Chương 6: Điệp Luyến Hoa - Nơi Nào Gặp Lại?

Phần III, Chia duyên rẽ phận.

“Không, con không đồng ý. Người mà con yêu là Đông Hoa, dù ở bên chàng thêm một ngày cũng được. Con tuyệt đối sẽ không thành thân cùng người khác.”

Ngọc Điệp vừa nói vừa rơi nước mắt. Mới đó đã ba tháng kể từ ngày Đông Hoa xuất cung, ba tháng này nàng đã không được gặp hắn. Nàng tìm mọi cách xuất cung nhưng không thể vì phụ hoàng đã ra lệnh giam lỏng nàng trong cung điện của chính nàng. Cung điện lộng lẫy xa hoa thể hiện sự sủng ái của phụ hoàng và mẫu hậu đã trở thành chiếc l*иg son giam giữ nàng. Mà hắn cũng chẳng còn ở lại kinh thành Thăng Long mà đã bị Thái phó đưa về cố hương để viếng thăm mẫu thân đã mất sớm của hắn.

Thời gian này Thái tử Thanh Phong của nước láng giềng đã đến thăm Đại Việt và ngỏ ý kết làm đồng minh với Đại Việt. Vua Anh Tông vui lòng đồng ý vì ông luôn là vị vua anh minh, hiền đức một lòng lo lắng cho đời sống của con dân Đại Việt. Trong bữa tiệc được tổ chức tại ngự hoa viên vị Thái tử này đã nhìn thấy Ngọc Điệp. Hắn vừa gặp đã thương nàng và cầu hôn nàng với vua Anh Tông.

Ban đầu, ông cũng không đồng ý với lời cầu hôn của hắn nhưng ông lại được hoàng hậu khuyên bảo, chỉ có Thái tử Thanh Phong mới xứng đôi với được công chúa tôn quý của ông. Hiện tại hai nước đã kết minh, Ngọc Điệp sẽ có được thân phận Thái tử phi cao quý mà sau này khi Thanh Phong đăng cơ nàng chính nàng đấng mẫu nghi thiên hạ. Dần dần, Anh Tông càng nghĩ càng thấy thấu tình đạt lý và nhận lời cầu hôn của hắn. Hôn lễ sẽ được cử hành sau ba ngày.

Ngọc Điệp là người cuối cùng biết được nàng sẽ phải thành thân cùng một người xa lạ.

“Phụ hoàng, mẫu hậu cũng là muốn tốt cho con. Nếu con còn không nghe lời thì đừng trách ta. Dù sao thì một người sức khoẻ không tốt có thể từ giã cõi đời này bất cứ lúc nào. Ta cũng không đảm bảo được là nhi tử của Trần Hùng có thể bình an được.”

Ngọc Điệp lăng lăng nhìn phụ hoàng của mình, lần đầu tiên nàng nhận ra rõ ràng ý nghĩa của từ “phụ hoàng” mà nàng vẫn gọi. Anh Tông là phụ thân của nàng nhưng cũng là hoàng đế của Đại Việt.

Nàng khẽ cắn môi và mỉm cười thê lương.

“Được, con sẽ thành thân cùng vị kia nhưng con hi vọng phụ hoàng sẽ để chàng có được cuộc sống bình an.”

Hoàng hậu cùng huynh trưởng song sinh của nàng thở dài đứng ở bên mà không lên tiếng.



Họ không chấp nhận được nữ nhi, bào muội của mình cứ dấn thân vào ngõ cụt. Họ yêu thương nàng nhưng cách yêu thương ấy đã quá tàn nhẫn rồi, tình thương ấy khắc nghiệt đến nỗi bóp nghẹt tâm hồn của Ngọc Điệp. Nàng chỉ hạnh phúc khi được ở bên người mình ngươi, như bướm kia chỉ vui khi được bay lượn bên đoá hoa.

Nàng viết lá thư cuối cùng cho Đông Hoa trước khi gả cho Thanh Phong. Con bồ câu mang bức thư đầy nước mắt của nàng bay vụt khỏi cung điện mang theo cả tâm hồn của nàng. Hi vọng khi hắn đọc được những dòng chữ ấy sẽ hết yêu nàng để hắn được sống nhưng ngày thanh thản hơn. Nàng đợi đến ngày thành thân của mình trong u buồn, uất ức chứ không vui vẻ háo hức như những tân nương khác.

Đông Hoa nhận được bức thư của nàng khi đang trên đường về kinh thành Thăng Long. Hắn đã nghĩ hẳn nàng đang đợi hắn về nên mới gửi thư cho mình. Nhưng hắn đã không tin và mắt mình khi đọc những dòng chữ nhỏ thanh thoát mà chính tay nàng viết.

“Đông Hoa của ta. Ta là công chúa Đại Việt, chàng chỉ là nhi tử của Thái phó đại nhân. Thân phận chúng ta có khác biệt quá lớn. Mới gặp ta đã thích chàng, nhưng tình cảm đó chỉ là do bồng bột mà thôi. Ta đã suy nghĩ rất nhiều và chỉ có Thái tử Thanh Phong mới có thể cho ta được tình yêu cùng địa vị tôn quý nhất thiên hạ. Mong chàng hãy quên ta đi, hãy quên cả những đoạn kí ức của cả thời thơ dại. Không mong có ngày tái kiến.”

Phần IV, Nơi nào gặp lại

Từng câu, từng chữ như những nhát dao sắc bén nhất đâm thẳng vào trái tim của Đông Hoa. Nàng nói nàng không yêu hắn, nàng nói hãy quên hắn đi. Hắn cười thảm thiết, cười một cách còn khó nhìn hơn cả khác. Những con đau lại ập đến nhưng Đông Hoa không quan tâm. Đau đi, đau đi, đau nữa đi để hắn có thể tạm quên đi nỗi đau mà nàng gây ra cho hắn.

Khi Thái phó bước vào căn phòng của Đông Hoa thì thấy nhi tử của mình đã ngã gục bên giường, thân thể lạnh ngắt tay hắn vẫn cầm chặt lá thư với những dòng chữ nhoè đi bởi nước mắt của nàng và máu của hắn. Ông kêu gọi người thì đã quá muộn, Đông Hoa đã bỏ mình như thế.

Ngày Ngọc Điệp thành thân, cả kinh thành Thăng Long chìm trong sắc đỏ rực rỡ. Đêm hôm trước thành thân nàng đã sửa soạn lại tất cả các khúc nhạc của Đông Hoa từng viết và nàng phát hiện ra một khúc nhạc còn đang viết dang dở, nàng đã mất cả đêm để hoàn thành khúc nhạc ấy.

Nàng điểm phấn tô son, nhưng không phải vì người mình yêu thương mà lại vì một người nam nhân khác. Nàng mặc bộ hỉ phục đẹp đẽ, quỳ lạy từ biệt phụ hoàng và mẫu hậu chuẩn bị bước lên kiệu hoa thì đột nhiên Vân Nhi thì thầm vào tai nàng. Thân thể nàng loạng choạng sắp ngã được Thái tử Thanh Phong ôm vào lòng. Nàng bước lên kiệu hoa, ra khỏi cung điện trong tiếng hỉ nhạc vang trời. Sắp ra khỏi thành Thăng Long, đến trên chiếc cầu bắc ngang trên dòng Tô Lịch nàng yêu cầu dừng lại.

“Ta muốn dừng lại đây nhìn lại kinh thành Thăng Long lần cuối, mong rằng Thái tử điện hạ sẽ thoả tâm nguyện của ta.”

Thanh Phong ngay lập tức đồng ý vì hắn muốn nàng được vui lòng. Ngọc Điệp rút ra từ ống tay áo một ống sáo bằng ngọc tinh mĩ cực kì – cây sáo yêu thích của Đông Hoa bắt đầu thổi khúc nhạc tối qua nàng đã hoàn thành. Khúc nhạc ấy đã được nàng đặt tên là Điệp luyến hoa.



Đoàn người chìm đắm trong tiếng sáo như nỉ non, thì thầm kể về tình yêu thật đẹp của một đôi tài tử giai nhân, khi lại như oán hận, u buồn vì chia xa. Không ai phát hiện ra Ngọc Điệp đã đứng bên mép cầu, tiếng sáo trở nên cao vυ"t quyết tuyệt cũng là lúc thân hình nhỏ nhắn của nàng như cánh bướm xinh đẹp rơi khỏi cầu. Thanh Phong là người sớm nhận ra điều không bình thường nhưng cũng đã quý muộn chỉ có thể trơ mắt mà nhìn nàng biến mất trong dòng nước.

Trước khi Ngọc Điệp lên kiệu hoa, Vân Nhi đã nhỏ giọng báo lên với nàng rằng rạng sáng nay phủ Thái phó phát tang, công tử nhà Thái phó qua đời bởi bạo bệnh đêm qua.

Ngày ấy, cả Đại Việt rung chuyển vì công chúa Ngọc Điệp bất hạnh đã trượt chân rơi xuống dòng Tô Lịch khi nàng nhìn lại kinh thành trước khi rời đi. Cả nước bi thương, quốc tang ba ngày.

Đời sau người ta nhắc đến nàng công chúa Ngọc Điệp người ta nhớ đến dung mạo khuynh thành, tài hoa ngút trời của nàng nhưng không ai biết đến mối tình sâu đậm của nàng với công tử nhà Thái phó. Khúc nhạc cuối cùng của nàng người ta tìm thấy nhạc phổ nhưng không ai thể hiện được.

Ba trăm năm sau, trong vườn mai trắng ở bên dòng Tô Lịch phía tây của kinh thành Thăng Long một thiếu nữ xinh đẹp nhẹ bước dạo chơi. Nàng bất chợt nàng bị thu hút bởi tiếng sao réo rắt mà gót sen nhẹ bước theo. Cuối cùng nàng nhìn thấy một vị công tử tuấn tú sô song đứng dưới tàng mai đang thổi sáo. Nàng không biết tại sao nhưng khi nghe khúc nhạc này lệ lại rơi đầy mặt. Thật kỳ lạ là lần đầu tiên nàng nghe khúc nhạc này nhưng lại cảm thấy quen thuộc đến lạ lùng.

Nhạc dứt, nàng đến bên vị công tử kia nhẹ nhàng lên tiếng.

“Xin mạn phép hỏi công tử khúc nhạc này tên là gì vậy?”

Công tử kia bật cười ôn nhu nhìn nàng mà trả lời.

“Ngọc Điệp, khúc nhạc này tên là Điệp luyến hoa.”

“Sao công tử lại biết tên tôi? Tôi nhớ không lầm thì chúng ta chưa từng gặp mặt kia mà.”

“Nàng không biết sao? Chúng ta có hôn ước từ lâu. Ta tên Đông Hoa là hôn phu của nàng.”