Chương 1: Lần Đầu Tiên Đến Kinh Thành

Chương 1: Lần Đầu Tiên Đến Kinh Thành

Hứa Kinh Hoa không thích kinh đô Lạc Dương, giống như nàng không thích tên của mình vậy, tuy rằng nàng chỉ mới vào kinh thành một canh giờ trước.”

"Ta còn tin là thật chứ, gì mà ‘Vật Hoa Thiên Bảo, Địa Linh Nhân Kiệt’*." Hứa Kinh Hoa vắt chéo chân ngồi trên ghế, liên tục lắc đầu với Hứa Tuấn – cha nàng: "Cha, cha nói thật với con đi, cha không nhớ được kinh thành trông như thế nào đúng không? Cha học lỏm tám chữ này từ người kể chuyện đúng không?”

(*Địa linh nhân kiệt = bất kỳ một vùng đất nào cũng có đôi chút chiến công và dăm ba người tài.)

(**聚寶堂 – Vật Hoa Thiên Bảo: nghĩa là tinh hoa của vạn vật đều là báu vật của Trời ban. 五方五土龙神 – Ngũ Phương, Ngũ Thổ Long Thần: với ý nghĩa chư vị Long Thần của 5 phương và ngũ hành.)

Hứa Tuấn ngồi bên phải nàng, khuôn mặt dài dãi dầu mưa nắng, hai bên tóc mai cũng lác đác vài sợi tơ bạc: "Con muốn ăn đòn thì cứ nói thẳng ra. Tuy rằng bộ xương này già rồi nhưng vẫn còn sức để đánh con một trận ra trò.”

Hứa Kinh Hoa cười hề hề: "Vậy cha nói xem, kinh thành này có giống như trong trí nhớ của cha không? Cha cứ khoe khoang đâu đâu trong kinh thành cũng khảm viền vàng, nào biết hôm nay nhìn thấy nơi này vừa đổ nát vừa cũ kỹ! Khoan nói tới chuyện so sánh với phủ U Châu, ngay cả phủ Tín Đức mà chúng ta đi ngang qua còn khí thế hơn nhiều."

“Sao mà so sánh được chứ? Hơn hai mươi năm chiến tranh loạn lạc, bọn người Hồ và cả đám loạn quân đều tranh đoạt kinh đô. Không biết chúng đã đánh bao nhiêu trận, bao nhiêu người đã phải bỏ mạng tại nơi này. Kinh thành bị chúng vơ vét gần như hết sạch, nguyên khí ắt hao tổn nặng nề." Hứa Tuấn phản bác liền một hơi, cổ họng ông bỗng ngứa ngáy, không khỏi ho khan vài tiếng.

Hứa Kinh Hoa vội rót một ly nước cho ông: "Con thấy cha mệt lắm rồi, hay là cha nằm nghỉ một lát đi, đừng ngồi chờ nữa.”

Hứa Tuấn cầm cái ly lên uống hết một nửa, ông đang định nói thì thấy tham quân* Bạch Kim Sinh, người hộ tống cha con ông lên đường vào kinh tìm người thân sải bước đi vào. Ông vội vàng đứng lên, chờ y mở lời.

(*Raw là 参军, một chức quan chuyên quản lý việc tòng quân.)

"Hứa đại ca, sáng sớm Quách công công đã vào cung làm nhiệm vụ rồi. Ta đã nghĩ cách chuyển lời cho hắn, phỏng chừng nhanh nhất là chiều nay sẽ có hồi âm. Hai cha con hai người vất vả cả chặng đường, chi bằng nghỉ ngơi trước đi, có tin tức gì ta sẽ tới tìm hai người.”

Hứa Kinh Hoa cảm thấy khó hiểu: "Chúng ta không được gặp tổ mẫu liền ư? Sao phải chờ Quách công công chứ?”

Hứa Tuấn răn dạy: "Nào tới lượt con nói chuyện? Bảo con chờ thì chờ đi!”

“Không phải con thấy cha sốt ruột sao?” Hứa Kinh Hoa không phục.

Bạch Kim Sinh nhìn trái nhìn phải một hồi rồi lựa lời khuyên nhủ: "Hứa đại ca, đã đến kinh thành rồi, có vài điều cũng nên nói cho con nhỏ biết.”

Hứa Kinh Hoa trừng mắt: "Sao cơ? Cha còn giấu con chuyện gì ư?”

Hứa Tuấn không để ý tới nàng, ông quay đầu ho khan rồi mới đáp lại Bạch Kim Sinh: "Làm phiền Bạch tham quân quá, ngươi bôn ba qua lại ngàn dặm đường, đã xa nhà lâu lắm rồi đúng không? Người trong nhà hẳn là rất nhớ mong, ngươi về thăm họ đi, hai cha con ta ở đây yên tâm chờ đợi.”

Bạch Kim Sinh là võ quan, trông thì thô kệch nhưng thật ra lại rất tinh tế. Thấy Hứa Tuấn không muốn nói nhiều trước mặt mình, hắn bèn nói: "Được, ta về nhà trước một chuyến. Hai vị có cần cái gì thì cứ nói với nha hoàn bên ngoài. À đúng rồi, nếu như Quách công công trở về sớm." Hắn đột nhiên hạ thấp giọng: "Hoặc phái nội thị* khác đến đây, hai người hãy khách khí một chút.”

(*Raw 内侍: Nội thị ty (内侍司) hoặc Thượng thị sở (尚侍所): cơ quan thân cận nhất của Thiên hoàng, quản việc cung phụng hầu trực, tấu thỉnh, tuyên truyền, thẩm tra đối chiếu Nữ nhụ và kiểm soát Mệnh phụ vào cung triều bái.)

“Bạch tham quân yên tâm, ta hiểu rồi.”

Bạch Kim Sinh nghe Hứa Tuấn nói vậy vẫn thấy không yên tâm, hắn nghiêng người liếc qua cái sân nhỏ bên ngoài rồi bước lại gần Hứa Tuấn hơn, hạ thấp giọng xuống hơn nữa: "Hai người chưa từng gặp nội thị bao giờ. Bọn họ khác với nam tử bình thường. Gương mặt họ trắng trẻo, giọng nói họ lanh lảnh, vì phải theo hầu bên cạnh người hoàng thất nên diện mạo của họ thanh tú hơn người bình thường. Lần gặp đầu tiên chắc chắn hai người sẽ muốn nhìn chằm chằm vào họ, nhưng tính tình của bọn họ rất kỳ quái, họ rất ghét việc người khác nhìn họ chằm chằm như vậy.”

Hứa Kinh Hoa thắc mắc: "Vì sao? Đẹp thế sao lại không cho người ta nhìn?”

Bạch Kim Sinh lắc đầu: "Họ cũng có khuyết điểm, ngươi cứ nhìn chằm chằm họ như thế, họ sẽ hiểu nhầm. Tóm lại, nếu có nội thị đến đây thì hai người khách khí một chút, đừng nhìn họ lâu quá, lúc thưa gửi thì gọi là "Trung Quý nhân".”

Hứa Tuấn gật đầu, nói cảm ơn, sai con gái tiễn Bạch Kim Sinh thay mình. Trước kia ông bị thương ở chân, đi lại khó khăn. Lần này gấp rút lên đường vào kinh, cái chân bị thương có lẽ không chịu nổi, bây giờ đau nhức dữ dội.

Hứa Kinh Hoa tiễn Bạch Kim Sinh xong thì lon ton chạy về tìm cha nàng để hỏi cho bằng được: "Rốt cuộc là có chuyện gì vậy cha?”

“Không có gì, ta đã nói với con ban đầu tổ mẫu của con làm bà vυ" ở trong cung rồi mà?” Hứa Tuấn nói xong thì ngáp một cái: "Ta thật sự rất mệt mỏi, ta chợp mắt một lát đây. Con không được đi lung tung đâu đấy, ngoan ngoãn về phòng nghỉ ngơi đi."

Ông tập tễnh bước vào trong phòng, Hứa Kinh Hoa đi tới định đỡ ông thì lại bị đẩy ra: "Ta còn chưa già đến mức không đi được!”

Hứa Kinh Hoa trợn mắt, nàng buông tay ra, nhìn cha đi vào phòng rồi lẩm bẩm: "Tìm một bà vυ" thôi cũng phải nhờ thái giám chuyển lời sao?”

Chẳng lẽ tổ mẫu của nàng phải làm lão ma ma* hầu hạ người trong cung đến lúc về già sao? Có thể lắm, dù sao thì một lão ma ma đã xuất cung hẳn là không thể sai khiến người như Bạch tham quân, có lẽ bà vẫn đang hầu hạ bên cạnh Hoàng thượng hoặc con cháu của ngài nên mới có mặt mũi này.

(*Raw 老嬷嬷: Một âm là “lão”. (Danh) “Lão lão” 姥姥: (1) Tiếng tôn xưng đối với người đàn bà lớn tuổi. ☆Tương tự: “ma ma” 嬤嬤, “ma mỗ” 嬤姆, “lão lão” 老老. (2) Tiếng gọi bà ngoại (bắc Trung Quốc).

Hứa Kinh Hoa tự thấy bản thân đã hiểu rõ, nàng ngồi xuống cạnh bàn, uống ực một ly nước. Nghe thấy tiếng ngáy phát ra từ trong phòng, nàng lẻn sang phòng bên cạnh, thay bộ y phục của nam nhân mà mình mang theo.

Sáng nay, sau khi đến phủ nhà họ Quách, cha con họ đã được sắp xếp đâu vào đấy. Hai cha con được tắm nước nóng thoả thích, nha hoàn không chỉ gội đầu sạch sẽ cho họ mà còn tìm cho họ một bộ y phục mới bằng lụa để thay.

Chỉ là Hứa Kinh Hoa tuy mới mười bốn nhưng lại vóc dáng cao, gầy. Bộ y phục mà nha hoàn phủ nhà họ Quách mặc trên người nàng cứ thùng thình như lá cờ treo trên cột vậy, còn lộ ra cổ tay và cổ chân, thật sự không vừa người.

Có điều hình như trong phủ này rất giàu có, chẳng mấy chốc đã tìm được một bộ y phục vừa vặn. Mặc dù vẫn hơi rộng nhưng ít nhiều gì cũng có thể che thân.

Lúc đầu Hứa Kinh Hoa tưởng rằng nàng sẽ được gặp tổ mẫu, người mà nàng chưa bao giờ gặp, người mẫu thân mà cha đã lạc mất từ bé, nên nàng mới chịu mặc bộ y phục rườm rà kia suốt. Bây giờ được biết là sớm nhất cũng phải sau buổi trưa mới có hồi âm từ trong cung, vậy thì còn chờ gì nữa, nàng phải mau mau thay cái bộ này ra!

Hứa Kinh Hoa lặng lẽ thay y phục xong thì rón rén đến gần cửa phòng bên trong, liếc mắt nhìn cha một cái. Thấy ông có vẻ đã ngủ say thì nhẹ nhàng quay đi, cẩn thận vén rèm bước ra ngoài. Bên ngoài có một cái sân nhỏ, trái phải đều là sương phòng, Bạch Kim Sinh nói nha hoàn đang chờ ở trong sương phòng.

*

Hứa Kinh Hoa im hơi lặng tiếng chuồn ra ngoài, đám nha hoàn cũng không phát hiện ra nàng. Nàng thấy cửa viện đang mở, cũng không chào hỏi mà men theo đường đi thẳng đến cửa phụ của phủ nhà họ Quách. Buổi sáng, khi đến đây Hứa Kinh Hoa đã chú ý, nàng biết cửa phụ cách cái sân nhỏ này không xa. Quả nhiên Hứa Kinh Hoa đi theo hướng đông không bao lâu đã nhìn thấy cửa phụ. Hứa Kinh Hoa điềm tĩnh bước tới, nói với người gác cổng: "Ta ra ngoài một chuyến, lát nữa sẽ về. Phiền đại ca mở cửa cho ta.”

Người gác cổng cũng khá thông minh, hắn thấy Hứa Kinh Hoa lạ mặt nên không mở cửa ngay mà hỏi trước: "Nha đầu kia, ngươi là người của viện nào? Sao ta chưa gặp ngươi bao giờ?"

“Sáng nay ta tới đây cùng Bạch tham quân.”

Người gác cổng nhớ ra, buổi sáng hắn đứng gác ở đây nên biết đoàn của Bạch tham quân dẫn một cặp cha con đến. Họ không phải khách bình thường, hắn hỏi dò: "Tiểu thư là Hứa cô nương phải không?”

Hứa Kinh Hoa không ngờ hắn còn biết họ của mình là gì, đành phải thừa nhận: "Đúng vậy. Cha ta muốn ăn bánh bao chiên, đại ca có biết chỗ nào bán không?”

“Tiểu nhân không biết là có người bán bánh bao chiên đấy, không phải bánh bao chỉ được hấp lên thôi sao? Nếu không thì cô nương bảo các tỷ tỷ trong sương phòng chuyển lời đến phòng bếp xem có làm được không.”

"Không cần làm phiền đến phòng bếp đâu. Cha ta nói khi còn bé mình thường ăn bánh bao chiên bán ở bên ngoài. Suốt đường đi tới kinh thành ông cứ nhắc mãi, thèm không chịu được. Nhân lúc không có việc gì, ta muốn ra ngoài tìm xem có chỗ nào bán không.”

Người gác cổng thấy nàng có tấm lòng hiếu thảo như vậy nên cũng không nỡ ngăn cản, chỉ nói: "Cô nương mới đến, hay là để tiểu nhân tìm một người dẫn đường cho người? Kinh thành rất lớn, cẩn thận kẻo đi lạc.”

Hứa Kinh Hoa xua tay từ chối: "Không đâu, ta rất giỏi nhận biết đường. Ta còn tìm được đường về nhà trên thảo nguyên mà, yên tâm đi!" Nàng vừa nói vừa chìa tay ra kéo then cài cửa. Người gác cổng thấy nàng khá mạnh mẽ, vóc dáng cũng không yểu điệu giống những thiếu nữ khác. Nếu không phải đã biết từ trước thì trong mắt mọi người nàng chỉ là một tiểu tử mới lớn, giữa ban ngày ban mặt chắc là sẽ không bị bắt cóc đâu. Vả lại, chủ nhân cũng không dặn là không cho khách nhân ra ngoài, hắn mở cửa giúp nàng: "Cô nương đi về phía đông, qua hai con phố sẽ thấy có người bán đồ ăn. Cô nương đừng đi xa quá, nếu thật sự không có ai bán thì quay về liền.”

“Chà!” Hứa Kinh Hoa vừa ra khỏi cửa đã có cảm giác lòng bàn chân như được bôi dầu. Chưa nghe được nửa câu mà người gác cổng mà đã chạy xa, nàng chỉ đồng ý cho có lệ mà thôi. Người gác cổng vẫn thấy hơi lo, hắn dựa vào cửa nhìn theo. Sau khi chắc chắn cô nương này đi về phía đông, hắn mới đóng cửa lại.

Ở phía bên kia, Hứa Kinh Hoa sung sướиɠ rẽ vào một con phố lớn. Hai bên đường đầy những cửa hàng, lướt qua một vòng thì thấy cái gì cũng bán. Đường xá rộng rãi bằng phẳng, ngựa xe, người qua lại không ngớt. Hứa Kinh Hoa tinh mắt phát hiện phía trên mấy chiếc xe ngựa được phủ rèm gấm, vừa nhìn đã biết là nhà phú quý, nàng không khỏi chậc chậc mấy tiếng: “Thế này mới giống dáng vẻ nên có của kinh đô."

Nàng đi chậm lại, vừa đi vừa hỏi giá, bỗng phát hiện ra đồ trong kinh còn rẻ hơn ở phủ U Châu bọn họ. Nàng bỏ ra một đồng để mua mấy viên kẹo đường rồi bóc một viên bỏ vào miệng. Vị ngọt ngào lan toả trong khoang miệng, nàng tiếp tục đi về phía trước. Có hai tiệm bán bánh bao trên con phố này, nhưng như người gác cổng đã nói, tất cả bánh bao đều được hấp chín chứ không được chiên lên. Chủ của tiệm cuối cùng là một ông lão. Nghe Hứa Kinh Hoa nói muốn mua bánh bao chiên, ông lão nâng mí mắt đang cụp xuống lên, hỏi đầy ngạc nhiên: "Ngươi lớn thế này đã bao giờ nghe nói có bán bánh bao chiên chưa?"

“Cha ta nói, khi còn bé ông sống trong kinh thành, tổ phụ tổ mẫu* thường mua cho ông ấy ăn.” Hứa Kinh Hoa nói vài chuyện trong nhà với ông chủ: "Sau đó ông ấy lánh nạn lên phía bắc, không được ăn nữa nên từ lúc đó ông ấy vẫn luôn nhớ đến món này.”

(*祖父 (tổ phụ: ông nội) - 祖母 (tổ mẫu: bà nội)

Chủ tiệm lắc đầu thở dài: "Không có đâu. Chiên bánh bao cần rất nhiều dầu, ít nhất phải bán mười đồng một cái, bây giờ có ai nỡ bỏ mười đồng ra chỉ để mua một cái bánh bao chứ?”

Cũng đúng, người ta bán một cái bánh bao nhân thịt chỉ có hai đồng. Mười đồng có thể mua được một đấu* lương thực ở Hoài Nhung**: “Cha ngươi hẳn là hơn ba mươi rồi nhỉ? Chao ôi, kinh thành bây giờ làm sao so sánh được với khi đó?”

(*Mỗi đấu bằng 1 lít hay 2 bát. 10 lẻ gạo bằng 1 đấu.)

(**Nơi nữ chính sống hồi nhỏ (Huyện Hoài Nhung)

Hứa Kinh Hoa gật gù phụ họa. Nàng ước chừng mấy đồng cuối cùng trong tay, đang định nói ta mua một cái bánh bao nhân thịt với rau, thì rèm cửa trước tiệm rung rinh, một thiếu niên xấu xí ló mặt vào. Thừa lúc chủ tiệm không chú ý, hắn ta chạy tới sau lưng ông lão, cánh tay mò tới bên hông rồi giật túi tiền xuống. Chủ tiệm giật mình đánh thót, đến khi nhìn rõ người giật túi của mình thì chửi ầm lên: "Ngươi là đồ súc sinh, đồ mắc dịch! Dám trộm tiền của lão tử, hôm nay lão tử phải đánh chết ngươi!”

Hắn ta né bên nọ tránh bên kia, nói một cách cợt nhả: "Cha đừng dọa khách chứ.” Hắn ta vừa nói vừa thò tay vào túi lấy ra một nắm tiền xu rồi ném cái túi cho ông lão: "Vả lại, sao lại gọi là trộm được chứ? Cha kiếm tiền để cho con tiêu mà đúng không?”

Ông lão tức đến mức muốn tẩn cho hắn ta một trận. Hắn ta lại cậy mình còn trẻ, cơ thể linh hoạt nên lượn qua lượn lại mấy vòng trong tiệm rồi lách qua kẽ hở, chạy ra đường: “Nghịch tử!”

Ông lão đuổi theo sau hắn ta, nhìn về hướng nhi tử mình biến mất, lão giậm chân rồi chửi bới oang oang. Hứa Kinh Hoa đứng bên cạnh thấy không đành lòng bèn tiến đến hỏi han: "Ông không sao chứ? Người đó . . . có phải là con trai của ông không?"

Chủ tiệm than thở: "Ta thật sự hy vọng là không phải.” Ông nói xong thì ủ rũ quay về tiệm, tắt bếp: "Tiểu nha đầu này, ngươi tới chỗ khác mua đi. Chắc chắn thằng con bất hiếu này đã cầm tiền đi đánh bạc, ta phải đi bắt nó về đã.”

“Đánh bạc sao? Rõ ràng quan phủ đã cấm không được đánh bạc rồi mà? Quan phủ mà bắt được thì sẽ bị phạt nặng đấy.”

“Chỉ phạt thôi thì không nói làm gì, đằng này còn phải đút tiền hối lộ quan trên nữa.”

Hứa Kinh Hoa thấy chủ tiệm đã lớn tuổi, lại làm việc vất vả nên đã giúp ông lão đóng cửa tiệm. Tuy nàng còn nhỏ nhưng rất hiểu chuyện, ông lão càng nhìn càng thấy xót xa trong lòng: "Cha ngươi thật may mắn vì có một nhi nữ ngoan như ngươi. Chao ôi, chẳng bù cho lão đây, sắp chết tới nơi rồi mà nhi tử chỉ biết ăn tiêu hoang phí!"

“Hì hì, ta hay nghịch ngợm lắm, ngày nào cha ta cũng mắng ta. Có đôi khi ông còn nổi nóng rồi đánh ta nữa cơ, nói là đánh nhiều thì mới thành con ngoan.”

Chủ tiệm lắc đầu: "Ngươi không thấy sao? Bây giờ ta muốn đánh nó cũng đánh không nổi. Nương* nó mất sớm, còn ta thì đã ngần này tuổi rồi, sau này không biết phải dựa vào ai đây.”

(*Mẹ.)

Hứa Kinh Hoa nghe vậy thì nhớ tới nương mình cũng mất sớm, chợt thấy xúc động trong lòng, nàng nói: "Hay là ta đi tìm với ông nhé? Nếu ông tự đi thì tám phần là hắn ta không chịu về cùng đâu, ta có thể dọa hắn ta là ta sẽ đi báo quan. Ông yên tâm, ta chỉ doạ thôi.”

Ông lão thấy ý kiến này không tệ, ông biết nhi tử của mình thường chơi bời ở đâu, bèn dẫn Hứa Kinh Hoa đi tìm. Quả nhiên là trong con hẻm tồi tàn sau con phố dài, ông lão nhìn thấy đám trai tráng ham ăn biếng làm đang túm tụm lại một chỗ, nhi tử của ông cũng ở bên trong: “Ông đi gọi hắn ta đi, ta đứng ở đây quan sát. Nếu hắn ta không chịu về thì ta sẽ hô lên là “Sai dịch tới rồi”, được không?" Hứa Kinh Hoa trốn ở góc đường, lén lút thương lượng với chủ tiệm. Ông gật đầu: "Ta làm liên luỵ đến ngươi rồi. Hét xong thì nhớ trốn đi, nếu không, để bọn họ phát hiện ra là giả thì sẽ quay lại đánh ngươi đấy.”

Hứa Kinh Hoa cười: "Ông yên tâm, ta chạy nhanh lắm!"

Ông nói thêm: "Hôm nào ngươi dẫn cha ngươi tới tiệm của ta, ta sẽ miễn phí bánh bao cho hắn.”

Trong lòng Hứa Kinh Hoa cảm thấy ấm áp, nàng gật đầu một cách nghiêm túc: "Được! Ông cứ đi đi.”

Ông lão chạy tới tóm cổ tên nghịch tử, muốn kéo hắn ta về nhà. Hứa Kinh Hoa thò đầu ra nhìn, quả nhiên đứa con bất hiếu kia không chịu đi. Đám bạn bè đang đánh bạc chung cũng không tốt lành gì, chúng kéo ông lão ra, còn chèn ép, giễu cợt ông.

Thấy chủ tiệm bị đẩy ra ngoài, Hứa Kinh Hoa không chần chờ nữa. Nàng lui vào trong góc tường, hét lớn lên: "Sai dịch tới rồi!" Sau đó nàng cố ý giậm chân thật mạnh, chạy nhanh ra khỏi ngõ hẹp.

Bọn vô công rỗi nghề thường tụ tập đánh bạc sợ nhất là sai dịch. Nghe thấy vậy là chúng quýnh lên, lại nghe có tiếng bước chân chạy trốn truyền đến nên chúng mặc kệ mọi thứ, bỏ chạy ngay lập tức. Hứa Kinh Hoa nghe thấy động tĩnh bên trong, nàng vừa chạy vừa ngoái đầu lại nhìn. Không ngờ ở đầu hẻm lại có người đi vào, thấy nàng chạy tới thì làm ra vẻ muốn ngăn cản.

Đến khi nàng quay đầu nhìn thấy, khoảng cách giữa hai người đã gần lắm rồi, sắp va vào nhau đến nơi. Hứa Kinh Hoa nhớ tới lời chủ tiệm nói, e rằng đây là đồng bọn của con bạc. Trong lúc tình thế cấp bách, nàng khom lưng, luồn người qua dưới cánh tay của người nọ.

Nào ngờ phía sau người này còn có một người nữa, Hứa Kinh Hoa cũng không thể thẳng lưng lên liền được nên đã đâm sầm vào l*иg ngực của người phía sau.

“Tìm thấy ngươi rồi, Hứa cô nương!”

"Ôi! Coi chừng!"

"Mau đỡ lấy!"

Những tiếng la hét đầy hoảng sợ đồng thời vang lên, Hứa Kinh Hoa choáng váng đầu óc vì va chạm mạnh nên không nghe rõ. Người bị nàng đυ.ng phải cũng không thoải mái. Người đó kêu lên đau đớn, lảo đảo lui về sau vài bước mới đứng vững, hỏi một cách giận dữ: "Ngươi chắc là không nhận nhầm người chứ?”

Hứa Kinh Hoa cũng loạng choạng nhưng cơ thể nàng linh hoạt nên không bị ngã. Thấy người đó hỏi vậy, nàng sợ gây ra phiền toái, vội vàng trả lời: "Nhận nhầm, nhận nhầm rồi…"

Phía sau cũng có người đáp lại cùng lúc: "Không sai, chính là Hứa cô nương.”

“…”

Giọng của người đang nói nghe quen quá, Hứa Kinh Hoa ngoảnh lại nhìn, đúng là người gác cổng ở phủ nhà họ Quách: "Đại ca! Sao ngươi tìm được chỗ này?”

Nàng hỏi xong thì trông sang người mình đυ.ng phải.

Ơ kìa? Một tên công tử bột.

Người nọ cao hơn nàng nửa cái đầu, khoảng mười sáu mười bảy tuổi. Không những trắng như trứng gà bóc mà nét mặt cũng rất khôi ngô, không có râu, ăn mặc trông cũng phú quý.

Hứa Kinh Hoa nhớ ra lời dặn của Bạch Kim Sinh lúc sáng, không đợi người gác cổng giới thiệu, nàng đã chắp tay nói với chàng thiếu niên: "Xin lỗi, ta không biết Trung Quý nhân tới đây nên đã đυ.ng phải ngài. . .”

Nàng còn chưa nói xong mà đám tuỳ tùng đứng sau tên công tử bột đã đồng loạt há hốc mồm, gương mặt lộ ra vẻ không thể tin được. Cả người tên công tử bột như hoá đá.

“Hứa cô nương, đây là Đại Điện hạ…”

Người gác cổng lí nhí giới thiệu.”…”