn đề ở đây không phải anh ấy làm thế nào, mà trước tiên là chuyện đó đã xảy ra.Với Alex thì sao đây? Tớ không phải kiểu người chạy đi hôn lung tung các đàn ông khác, cậu biết đấy.”

“Biết quá đi chứ,” cô lầm bầm một mình rồi nói: “Andy, cậu buồn cười thật. Cậu yêu Alex, anh ấy yêu cậu, nhưng dù vậy nếu thỉnh thoảng cậu thích hôn người khác thì hoàn toàn okay. Cậu năm nay hai mươi ba tuổi, trời ạ, thoáng thoáng chút đi.”

“Không phải tớ hôn anh ấy… Anh ấy hôn tớ!”

“Nghe này, giờ thì mình phải thống nhất một điểm đã. Cậu còn nhớ vụ vụ xảy ra hồi xưa giữa Monica và Bill, cả nước và bố mẹ chúng mình và Ken Starr vội vã gọi đó là sεメ? Nhưng đó không phải là sεメ. Cũng như không thể gọi là hôn ai đó khi một người định hôn má cậu nhưng nhầm xuống cổ.”

“Nhưng…”

“Im mồm, để tớ nói xong đã. Quan trọng hơn cả chuyện gì xảy ra, là cậu muốn nó xảy ra. Thú nhận đi, Andy. Cậu muốn hôn Christian, kệ cho sai hay kém hay không đúng luật chơi, nếu cậu không thú nhận thì cậu nói dối.”

“Lily, nghiêm túc đi, tớ cho là không công bằng khi…”

“Andy, tớ biết cậu đã chín năm rồi. Cậu không tin là nhìn mặt cậu tớ biết rõ rằng cậu chết mê chết mệt với Christian à? Cậu cắn rứt lương tâm vì anh ấy không theo luật chơi của cậu, đúng không? Nhưng có lẽ đó chính là cái khiến cậu thích anh ấy. Thôi, hãy tận hưởng đi. Nếu Alex là người trong mộng của cậu thì vẫn là người trong mộng cơ mà. Giờ thì tha lỗi cho tớ, tớ vừa tìm được người trong mộng… cho hôm nay.” Cô đứng bật khỏi ghế và nhảy chân sáo ra chỗ William, còn gã thì sướиɠ run.

Tôi thấy hơi khó coi khi ngồi một mình trên chiếc ghê nhung ngoại cỡ. Tôi ngó quanh tìm Christian, nhưng anh không ở quầy bar nữa. Từ từ đã nào, tôi tự bảo. Mọi chuyện sẽ lại đâu vào đấy, nếu tôi thôi vò đầu bứt tai. Có thể Lily nói đúng, và tôi thích Christian thật – có gì sai đâu? Anh là người có đầu óc và rõ ràng là rất đẹp trai, và phong cách chiếm lòng tin của anh thật sεメy. Ngồi quán với một người rất sεメy nào đó không thể hiểu là phản bội. Trong chừng ấy năm học và làm việc nhất định Alex đã gặp một hai cô gái xinh đẹp và hấp dẫn, biết đánh thức những ý nghĩ nào đó trong anh. Có phải vì thế mà anh thay lòng? Tất nhiên không. Với sự tự tin mới được củng cố (và cố gắng tuyệt vọng để nhìn, nghe và ở cạnh Christian), tôi lao đi tìm.

Tôi tìm được anh đang hăng hái nói chuyện với một người lớn tuổi, khoảng gần năm mươi, mặc một bộ com lê với gi lê rất sang trọng. Trong khi nói, Christian vung tay loạn xạ, trông vẻ mặt trong trạng thái giữa vui thích và cực kỳ bực dọc. Đứng xa nên tôi không nghe thấy họ nói gì, nhưng chắc do tôi nhìn chằm chằm nên người đàn ông kia nhận ra và mỉm cười với tôi. Christian hơi giật mình, nhìn theo ánh mắt ông và nhận ra tôi.

“Andy cưng,” anh nói với giọng khác hẳn mấy phút trước. Rõ ràng anh chuyển từ vai Don Juan thành một người bạn cỡ cha chú không khó khăn gì. “Chị ra đây, tôi muốn giới thiệu chị với một người bạn. Gabriel Brooks là đại diện và ông bầu và người hùng mọi lĩnh vực của tôi. Gabriel, đây là Andrea Sachs, đang làm việc cho Runway.”

“Rất hân hạnh được làm quen chị, Andrea,” Gabriel nói và bắt tay tôi một cách rón rén như muốn nói ra rằng mạnh-tay-một-chút-thì-nát-bét. “Christian đã kể cho tôi nghe nhiều về chị.”

“Thật à?” Tôi nói và nắm chặt hơn nữa, lập tức tay ông lỏng lẽo hẳn ra. “Hy vọng là toàn chuyện tốt.”

“Tất nhiên rồi. Như tôi biết thì chị cũng là một năng khiếu viết lách đang nổi, giống người bạn của chúng ta đây.” Ông mỉm cười.

Lạ thật. Đúng là Christian đã nói với ông về tôi thật. Hồi ấy chúng tôi nói chuyện viết lách không khác gì mấy câu xã giao. “À vâng, tôi rất mê viết, và hy vọng sẽ có một ngày…”

“Chị chỉ cần bằng một nửa những người mà Christian thỉnh thoảng đưa tới là tôi đã rất mừng được đọc bài viết của chị.” Ông lấy trong túi ngực ra một chiếc hộp nhỏ và đưa tôi danh thϊếp. “Hiện tại còn quá sớm với chị, tôi biết, nhưng khi định đưa bản thảo cho ai đó xem thì hy vọng chị sẽ nhớ đến tôi.”

Tôi vận hết sức bình sinh để đừng há hốc mồm ra và khuỵu gối xuống vì choáng. Hy vọng chị sẽ nhớ đến tôi? Người đàn ông đại diện cho Christian Collinsworth, thần đồng văn học ngoại hạng, vừa nói ra điều ông hy vọng rằng tôi sẽ nhớ tới ông? Trên cả tuyệt vời.

“Ôi, cám ơn ông,” tôi lúng búng và cất danh thϊếp vào túi để có dịp nào gần nhất là rút ra chiêm ngưỡng từng ly trên đó. Hai người đàn ông mỉm cười thân thiện, chừng khoảng một phút sau tôi hiểu ra đó là dấu hiệu nhắc tôi có thể đi được rồi. “Vâng, Mr Brooks, à, Gabriel, rất vui mừng được làm quen ông. Tôi phải về nhà sớm, nhưng tôi hy vọng chúng ta lại có dịp gặp nhau.”

“Tôi cũng rất vui, Andrea, một lần nữa chúc mừng chị trúng số độc đắc. Rời ghế đại học vào thẳng Runway, rất ấn tượng.”

“Tôi tiễn chị ra cửa,” Christian nói, đỡ khuỷu tay tôi và ra hiệu với Gabriel là anh quay lại ngay.

Chúng tôi dừng lại một chút cạnh quầy bar và Lily, giữa hai cú hôn bão táp của William, khỏi cần nói ra lời là tôi nên về nhà một mình. Ở chân cầu thang ra phố, Christian hôn lên má tôi.

“Thật thú vị được tình cờ gặp chị. Tôi linh cảm sắp phải nghe những lời khen ngợi của Gabriel bây giờ đây,” anh cười.

“Đã nói quá hai câu với nhau đâu.” Tôi ngạc nhiên, tại sao người nào cũng lịch sự thế.

“Đúng vậy, Andy, nhưng chắc chị chưa hiểu ra là thế giới văn sĩ rất nhỏ. Bất kể chị viết trinh thám, viết truyện hay báo, mọi người đều biết nhau. Gabriel nhìn ra tiềm năng của chị từ việc chị vớ được việc làm ở Runway, từ việc chị ăn nói lưu loát và thông minh, và, nói thế nào nhỉ, chị là bạn tôi. Ông ấy đưa danh thϊếp cho chị thì có mất gì? Với chút may măn, biết đâu ông ấy đã phát hiện ra một tác giả best-seller. Chị cứ tin tôi – quen Gabriel Brooks chị không bị thiệt gì.”

“Hừm, có lẽ anh nói đúng. Dù sao thì tôi cũng phải về nhà đây, vì mấy tiếng nữa đã phải đi làm rồi. Tôi rất biết ơn anh vì mọi việc.” Tôi rướn lên để hôn vào má anh; nửa mong anh đưa mặt ra, nửa đợi anh cũng làm vậy với mình. Nhưng anh chỉ cười mỉm.

“Tôi thì trên cả vui mừng, Andrea Sachs, chúc chị ngủ ngon.” Và trước khi tôi nghĩ ra một lời đáp tương đối thông minh thì anh đã trên đường quay lại với Gabriel.

Tôi thầm trách mình và ra đường tìm taxi. Trời bắt đầu mưa, không nặng hạt, chỉ mưa phùn dai dẳng, đủ để tất cả taxi Manhattan đều có người. Vậy là tôi gọi điện tới đội xe của Elias Clark, báo số VIP của mình và đúng sáu phút sau một chiếc xe phanh kít bên hè. Trong hộp thoại có tin nhắn của Alex: anh muốn biết ngày hôm nay ra sao, gợi ý là cả tối nay anh ở nhà và viết thời khóa biểu. Lần cuối cùng tôi gây bất ngờ cho anh là bao giờ nhỉ? Đã đến lúc làm một cú bột phát, ngay cả khi rất mất công. Lái xe đồng ý đợi theo yêu cầu, tôi chạy lên tầng, nhảy vào phòng tắm, sấy tóc mất thêm năm phút và khẩn trương tống đồ đạc cần dùng cho hôm sau vào túi. Sau mười một giờ đêm rất ít xe cộ trên đường, chưa đầy mười lăm phút sau chúng tôi đã tới Brooklyn. Alex vui mừng thực sự, nhắc đi nhắc lại rằng anh rất bất ngờ là vào ngày trong tuần mà tôi cũng có thời gian đến chỗ anh, và đó là bất ngờ lớn nhất mà anh mong ước. Lát sau, tôi nằm gối đầu lên ngực anh – vì tôi thích nằm thế nhất – và nghe anh thở đều đặn và trong khi anh nghịch tóc tôi và xem Conan trên tivi thì tôi đã chẳng còn nhớ gì đến Christian nữa.

“À, xin chào, cho tôi nói chuyện với biên tập viên về ẩm thực được không ạ? Không? Thế thì với một trợ lý hoặc người nào đó có thể cho tôi biết về một bài về nhà hàng mới đăng?” Bà trực điện thoại ở New York Times đúng là một con yêu tinh. “Gì?” Bà ta quát vào ống nghe, làm như chúng tôi nói hai thứ tiếng khác nhau (có lẽ thế cũng nên). Nhưng tôi kiên trì và cố đạt mục đích. Ba lần tôi hỏi bà ta tên biên tập viên (“Chúng tôi không nói tên, thưa chị”), dọa sẽ khiếu nại lên sếp của bà (“Gì cơ? Chị tưởng ông ấy bận tâm à? Tôi nối máy luôn nhé?”), rốt cuộc tôi thề là sẽ đích thân đến tận tòa báo ở quảng trường Times và làm hết sức mình để bà ta bị sa thải tại chỗ (“Ôi, thật à? Sợ quá nhỉ”). Cuối cùng thì bà ta cũng ngán ngẩm nối máy cho tôi với ai đó.

“Ban biên tập,” một giọng phụ nữ đầy vẻ bực bội khác. Không rõ khi tôi trả lời Miranda giọng tôi có giống được đến thế không? Và nếu không thì tôi sẽ cố tập. Bị hiểu một cách rõ rệt là mình chỉ quấy rầy với cuộc điện thoại, tôi chỉ muốn cúp máy cho rồi.

“Xin chào, tôi có một câu hỏi ngắn,” tôi nói ào ào, chỉ sợ cô ta quẳng máy xuống. “Trong số báo ngày hôm qua có bài viết nào về nhà hàng không ạ?”

Cô ta thở dài, cứ như là tôi hỏi cô có hiến một cẳng chân cho mục đích nghiên cứu khoa học không vậy. Rồi thở dài lần nữa. “Chị đã xem trên mạng chưa?” Thở dài cú thứ ba.

“Vâng, vâng, tất nhiên, nhưng tôi không…”

“Nếu chúng tôi có bài báo nào thì cũng thấy nó trên mạng. Nói đúng ra thì tôi cũng không thuộc từng chữ ở trên báo.”

Giờ thì đến lượi tôi lấy hơi. Tôi cố giữ bình tĩnh. “Bà trực điện thoại dễ mến đã nối tôi với chị vì chị làm việc ở bộ phận lưu trữ. Tôi tin là công việc của chị là ghi lại từng chữ.”

“Thưa chị, nếu ngày nào tôi cũng phải tra lại những câu phỏng đoán lờ mờ mà hàng trăm người đem đến thì chẳng bao giờ hết việc. Chị phải xem lại trên mạng.” Hai lần thở dài não nuột tiếp theo. Hy vọng cô ta không bị chứng thở dốc.

“Không, không, bây giờ tôi xin chị lắng nghe một phút,” tôi ra tay. Lũ lười nhác này phải được một bài học, trái với tôi, họ làm việc nhẹ nhàng hơn nhiều. “Tôi gọi điện từ văn phòng Miranda Priestly, và tình cờ…”

“Xin lỗi, chị nói là chị gọi điện từ văn phòng Miranda Priestly?” Tôi nghe thấy tai cô ta dựng đứng lên. “Miranda Priestly… của tạp chí Runway?”

“Chính thế. Tại sao? Chị nghe tên rồi à?” Giờ thì ở cô ta diễn ra sự biến hóa thần kỳ từ cô trợ lý biên tập thành kẻ nô ɭệ của thời trang. “Nghe tên? Chuyện dĩ nhiên? Có ai nghe tên Miranda Priestly mà không nghĩ ra chuyện gì không? Người phụ nữ quan trọng trong làng thời trang. Chị vừa nói là chị tìm gì nhỉ?”

“Một bài phê bình. Trong số báo hôm qua. Nhà hàng châu Á. Tôi không thấy trên mạng, nhưng có thể tôi tìm không kỹ.”

Tôi bịa. Tôi đã tìm và khá chắc chắn là cả tuần nay trong New York Times không có lấy một bài phê bình về nhà hàng châu Á nào, nhưng tôi không muốn lộ cho cô ta biết. Có thể cô trợ lý biên tập dở hơi này làm được điều kỳ diệu.

Cho đến lúc này, ngoài Times tôi đã gọi cho tờ Post và Daily News, không kết quả. Sau khi nhấn số thẻ tín dụng công ty của Miranda tôi còn vào được kho lưu trữ phải trả phí của Wall Street Journal, ở đó quả thật có bài báo ngắn về một nhà hàng Thái mới mở ở Village. Nhưng tôi lại phải gạch ngay, sau khi biết là các món chính ở đó trung bình chỉ có giá 7 dollar và trang citysearch.com xếp nó ở mục “quán rẻ”.

“Vâng, tất nhiên, chị đợi một phút thôi, tôi tìm cho chị ngay.” Và cô bé không-thuộc-từng-chữ-ở-trên-báo bấm phím liên tục, miệng ngân nga hát cho cả hai nghe.

Đầu tôi còn ù hết lên vì đêm qua. Làm Alex ngạc nhiên thì vui, và nằm ườn ra nghỉ ở nhà anh cũng rất có tác dụng thư giãn, song lần đầu tiên từ nhiều tháng trở lại đây tôi không nhắm được mắt. Tôi luôn bứt rứt trăn trở về chuyện Christian hôn lên cổ tôi và tôi đã không kể cho Alex biết. Càng cố đẩy bật những ý nghĩ ấy ra khỏi đầu thì chúng càng quay lại mạnh mẽ hơn. Rốt cuộc khi tôi ngủ thϊếp đi được lại mơ thấy Alex trông giữ trẻ cho Miranda và – không giống như những người làm khác – phải ở luôn đó. Trong mơ, mỗi lần muốn gặp anh ở nhà Miranda tôi phải theo bà về nhà. Bà luôn gọi tôi là Emily và sai làm những việc ngớ ngẩn. Cho đến sáng, Alex bị Miranda phù phép và không hiểu tại sao tôi ghét bà ta, và tệ hơn nữa, Miranda đã câu được Christian. May mà tôi giật mình tỉnh khỏi cơn ác mộng đúng vào cảnh sáng Chủ nhật, Miranda, Alex và Christian mặc áo choàng loại xa xỉ trong nhà ngồi quanh bàn, đọc báo Times, họ vui hơn hớn trong lúc tôi bưng bữa sáng lên và sau đó dọn đi. Giấc ngủ đêm qua cũng thư giãn như đi dạo một mình qua Bronx lúc bốn giờ sáng, và bây giờ bài phê bình nhà hàng bóp chết tia hy vọng le lói cuối cùng vào một ngày thứ Sáu không bị stress.

“Hừm, không, dạo này chúng tôi không đăng bài nào về quán ăn châu Á cả. Tôi đang cố nghĩ xem có quán ăn châu Á mới mở nào hay ho không. Những nơi mà Miranda có thể muốn đến ấy.” Nghe có vẻ cô ta muốn kéo dài cuộc nói chuyện bằng bất kỳ giá nào.

Tôi thì chỉ muốn cho cô ta ra khỏi đường dây càng sớm càng tốt nên phớt lờ cái giọng thân mật mà cô ta gọi tên riêng của Miranda. “Okay, được rồi, tôi cũng nghĩ thế. Rất cám ơn chị. Tạm biệt.”

“Đợi chút!” Cô kêu lên khẩn thiết làm tôi lại đưa ống nghe lên tai. “À, vâng, tôi chỉ định nói là nếu lại có chuyện gì mà tôi hay mọi người ở đây có thế giúp được thì chị cứ gọi điện nhé? Tất cả chúng tôi đều rất khâm phục Miranda, chúng tôi sẽ, à, làm mọi thứ nếu có thể.”

Người ngoài có thể tưởng rằng Đệ nhất Phu nhân của Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ vừa sai cô trợ lý biên tập ngớ ngẩn tìm ra cho Tổng thống một bài báo có thông tin sinh tử về cuộc chiến tranh sắp nổ ra – chứ không phải một bài phê bình nào đó về quán ăn nào đó trong tờ báo nào đó. Buồn nhất là tôi không bị ngạc nhiên: tôi biết trước là cô ta sẽ ngoan ngoãn vâng lời.

“Okay, tôi sẽ nhắn lại, nhất định. Rất cám ơn.”

Emily ngẩng đầu khỏi danh sách chi và hỏi: “Lại không gặp may à?”

“Zê-zô. Tôi không hiểu bà ấy ám chỉ gì, và hình như không ai trong thành phố này hiểu cả. Tôi đã gọi điện tới mọi tờ báo Manhattan mà sếp đọc, đã mò trên Internet, nói chuyện với kho lưu trữ và những người chuyên viết về nhà hàng và đầu bếp. Không ai biết đến một nhà hàng châu Á nào vừa khai trương tuần vừa rồi chứ chưa nói đến bài phê bình nào in ra trong hai mươi tư tiếng qua. Bà này lẩm cẩm thật rồi. Làm gì bây giờ?” Tôi thả người xuống ghế và buộc tóc lại thành đuôi gà. Chưa đến chín giờ, song đầu tôi đã nhức lan xuống cổ và vai.

“Tôi nghĩ là chị không còn cách nào là phải hỏi lại sếp cho rõ,” cô chậm rãi nói, vẻ thông cảm.

“Ôi, không đâu, bà ấy sẽ phản ứng ra sao?”

Như thường lệ, câu mỉa mai của tôi như nước đổ đầu vịt với Emily. “Sếp đến khoảng buổi trưa, vào địa vị chị tôi sẽ nghĩ kỹ nên nói gì, vì sếp sẽ phát bẳn lên khi chị chưa tìm được bài phê bình. Nhất là khi sếp đã hỏi từ tối qua,” Emily không giấu vẻ khoái trá. Rõ ràng cô vui sướиɠ đợi trận cạo đầu mà tôi sắp nhận.

Tôi chẳng làm được gì ngoài chờ đợi. May cho tôi, Miranda đang có cuộc nói chuyện marathon hằng tháng ở chỗ tư vấn tâm lý (“Sếp không có thì giờ để tuần nào cũng đến đó một lần,”Emily giải thích khi tôi hỏi, tại sao lại ngồi đó ba tiếng đồng hồ liền). Đó là ba tiếng đồng hồ liền nhau duy nhất trong ngày, bảo đảm chúng tôi không bị bà gọi điện đến – nhưng đó lại chính là cái tôi đang cần. Chỗ thư chưa mở chất thành núi trên bàn tôi chỉ chực đổ xuống, và nếu đổ thì nó sẽ ụp xuống mớ quần áo bẩn dồn lại từ hai hôm nay dưới gầm bàn đợi đưa đi giặt là. Tôi thở dài não nuột để báo cho cả thế giới biết nỗi bất hạnh của mình rồi bấm số xưởng giặt là.

“Chào Mario, tôi đây. Biết rồi, lâu quá không nghe tiếng. Cử người nào đến lấy đồ đi! Tốt quá, cám ơn.” Tôi đặt máy rồi miễn cưỡng đặt vài thứ quần áo lên đùi để phân loại và ghi vào danh sách đồ đem đi giặt trong máy tính. Nếu Miranda gọi điện lúc 9 giờ 45 tối và hỏi bộ đồ Chanel của bà đâu thì tôi chỉ việc mở tệp tin để báo với bà là hôm qua đã đem đi giặt và ngày mai xong. Tôi vào danh sách những đồ giặt là hôm nay (sơ mi Bissoni, hai quần Alberta Ferretti giống nhau, hai áo len Jil Sander, hai khăn Hermès trắng và một áo khoác Burberry), nhồi tất cả vào một túi mua hàng in logo Runway và gọi một người phục vụ đem xuống tầng dưới cho nhân viên giặt là đến lấy.

Tôi cũng được việc đấy chứ! Mặc dù đã phải làm việc này thường xuyên, trước sau tôi vẫn thấy tởm khi phải sục tay vào quần áo bẩn của người khác. Phân loại và cho đồ vào túi xong, tay tôi vẫn sặc mùi Miranda – một mùi pha trộn nước hoa Bulgari và kem giữ ẩm, đôi khi thêm chút khói thuốc của Mờ-Cờ-Đờ và nhìn chung không khó chịu lắm – dù vậy tôi vẫn thấy ngán và phải đi rửa tay ngay. Phát âm giọng Anh, nước hoa Bulgari, khăn quàng cổ trắng – đơn cử vài niềm vui giản dị trong cuộc sống mà cho đến cuối đời tôi không tiêu hóa nổi.

Nội dung đống thư từ vẫn như mọi khi: 99% là rác mà Miranda không bao giờ được thấy. Mọi thư đề “Tổng biên tập” được chuyển thẳng sang phòng “Thư độc giả”; tuy nhiên có nhiều bạn đọc đã tinh ý nhận ra và viết thẳng cho Miranda. Tôi cần trung bình bốn giây để lướt qua và xác định là thư độc giả gửi chủ bút (vứt!) chứ không phải giấy mời dự dạ hội từ thiện hay thư của một bạn gái mất tích lâu năm. Hôm nay lại hàng chồng thư bay vào thùng rác: vài thư lâm ly của lũ choai choai và các bà nội trợ, thậm chí cả mấy chàng đồng tính lẫn vào (có lẽ không nên kỳ thị, biết đâu chỉ là người dị tính nhưng rất chú trọng thời trang): “Miranda Priestly, bà không chỉ là tâm điểm của thế giới thời trang, mà còn là hoàng hậu trong thế giới của tôi!” như một người thổ lộ. “Thật táo bạo, nhưng thần tình, khi đưa bài Đỏ - đồ Đen hiện đại vào số tháng Tư! Tôi hoàn toàn ủng hộ bà!” Một người khác thốt lên. Một số khác chửi rủa quảng cáo Gucci là dâʍ đãиɠ quá, vì in hai cô gái mặc nịt lót và giày cao gót ngồi áp vào nhau trên chiếc giường nhàu nhĩ, mấy người khác phẫn nộ khi xem các người mẫu gầy nhom nhem có hố mắt sâu – trông như dân dật dẹo – được làm minh họa cho bài viết về “Sức khỏe trên hết: Làm gì để thấy khỏe hơn” trong Runway. Một bưu thϊếp in sẵn, mặt này viết bay bướm địa chỉ Miranda Priestly, mặt kia chỉ có một câu hỏi đơn giản: “Tại sao? Tại sao bà in một tạp chí nhàm chán và ngu xuẩn đến thế?” Tôi phá lên cười và đút tấm bưu thϊếp vào túi. Bộ sưu tập những phê phán của tôi ngày càng nhiều, sắp choán hết cửa tủ lạnh rồi. Lily cho là tôi chỉ đem nghiệp chướng vào nhà với những tư tưởng tiêu cực và lời lẽ thù nghịch của người khác, và cô lắc đầu khi tôi định thuyết phục cô rằng mọi nghiệp chướng ban đầu chống lại Miranda chỉ làm tôi hạnh phúc mà thôi.

Trước khi xem hai tá giấy mời mà Miranda nhận được mỗi ngày, tôi rút lá thư dưới cùng trong chồng thư dày ra: hàng chữ tròn uốn lượn, rõ ràng là của một cô bé mới lớn, dấu chấm trên chữ i được thay bằng hình trái tim và sau mỗi câu vui vẻ là khuôn mặt cười. Tôi chỉ định lướt mắt qua như thường lệ, nhưng nó cưỡng lại với sự thẳng thắn trong sầu muộn và chân thật, như một lời van xin viết bằng máu. Bốn giây đã trôi qua, và tôi vẫn đọc tiếp.

Bác Miranda yêu quý.

Cháu tên là Anita, mười bảy tuổi, và cháu học năm cuối, trường Barringer Highschool ở Newark, NJ. Cháu rất xấu hổ vì thân hình mình, mặc dù mọi người nói là cháu không béo. Cháu muốn mình như các người mẫu trong báo của bác. Tháng nào cháu cũng mong đợi ngày bưu điện đưa tờ Runway đến. Mẹ cháu bảo cháu ngốc nghếch khi bỏ hết tiền túi cho một tờ báo thời trang. Mẹ cháu không hiểu cháu mơ ước gì, nhưng bác thì hiểu, phải không ạ? Cháu mơ ước từ khi còn bé, nhưng cháu không tin là sẽ toại nguyện. Bác hỏi vì sao? Vòng một của cháu rất phẳng và vòng ba to hơn so với người mẫu của bác, vì vậy cháu xấu hổ lắm. Cháu tự hỏi, mình có nên sống như thế này không, rồi tự trả lời KHÔNG!, vì cháu muốn thay đổi và xinh đẹp hơn và cảm thấy hài lòng hơn, vì vậy cháu xin bác giúp cháu. Cháu muốn đẹp lên hơn và khi nhìn vào gương thấy mình có vòng một và vòng ba tuyệt đẹp, giống như trong tạp chí số một thế giới.

Bác Miranda, cháu biết bác là con người tuyệt vời và chủ bút tuyệt vời, bác có thể làm cháu thành con người khác, bác hãy tin cháu, cháu sẽ ơn bác đời đời. Nhưng nếu bác không làm cháu thành con người khác được thì bác có thể kiếm cho cháu một chiếc áo dài thật, thật, thật đẹp cho nhưng dịp quan trọng không? Cháu chưa hẹn hò với ai bao giờ, mẹ cháu nói là con gái đi chơi một mình cũng được, cháu sẽ làm theo. Cháu có một chiếc áo dài, nhưng nó cũ rồi và không phải loại của nhà tạp mốt như vẫn thấy trong Runway. Những nhà tạo mốt mà cháu thích nhất là Prada (số 1), Versace (số 2) và John Paul Gotier (3). Cháu còn thích nhiều người, nhưng đó là ba người thích nhất. Cháu không sỡ hữu áo dài của họ và cũng chưa thấy trong cửa hàng bao giờ (cháu không rõ có mua được ở Newark không, nếu biết thì bác viết cho cháu nhé. Cháu sẽ đến đó và xem tận mắt) nhưng cháu đã thấy trong Runway, đẹp tuyệt trần.

Cháu không muốn quấy rầy bác lâu, cháu chỉ muốn nói một điều, kể cả khi bác vứt thư này vào sọt rác, cháu vẫn mãi là fan của báo Runway, đơn giản vì cháu rất thích các người mẫu và quần áo trong đó, và tất nhiên thích cả bác nữa.

Kính chào bác,

Anita Alvarez

TB: Số điện của cháu là 973-555-3948, bác có thể viết trả lời hay gọi điện, nhưng phải trước hôm 4/7, vì đến hôm ấy cháu cần một chiếc áo dài đẹp. CHÁU YÊU BÁC!

Cảm ơn bác!

Lá thư đầy mùi Jan Naté, loại Eau de Toilette hăng hắc mà lũ con gái chưa dậy thì cả nước ưa dùng. Song không phải vì thế mà tôi nghẹn thở. Có bao nhiêu Anita ngoài đời? Bao nhiêu cô bé trẻ măng có cuộc đời trống rỗng đến mức lấy quần áo và người mẫu của Runway làm thước đo giá trị, lòng tự tin và cả cuộc đời mình? Bao nhiêu người khác nữa mù quáng khâm phục người đàn bà biết quảng bá một thế giới ảo đầy quyến rũ – và không hề xứng đáng với lòng khâm phục ấy lấy một giây? Bao nhiêu cô gái không hề linh cảm được rằng đối tượng của lòng thành kính ấy là một người đàn bà cô đơn, bất hạnh sâu sắc và có cơ địa tàn bạo, không mảy may đáng được hưởng mối thiện cảm ngây thơ ấy?

Tôi muốn khóc nức lên, vì Anita và tất cả các bạn cô đang tuyệt vọng cố công biến mình thành các người mẫu như Shalom hay Stella hay Carmen – để qua đó gây ấn tượng hay làm vừa ý một người đàn bà vốn chỉ nhếch mép, nhún vai vứt thư họ vào sọt rác, không nghĩ đến một tích tắc đến cô gái đã giãi bày hết lòng mình trong một lá thư. Tôi cất lá thư vào ngăn kéo trên cùng của bàn giấy và trang trọng tự hứa với mình sẽ phải làm được gì đó cho Anita. Cô tỏ ra tuyệt vọng hơn mọi người khác từng viết nhưng lá thư tương tụ, và trong đống quần áo vứt bừa bãi vô dụng ở đây nhất định phải có một chiếc áo dài cho cuộc hẹn mà hy vọng là Anita sắp có.

“Emily, tôi chạy xuống quầy báo dưới nhà xem số Thời trang Phụ nữ Hằng ngày mới đã có chưa nhé. Trời ơi, đã muộn thế rồi. Chị có cần gì không?” ”Chị mua hộ tôi một lon Diet Coke nhé?” Cô hỏi.

“Được ngay, một chút thôi,” tôi hứa và nhanh nhẹn lách giữa mấy giá áo đi ra thang máy, ở đó tôi nghe tiếng Jessica và James hút chung một điếu thuốc và đoán mò có những ai tối nay đến Whitney dự tiệc của Miranda. Tôi thở phào khi Ahmed đã có sẵn cho tôi một số Thời trang Phụ nữ Hằng ngày, tôi với thêm lon Diet Coke mà Emily đặt. Nghĩ một thoáng, tôi cũng đổi lon Pepsi của mình lấy Diet Coke. Pepsi ngon hơn thật, nhưng bù lại tôi thì không phải chịu ánh mắt và lời bình trên tầng.

Mải ngắm hình bìa sặc sỡ của Tommy Hilfinger, tôi không thấy cửa một thang máy mở ra. Trong khóe mắt tôi nhận ra có gì đó màu xanh, một màu xanh lá cây rất đặc biệt – chủ yếu vì bà sếp kính mến của tôi có một bộ Chanel vải tuýt đúng màu xanh này, một kiểu xanh tôi chưa hề nhìn thấy và khiến tôi thích thực sự. Cưỡng lại linh cảm, tôi ngẩng đầu lên và không ngạc nhiên lắm khi đó lại chính là Miranda. Bà đứng thẳng như tượng trong thang máy, tóc chải lật ra sau như thường lệ, chăm chú quan sát nét mặt tôi lúc đó chắc đượm vẻ hoảng sợ. Tôi không còn cách nào khác là tiến vào hang hùm.

“Ồ, Miranda, xin chào,” tôi thốt lên, nghe như nói thầm. Cửa thang máy khép lại sau lưng: chỉ hai chúng tôi cùng đi lên mười bảy tầng liền. Miranda lẳng lặng rút cuốn sổ da ghi chép lịch làm việc là lật trang. Mỗi giây mà chúng tôi đứng sát vai nhau trôi qua, sự im lặng càng sâu sắc và nặng nề hơn. Bà ấy có nhận ra tôi không? Hay là sự hiện diện của tôi ở văn phòng trong bảy tháng qua làm trợ lý cá nhân không hề được bà ghi nhận? Hoặc tôi thì thào quá khẽ khiến bà không nghe được? Tại sao bà không hỏi tôi ngay về bài phê bình nhà hàng, và tôi đã nhận được tin nhắn của bà sai đặt mua đồ sứ mới chưa, hay mọi thứ cho bữa tiệc tối nay đã sẵn sàng? Bà xử sự như trong hộp thang máy này ngoài bà ra không còn sinh vật nào khác – ít nhất là sinh vật nào đáng để bà chú ý đến.

Sau chừng một phút, tôi nhận ra thang máy chưa chuyển dịch được phân nào từ khi tôi bước vào. Ôi lạy chúa! Có nghĩa là bà đã thấy tôi, và chắc mẩm là tôi sẽ nhấn nút lên tầng. Song tôi lại choáng váng đứng ngây ra. Tôi lấm lét với tay nhấn nút số mười bảy, luôn sẵn sàng đợi sấm sét giáng xuống đầu. Nhưng ngoài việc thang máy vυ"t lên cao, không có gì xảy ra cả; chắc là bà không nhận ra là chúng tôi từ nãy đứng im tại chỗ.

Tầng năm, sáu, bảy… thời gian như kéo dài vô tận, không gian tĩnh lặng làm tai tôi ù lên: rốt cuộc tôi thu hết cam đảm nhìn lên và thấy Miranda đang quan sát tôi từ chân đến đầu. Bà đưa mắt điềm nhiên quét từ giày lên quần và áo, lên tiếp mặt và tóc nhưng không nhìn vào mắt tôi. Ánh mắt của bà báo hiệu sự kinh tởm vô cảm của các cảnh sát chai lì trong mấy xê-ri phim hình sự khi thấy xác chết bét nhè máu me thứ một trăm. Tôi thoáng điểm qua xem có lý do gì để bà phản ứng như vậy: sơ mi ngắn tay kiểu quân sự, quần bò Seven mới tinh, được bên quảng cáo tặng vì tôi làm việc ở Runway, xăng đan đen có gót tương đối thấp (năm phân) – đôi duy nhất phải bốt hay giày thể thao hay giày lười cho phép tôi mỗi ngày bốn lần, hoặc nhiều hơn, chạy sang Starbucks mà chân không ê ẩm đau. Thường ngày tôi vẫn cố xỏ giày Jimmy Choo của Jeffy đưa cho, nhưng mỗi tuần một lần chân tôi réo đòi nghỉ ngơi. Tóc tôi mới gội và cuốn thành búi trể nải nhưng khéo léo hệt như Emily vẫn làm, móng tay tôi tuy không sơn màu song bù lại rất dài và trông tương đối ưa mắt. Lần cạo nách cuối cùng cũng chưa đến bốn mươi tám tiếng. Kiểm tra da mặt vừa rồi cũng không thấy mụn nhọt gì cả. Mặt đồng hồ đeo tay Fossil của tôi quay vào phía trong, đề phòng ai đó thoạt nhìn là nhận ra mác ngay. Tôi cẩn thận sờ tay phải xem quai nịt vυ" có hở ra ở đâu không. Vậy thì sao? Tại sao bà ấy nhìn tôi như vậy?

Tầng 12, 13, 14… Thang máy dừng lại để lộ một khu lễ tân trắng toát đến chói mắt và một cô gái toan bước vào. Nhưng khi thấy Miranda cô hốt hoảng bật ngược trở lại.

“Ô, tôi, à…” cô lắp bắp. Trong nỗi kinh hoàng, cô ngó quanh tìm một cớ thoái thác để khỏi phải bước vào địa ngục cá nhân của chúng tôi. Trong thâm tâm tôi chúc cô thoát khỏi chốn này, tuy nếu có ai cùng vào thì tất nhiên dễ chịu hơn cho tôi. “Thôi chết, tôi quên mất cuốn ảnh đem kiểm tra rồi,” rốt cuộc cô cũng nảy ra một cớ và quay phắt trên đôi Manolo gót cao lênh khênh nguy hiểm để biến mất. Miranda có vẻ không để ý gì. Cửa đóng lại.

15, 16, rồi cuối cùng cũng đến tầng 17! Trước cửa thang máy là một nhóm trợ lý thời trang của Runway đang vội vã đi lấy thuốc lá. Diet Coke và rau trộn, nghĩa là đi ăn trưa. Những khuôn mặt xinh đẹp, trẻ trung và khϊếp sợ. Thiếu chút nữa thì họ giẫm đạp lên nhau để mở đường cho Miranda. Đám đông tách ra ở giữa, ba người tránh sang trái, hai người sang phải, và nữ hoàng hạ cố đi vào chính giữa. Mọi người im lặng ngó theo bà, tôi bám theo Miranda vì cũng chẳng thế làm khác. Đằng nào bà ấy cũng chẳng buồn để ý, tôi nghĩ bụng. Nói theo cảm nghĩ của tôi thì chúng tôi đã chịu đựng nhau cả một tuần lễ ngột ngạt trong cái hộp bé xíu tên là văn phòng này mà bà ấy có nhận ra sự có mặt của tôi đâu. Nhầm to, vừa ra khỏi thang máy Miranda quay sang nhìn tôi.

“Aan-dree-aa?” Giọng bà bóp vụn sự im lặng căng thẳng trong phòng. Tôi không trả lời, vì nghĩ đó chỉ là một kiểu nói. Nhưng bà đợi.

“Aan-dree-aa?”

“Vâng, Miranda?”

“Chị đi dép của ai thế kia?” Bà chống nhẹ một tay vào mạng sườn và nhìn tôi chằm chằm. Thang máy đã trôi tuột đi mất, không đem theo lũ trợ lý thời trang đang ngẩn người đứng đó vì rốt cuộc cũng nhìn thấy – và nghe thấy – Miranda bằng xương bằng thịt. Tôi cảm thấy sáu cặp mắt dán vào đôi chân mình, vừa đây thôi vẫn còn thấy dễ chịu nhưng dưới cặp mắt soi mói của năm trợ lý thời trang và một nữ hoàng mốt thì nó đang râm ran ngứa ngáy phát điên lên.

Sự lúng túng nảy sinh từ chuyến đi thang máy cùng nhau (lần đầu tiên!) và chừng ấy cặp mắt dồn vào làm tê liệt trí óc tôi: vì vậy tôi hiểu sai câu hỏi của Miranda, tưởng bà hỏi loại giày nào.

“A, dép này hả?” Tôi trả lời và khi đã buộc mồm nói ra rồi mới nhận ra câu ấy không chỉ vô lễ, mà đơn giản là quá độc địa. Mấy con bé kia cười ré lên và lập tức thu hút cơn thịnh nợ của Miranda.

“Tôi không hiểu vì sao đại đa số các trợ lý thời trang của tôi có vẻ không biết làm gì tốt hơn là ngồi lê đôi mách như mấy đứa trẻ con.” Bà trỏ ngón tay vào từng cô, bởi vì có bị gí súng vào đầu thì bà cũng không biết được lấy một tên trong số họ.

“Chị!” Bà cao giọng nói với một cô mới tinh có lẽ lần đầu tiên trong đời thấy mặt sếp. “Chúng tôi tuyển chị vào đây để tán phép hay để đặt quần áo chụp ảnh?” Cô gái cúi đầu và định mở miệng xin lỗi, nhưng Miranda đã quay sang người tiếp theo.

“Còn chị!” Bà tiến sang Jocelin, người có cấp bậc cao nhất trong đám trợ lý thời trang và được tất cả các biên tập viên yêu mến. “Chị có nghĩ là hàng triệu cô gái khác muốn làm việc của chị và cũng thạo về thời trang như chị?” Bà lui một bước, quan sát những người đứng trước bà từ đầu đến chân, thời gian đủ lâu để mỗi người tự thấy mình béo, xấu và ăn mặc vụng về, rồi xua họ về bàn mình. Đầu cúi gằm, gật lấy gật để, thành thật ngượng nghịu xin lỗi, các cô gái xô nhau chạy về phòng thời trang – để lại tôi một mình. Lại một mình, với Miranda.

“Aan-dree-aa! Tôi không thể cho phép trợ lý của tôi nói giọng ấy với tôi,” bà giải thích và quay về hướng cửa vào hành lang. Tôi có nên đi theo không? Hy vọng Eduardo, Sophy hay một trong số trợ lý đã kịp thời thông báo cho Emily là Miranda đến.

“Miranda, tôi…”

“Đủ rồi,” Bà dừng ở cửa và nhìn tôi. “Chị đi dép của ai thế kia?” Bà nhắc lại câu hỏi. Giọng bà không báo trước điềm lành.

Tôi đưa mắt kiểm tra lần nữa đôi xăng đan đen và nghĩ cách giải thích cho người đàn bà thanh lịch nhất Tây bán cầu rằng tôi đang xỏ đôi dép của Ann Taylor Loft. Liếc nhìn mặt bà, tôi biết im đi là hơn.

“Tôi mua ở Tây Ban Nha,” tôi vội nói và nhìn đi chỗ khác. “Trong một cửa hiệu dễ thương ở Barcelona, ngay cạnh Las Rablas. Ở đấy có cả xê ri của nhà tạo mốt.” Khỉ thật, đôi giày này tôi lôi ở đâu ra ấy nhỉ?

Bà nghiêng đầu, để nắm tay trước miệng. Qua cửa kính tôi nhìn thấy James đi tới, nhưng nhìn thấy Miranda là quay gót biến luôn. “Aan-dree-aa, dép này không chấp nhận được. Các cô gái của tôi là bộ mặt của tạp chí Runway, và loại dép này không phù hợp với thông điệp mà tôi muốn quảng bá. Chị tìm trong kho quần áo một đôi tử tế. Và đi lấy cà phê cho tôi.” Ánh mắt bà rời tôi, chuyển sang phía cửa, cho đến khi tôi hiểu là phải chạy tới mở cửa ra. Bà lướt qua cửa đi về văn phòng, không một lời cảm ơn. Để đi lấy cà phê, tôi cần tiền và thuốc lá, nhưng không cần đến mức phải lạch bạch đi theo bà như một con vịt ngoan ngoãn. Tôi ra thang máy. Năm dollar cho một cốc cà phê sữa thì có thể mượn của Eduardo, và bao thuốc lá mới sẽ được Ahmed ghi vào hóa đơn Runway như ông vẫn làm mấy tháng nay. Tôi đã tưởng có thể lẳng lặng rút lui, song tiếng bà đã bập vào gáy tôi như lưỡi xẻng.

“Aan-dree-aa!”

“Vâng, Miranda,” tôi đứng sững lại, quay nhìn bà.

“Bài phê bình nhà hàng mà tôi bảo chị kiếm đã có trên bàn tôi chưa?”

“À, vâng, thú thật là tôi có vấn đề khi tìm nó. Tôi đã gọi điện cho tất cả các báo, không tờ nào đăng một bài phê bình về nhà hàng châu Á nào trong tuần qua. Bà có tình cờ còn nhớ nhà hàng tên gì không ạ?” Bất giác tôi nín thở đợi đợt tấn công mới.

Dường như bà không để tâm đến lời giải thích của tôi, vì bà vẫn tiếp tục đi về phía văn phòng. “Aan-dree-aa, tôi đã nói với chị là bài này ở tờ Post, chẳng lẽ lại khó tìm đến thế?” Và bà biến mất. Ở tờ Post? Sáng sớm nay tôi vừa nói chuyện với người viết phê bình nhà hàng ở đó, anh ta trang trọng thề với tôi là ở báo ấy không có bài phê bình nào như tôi miêu tả, hơn nữa cả tuần vừa rồi không có lễ khai trương nào đáng kể. Bà này lẩm cẩm thật rồi, và tôi lại là đứa giơ đầu chịu báng.

Vào giờ này thì mua cà phê rất nhanh, tôi tự cho phép mình mười phút để gọi điện cho Alex. Đúng mười hai giờ rưỡi là anh đi ăn trưa. May quá, tôi túm được anh ở số di động chứ không phải lằng nhằng nói chuyện với các giáo viên khác.

“Bé cưng, hôm nay thế nào rồi?” Giọng anh vui vẻ đến khả nghi, khiến tôi phải thật kiềm chế để không phát cáu lên.

“Cho đến phút này thì kinh khủng như mọi hôm, sướиɠ lắm. Hôm nay em mất năm tiếng để đi tìm một bài báo chỉ tồn tại trong trí tưởng tượng quỷ quái của một người thà chết chứ không nhận là mình nhầm lẫn. Còn chỗ anh thì sao?”

“À, hôm nay rất tuyệt. Anh đã kể cho em về Shauna chưa nhỉ?” Tôi gật đầu, tất nhiên là anh không nhìn thấy. Shauna là một trong những học trò trỏ của Alex và cho đến nay chưa nói một lời nào trong lớp. Alex đã gây áp lực, hứa thưởng quà và nói chuyện lâu với cô bé nhưng không kết quả gì. Anh gần như phát cuồng lên khi cô bé chín tuổi này xuất hiện ở lớp hôm đầu tiên, do một nhân viên công tác xã hội đưa đến và trước đó chưa hề thấy một lớp học từ bên trong. Từ đó anh nung nấu ý định giúp nó.

“Cứ như là con bé không ngậm miệng lại được nữa! Hát một chút thôi. Hôm nay anh mời một ca sĩ nhạc folk đến đây chơi ghi ta với bọn trẻ, và Shauna hát theo ngay. Như lớp băng đã bị phá tan, nó nói chuyện với mọi người, không nghỉ. Nó biết tiếng Anh. Vốn từ tương thích với lứa tuổi, nó hoàn toàn và tuyệt đối bình thường!” Niềm phấn khích của anh lây sang tôi, khiến tôi phải mỉm cười, và đột nhiên thấy nhớ anh. Cú thăm bất ngờ tôi qua rất thú vị, nhưng như thường lệ tôi quá mệt mỏi để có thể góp vui. Giữa hai chúng tôi có một thỏa thuận không nói ra lời và lặng lẽ đợi cho hết hạn tù, hết năm nô ɭệ này đi, rồi mọi chuyện sẽ lại tiếp diễn như ngày xưa. Mặc dù vậy, tôi vẫn nhớ anh, và vẫn thấy bứt rứt vì chuyện Christian.

“Chúc mừng anh! Không phải vì anh cần sự khẳng định cho khả năng sư phạm kiệt xuất của mình, đó là mặc nhiên! Chắc là anh đang vui lắm.”

“Ừ, cực vui.” Tôi nghe tiếng chuông ở hậu trường.

“Anh ơi, anh vẫn giữ hẹn gặp nhau tối nay đấy chứ?” Tôi hỏi, mong manh hy vọng là anh chưa có kế hoạch nào khác. Sáng sớm nay, khi tôi loạng choạng ra khỏi giường và lê bộ xương đâu nhức vào phòng tắm, anh gọi với theo là anh sẽ mượn băng video, đặt đồ ăn và nghỉ ngơi thoải mái. Tôi lầm bầm đáp một cách mỉa mai không cần thiết là anh nên nghĩ ra trò gì hay hơn cho chính mình, vì đằng nào thì cũng tận nửa đêm tôi mới về và lăn đùng ra giường, và ít nhất thì một trong hai chúng tôi nên tận hưởng cuộc sống vào buổi tối thứ Sáu. Lúc này tôi chỉ muốn nói với anh rằng tôi bực mình về Miranda, về Runway và về chính mình chứ không tại anh, và tôi không tưởng tượng ra thú vui nào lớn hơn là mười lăm tiếng đồng hồ liền được lười nhác nằm trên sofa và âu yếm với anh.

“Dĩ nhiên,” giọng anh có vẻ bị bất ngờ, nhưng vui vẻ. “Anh có thể đợi ở nhà em, rồi mình nghĩ xem làm gì. Cho đến lúc em về anh tán gẫu với Lily.”

“Thế thì quá hay. Bảo cô ấy kể hết về đồ đệ nhỏ của Freud cho mà nghe.”

“Về ai?”

“Không quan trọng. Anh ơi, em phải đi đây. Em không được phép bắt nữ hoàng đợi cà phê lâu hơn nữa. Tối nay nhé, em sốt ruột rồi đấy.” Eduardo để tôi qua rào bảo vệ sau hai lần hát điệp khúc của “We Didn’t Start the Fire” (tôi tự chọn), còn Miranda đang mải nói chuyện khi tôi đặt cà phê lên góc tận cùng bên trái bàn giấy. Phần thời giờ còn lại trong buổi chiều tôi gây sự với tất cả trợ lý và biên tập ở New York Post mà tôi vớ được qua điện thoại và cố giải thích là tôi biết rõ tờ báo của họ hơn chính họ, và tôi chỉ muốn xin một bản sao nhỏ bé của bài phê bình nhà hàng châu Á ra mắt hôm qua mà thôi.

“Thưa chị, tôi đã nói cả chục lần và nói thêm lần nữa: chúng tôi không có bài phê bình nhà hàng nào. Tôi biết bà Prestly là ngườ điên điên và không hề nghi ngờ chuyện bà ấy đày dọa mọi người như dưới địa ngục, nhưng tôi không thể bịa ra một bài báo khi nó không có thực. Rõ chứ ạ?” Đó là câu chót của một cộng tác viên tự do mục Chuyện vỉa hè bị cử đi tìm bài báo ấy để tôi hết quấy rầy. Anh ta rất kiên nhẫn và nhiệt tình, nhưng ý chí làm việc thiện của anh cũng có hạn. Emily đang bàn luận với một phóng viên tự do mục nhà hàng của tờ Post, và James sau khi bị tôi xin xỏ cũng gọi một anh bạn cũ đang làm việc ở phòng quảng cáo, biết đâu anh ta cũng có thể giúp được. Đã ba giờ chiều rồi, và Miranda đã hỏi từ hôm qua: lần đầu tiên tôi không cung cấp được ngay thứ bà muốn.

“Emily!” Có tiếng Miranda gọi từ căn phòng sáng sủa và thân thiện của bà.

“Vâng, Miranda?” Chúng tôi đồng thanh trả lời và bật dậy, không rõ bà gọi ai.

“Emily, tôi nghe chị vừa nói chuyện với bên tờ Post?” Emily thực thở phảo ngồi phịch xuống ghế.

“Vâng, Miranda, tôi vừa đặt máy. Tổng cộng tôi đã nói chuyện với ba người, và họ bảo đảm chắc chắn là trong tuần vừa qua họ không hề có lấy một bài báo nào về nhà hàng châu Á ở Manhattan cả. Có thể báo đăng ở số trước đó?” Tôi đã ra đến trước bàn bà, luôn đổi chân – giờ đã được nâng cao thêm mười phân – và cúi đầu quan sát đôi xăng đan Jimmy Choo đen mà Jeffy cười nhếch mép lấy cho tôi từ kho trang phục ra.

“Manhattan?” Làm sao có thể vừa ngơ ngác vừa thịnh nộ như vậy nhỉ? “Ai nói với chị về Manhattan?”

Giờ đến lượt tôi ngơ ngác.

“Aan-dree-aa, tôi đã nói với chị tối thiểu năm lần là bài phê bình nói về một nhà hàng ở Washington mà chị phải đặt bàn cho tôi ở đó trong tuần tới.” Bà nghiêng đầu, nhếch môi thành một nụ cười – không thể nói khác được – độc ác. “Chính xác là thử thách nào trong dự án này vượt quá sức chị vậy?”

Washington? Bà đã nói với tôi năm lần là nhà hàng ở Washington? Tôi không tin. Hoặc là bà mất trí, hai là bà có niềm vui tàn bạo khi ngắm tôi trong quá trình mất trí. Nhưng chắc tôi mới là đồ ngốc như bà nghĩ, vì tôi lại mở miệng không suy nghĩ.

“Ồ, Miranda, tôi khá chắc chắn là New York Post không có bài nào về nhà hàng ở Washington cả. Như tôi biết, họ chỉ đến xem và bình luận các nhà hàng mới khai trương ở New York.”

“Chuyện tiếu lâm hả, Aan-dree-aa? Chị nghĩ là mình khôi hài lắm à?” Nụ cười của bà vụt biến mất, bà rướn người tới trước trong tư thế ngồi, khiến tôi liên tưởng đến con kền kền đói đang sốt ruột đảo vòng trên con mồi.

“Không, Miranda, à, tôi chỉ nghĩ là…”

“Aan-dree-aa, tôi đã giải thích cặn kẽ hàng chục lần là bài phê bình mà tôi tìm ở trên tờ Washington Post. Có thể chị đã nghe nói về tờ báo tẹp nhẹp này rồi chăng? Giống như New York có tờ New York Times, Washington D.C. cũng có báo riêng của mình. Chị có hiểu mối liên quan ấy không?” Nghe bà không giễu cợt chút nào nữa, thay vào đó là giọng hết sức kẻ cả, tiếp nữa chỉ còn là nói với tôi kiểu bập bẹ trẻ con.

“Tôi kiếm ngay,” tôi cố nói bình tĩnh như vẫn có thể và lặng lẽ ra ngoài.

“À này, Aan-dree-aa?” Tim tôi nảy xóc, dạ dày nhói lên vì phải đợi cú bất ngờ mới. “Tôi xếp chị làm lễ tân ở buổi tiệc tối nay. Chấm hết.”

Tôi nhìn qua Emily, cô ngồi đần ra và những nếp nhăn trên trán cô cho thấy cô điếng người như chính tôi.

“Tôi nghe có đúng không đấy?” Tôi thì thầm với Emily. Cô chỉ gật đầu và ra hiệu tôi ra góc cô ngồi.

“Tôi đã lo chuyện ấy xảy ra,” cô thì thầm đầy quan trọng như một bác sĩ phẫu thuật phải thông báo với gia quyến bệnh nhân là mổ phanh khoang ngực ra sẽ thấy một điều khủng khϊếp.

“Không thể thế được. Bây giờ là bốn giờ chiều thứ Sáu. Tiệc bắt đầu lúc bảy giờ. Bắt buộc phải mặc đồ đại lễ. Bà ấy không thể xếp tôi làm ở đó được.” Tôi ngờ vực nhìn vào đồng hồ và cố nhớ từng lời Miranda vừa nói.

“Có chứ, sếp nói nghiêm túc đấy,” cô nói và nhấc điện thoại. “Tôi sẽ giúp chị, okay? Bây giò chị đi tìm bài phê bình trong Washington Post và nộp bản copy cho sếp trước khi bà ấy đi. Yuri sắp chở bà ấy về nhà làm tóc và trang điểm. Tôi kiếm cho chị áo dài và những đồ khác mà chị sẽ cần tối nay. Đừng lo. Chúng mình sẽ làm xong tất.” Cô nhấc số điện với tốc độ súng máy và thì thào vào máy các lệnh nghe rất khẩn thiết. Tôi đứng đực ra nhìn cô, cho đến khi cô – không ngẩng lên – phẩy tay về phía tôi và chớp nhoáng đưa tôi về thực tại.

“Đi đi,” cô khẽ nói và đưa mắt sang tôi một ánh nhìn mang chút cảm thông vô cùng hiếm hoi. Và tôi đi.

Thêm Bình Luận