Chương 13: Nửa đêm gϊếŧ thuồng luồng
Phong Lan vẫn không hiểu tại sao Long Uyên lại bỗng nghĩ tới lợi lộc như thế. Nàng muốn xen lời hỏi nhưng lại thấy Long Uyên đưa mắt ra hiệu bất đắc dĩ nàng làm thinh.
Kính Thật không tin là sự thực vì y nghĩ trên đời này làm gì có người ngu ngốc hơn y như thế nên nhất thời y ngẩn người nhìn Long Uyên, không biết trả lời như thế nào cho phải.
Long Uyên biết khẩu thuyết vô bằng liền liền tiếp :
- Ông chủ đã lành mạnh như thường chưa? Nếu không thấy khó chịu gì xin theo tại hạ trở về khách sạn một phen.
Kính Thật vẫn hoài nghi, nhưng đã đứng dậy gật đầu tỏ vẻ bằng lòng theo chàng. Vừa đi y vừa hồ nghi không biết chuyện này thực hư ra sao?
Lúc ấy trời sầm tối trên đường phố đâu đâu cũng có nạn dân, người ngồi kẻ nằm trông thực thê thảm.
Ba người vào khách điếm, Long Uyên liền lấy ra một cái túi da đổ ra một ít bạc nén với châu báu ra, châu báu ấy đã làm cho mọi người lóa mắt. Kính Thật là người buôn bán to mà suốt đời cũng không hề trông thấy châu báu như vậy bao giờ nên y kinh hãi đứng ngẩn người một hồi rồi mắt nhìn kỹ mới dám tin là thực.
Long Uyên chả cần đếm và cân nhắc, lại bỏ vào trong túi đưa cho Kính Thật :
- Chỗ này chắc cũng được vài vạn lạng bạc, ông chủ cứ đem đi bán rồi mua thóc gạo đem về cho vay đi.
Kính Thật càng không dám tin và cũng không dám đỡ cứ ấp úng :
- Cha tôi ơi, chỗ này đáng giá đến mấy trăm vạn lạng chứ có phải là mấy vạn lạng đâu... tiểu... tiểu nhân...
Long Uyên tủm tỉm cười tiếp :
- Được, mấy trăm vạn thì mấy trăm vạn người cứ đem đi, nhưng vậy càng mua được nhiều lương thực thêm. Người nên nhớ rằng những nạn nhân ở nơi đây nhiều lắm, người mua ít thì sao đủ cho họ vay, huống hồ Ác Giao ở Sào Hồ tối hôm nay thể nào cũng bị gϊếŧ chết các nhà của dân chúng đã bị phá hủy hết nhưng vậy làm sao mà họ sinh sống được ngay, cho nên làm thế nào lương thực cho đủ và dân chúng cũng không thể thiếu dụng cụ để canh tác. Người cứ việc đem túi vàng và châu báu này đi, một mặt mua lương thực cho họ vay để ăn, một mặt cho họ vay tiền bạc để mua dụng cụ mới được. Như vậy dụng cụ không thiếu thì người nhà nông với thuyền chài mới có thể trở về cày cấy và có sinh cơ lạc nghiệp thì họ mới có tiền trả chúng ta chứ.
Lời nói của chàng rất có lý, nhưng Kính Thật là người trung nghĩa chất phát khi nào dám đường đột nhận món tiền kếch sù này?
Long Uyên giảng giải đôi ba phen, Kính Thật mới bớt kinh ngạc và ái ngại đáp :
- Đại gia có lòng bồ tát cứu khổ cứu nạn cho dân chúng ở nơi đây không phải là muốn cầu lợi, hôm nay đại gia đã tin cậy nơi tôi, Kính Thật tôi không dám từ chối từ nay trở đi tôi sẽ thể theo lòng từ bi và kế hoạch của đại gia để hoàn thành tâm nguyện của đại gia, nếu tôi có hai lòng thì trời tru đất diệt.
Long Uyên thấy y thề nặng mừng rỡ vô cùng vỗ vai y mấy cái và nói tiếp :
- Vương nhân huynh thực là nhân hậu trung thực, lòng từ bi lại hiệp nghĩa nữa, đệ rất lấy làm kính phục. Đệ đặt hết tin tưởng vào huynh, từ nay trở đi huynh cứ việc hành sự quý hồ làm được công việc thôi chứ không cần gì lời lãi nhưng cần nhất phải làm thế nào đừng để lộ hành tích ra mới được.
Kính Thật vâng vâng dạ dạ đột nhiên y sực nghĩ tới chưa biết tên họ và lai lịch của Long Uyên. Nên y vội hỏi tên họ của chàng.
Long Uyên vẫn dùng cái tên Long Linh Vân còn lai lịch và hành tung thì chàng cho y biết :
- Tôi với một người bạn thân mới ngao du tới đây chưa có nhất định quý hồ Vương huynh không hổ thẹn với lương tâm là được rồi, cứ việc ra tay mà làm đi khỏi cần phải hỏi han gì hết. Sau này nếu tôi được rỗi có lẽ tôi quay trở lại xem công việc của huynh đã kết quả tới đâu, huynh đừng có bận lòng gì hết.
Kính Thật nghe xong tuy kinh ngạc và kỳ lạ, nhưng y biết người này không thể lấy sự thường tình ra mà đo lường được, tuy mặt chàng xấu xí nhưng quả là một kỳ nhân của thiên hạ.
Long Uyên lại chuyện trò với Kính Thật vài câu nữa, thấy trời tối rồi liền tiễn y ra ngoài phòng, trước khi chia tay Kính Thật mới sực nhớ ra một việc liền hỏi tiếp :
- Tiểu nhân ở đây, tên hiệu của tiểu nhân là Lợi Dân Sương Trang Hãng. Ngày mai đại gia có rảnh xin đến tiểu điếm để tiểu điếm được mời đại gia xơi một bữa cơm cho tận tình nghĩa.
Long Uyên vội từ chối :
- Ngày mai đệ có việc phải đi thật sớm, bữa ăn đó hẹn đến dịp khác sẽ quấy nhân huynh sau.
Kính Thật nghe Long Uyên nói như vậy, biết ân nhân mình không những đã tin cậy mình và đến một bữa cơm cũng không quấy mình nữa, trong lòng càng cảm động thêm không sao ngăn được nước mắt. Sau y nghĩ lại kỳ nhân thế nào cũng có hành động kỳ lạ, vì thế y không cương quyết mời nữa mà quỳ xuống vái lạy một lạy mà nói tiếp :
- Ân nhân đại đức Vạn Gia Sinh Phật, tiểu nhân không dám nói cám ơn chỉ chúc Trời Phật phù hộ cho ân nhân thôi.
Nói xong y không chờ đợi Long Uyên trả lời đã vội quay đầu đi ngay.
Long Uyên thấy vậy gật đầu thầm vui trong lòng nhận thấy mình giao phó cho người không sai chút nào và chàng biết phen này Kính Thật sẽ đem số tiền của mình đi mà tận tâm cứu giúp nạn dân.
Phong Lan đứng cạnh xem hành động của hai người không nói nửa lời. Và khi thấy Long Uyên đưa cho người nọ một lúc mấy trăm vạn lạng bạc, mặt không biến sắc chút nào, chỉ một phong độ này cũng làm cho nàng bằng lòng lắm rồi.
Vì người đời tranh nhau giành giật tiền bạc không tiếc đổ máu hy sinh tính mạng mà Long Uyên làm việc thiện, một lúc đưa ra mấy trăm vạn lạng bạc không tiếc tay thì chớ, đến cả đánh tiếng cũng không thèm nốt. Người hiệp nghĩa như vậy thật là kỳ lạ chứ không phải là người thường không những thế võ nghệ lại cao siêu kỳ lạ, phẩm hạnh cũng hơn người nốt.
Như vậy trên đời này không sao tìm ra được người thứ hai. Trước kia nàng thấy chàng xấu xí trong lòng tỏ vẻ khinh thị và gớm ghiếc, nhưng bây giờ nàng nghĩ lại nhận thấy mình nhỏ nhen quá, trong lòng càng hổ thẹn thêm, và nhân việc này nàng đã được một bài một là nhân phẩm cao thượng này của chàng thực là còn đáng yêu hơn những người có bộ mặt xinh đẹp gấp mấy trăm lần.
Vì vậy nhất thời nàng cứ nhìn thẳng vào bộ mặt của Long Uyên không chớp và nàng cảm thấy hình bóng chàng ta cứ lớn dần chứa đầy trái tim và cả căn phòng ấy nữa nên nàng muốn nói mà cứ ấp úng mãi không sao nói được nửa lời...
Long Uyên thấy nàng như ngất như ngây nhìn mình, thì giật mình kinh hãi nhưng khi chàng nhìn kỹ mới hay hai mắt của nàng tia ra hai luồng ánh sáng rất nhu hòa chàng thắc mắc vô cùng vội hỏi :
- Lan muội...
Ngờ đâu chàng vừa kêu một cái Phong Lan đã giật mình, rồi nàng ấp úng trả lời :
- Long đại ca...
Nàng mới gọi được một câu đã ngã ngay vào lòng Long Uyên.
Long Uyên thấy vậy định tránh sang bên, nhưng vì thấy cái nhảy của Phong Lan vừa nhanh vừa mạnh, nếu mình không đỡ thì thể nào nàng cũng té ngã.
Bất đắc dĩ Long Uyên phải hai tay ôm nàng vào lòng, mặt nàng gục vào ngực chàng, Long Uyên thở dài không biết là vui hay buồn.
Long Uyên thực khó xử hết sức và đầu óc cũng bối rối khôn tả, vì chàng yên trí Phong Lan là người yêu của Hổ Hùng.
Tuy chàng đã quan sát thấy Phong Lan chưa tỏ vẻ gì là yêu Hổ Hùng hết, nhưng chàng không phủ nhận điều mà nếu không có chàng ở đó, chắc Hổ Hùng đã chiếm được trái tim của nàng rồi. Vì thế bất cứ đứng ở lập trường bạn hay địa vị của một người quân tử không khi nào chàng lại cướp người yêu của người khác được. Huống hồ trong lòng chàng đã có Vân Tuệ, một người yêu và cũng là ân nhân nữa, nhưng cái đẹp của Phong Lan cũng đủ khuynh đảo đàn ông của thiên hạ, gần gũi Phong Lan luôn luôn Long Uyên đã có ấn tượng của nàng rất sâu sắc, và trong nửa tháng nay chàng thấy nàng ta xa Hổ Hùng dần trái lại càng gần mình thêm. Thoạt tiên chàng cho nàng ta ưa mình vì tính mình thích đùa nghịch và cũng vì bộ mặt xấu xí của mình nên nàng mới gần gũi mình, rồi vì Phong Lan cảm thấy nội tâm của mình không xấu xí như bộ mặt nên mới có lòng như vậy.
Nhưng chàng vẫn cho Phong Lan thương hại mình hơn là yêu, sở dĩ từ tình thương đó biến chuyển thành là do hành vi của mình đã làm cho nàng rung động. Yêu mà do thương hại mà nên đó không phải lòng yêu đích thực không thể kéo dài lâu được nhưng sợ khi nàng biết rõ bộ mặt thực của mình thì tình yêu đó càng khắng khít thêm, vì thế chàng thấy nàng nhảy xổ vào lòng mình vội ôm chặt lấy nàng.
Mùi thơm kỳ lạ của một cô con gái trinh trắng xông lên khiến chàng không thể tự chủ được, không riêng gì mùi thơm mà lúc này chàng không nỡ cự tuyệt sợ làm nàng đau lòng, hơn một lần chàng định ôm chặt lấy nàng, nhưng nghĩ đến Hổ Hùng chàng lại thôi.
Sau cùng lý trí vẫn thắng hơn tình cảm, chàng lắc đầu một cái rồi từ từ đẩy nhẹ Phong Lan ra và nói :
- Lan muội làm sao thế?
Lúc này Phong Lan không cảm thấy bộ mặt xấu xí của Long Uyên đáng ghét nữa, trái lại còn đẹp lạ lùng, nàng nghe trống ngực đập mạnh của Long Uyên và cảm thấy hơi nóng cửa người chàng dồn sang người mình ấm áp khôn tả.
Hình như Phong Lan ngửi thấy một mùi hơi lạ lùng của người đàn ông khiến đầu của nàng càng hỗn loạn nàng không hiểu tại sao bỗng chân tay của mình yếu ớt như không có hơi sức, cần phải có người đỡ đần vậy. Nhưng nàng bực mình nhất là Long Uyên không hiểu tình yêu gì cả trong lúc nàng cảm thấy khoan khoái mà chàng lại đẩy mình ra, nàng cho như thế là nhục nhã liền nức nở khóc rồi ôm mặt chạy luôn, bỏ mặc một mình Long Uyên ở lại đó đứng thở than, than trách thầm.
Phong Lan chạy về phòng vội vàng đóng kín cửa phòng lại, nàng nằm lăn trên giường khóc lóc, đau lòng chẳng khác gì một người thất tình vậy. Nàng tức giận đến nỗi chỉ muốn phá hủy hết thế giới này. Nhưng nàng là người thông minh, trước kia sống ở trong hoàn cảnh dư dả muốn gì cũng được, nên ít khi nàng phải dùng đến trí óc.
Đây là lần đầu tiên nàng bị vấp váp, nhưng tính bướng bỉnh đã thúc giục nàng thể nào cũng phải khắc phục sự thất bại kia mới an tâm. Nhờ quyết định đó nàng mới được bình tĩnh phần nào, nàng nằm ở trên giường lẳng lặng phân tách câu chuyện vừa qua, nàng nghĩ mình sinh trưởng ở trên đỉnh núi Võ Di từ nhỏ, ở đó có gió trời, có mây bay lơ lửng tuyệt đẹp thật là một cảnh đẹp vô song. Nhà của Phong Lan xây ở trong một khu rừng trên đỉnh núi rộng lớn, gia đình của nàng ngoài mẹ với bà ra chỉ có một bà cụ thổi cơm thôi.
Nàng không nhớ ra được hình dáng của người cha như thế nào, nhưng nghe người bà kể lại nàng mới biết cha mình tên là Thu Phong, khi nàng mới ra đời được một năm thì người cha chết vì bệnh. Vì vậy Phong Lan đã trở nên một hòn ngọc quý của nhà họ Phong. Mẹ nàng là Chu Văn Trân cố gắng nuôi nấng nàng cho tới lớn, bà nàng là Võ Di bà bà. Bà cụ đi hái đủ các thứ thuốc bổ để cho cháu uống mong cho cháu chóng lớn.
Khi nàng mới biết đi, Võ Di bà bà đã bắt đầu dạy nàng học võ.
Phong Lan đã bướng bỉnh lại hiếu thắng, giống hệt đặc tính của bà. Năm xưa Võ Di bà bà chỉ thua Thiên Hạ Đệ Nhất Kiếm một kiếm thôi. Nhưng cho là sự sỉ nhục nên mấy chục năm nay khổ luyện tay trái cầm kiếm tay phải cầm lẵng hoa để trả được mối nhục kia. Nhưng hành tung của Cô Độc Khách rất bí ẩn và không ở nơi nào nhất định, hơn nữa Phong Lan là huyết mạch của nhà họ Phong nên bà ta phải ở nhà dạy bảo cho cháu. Tuy Võ Di bà bà chưa xuống núi nhưng ngày nào cũng mài dũa kiếm sẵn sàng để mong gặp lại Cô Độc Khách tại núi Võ Di thôi Phong Lan được gần gũi bà từ hồi nhỏ tới giờ nên tất cả các võ công của Võ Di bà bà nàng đều được học hỏi hết.
Địa vị của nàng ở trong nhà có thể nói là cao nhất, bất cứ việc gì, hễ nàng muốn là phải được. Lại thêm nàng là người vừa thông minh vừa đẹp đẽ, nên Võ Di bà bà lại càng hết sức dạy bảo cho cô cháu.
Muốn cháu mình khỏi buồn tẻ. Võ Di bà bà phải xuống núi kiếm thêm hai môn đồ khác tập luyện với Phong Lan cho có bạn.
Hai môn đồ đó của bà cụ là Cốc Thúy Trúc sư tỷ của Phong Lan và Quách Dũng sư ca của nàng. Hai người đó lấy nghĩa là môn đồ của Thu Phong, nhưng sự thực do tay Võ Di bà bà truyền thụ cho võ công cả.
Quách Dũng với Thúy Trúc đồng niên và cùng lớn hơn Phong Lan ba tuổi, nàng chỉ ưa người sư tỷ thôi chứ không ưa người sư huynh, vì Quách Dũng là người rất thẳng thắn nhưng phải cái đần độn. Trái lại Thúy Trúc với Quách Dũng yêu nhau rất thắm thiết, sau Phong Lan nghe mẹ nói chuyện với bà mới hiểu rõ được chuyện đó.
Thì ra bà và mẹ thấy mình không ưa Quách Dũng tỏ vẻ thất vọng. Tuy Phong Lan rất cảm ơn bà và mẹ thương yêu mình hết đủ mọi điều nhưng nàng lại bất mãn sao bà và mẹ lại ghép mình lấy một người đần độn như thế? Cho nên nàng mới quyết chí xông pha ra ngoài giang hồ để tự kiếm lấy một người tình khác thường và cũng là người yêu lý tưởng của nàng.
Thế rồi hết năm này sang năm khác, rồi sư tỷ với sư huynh cũng xin phép xuống núi hành hiệp, hai người đi được một năm thì Phong Lan cũng chịu nhịn không được cũng xin phép bà và mẹ cho mình xuống núi hành hiệp một mình. Nàng chắc thể nào bà cũng phản đối bảo mình hãy còn ít tuổi, võ công còn kém nhưng không ngờ nàng vừa lên tiếng hỏi Võ Di bà bà đã nhận lời ngay nhưng dặn dò rất cặn kẽ từng tý một.
Vì vậy nàng phấn khởi từ biệt bà và mẹ bước chân vào giang hồ.
Nàng như một con chim nhỏ rời khỏi cái l*иg bay khắp mọi nơi thoáng cái đã được nửa năm.
Trong nửa năm đó nàng đi rất nhiều nơi, đánh rất nhiều trận, nhưng chưa hề gặp một địch thủ nào cả, và cũng không trải qua một trận kinh hiểm nào. Vì thế mà nàng nghi ngờ lời dặn bảo của bà: “Giang hồ nhiều sự hiểm trá lắm người giỏi lại có người giỏi hơn” và cũng vì thế mà nàng càng tự tin mình thêm.
Mấy tháng trước ở vùng Nam Dương nàng gặp Hổ Hùng lúc ấy đang có một bọn giặc ham mỹ sắc của nàng bao vây định bắt nàng.
Hổ Hùng ở vùng Nam Dương khá có oai danh, giới lục lâm trông thấy đôi Phi Hổ trảo với cách ăn bận của chàng đã biết ngay là đệ tử cưng của người Chưởng môn của phái Hoa Sơn ở Tân Trung thế lực rất hùng hậu không dám trêu người, nên bất cứ ai thấy Hổ Hùng cũng nhịn y cho nên bọn giặc trông thấy y xuất hiện chưa kịp vây đánh Phong Lan đã ù té chạy.
Thấy Hổ Hùng là một thiếu niên anh tuấn oai trần như vậy, từ lúc nàng bước chân vào giang hồ đến giờ chưa từng thấy một người nào bằng được y, nên vừa gặp mặt nàng đã có cảm tình ngay.
Hổ Hùng thấy nàng đẹp như hoa nở, võ nghệ cao siêu nên đem lòng yêu mến. Giới thiệu tên họ xong mới biết Hổ Hùng cũng có ý định ngao du giang hồ. Hai người lại ý hợp tâm đầu liền nhất trí kết bạn với nhau.
Mấy tháng nay Hổ Hùng đưa nàng đi khắp tỉnh Hà Nam và nửa tỉnh Sơn Đông. Trong khi đi đường Hổ Hùng vẫn tỏ tình yêu luôn luôn, nếu không gặp Long Uyên thì Phong Lan đã yêu chàng ta rồi, nhưng bây giờ tình thế thay đổi hẳn, không hiểu tại sao nàng lại chịu bỏ anh chàng đẹp trai anh tuấn mà yêu một người xấu xí như vậy?
Trong khi nàng gục đầu ở trong lòng Long Uyên, nàng cân nhắc hai người tuy thấy mặt của Long Uyên không bằng Hổ Hùng thực, và Long Uyên cũng chưa hề tỏ tình yêu với nàng bao giờ, nhưng lúc nào nàng cũng bênh vực chàng, lòng yêu đương không phải lúc này mới có. Trước kia nàng yêu Long Uyên chỉ do lòng thương mà nên, bây giờ lại thấy chàng ta có lòng hiệp nghĩa và cao cả như thế, nàng mới đem lòng yêu chàng thực sự mà mà ngả vào lòng chàng như vậy.
Đồng thời nàng lại thấy Hổ Hùng quá kiêu ngạo và tự phụ, lúc nào cũng ích kỷ, dù có bộ mặt đẹp trai thực, nhưng so sánh sao được với Long Uyên. Cho nên đêm nay hình bóng của Hổ Hùng đã bị mờ hẳn trong đầu óc nàng rồi.
Phong Lan nằm ở trên giường suy nghĩ hồi lâu rồi mới dậy thở dài một tiếng. Nàng bắt đầu phân tích ba vấn đề, nhưng vấn đề đó đều là những vấn đề tương lai của nàng. Nàng cũng biết từ trước đến giờ Long Uyên cứ tưởng mình với Hổ Hùng yêu nhau, cho nên vấn đề thứ nhất nàng cần phải giải quyết là phải tỏ cho Long Uyên biết mình không phải là người yêu Hổ Hùng. Nhưng việc này giải thích cũng không là dễ vậy, vì Hổ Hùng quen biết nàng bấy lâu chưa có một việc gì làm cho nàng thất vọng cả, nên nàng không muốn làm cho Hổ Hùng đau lòng cũng vì vậy mà nàng nghĩ mãi cũng không nghĩ ra được một cách nào để giải quyết được.
Đang lúc ấy nàng bỗng nhiên thấy tiếng trống điểm canh hai, tiếp theo đó lại nghe thấy phòng bên có tiếng động rất khẽ.
Nàng ngạc nhiên vô cùng, vì tại sao đến giờ Hổ Hùng vẫn còn chưa ngủ. Nàng vội chạy ra trước cửa sổ ngó nhìn, thấy Hổ Hùng từ trong phòng nhảy ra, phi thân qua bờ tường đi luôn.
Muốn biết rõ Hổ Hùng đi đâu, nàng vội cầm thanh kiếm với lẵng hoa đi ra khỏi phòng ngay để đuổi theo Hổ Hùng.
Nàng vừa đi khỏi, Long Uyên cũng phóng mình đi theo.
Thì ra lúc ấy Long Uyên đang bối rối khó xử, chàng định rời khỏi hai người bằng không mình sẽ mang tiếng. Suy nghĩ mãi chàng mới quyết định diệt trừ con thuồng luồng xong sẽ rời khỏi hai người đi nơi khác.
Chàng vừa quyết định xong thì thấy Hổ Hùng ra đi, chàng biết Hổ Hùng muốn lấy được óc con thuồng luồng, cho nên chàng định đi theo giúp người bạn đó một tay. Ngờ đâu chàng chưa kịp đi thì đã thấy Phong Lan theo dõi Hổ Hùng nên chàng vội đuổi theo luôn.
Dưới bóng trăng mờ ảo ba bóng đen lần lượt tiến thẳng về phía Sào Hồ. Nửa tiếng đồng hồ sau Hổ Hùng đã tới làng mạc ở cạnh bờ hồ.
Hổ Hùng tưởng trong làng này không còn người ở nữa, ngờ đâu y vừa tới gần, trong làng đã có ánh sáng đèn lóe ra. Y rất thông minh đã đoán ngay ra được ánh đèn lửa này không phải của dân chúng thường, sở dĩ y dám đoán chắc như vậy là vì ai cũng biết con Tỷ Kim Giao xuất hiện vào lúc ban đêm, như vậy dân chúng thường nào dám ở lại quanh đó và thắp sáng đèn như thế. Vì vậy y mới đoán chắc đó là những nhân vật võ lâm ở tạm đó để đợi chờ thuồng luồng xuất hiện.
Nghĩ như vậy y liền rón rén tới gần ngắm nhìn địa thế một hồi mới từ từ tới gần căn nhà có ánh sáng đèn kia.
Phong Lan với Long Uyên ở phía sau thấy vậy cũng bắt chước, cũng từ từ đi tới gần căn nhà nọ.
Hổ Hùng quyết tâm muốn biết rõ những người ở trong căn nhà này định làm gì.
Nên y không ngờ đằng sau có Phong Lan với Long Uyên theo dõi. Tới gần y thấy có một cây cổ thụ rất cao, liền leo lên trên cây ấy nhìn xuống. Y thấy rõ mồn một bên dưới là nhà của một ngư phủ, nhà đó chỉ có hai phòng ngoài, một phòng trong và một cái bếp lợp rơm.
Lúc ấy ở phòng ngoài đèn lửa sáng choang, mười mấy đại hán võ trang mặt mũi hung tợn đang ngồi quây quần ở hai cái bàn ăn nhậu chuyện trò vui vẻ.
Chỉ trông bề ngoài Hổ Hùng cũng biết họ là những nhân vật hắc đạo, nhưng bọn người này nói những chuyện gì thì y chưa nghe nhưng chắc thế nào cũng có liên quan tới chuyện con thuồng luồng. Vì vậy y phải cố nghe lõm cho được mới thôi.
Phía đàng kia Phong Lan núp ở trên mái nhà căn phòng trong vì có nóc nhà che lấp nên Hổ Hùng không trông thấy rõ ràng.
Riêng có Long Uyên lên tới cạnh bờ tường rồi dừng ngó vào bên trong bờ tường chỉ cao bằng vai chàng thôi, nên chàng trông vào trong nhà rất rõ, chỗ chàng lại gần hơn cả hai người kia nên thấy rõ hơn hết. Hơn nữa chàng lại có đôi dạ nhãn khác biệt hơn người càng thấy rõ thêm.
Hổ Hùng ở trên cây chỉ trông thấy người ngồi ở giữa thôi, y thấy người này đứng dậy ho một tiếng và nói: “Ngày hôm nay đệ mới tới đây được quý vị khoản đãi như vậy rất lấy làm cảm động nhưng đệ có mấy điểm hãy còn thắc mắc mong quý vị giải thích cho đệ để đệ biết rõ tình hình, như vậy mới nghĩ ra được mưu kế hoàn thành mục đích”.
Phía đằng kia Long Uyên đứng đối diện với người đó, thấy người đó trạc tứ tuần mặc võ trang màu, lưng đeo một đôi bút lộ ra ngoài sáng chói. Người y gầy gò nhưng trông mặt rất khôn ngoan chỉ thoáng trông cũng đủ biết y là người đa mưu lắm kế rồi.
Người đó nói xong, người ngồi bên dưới đã cười ha hả đỡ lời :
- Cung huynh xưa nay vẫn là người nổi tiếng về túc trí đa mưu và cũng được thiên hạ ban cho một cái biệt hiệu Văn Xương Gia Cát, công việc ở nơi đây thế nào cũng phải nhờ Văn huynh nghĩ kế cho mới được. Nhưng lần này hắc bạch hai đạo có nhiều người tài ba tới tụ tập, nghe nói còn có mấy tên quái vật khét tiếng tới nữa. Chúng đã ẩn dật lâu năm lần này xuất hiện ở nơi đây chắc chúng cũng muốn nhúng tay vào. Như vậy chúng ta rất nhức óc, nếu đối phó không khéo, không những không được xí phần óc con thuồng luồng mà chưa biết chừng đầu lâu của mình cũng bị di cư oan uổng nữa đấy các bạn ạ!
Hổ Hùng nghe thấy tên ấy nói như vậy kinh hãi thầm, y không ngờ lại có nhiều sự rắc rối như thế, tuy y không biết người đang nói đó là ai nhưng còn người hồi nãy tên là Văn Xương Gia Cát thì y đã nghe danh từ lâu.
Quý vị nên rõ Văn Xương Gia Cát họ Cung tên Nhân Kiệt lừng danh trong hắc đạo hơn hai mươi năm, đôi Văn Xương Bút của y chuyên đả các yếu huyệt của kẻ địch vừa cao siêu vừa lợi hại, người lại túc trí đa mưu giảo hoạt vô cùng và y cũng ác độc nữa, nên không ai dám đυ.ng chạm tới y cả. Từ khi y ra đời tới giờ ở Giang Nam đi lại đều đơn thân độc mã, hành tung rất phiêu hốt, y tới đâu cũng vào nghỉ chân ở trong sơn trại của giới hắc đạo và lập mưu kế hộ chủ nhân, vì thế mà các hổ bằng cửu hữu rất kính phục y.
Hổ Hùng ra đời cũng khá lâu nên những nhân vật nào nổi danh ở trên giang hồ y đều biết hết vì vậy y vừa nghe nói đến cái tên Văn Xương Gia Cát y mới kinh ngạc như thế.
Cung Nhân Kiệt nghe người nọ nói xong liền ngồi xuống và nói tiếp :
- Vương huynh việc gì phải sợ người như thế, chẳng nhẽ anh em chúng ta đây hợp sức lại mà không địch nổi người ta...
Y chưa nói dứt lời, người ngồi ở giữa đã la lớn :
- Phải đó... Mãng Phi Mao này không tin còn có ai mạnh hơn được chúng ta. Ai mà dám can thiệp vào việc làm của chúng ta, Mãng Phi Mao này sẽ cho tên đó hai thương luôn.
Tuy lời nói của tên ấy rất thô tục, nhưng các người có mặt tại đó đã phấn chấn quá nhiều, ai nấy đều vỗ tay tán thành.
Phong Lan nghe thấy người đó ăn nói thô tục như vậy hổ thẹn đến mặt đỏ bừng còn Long Uyên thì tủm tỉm cười, chàng biết người đó tuy thô lỗ nhưng lại là một người rất thẳng thắn và hào phóng. Hổ Hùng biết Mãng Phi Mao trong giới hắc đạo ở vùng Giang Nam họ Trương tên là Nguyên tính nết rất thô lỗ nhưng sức khỏe kinh người, cây trường mâu của y nặng hơn trăm cân. Y lập trại ở trong Hồ Bá Dương với Bát Trảo Ô Tặc Huân Trí Hải và Tam Thoa Thủ Đào Ngân cũng được gọi là Bá Dương Tam Bá.
Người mà được gọi là Vương huynh lại lên tiếng nói tiếp :
- Chuyện này khởi sự từ lúc cách đây bốn tháng dưới núi Cô Sơn chỗ sơn trại của đệ có một con thuồng luồng lớn xuất hiện. Lật úp rất nhiều thuyền của các anh em thủy trại và còn một số anh em bị hy sinh vì nó nữa, đệ bất tài không làm gì nổi đành cho dọn hết những thuyền bè lành lặn lên trên đại lục rồi cho tất cả anh em lui vào trong khe núi ẩn dật và định chờ con thuồng luồng xuất hiện sẽ lăn đá và gỗ xuống đối phó. Cầm cự như vậy được nửa tháng con Ác Giao ấy thấy không làm gì nổi tiểu trại nó mới xoay hướng đi nơi khác làm nguy. Thế là tất cả thuyền bè đều tuyệt tích không ai dám đi trên mặt hồ nữa.
Hổ Hùng nghe thấy rõ mồn một mới biết người đó là Vương Chiêm Nguyên biệt hiệu là Lang Lý Giao.
Chiêm Nguyên uống một hớp rượu lại nói tiếp :
- Đệ thấy con thuồng luồng ấy dữ tợn như vậy, nó ở trong hồ quấy nhiễu như thế có khác gì làm khó dễ đệ không? Nếu không nghĩ cách diệt trừ nó đi thì bấy nhiêu đàn em ở trên núi sẽ chết đói hết. Đệ một mình đi chiếc thuyền nhỏ chạy thoát ra ngoài hồ muốn tìm kiếm anh em có võ nghệ cao cường để diệt trừ con thuồng luồng kia.
Nói tới đó y ho một tiếng rồi mới nói tiếp :
- Ngờ đâu đệ gặp anh em họ Vi ở núi Đại Biệp tại vùng Hoài Ninh liền nói cho họ hay. Vi lão đại nhận lời giúp ngay còn Vi Vĩnh Thanh tự cho là tài hèn sức mọn, bảo đệ phải đi mời thêm nhiều người tài ba nữa mới được. Ngờ đâu Vĩnh Thanh biết óc con thuồng luồng này qúy báu muốn một mình độc chiếm, y nói như thế là muốn đệ đi nơi khác tìm mọi người, nhân lúc đó anh em y đến độc chiếm một mình. Hai anh em y vì không lượng sức chút nào, chúng chưa nuốt được con thuồng luồng thì lại bị con thuồng luồng nuốt chửng chúng.
Mãng Phi Mao Trương Nguyên nghe Chiêm Nguyên nói tới đó không sao chịu nhịn được liền lên tiếng mắng chửi ngay :
- Đó quả thực là quả báo nhãn tiền.
Người khác muốn biết rõ câu chuyện về sau ra sao, cho nên ai nấy đều thúc giục Chiêm Nguyên nói tiếp. Chiêm Nguyên lại nói :
- Không hiểu tại sao tin tức đó lại đồn đại khắp mọi nơi, vì vậy có rất nhiều người của hắc bạch đạo đã lần lượt tụ tập ở quanh hồ. Đệ biết tin ấy vội tới Bá Dương mời Tam Bá về ngay đây, quả nhiên tình thế ở nơi đây đã thay đổi hẳn, không những các giới thủy lục hai đạo đã tề tập rất nhiều và còn nhiều lão già chưa chết tự nhận là danh môn đại phái cũng xuất hiện ở nơi đây nữa. Như vậy vẫn chưa hết bực mình, việc đáng tức nhất là Hoàng Sơn Thiết Trượng Tú, y dám tự cho mình là chủ mà đêm khuya gửi thơ cảnh cáo đệ với Bá Dương Tam Bá không được gϊếŧ con thuồng luồng ấy.
Phong Lan với Hổ Hùng nghe oai danh của Hoàng Sơn Thiết Trượng Tú đã lâu và biết ông già này công lực rất cao siêu, tính tình rất quái dị giữa chính với tà hai phái.
Hình như mọi người ở trong nhà đều hoảng sợ Thiết Trượng Tú nên khi nghe thấy Chiêm Nguyên nói Thiết Trượng Tú ngang tàng như vậy mà không ai dám lên tiếng hết.
Chiêm Nguyên đưa mắt nhìn mọi người một lượt rồi nói tiếp :
- Tục ngữ có câu: “Vỏ quýt dày có móng tay nhọn” thật không sai chút nào. Thiết Trượng Tú tuy lợi hại, nhưng y cũng có e dè, y đã có mấy lần đêm khuya xuống hồ và bị người ta phá quấy không sao đạt được mục đích. Thiết Trượng Tú tức giận vô cùng liền viết cáo thị dán quanh hồ. Cáo thị của y có nói rõ con thuồng luồng ấy có những vật gì qúy báu và bảo nó là vật vô chủ, người nào mạnh nhất trong võ lâm sẽ được hưởng, nên y đã quyết định ngày rằm tháng bảy này thiết lập một lôi đài ở núi Bạch Thạch, ai muốn chiếm được con thuồng luồng đó thì tới lôi đài ấy tỷ võ, người nào mạnh nhất sẽ được trọn quyền gϊếŧ thuồng luồng và lấy óc. Từ nay tới đó nếu ai tự tiện xuống hồ y sẽ gϊếŧ chết không tha.
Long Uyên ở bên ngoài nghe thấy Chiêm Nguyên nói như vậy tính đốt ngón tay mới biết rằm tháng bảy là ngày mốt.
Đồng thời chàng bất mãn về sự quyết định của Thiết Trượng Tú vì Tỷ Kim Giao người võ lâm coi là vật báu, nhưng nó là một mối hại lớn của cư dân quanh hồ. Nên để cho nó sống thêm một ngày thì nó làm hại thêm một ngày, người hiệp nghĩa phải có tôn chỉ tế thế cứu người, sao y không sớm nghĩ cách diệt trừ con thuồng luồng ấy đi mà để đến ngày mốt làm gì?
Còn Hổ Hùng chỉ chú ý đến việc làm thế nào diệt trừ thuồng luồng để lấy óc thôi, chứ y không nghĩ xa như Long Uyên. Riêng Phong Lan lại nghĩ khác, nàng đoán chắc ngày hôm tỷ võ thế nào nó cũng náo nhiệt lắm, nàng chỉ nghĩ đến ngày mốt thế nào cũng phải tới đó xem, vì nàng là người thích vui hiếu động, khi nào chịu bỏ lỡ một thịnh hội như vậy.
Các người ở trong phòng không ngờ bên ngoài có người nghe lỏm. Nói xong chuyện đó chúng bắt đầu bàn đến đối phó ở núi Bạch Thạch. Hổ Hùng thấy mục đích đã đạt không muốn ở lại nữa y liền lẻn xuống dưới đất đi thẳng về phía Sào Hồ.
Long Uyên cũng muốn rời khỏi nơi đó ngay, nhưng thấy Phong Lan còn ở trên mái nhà chưa có hành động gì. Chàng liền nhặt một miếng đất khẽ búng lên trên đó. Phong Lan nghe thấy tiếng động ngửng đầu nhìn xung quanh, nàng thấy Long Uyên đang đứng ở bờ tường vẫy tay gọi mình.
Nàng khoái chí vô cùng cứ nằm yên như thế hai chân đạp mạnh một cái, người phi thẳng ra ngoài bờ tường.
Long Uyên thấy nàng biểu diễn môn khinh công đó trông rất đẹp mắt cũng phải khen ngợi thầm, bỗng thấy Phong Lan cau mày lại người mềm nhũn tựa như chân khí không nghênh tụ được sắp rớt đến nơi, chàng giật mình kinh hãi, thì nghe thấy trong nhà có tiếng quát lớn vọng ra :
- Ai ở ngoài đó làm gì thế?
Tiếp theo đó có mấy tiếng kêu xoẹt xoẹt, hình như có người nhảy ra ngoài phòng. Long Uyên không kịp nghĩ ngợi vội giở khinh công tột bực ra chạy thẳng vào trong bóng tối lẩn khuất.
Long Uyên ẵm Phong Lan chạy thẳng vào trong rừng mất dạng.
Sự thực bọn hắc đạo ở trong nhà đang ngồi bàn tán bỗng Chiêm Nguyên ngồi cạnh cửa sổ thấy một cái bóng đen nằm ngang bay lướt qua chứ không giống hình người, tốc độ lại nhanh, y chỉ tưởng là một con diều hâu thôi. Nhưng y vẫn nghi ngờ là bọn người đối địch tới dò thám, cho nên mới lên tiếng quát hỏi như vậy và tung người nhảy theo ra chứ không ném ám khí.
Tuy những người khác không thấy gì cả, nhưng nghe thấy Chiêm Nguyên nói như vậy cũng lần lượt đuổi theo ra. Ngờ đâu chúng ra tới nơi không thấy người nào hết, chúng cũng biết trong rừng rậm kia kẻ địch cũng có thể ẩn núp được, nhưng từ căn nhà đó tới rừng rậm cách một quãng đường hơn ba mươi trượng dù người có khinh công giỏi đến đâu cũng không thể chạy nhanh được thế?
Chiêm Nguyên thắc mắc vô cùng, đồng thời y cũng hổ thẹn nữa, Chiêm Nguyên vội vào trong vườn khám xét một lượt rồi lên tiếng nói :
- Hà... mời các vị quay trở lại thôi, người đó võ công cao siêu lắm có lẽ lúc này đã đi xa rồi chúng ta nên bàn tán việc chính trước thì hơn.
Chiêm Nguyên biết Văn Xương Gia Cát nói như thế là để gỡ sỉ diện cho mình, nhưng người khác không biết gì hết và ai nấy chỉ tin là kẻ đó rất lợi hại trong lòng hoảng sợ thôi.
Hãy nói Long Uyên ẵm Phong Lan chạy vào trong rừng chàng cúi đầu nhìn xuống thấy nàng nhắm nghiền hai mắt nhưng trông rất an nhàn chứ không có vẻ gì khổ sở hết. Trái lại trông nàng như đang ngủ say vậy.
Long Uyên thấy vậy nghĩ đến tính nghịch thúc đẩy chàng thò tay vào cù lét nàng, quả nhiên nàng đã cười khúc khích mở mắt ra và vội nhảy ngay xuống đất. Như vậy Long Uyên càng chứng thực vừa rồi nàng cố ý đùa giỡn mình, thấy nàng sợ nhột khi nào chàng chịu buông tha tay cứ nắm chặt lấy người nàng và dùng ngón tay bên trái cù lét nàng tiếp. Nàng chịu nhột không được cười khúc khích rồi giơ hai quả đấm lên đấm vào ngực chàng hoài.
Lúc ấy chàng cũng không ngưng chân cứ tiếp tục ôm nàng chạy qua khu rừng ấy, chàng thấy người yêu ở trong lòng tươi cười một cách khêu gợi, nhất là ngực nàng phập phồng và hơi thở thơm tho đưa lên mũi càng làm cho chàng không sao dằn nổi.
Lúc ấp, Phong Lan vì cười quá nhiều đã thấy mệt nhoài liền van lơn rằng :
- Long... đại ca... tha cho... em đi lần sau tiểu muội... không dám... tinh nghịch... như thế nữa.
Long Uyên thấy nàng van lơn như vậy ngừng tay không cù nữa, tiếp tục ẵm nàng chạy thẳng, giả bộ làm như tức giận dùng giọng mũi kêu hừ một tiếng đáp :
- Thôi được, nể mặt cô mới “phạm tội” lần đầu và biết hối cải ngay và lần này bổn công tử hãy tạm tha thứ cho một phen. Lần sau còn tái phạm ngu huynh nhất định bắt cô nương phải cười một phen đứt ruột mới thôi.
Từ khi quen biết Long Uyên đến giờ, Phong Lan thấy chàng rất đứng đắn, ngày thường tha hồ nàng đùa giỡn thế nào chàng cũng mặc. Tối hôm nay nàng theo dõi Hổ Hùng đi ra nhưng không biết Long Uyên đi theo mình, cho nên khi chàng ném cục đất báo hiệu thì nàng trông thấy chàng, trong lòng vừa kinh hãi vừa khoan khoái. Nàng kinh hãi là mình nằm ở trên ấy bấy nhiêu lâu mà không phát giác chàng đứng ngoài, nàng khoái chí là thấy Long Uyên theo dõi mình, nếu chàng ta không có tình ý thì khi nào theo dõi mình làm chi?
Nàng nhận thấy ít nhất Long Uyên đã quan tâm đến sự an nguy của mình, bằng không sao chàng lại gọi mình như thế.
Nàng nghĩ như vậy nên khi người bay lơ lửng trên không mới đột nhiên mềm nhũn để thử xem, quả nhiên Long Uyên sợ nàng té vội chạy lại đỡ luôn. Nàng nằm ở trong lòng chàng cảm thấy dễ chịu vô cùng, hai mắt ti hí giả bộ chết giấc để mặc chàng ẵm mình chạy vào trong rừng. Ngờ đâu Long Uyên đối với nàng không những thế mà thôi bây giờ lại tự động đùa giỡn, nàng không sợ mà còn khoan khoái thêm, rồi nàng giả bộ cau mày lại cho chàng càng thương thêm nũng nịu đáp :
- Vâng, thưa Long đại ca, lần sau tiểu muội không dám làm như thế nữa.
Long Uyên thấy vậy khoái chí vô cùng cười ha hả. Phong Lan nói xong cũng thích thú cười theo.
Trong đêm khuya tiếng cười của hai người rất giòn, nên vọng đi rất xa tuy chỗ hai người đứng cách căn nhà hồi nãy hai ba dặm đường nhưng những người ở trong nhà vẫn nghe thấy tiếng của hai người.
Mãng Phi Mao lên tiếng trước, y rống lên một tiếng rồi đứng dậy mắng chửi :
- Người nào mà dám ngông cuồng như thế? Nửa đêm canh ba cứ kêu la như ma kêu quỷ khóc vậy để lão tử ra đánh cho chúng bây một trận... xem chúng có còn ma kêu quỷ khóc như thế nữa không?
Văn Xương Gia Cát là người giàu kinh nghiệm giang hồ nghe tiếng cười ấy đã biết đối phương là người có công lực rất cao siêu bằng không tiếng nói không bao giờ đi nhanh như thế. Dù Mãng Phi Mao có sức mạnh rất khỏe thực nhưng bao sao bằng được đối phương. Và sự thực bọn mình có đuổi theo kịp đối phương cũng chưa chắc đã địch nổi, cho nên y cau mày lại và lên tiếng khuyên bảo Mãng Phi Mao ngay.
Long Uyên và Phong Lan hai người mãi cười đùa không nghĩ đến chung quanh và cũng không để ý đến phương hướng nào cả. Chờ tới khi cười mệt rồi Phong Lan mới phát giác trước vội hỏi :
- Long đại ca, định đi dâu thế?
Long Uyên nghe nói vội ngừng bước đưa mắt nhìn mới biết mình đã đi lạc đường, chàng định trở về khách sạn ngờ đâu lại đi ngược đường như vậy, muốn quay đầu lại, chàng đã nghe thấy Phong Lan khẽ nói :
- Long đại ca! Làng ở đàng trước có ánh đèn ló ra chắc nơi đó thể nào cũng có người tụ họp gì đây! Chúng ta thử tới xem sao?
Long Uyên nhìn sắc trời, thấy lúc ấy mới độ canh ba. Hãy còn sớm chán, có thể đi thăm dò một vài nơi cũng kịp về. Chàng định đi luôn, thì Phong Lan lại nói tiếp :
- Long đại ca hãy đặt tiểu muội xuống trước...
Lúc ấy Long Uyên mới sực nhớ ra mình vẫn còn ẵm nàng ở trong lòng, nên không đợi nàng nói dứt, chàng đã buông tay ra ngay. Phong Lan chưa kịp đề phòng suýt tí nữa thì bị té gãy xương sống, may nàng nhanh chân ngồi xổm ngay được.
Nàng trách chàng sao không bảo cho mình biết trước, lại buông tay ra ngay như vậy, liền lườm chàng một cái, đang định làm nũng, nhưng thấy chàng có vẻ thẹn, cúi đầu xuống không nói, nàng ngạc nhiên vô cùng vội hỏi lại :
- Long đại ca làm sao thế?
Nàng có biết đâu, vừa rồi Long Uyên nhất thời khoái chí đùa giỡn và ẵm nàng đi xa như vậy. Bây giờ chàng định thần lại, liền hối hận và tự khiển trách thầm mình rằng: “Mình là như thế rất có lỗi với Vân Tuệ”.
Đáng lẽ, chàng định khi nào công việc ở đây xong xuôi rồi sẽ từ biệt ngay chứ không dám tiếp nhận tình yêu của Phong Lan. Ngờ đâu chàng quyết định như thế xong chưa được hai trống canh, đã quên bẵng chuyện đó mà đùa giỡn với Phong Lan ngay như vậy. Nên chàng mới đứng đơ người ra ăn năn hối lỗi.
Bây giờ nghe Phong Lan hỏi như vậy chàng liền nghiêm nét mặt xin lỗi nàng :
- Lan muội, vừa rồi tiểu huynh quá vui đùa nên mới có sự thất lễ như thế. Nghĩ đến, tiểu huynh rất hổ thẹn, mong Lan muội lượng thứ cho. Lần sau, tiểu huynh không dám tái phạm nữa.
Ý của chàng là muốn tỏ vẻ cho nàng biết câu chuyện vừa rồi chỉ nhất thời hồ đồ thôi, sau này quyết không có như thế nữa, mong nàng đừng bận lòng nữa.
Phong Lan rất thông minh, sao lại không hiểu, liền hậm hực nghĩ thầm: “Ta, Phong Lan này, có cái gì kém người nào! Sao người lại khinh ta như thế? Ta hãy còn là con gái trinh bạch, chứ có phải là hạng đĩ thõa đâu mà ngươi ôm ấp ta như vậy, rồi lại bảo là chỉ nhất thời hồ đồ thôi!”
Tuy vậy, nàng ta vẫn làm ra bộ không hiểu, cười khoác tay chàng, âu yếm nói :
- Long đại ca sao lại hủ quá như thế! Cái gì là thất lễ xâm phạm nào? Tiểu muội không biết gì hết! Còn đại ca bảo tiểu muội lượng thứ cho, nhưng lượng thứ cái gì cơ chứ?
Nghe nàng nói như thế chàng càng kêu khổ thầm, vì lời của Phong Lan có hai ý nghĩa, một là nàng bảo mình hãy còn ngây thơ, không biết tình là gì, cho sự âu yếm như thế là một trò đùa.
Ý nghĩa thứ hai càng nguy tai hơn. Phong Lan đã có ý trao thân cho mình. Nếu hai người đã có lòng lấy nhau rồi thì sự ôm ấp quả thật chỉ là một trò đùa thôi. Như vậy hà tất phải cho việc đó là quan trọng mà phải nói thất lễ với chả thất lễ!
Nghe theo lời lẽ và hành động quá khứ của Phong Lan với hiện giờ thì rõ ràng nàng đã có ý tạo nên cơ hội thân mật với mình. Bề ngoài, nàng giả bộ hình như hồ đồ không hay biết gì nhưng sự thật trong thâm tâm của nàng đã đặt sẵn cái lưới tình để mình lọt vào tròng của nàng ta.
Long Uyên nghĩ như vậy liền giật mình đánh thót một cái biết mình nếu không sớm rút lui thể nào cũng sa vào bẫy tình của nàng và cũng mang tiếng bất nghĩa. Vì vậy, chàng vội đáp :
- Lan muội! Chúng ta mau đi đến làng kia dò xét xem sao, rồi về tửu điếm ngay. Bằng không Hổ huynh về không thấy chúng ta, thể nào cũng lo âu mà đi tìm kiếm thì phiền lắm.
Chàng không đợi Phong Lan trả lời, nói xong liền rút tay ra, đi luôn.
Phong Lan thấy Long Uyên đối xử với mình như vậy bụng bảo dạ rằng: “Ngươi đừng có lôi Hổ Hùng ra làm cái bia để chống chế. Nếu ngươi còn nói đến tên y lần nữa ta sẽ tuyệt giao với y cho ngươi xem!”
Nghĩ đoạn, nàng vội nắm lấy tay của chàng, rồi cứ thế mà theo chàng chạy về phía trước. Hai người, kẻ trước người sau chạy thẳng về phía làng kia, chỉ trong nháy mắt đã tới nơi rồi.
Long Uyên thấy trong làng này nhà cửa kiến trúc vững chắc hơn những nhà cửa của các làng khác. Cả làng có chừng độ hơn hai mươi nóc nhà và chung quanh làng lại có một hàng rào gỗ bao vây. Hai người đang định nhảy vào bên trong, ngờ đâu, khi hai người đứng ở đàng xa cười đùa thì người ở trong làng đã để ý rồi.
Cho nên, hai người vừa tới trước cổng làng, chưa kịp nhảy qua hàng rào gỗ thì bên trong đã có hai bóng người chạy tới. Người đi trước đã lên tiếng quát bảo :
- Bạn nào ở đâu tới? Đêm khuya lại giáng lâm chốn này như vậy? Bần đạo là Hằng Sơn Phù Sa Tử, đang ở đây đón chờ!
Long Uyên thấy hành tung của mình đã bị lộ, liền ngừng bước, không tiến nữa, đứng yên đó đợi chờ.
Hai người nọ bước tới trước mặt Long Uyên với Phong Lan. bọn chúng đứng ngắm hai người một hồi, sau thấy Phong Lan tay cầm lẵng hoa, liền cười ha hả nói :
- Xin hỏi cô nương có phải ở núi Võ Di tới không? Không hiểu cô nương gọi Võ Di bà bà là gì?
Phong Lan nghe thấy người nọ tự xưng tên họ như vậy, và nàng nhận thấy cái tên đó quen thuộc lắm, sau lại nhìn kỹ người đó tuổi trạc sáu mươi, mặc áo đạo bào vải xám, lưng đeo trường kiếm, mặt tròn và đầy đặn, bộ râu đen ở dưới cằm vừa dài vừa rậm, đôi mắt sáng quắc, rõ ràng là nội công rất thâm hậu, nàng cười “khì” một tiếng, hỏi lại :
- Lão tiền bối có phải là lão đạo thúc thúc không? Cháu là Lan nhi đây, lão đạo thúc thúc không nhận ra cháu hay sao!
Lão đạo sĩ nghe nói, ngửng mặt lên trời cười ha hả, đáp :
- Lan nhi đấy à? Nếu không có cái lẵng hoa của Bà bà, thì lão đạo thúc thúc không dám nhận ra cháu là Lan nhi nữa. Quả thật người ta bảo con nhỏ thay đổi luôn luôn có khác, mới xa cách nhau không lâu mà cháu đã lớn như vậy rồi!
Lan nhi vội tiến lên, giơ tay ra lôi bộ râu đen của lão đạo sĩ, mồm thì kêu la :
- Lão thúc thúc lúc nào cũng không đứng đắn, phen này Lan nhi phải nhổ hết râu giả này của thúc thúc ra mới được.
Long Uyên thấy vậy, cau mày cười thầm, bụng bảo dạ rằng: “Một già một trẻ này thực là kỳ phùng địch thủ, tinh nghịch vô cùng, vừa gặp mặt nhau đã bông đùa với nhau như vậy rồi...”
Chàng vừa nghĩ tới đó, đã thấy lão đạo sĩ ho hai tiếng chỉ xoay người một cái đã tới phía sau Phong Lan và giơ tay ra túm lấy tóc của nàng, miệng la lớn :
- Con nhãi này giỏi thực, dám lôi râu của lão đạo thúc thúc phải không? Lão đạo thúc thúc cũng lôi tóc của mi, xem ai... Ủa! đuôi tóc của cháu đâu?
Thì ra lão đạo sĩ chộp hụt, mới biết Phong Lan không có đuôi tóc thòng lỏng như vậy.
Phong Lan cũng vội quay người lại, lại giơ tay ra chộp tiếp râu của lão đạo sĩ.
Lão đạo sĩ vội nhảy lui về phía sau một trượng, giơ hai tay lên xua lia lịa và nói tiếp :
- Hãy khoan đã! Lâu lắm không gặp mặt, không những cháu Lan đã lớn như người lớn rồi, mà võ công cũng không kém gì Bà bà. Lão đạo thúc thúc phải chịu là tuổi già sức yếu, nếu để cho cháu quấy nhiễu mãi như thế này thì râu thúc thúc sẽ rụng hết chứ không sai.
Phong Lan nghe nói cười khì một tiếng, đưa mắt nhìn Long Uyên một cái, rồi mới hỏi lão đạo sĩ rằng :
- Lão đạo thúc thúc sao không ở trên Hằng Sơn hưởng phúc, tại sao lại tới đây làm chi?
Lão đạo sĩ đưa mắt nhìn Long Uyên thấy chàng ta xấu xí vô cùng nhưng thấy cốt cách của chàng ta lại là một người luyện võ rất tốt, hằng trăm năm nay mới có một người cốt cách như vậy. Nếu vừa rồi lão đạo sĩ không trông thấy khinh công của chàng, thì cứ tưởng chàng là người chưa học qua võ công bao giờ.
Ông kinh ngạc vô cùng, không hiểu tài ba của chàng cao siêu tới mức nào, nên y không trả lời Phong Lan ngay, trái lại còn hỏi Phong Lan :
- Vị tú tài cùng đi với cháu Lan đấy à? Chắc chàng ta cũng là một người có tài, biết một vài ba miếng võ, sao cháu không giới thiệu cho lão đạo thúc thúc đi!
Long Uyên thấy lão đạo sĩ có vẻ khinh thường mình liền cười thầm. Phong Lan tính rất tinh nghịch, thấy lão đạo sĩ hỏi như vậy, ôm bụng cười một hồi, rồi mới chỉ vào Long Uyên đáp :
- Anh ấy không những biết dăm ba miếng võ, mà tài ba của anh ấy còn giỏi lắm.
Nói xong nàng vẫy tay gọi Long Uyên lại và nói tiếp :
- Long đại ca! Để em giới thiệu cho! Đây là lão đạo thúc thúc của em và cũng là một hiệp khách lừng danh trên giang hồ, trong một nhóm trưởng lão của phái Hằng Sơn ai cũng gọi ông ta là Tiếu Diện Hắc Diệp Phù Sa Tử.
Phù Sa Tử nghe nói vội la lớn :
- Thôi thôi! Cháu Lan đừng có tâng bốc lão đạo thúc thúc quá đáng như thế!
Phong Lan cười khì nói tiếp :
- Đây là Long đại ca của cháu, họ Long tên là Linh Vân sau này thúc thúc nên chỉ bảo cho luôn, anh ấy mới ra đời đấy!
Phù Sa Tử giơ tay lên bêu xấu Phong Lan, rồi vừa cười vừa đỡ lời :
- Con nhãi này không biết xấu hổ! Long đại ca, tại sao là anh của cháu như thế? Chẳng lẽ lại sợ lão đạo thúc này cướp mất Long đại ca của cháu hay sao?
Long Uyên thấy một già một trẻ nói bông đùa với nhau, chả kiêng nể một ai cả, chàng hổ thẹn vô cùng, vội tiến lên vái chào, rồi không nói năng gì cả.
Tuy vậy, Long Uyên cũng khoái chí thầm, vì chàng nghĩ, nếu Phong Lan không yêu mình thực sự thì khi nào dám ở trước mặt người lạ lại dám nói như thế?
Phong Lan nghe thất Phù Sa Tử chế nhạo mình, mặt đỏ bừng liếc mắt nhìn trộm, thấy Long Uyên ngượng nghịu, liền liền cười khì một tiếng, vội nói sang chuyện khác rằng :
- Lão đạo thúc thúc, còn vị kia là ai thế?
Phù Sa Tử kêu “ủa ủa” hai tiếng, giơ tay lên vỗ đầu vài cái rồi vẫy tay gọi thanh niên nọ lên giới thiệu rằng :
- Cháu Lan! Tiểu tử này là đồ đệ của lão đạo thúc thúc, tên là Tiêu Nhân, tuy lớn hơn cháu mấy tuổi thực, nhưng võ công hãy còn kém cháu. Tuy vậy, cháu vẫn phải gọi y một tiếng là sư huynh mới được...
Phong Lan đưa mắt liếc nhìn Tiêu Nhân, thấy y cao lớn vạm vỡ, mặt to, mày rậm, mình võ trang trông càng hùng tráng thêm. Nàng liền vái chào Tiêu Nhân một cái rồi khẽ nói :
- Sư huynh!...
Rồi nàng lại giới thiệu Tiêu Nhân với Long Uyên.
Tiêu Nhân đứng ở đó, ngắm nhìn hồi lâu, có vẻ khinh thường Long Uyên, và trong lòng rất thắc mắc không hiểu tại sao sư muội của mình đẹp như tiên vậy, mà lại yêu một thằng nhỏ vừa xấu xí vừa yếu ớt như thế này?
Tiêu Nhân chắp tay chào Long Uyên một cái, vẻ mặt khinh khỉnh rồi y lớn tiếng nói với Phù Sa Tử rằng :
- Sư phụ! Sư muội ở xa tới, sao sư phụ không để sư muội vào trong nhà nghỉ ngơi?
Phù Sa Tử giơ tay tát vào sau gáy y một cái kêu đánh “bộp” một tiếng rồi quát mắng :
- Sư phụ đã hồ đồ, mà mi còn ngu xuẩn như thế, mãi đến bây giờ mới nói? Hà!... cháu Lan, đừng có trách lão đạo thúc thúc nhé, mời cháu và Long tiểu hiệp vào trong nhà nghỉ ngơi.
Nói xong, y mời Phong Lan và Long Uyên hai người vào trong nhà. Thấy thái độ hoạt kê của lão đạo sĩ, Phong Lan và Long Uyên không dám cười chỉ vâng lời đi theo vào thôi. Long Uyên lại nhường lão đạo sĩ đi trước, chàng chấp tay chào và nói :
- Mời lão tiền bối đi trước!
Phù Sa Tử thấy chàng lễ phép như vậy, liền ha hả, vừa đi vừa nói tiếp :
- Tiểu tử ngoan lắm, và biết lễ phép như vậy thật là hiếm có!
Thế rồi, y chả cần khách sáo gì cả, liền đi trước Phong Lan với Long Uyên đi theo sau vào.
Tiêu Nhân thấy vậy, dùng giọng mũi khẽ kêu “hừ” một tiếng và chửi thầm Long Uyên quá hủ hóa, rồi y cũng không khách sáo gì cả, theo sư phụ đi luôn.
Long Uyên đi sau cùng, bốn người lần lượt vào trong làng. Thấy căn nhà mà lão đạo sĩ đang ở đã có một bên tường bị sụp đổ, phòng ngoài của căn nhà ấy đang có đèn lửa sáng choang, bên trong đã có mấy lão đạo sĩ đang ngồi quây quần bàn tán chuyện gì.
Bốn người lần lượt đi vào trong nhà. Phù Sa Tử vừa cười vừa giới thiệu từng người một.
Long Uyên với Phong Lan liền lên bái kiến và hai người mới hay người ngồi chính giữa râu tóc bạc phơ mặt hồng hào chính là thủ tịch còn hai người nữa, một người tên là Phù Phong Tử và một người tên là Phù Thổ Tử, cả hai đều là sư đệ Phù Sa Tử, tuổi đều ngoài sáu mươi. Phù Phong Tử hình như cụt tay phải, còn Phù Thổ Tử thì mất tay trái, chắc đã bị người ta cắt mất. Cả hai vẻ mặt đều lạnh lùng, thấy Long Uyên chào họ mà họ chỉ cười nhạt một tiếng rất khách sáo và không nói gì cả.
Long Uyên biết hai người này đã bị bại trận rất đau đớn, nên mới có vẻ lạnh lùng như thế, vì vậy chàng thương tiếc thầm hộ hai người.
Phong Lan tính rất kiêu ngạo và hiếu thắng khi nào chịu nổi thái độ của hai người như thế liền thay đổi sắc mặt ngay.
Phù Vân Tử là sư huynh của Phù Trần Tử người Chưởng môn của phái Hằng Sơn, không những kiếm thuật rất tinh tuyệt mà duyệt lịch với kiến thức cũng hơn người.
Lúc ấy ông ta thấy thái độ của Phong Lan như vậy, biết là chuyện gì rồi, liền cười ha hả nói :
- Lan cô nương với Long tiểu hiệp khỏi cần phải hữu lễ như vậy! Phù Sa sư đệ với lịnh tiên tôn là bạn thân. Như vậy chúng ta không phải là người ngoài, cho phép bần đạo ỷ già mà gọi cô nương bằng cháu nhé?
Phong Lan với Long Uyên ngồi xuống, Tiêu Nhân rót nước đưa lên mời, rồi đứng ở phía sau Phù Sa Tử, trong lòng bực tức vô cùng.
Vì người khác đều được ngồi cả, chỉ có một mình y phải đứng rót nước thôi. Như vậy, y không hậm hực sao được?
Phong Lan đang bực tức sẵn, cố ý uống nước không thèm nói năng chi hết, Phù Sa Tử thấy vậy, liền cười một tiếng và nói tiếp :
- Thôi được, cháu đừng tức giận nữa, lão đạo thúc thúc sợ cháu rồi! Để lão đạo thúc thúc nói ngay.
Phong Lan cười khì một tiếng, đắc chí vô cùng đưa mắt nhìn Long Uyên một cái. Phù Sa Tử liền lên tiếng nói tiếp :
- Nghe nói, người trong võ lâm, ai ai cũng muốn bắt con Tỷ Kim Giao ở trong Sào Hồ này. Óc con thuồng luồng ấy quý báu nhất, có thể thay xương đổi cốt, da nó có thể làm áo giáp, đao kiếm chém không lọt. Ngoài ra ở trên xương tỷ nó lại có rất nhiều Tỷ châu chữa được bách độc. Vì thế những kẻ tham lam của hắc bạch hai đạo của võ lâm đã lần lượt tới đây, ngay cả mấy tên ma đầu đã quy ẩn lâu năm cũng động lòng tham nữa.
Nhưng tin đó Phong Lan đã nghe thấy bọn giặc nói ở trong làng trước kia rồi, nàng không cảm thấy mới lạ tý nào, nhưng trong lòng nàng còn mấy điểm nghi vấn, liền lên tiếng hỏi :
- Lão đạo thúc thúc, Thiết Trượng Tú là ai thế?
Phù Sa Tử lắc đầu, thở dài một tiếng rồi đáp :
- Nói đến Thiết Trượng Tú thì người ấy đứng ở giữa chính tà hai phái, rất ít làm nên tội ác, quanh năm ẩn cư trên đỉnh núi Hoàng Sơn, khí giới của y là một cây thiết trượng. Mấy tháng trước đây không hiểu tại sao y cũng hay tin này, lẳng lặng xuống núi định nuốt vật báu của Tỷ Kim Giao. Ngờ đâu mấy lần ra tay đều bị kẻ địch ngấm ngầm cản trở, Thiết Trượng Tú tức giận vô cùng, liền gửi thϊếp cho tất cả hào kiệt, nói rõ công dụng và những vật báu ở trong người con thuồng luồng như thế nào, và định đến ngày rằm tháng này tỷ võ ở trên núi Bạch Thạch, hễ ai thắng thì người ấy được quyền cướp con thuồng luồng người khác không được ra tay ngăn cản. Còn mặt khác thì y lẳng lặng rủ thêm mấy tên ma đầu cùng ký tên với nhau quyết định sát cánh lên núi Bạch Thạch, giở hùng oai ra để trấn áp thiên hạ võ lâm rồi cùng ra tay cướp đoạt vật báu sau.
Long Uyên nghe nói càng bất mãn Thiết Trượng Tú thêm.
Phù Sa Tử kể xong nguyên nhân câu chuyện rồi, lại nói tiếp :
- Người trong hắc đạo, đa số là những kẻ tham lam, tất nhiên không khi nào chúng bỏ dịp may tranh đoạt những vật báu ấy. Người trong giới hiệp nghĩa, tuy không ham muốn nhưng cũng không chịu để bảo bối ấy lọt vào tay những kẻ hung ác của giới hắc đạo.
Phong Lan ngạc nhiên hỏi :
- Tại sao thế?
Phù Sa Tử vừa cười vừa đáp :
- Câu chuyện này giản dị lắm, nếu Tỷ Kim Giao mà lọt vào tay kẻ hung đồ thì có khác gì hổ thêm cánh? Từ giờ trở đi, nếu không có người nào đủ sức trừng trị y như vậy có phải là bao nhiêu sanh linh trong võ lâm sẽ bị ngộ nạn hết không?
Phong Lan kêu “ủa” một tiếng, Long Uyên cũng giật mình, bụng bảo dạ rằng: “Lão đạo thúc thúc nói rất phải! Sao ta lại không nghĩ ra những điều đó?”
Thế là không những chàng kính phục Phù Sa Tử kiến thức duyệt lịch cao thâm, đồng thời chàng cũng ngấm ngầm quyết định không để cho vật báu của con Tỷ Kim Giao lọt vào tay bọn hung ác.
Ba người lại tiếp tục chuyện trò. Long Uyên đang định cáo từ ra về thì đột nhiên nghe thấy đàng xa có tiếng kêu la thảm khốc vọng tới.
Lúc ấy đêm đã khuya, bốn bề yên lặng như tờ, tiếng kêu la đó khiến người ta nghe thấy càng rùng rợn hãi hùng. Nhất là Phong Lan, nghe thấy tiếng rú đó hoảng đến mặt tái mét. Nàng vội giơ tay nắm lấy cánh tay của Long Uyên và hỏi :
- Long đại ca! Tiếng kêu gì mà rùng rợn thế?
Long Uyên vội đứng dậy trợn ngược đôi lông mày lên đáp :
- Có lẽ có người đang bị gϊếŧ hại, Lan muội ở đây chờ, để tôi đi xem sao!
Phù Sa Tử nghe nói cũng ngạc nhiên, y thấy Long Uyên nói như vậy liền cười ha hả một tiếng để chén xuống đứng dậy và nói :
- Lòng hiệp nghĩa của Long thiếu hiệp khiến ai cũng phải kính phục. Lão đạo vui lòng đi cùng thiếu hiệp để xem ma đầu nào ở trên bờ hồ đang ra tay gϊếŧ người như thế?
Lúc nãy Phong Lan bị tiếng kêu kia làm cho hoảng sợ mất cả trầm tĩnh, bây giờ mới định thần và thấy can đảm một chút, vội đỡ lời luôn :
- Nếu đi thì tất cả cùng đi.
Vừa nói dứt, nàng đã đứng dậy, phi thân ra ngoài phòng trước. Long Uyên với Phù Sa Tử dắt tay đi theo ra đến cửa chính thì có một người đi theo lối cửa, còn một người xuyên qua cửa sổ. Khi đi tới sân, hai người hơi ngừng lại một chút, rồi giở khinh công đuổi theo Phong Lan luôn. Cả ba cùng đi thẳng về phía có tiếng kêu, quả nhiên nơi đó là bờ hồ.
Ba người thấy một chiếc thuyền nhỏ đậu ở cạnh bờ, trên thuyền có bốn năm người nằm ngổn ngang bất động, có lẽ họ đã chết cả rồi.
Phong Lan tới gần xem xét, thấy năm người ấy đều bị vỡ bụng, gan ruột lòi ra cả bên ngoài. Nàng kêu “ôi chao” một tiếng rồi giơ tay lên bịt mặt chứ không dám nhìn nữa.
Long Uyên cũng phải sờn lòng rợn tóc gáy, và vô cùng hận kẻ tàn ác gây ra tai họa này.
Phù Sa Tử là người giàu kinh nghiệm giang hồ, chỉ hơi nhìn qua một chút đã biết ngay năm người đó chính là trại chủ của trại Hổ Sơn ở Sào Hồ này. Năm người này tuy bình sinh tác oai tác ác rất nhiều, nhưng cũng không đến nỗi phải chết một cách thảm khốc như thế.
Vì thế lão đạo sĩ xưa nay hay nói bông đùa quen rồi, trước tình cảnh này không sao thản nhiên được, liền hậm hực lẩm bẩm tự bảo :
- Tên ma đầu này tàn ác thật! Lão đạo sĩ phải diệt trừ đi mới xong.
Phong Lan đã hết hoảng sợ và lấy lại được sự bình tĩnh vội xen lời nói :
- Được, lão đạo thúc thúc cho phép Lan nhi được dự trận đấu với, để Lan nhi nhận thức xem Thiết Trượng Tú lợi hại như thế nào?
Phù Sa Tử liền cười ha hả, giơ ngón tay cái lên khen ngợi nàng và đáp :
- Giỏi lắm! Cháu của bần đạo can đảm thật, không hổ là môn đồ của Võ Di bà bà.
Long Uyên chẳng nói chẳng rằng, đi đến chỗ bãi cỏ ở gần chiếc thuyền, cúi mình xuống, hai tay vận Đơn Thiết thần công đào trống không mấy cái. Một lát sau, dưới đất đã bị bới lên thành một cái hố sâu rồi.
Phù Sa Tử với Phong Lan thấy vậy đều kính phục, nhất là lão đạo sĩ lần đầu tiên trông thấy Long Uyên giở công lực ra cũng phải kinh hãi ngẩn người ra, vì y không những không trông thấy người nào có công lực lợi hại đến như thế này, và cũng chưa nghe thấy ai nói tới nốt, nên nhất thời quên cả tiến lên để giúp sức.
Phong Lan có ý muốn giúp Long Uyên một tay nhưng trông thấy năm người nọ chết thảm khốc như vậy lại thôi. Nàng thấy Long Uyên đã bắt đầu nhặt những cái xác bỏ vào hố để chôn, vội đi kiếm một tảng đá bẹt và dài đem tới.
Long Uyên vứt năm cái xác vào trong hố rồi lại vận thần công đẩy đất xuống lấp hố.
Chỉ trong nháy mắt, nơi đó đã thành một ngôi mộ rồi chàng giơ tay đỡ lấy tảng đá, cắm vào trước mộ, dùng chưởng quét qua mặt tảng đá ấy một cái liền trơn tuột và bóng bẩy như một tấm gương lúc ấy chàng mới chú ý đến Phù Sa Tử đang ngẩn người ra nhìn mình liền hổ thẹn và nói :
- Hậu bối làm như vậy thật là múa rìu qua mắt thợ, mong lão tiền bối đừng có trách cứ và cũng xin lão tiền bối chỉ bảo cho.
Phù Sa Tử nghe thấy Long Uyên nói như vậy mới giật mình và hồi tỉnh lại, trong lòng hổ thẹn vô cùng liền cười ha hả để giấu diếm sự bẽn lẽn ấy, rồi đáp :
- Một khách không phiền hai chủ, thiếu hiệp hà tất phải quá khiêm tốn làm chi!
Long Uyên không biết là y không đủ tài làm như vậy, lại tưởng là thật, vội cung kính vâng lời và cũng trả lời là chàng chưa hề quen biết những người này bao giờ.
Phù Sa Tử thấy vậy bụng bảo dạ rằng: “Tiểu tử này tuy xấu xí nhưng võ công của y trác tuyệt và còn khiêm tốn như vậy, có người này xuất hiện thì không còn sợ bọn ma đầu hung ác kia nữa”.
Rồi y nhất nhất nói tên họ của năm người đó ra cho Long Uyên hay, Long Uyên liền dùng ngón tay viết họ của những người kia lên trên tảng đá, nét chữ của chàng quả thực là long phi phụng múa, đẹp khôn tả.
Long Uyên viết xong, thấy trời đã sắp sáng, liền cáo từ Phù Sa Tử ra về.
Phù Sa Tử giữ mãi, chàng cũng không nghe, đành phải hẹn chàng đến ngày mốt tái kiến ở trên Bạch Thạch sơn vậy. Thế rồi chàng cùng Phong Lan vái chào lão đạo sĩ đi luôn.
Phong Lan với Long Uyên về tới khách điếm, thấy Hổ Hùng đã về rồi, đang ngồi ở dưới cửa sổ đợi chờ.
Y thấy hai người đi sát cánh nhau trong lòng tức giận vô cùng. Nhưng nghĩ đến sự lợi hại, y cố nén lửa giận, giả bộ làm ra vẻ tươi cười, chào hỏi hai người rằng :
- Long huynh với Lan muội đi đâu về thế? Có phát hiện thấy con Tỷ Kim Giao ở đâu không?
Long Uyên nghĩ đến chuyện mình với Phong Lan trong lòng hổ thẹn thầm.
Chàng cảm thấy như thế thực không nên không phải với người bạn thân này. Nên chàng vội tiến lên, kể rõ tình hình của mình với Phong Lan đã mắt thấy tai nghe như thế nào. Trái lại chàng còn hỏi Hổ Hùng có tin tức gì không?
Hổ Hùng đi cả một đêm trời sự hiểu biết của y còn kém Long Uyên nhiều, sau khi nghe Long Uyên kể lại chuyện Thiết Trượng Tú tàn sát năm người thế nào, y phẫn uất vô cùng, bỗng nghĩ ra được một kế liền ra vẻ nói :
- Không ngờ hiện giờ trên giang hồ lại có nhiều ma đầu hung tàn xuất hiện như vậy! Nếu Tỷ Kim Giao lọt vào tay những tên ấy sau này giang hồ không còn một người nào được yên ổn hết! Chúng ta là người hiệp nghĩa cần phải sớm nghĩ ra cách đối phó mới được!
Xưa nay Long Uyên là người rất chính trực thấy Hổ Hùng nói một cách thành khẩn như vậy thái độ lại hiên ngang liền tưởng thật vội hỏi lại :
- Lời nói của Hổ Hùng rất có lý, nhưng không biết huynh có cao kiến gì?
Hổ Hùng ngẫm nghĩ giây lát rồi đáp :
- Theo thiển kiến của tiểu đệ, nếu chúng ta mà không nghỉ cách diệt trừ Tỷ Kim Giao đi, thì ngày rằm này ở trên núi Bạch Thạch mới tránh khỏi một trận đấu kịch liệt, bằng không đến hôm đó, người trong giới hiệp nghĩa chúng ta thế nào cũng bị gϊếŧ chóc rất thảm khốc.
Phong Lan là người rất nóng nảy, nghĩ đến tấm thảm kịch trên bờ hồ vẫn còn sợ hãi, vội xen lời hỏi :
- Biết làm sao bây giờ?
Hổ Hùng nhìn Long Uyên thấy chàng ta có vẻ lo, y đắc chí thầm biết diệu kế của mình sắp thành công, nên y vẫn làm ra vẻ thản nhiên, rồi nói tiếp :
- Theo ngu kiến của tiểu đệ thì hợp sức ba chúng ta lại lẻn vào trong hồ gϊếŧ con Tỷ Kim Giao đó đi. Như vậy mục tiêu tỷ võ ở trên núi Bạch Thạch đã mất, thiên hạ quần hùng không còn gì mà tranh đấu nữa và cũng không có lý do gì xung đột nhau. Làm được như thế không những giữ nổi nguyên khí cho võ lâm mà còn hòa giải một vụ sát kiếp, đồng thời cũng lập được một công đức lớn nữa.
Long Uyên và Phong Lan nghe Hổ Hùng nói xong, không hề nghĩ ngợi gì cả đều tán thành ngay.
Hổ Hùng thấy vậy đắc chí thầm, vội nói tiếp :
- Long huynh với Lan muội đã tán thành, việc này không nên chậm trễ đêm mai chúng ta phải ra tay liền. Vậy ngày hôm nay chúng ta phải cố làm sao mà tới ngay được bờ của Sào Hồ, vì tiểu đệ đã dò biết được sào huyệt của con Tỷ Kim Giao ở trên núi Lao Sơn. Ngày thường con thuồng luồng ấy tuy vẫn xuất hiện ở gần bờ, nhưng nó chỉ lên một chút lại trở về sào huyệt ngay cứ không bao giờ ở đó lâu cả.
Long Uyên với hai người bàn định xong, ai nấy trở về phòng thu xếp hành trang, Hổ Hùng đột nhiên kêu “ối chà” mấy tiếng nhảy phắt lên và nói :
- Long huynh hãy khoan! Tiểu đệ hồ đồ thật, nhất thời quên mất chuyện da con thuồng luồng ấy cứng rắn lắm cần phải có bảo kiếm sắc bén mới gϊếŧ được nó, bằng không chúng ta gặp nó cũng chỉ toi mạng thôi. Nên việc này...
Thoạt tiên, Long Uyên không biết là việc gì cũng hơi kinh hãi nhưng nghe thấy Hổ Hùng nói như vậy, liền cười khì và đỡ lời :
- Hổ huynh cứ yên tâm, tiểu đệ đã có bảo kiếm rồi, khỏi phải lo ngại đến vấn đề ấy nữa.
Nói rồi chàng lấy thanh bảo kiếm Đơn Huyết ra đưa cho Hổ Hùng xem.
Hổ Hùng cầm lấy thanh bảo kiếm xem, thấy bao cổ kính, và kiếm dài độ hơn hai thước.
Y vừa mới rút kiếm ra khỏi bao chừng ba tấc đã thấy ánh sáng đỏ và hơi lạnh tỏa ra rồi. Y giật mình kinh hãi thầm mới biết kiếm này quả thật là kỳ báu của tiên cổ.
Phong Lan thấy ánh sáng của thanh kiếm lóe mắt như vậy cũng phải khen ngợi là kiếm tốt.
Nàng vội chạy lại xem, vừa mới rút ra được nửa thanh kiếm, trong phòng đã đỏ hồng, ngọn đèn ở trên bàn cũng bị lung lay.
Phong Lan mừng rỡ khôn tả, vừa khen kiếm tốt thì đã thấy thân kiếm rung động và có tiếng kêu “u u” suýt tí nữa nàng không cầm vững, liền hoảng sợ vô cùng, vội cắm kiếm vào trong bao. Lúc ấy nàng mới biết thanh kiếm này đã có linh tính và nó kêu như thế không phải tìm chủ thì là báo động, cho nên nàng vội trả lại cho Long Uyên và hỏi :
- Long đại ca. Bảo kiếm này quả thật là kỳ báu, và có linh tính nữa. Trước kia muội có nghe thân phụ nói: “Kiếm linh biết tìm chủ”. Như vậy, thanh kiếm này chỉ huynh mới đáng sử dụng nó thôi.
Hổ Hùng thấy Phong Lan khen ngợi Long Uyên như vậy, khác hẳn thái độ điêu ngoa và tinh nghịch của nàng, y ghen tức thầm, chỉ khẽ kêu “hừ” một tiếng thôi, rồi y lại xen lời :
- Bảo kiếm của Long huynh quả thật bất phàm, chỉ một thanh kiếm này xuất hiện cũng đủ biết con Tỷ Kim Giao đã đến ngày tận số. Đêm mai, lúc huynh ra tay, xin huynh hãy nương tay một chút đừng để cho da con thuồng luồng ấy bị thủng mất.
Long Uyên gật đầu, trở về phòng. Nhưng chàng ngấm ngầm quyết định, sau khi gϊếŧ chết con thuồng luồng ấy xong, thế nào cũng tặng bộ da con Ác Giao ấy cho Hổ Hùng.
Đêm đó, ba người đều không ngủ được, ai nấy đều ở trong phòng vận công điều tức cho khỏe mạnh. Không bao lâu trời đã sáng tỏ hẳn. Long Uyên liền gọi tửu bảo mang bữa ăn sáng đến cho mình, rồi chàng bảo thanh toán tiền phòng, xong đâu đấy mới lên ngựa.
Thế rồi ba người đi vòng quanh hồ. Trưa hôm đó mới đến Cao Lâm Kiều và đó ở trọ.
Cao Lâm Kiều là một thị trấn nho nhỏ, cách Lao Sơn của Sào Hồ, với cách Bạch Thạch sơn cũng đều xa như nhau, ba nơi tựa như hình chữ “phẩm” vậy.
Hổ Hùng đã dò xét kỹ lưỡng, biết ngày mai là ngày đại hội tỷ võ trên núi Bạch Thạch thì tối hôm nay các người có tên tuổi trong võ lâm thế nào cũng tới đông đảo lắm, nếu đi đến núi Bạch Thạch, đêm đến hành động dễ bị người khác hay biết. Lúc ấy chỉ sợ chém thuồng luồng không thành mà đã gây ra tai họa trước, vì thế y mới chủ trương đến Lao Sơn này ở tạm, một là để tiện hành động, hai là được nghỉ ngơi thêm, để tối đến đi gϊếŧ thuồng luồng khỏe khoắn hơn.
Tối hôm đó, Hổ Hùng gọi tửu bảo đến dặn trông nom ngựa và hành lý, rồi nói là đi núi Bạch Thạch chơi trong dăm ba ngày sẽ trở lại.
Tửu bảo thấy Hổ Hùng anh tuấn và hào khí hơn người, biết không phải là tay thường, và thấy nói là đi núi Bạch Thạch, chắc thế nào cũng đi tham dự đấu võ. Vì vậy y vội vàng vâng lời, nhưng trong lòng lại lo âu hộ Hổ Hùng.
Mới canh một, ba người đã nai nịt sửa soạn lên đường ngay.
Trong lúc sắp đi thì bỗng nghe thấy tiếng sấm kêu ùm ùm và trời đột nhiên đổ mưa xuống. Phong Lan cau mày lại oán trách sao trời xanh lại cố ý như thế. Trái lại, Hổ Hùng rất mừng rỡ cho là trời đã giúp mình. Vì mọi đêm trên bờ hồ có rất nhiều ma đầu ẩn nấp ngăn cản những người vào hồ. Bây giờ trời bỗng mưa to như vầy, còn có thể làm cho những kẻ canh gác ấy không trông thấy rõ, chưa biết chừng bọn ma đầu còn sợ trời mưa ướt không ra canh gác cũng nên. Như vậy chẳng phải là trời giúp cho là gì?
Hổ Hùng liền thúc giục mọi người lên đường. Long Uyên thấy Phong Lan cau mày lại tỏ vẻ không vui, sợ quần áo bị ướt, nên chàng lấy viên ngọc Tị Thủy châu ra đưa cho và nói :
- Hiền muội cứ lấy cái túi nhỏ bỏ hạt châu này vào đeo trước ngực. Hiền muội sẽ thấy có sự kỳ lạ xuất hiện liền. Thôi, bây giờ chúng ta đi.
Phong Lan không biết đó là vật gì, nhưng rất tin Long Uyên nên nàng cũng không hỏi nhiều mà đỡ lấy cái túi đó đeo ngay ở trước ngực tức thì. Hổ Hùng thấy vậy có vẻ không vui, vội nói :
- Chúng ta đi thôi!
Rồi y xuyên qua cửa sổ đi luôn.
Mưa vẫn rơi, gió thổi rất lớn, nên ra tới bên ngoài, ai cũng không sao trông xa quá năm trượng được. Khi đi tới bờ hồ, ba người thấy những thuyền đánh cá vứt ngổn ngang mà đa số mục nát không sao sử dụng được.
Long Uyên đưa mắt nhìn một hồi mới thấy một chiếc thuyền con trong đám thuyền mục nát ấy tương đối còn nguyên vẹn liền lôi chiếc thuyền đó vào bờ.
Từ khi đeo chiếc túi nhỏ lên cổ rồi, Phong Lan không bị một giọt mưa nào nhỏ vào người cả, ngay cả quần áo cũng không kịp ướt chút nào. Lúc ấy nàng mới biết bên trong đó có vật báu Tị thủy, trái lại nàng thấy Long Uyên cũng như Hổ Hùng quần áo đã ướt đẫm nên nàng càng yêu chàng thêm.
Hổ Hùng rút luôn bốn mái chèo cắm ở dưới đất ra, rồi nhảy vào trong thuyền trước. Long Uyên và Phong Lan cũng lần lượt lên sau. Thấy Long Uyên nhảy vào giữa thuyền một cách nhẹ nhàng khôn tả. Hổ Hùng vừa kinh hãi vừa nghi ngờ. Sao chàng có nhiều báu vật như thế? Đồng thời, y thấy Phong Lan có vẻ yêu chàng ta ra mặt, khiến y càng ghen tức thêm, nhưng không dám để lộ ra ngoài mặt, mà chỉ lẳng lặng cầm mái chèo lên bơi thôi.
Long Uyên ở vùng biển từ thuở nhỏ nên lái thuyền rất giỏi, chàng ngồi ở giữa thuyền, khẽ chèo một cái, chiếc thuyền đã đi nhanh như một mũi tên nhắm Lao Sơn phi tới.
Hổ Hùng ngồi ở đằng lái cũng chèo giúp, nhưng y không hề dùng sức, vì đã có mưu mô nên muốn giữ lại hơi sức để gϊếŧ thuồng luồng chiếm đoạt vật báu.
Phong Lan ngồi ở đằng trước, một mặt ngắm nhìn cảnh ở phía trước, một mặt nàng cứ tựa lưng vào người Long Uyên. Nàng thấy Long Uyên ướt đẫm mồ hôi, trong lòng thương xót vô cùng, nhưng trước mặt Hổ Hùng, nàng không dám săn sóc một cách quá lộ liễu.
Vì nàng biết Hổ Hùng yêu mình và cũng biết tên đó rất hay ghen, tuy bây giờ nàng đã yêu Long Uyên rồi, nhưng cũng không muốn làm cho Hổ Hùng phải đau lòng.
Lao Sơn với Cô Sơn đều mọc ở giữa hồ, nhưng Lao Sơn nhỏ hơn Cô Sơn một chút, trên đỉnh núi có một ngôi miếu đã bỏ hoang lâu năm. Ba người ghé thuyền vào chân núi lên bờ và đang bàn tính tìm kiếm xem sào huyệt của con thuồng luồng đó ở đâu, thì bỗng sấm gió nổi lên rồi mưa lại đổ xuống rất lớn. Tuy vậy mà Long Uyên vẫn nghe thấy phía sau núi có tiếng sóng đánh ào ào.
Chàng vội báo cho hai người biết. Hổ Hùng liền lấy khí giới ra men theo mép núi chạt về phía sau. Phong Lan tay rút trường kiếm, tay cầm lẵng hoa đuổi theo ngay.
Long Uyên tính theo sau thì bỗng thấy trên núi hình như có bóng người thấp thoáng, chàng vội giở Phi Long cửu thức ra phi thân lên trên đỉnh núi.
Phi Long cửu thức - một môn khinh công hãn thế khi giở pho khinh công này ra thân hình như một con rồng đi ở trên mây nhanh khôn tả, nên thoáng cái chàng đã lên trên đỉnh núi rồi.
Ngờ đâu trên đó chỉ có một ngôi miếu đổ nát thôi, chàng đang thắc mắc định tìm kiếm xem thì đột nhiên nghe thấy dưới chân núi có tiếng nước kêu ào ào và tiếng hú rất hãi hùng của Hổ Hùng. Chàng lo âu vô cùng vội nhảy xuống bên dưới.
Chàng đi trên ngọn cây nhìn xuống, đã thấy Hổ Hùng múa song trảo, Phong Lan múa kiếm và lẵng hoa ở dưới chân núi đang đấu với một con thuồng luồng có ánh sáng vàng làm lóe mắt.
Con thuồng luồng khổng lồ ấy mình dài mười mấy trượng, đuôi nhỏ như một cái roi đầu to và nhọn, mồm có ba hàm răng sắc bén như những lưỡi cưa vừa nhỏ vừa nhọn, đôi mắt to bằng hai cái bát có ánh sáng vàng tia ra không khác gì hai cái đèn l*иg trông khủng khϊếp vô cùng.
Lúc ấy con thuồng luồng đã bò lên mặt đất dùng cái đuôi dài quét trước đánh sau có tiếng gió kêu vù vù, cây cối nào bị đuôi của nó quạt phải đều gãy gục hết, thanh thế mạnh khôn tả dồn cho Phong Lan và Hổ Hùng cứ phải lui bước lia lịa. Chỉ vì người con thuồng luồng rất cứng rắn đau kiếm không làm gì nổi nên trường kiếm của Phong Lan và Hổ trảo của Hổ Hùng đã chém vào người nó mấy nhát mà nó không việc gì cả. Trái lại tay của hai người còn đau nhức khôn tả nữa.
Long Uyên lướt tới đang định rút kiếm xông vào vòng chiến.
Hổ Hùng, Phong Lan thấy đấu mãi không thắng nổi con quái vật đều đồng thanh quát tháo. Rồi Hổ Hùng bỗng nhảy tới gần múa đôi Hổ trảo nhằm con thuồng luồng tấn công, nhưng khi khí giới của y sắp đánh trúng trán con nọ, y đã vội thâu trảo lại, hai ngón tay cái đều bấm vào hai cái chốt ở cán trảo, chỉ nghe thấy hai tiếng kêu lách cách rất khẽ, nơi chính giữa của hai chiếc Hổ trảo liền có mấy chục mũi kim nhỏ như lông bò bắn ra đều nhắm hai mắt con Ác Giao phi tới.
Lúc ấy Phong Lan cũng thừa cơ đâm một nhát kiếm vào mồm con Tỷ Kim Giao. Đồng thời nàng còn vứt cái lẵng hoa vào mồm của nó nữa.
Hai nơi đó đều yếu hiểm cả, theo thường lệ mà xét đoán thì con Ác Giao ấy hung ác đến đâu cũng không sao chịu nổi. Ngờ đâu Long Uyên đứng cạnh đó vừa kêu một tiếng “hay lắm”. Chàng chưa kịp nói dứt đã giật mình kinh hãi vì con Ác Giao kia trông rất đần độn, nhưng phản ứng của nó lẹ vô cùng. Khi phi trâm ở trong đôi Hổ trảo của Hổ Hùng phi tới cách mắt nó chừng hai ba thước thì nó bỗng nhắm mắt lại, thế là phi trâm đều rớt xuống đất hết, có mũi còn bị bắn ngược trở lại.
Đồng thời mười mấy bóng phi hoa của Phong Lan lần lượt bay vào trong miệng nó, nó liền ngậm mồm lại nhai côm cốp khiến Phong Lan phải ngẩn người ra.
Hổ Hùng đang lơ lửng ở trên không, không ngờ những mũi phi trâm bắn ngược trở lại nhanh như thế, y kinh hoảng vô cùng. Muốn xoay người để tránh đã muộn rồi.
Long Uyên thấy vậy cả kinh vội rú lên một tiếng rồi phi thân lên trên cao sáu trượng lướt tới cạnh Hổ Hùng chưa tới nơi chàng đã giơ hữu chưởng, lên tấn công luôn một chưởng chỉ nghe thấy kêu vù một tiếng mấy chục mũi kim nhỏ kia đều bị chưởng phong của chàng đánh ra ngoài. Nhờ vậy Hổ Hùng mới thoát chết, nhưng y đã kinh hãi đến toát mồ hôi lạnh, vội nhảy lui về phía sau ba trượng để đổi hơn lấy sức, rồi y rú lên một tiếng đang định xông lại tấn công tiếp thì thấy Long Uyên đã rút Đơn Huyết bảo kiếm ra rồi.
Long Uyên rút bảo kiếm ra khỏi bao, liền có một luồng ánh sáng đỏ tỏa ra làm lòa mắt ba người. Rồi chàng rú lên một tiếng quát bảo Phong Lan rằng :
- Lan muội hãy tạm lui sang một bên.
Nói xong, chàng chờ đuôi con thuồng luồng quét tới liền lẹ tay chộp luôn đuôi của nó và giơ Huyết bảo kiếm lên chém luôn một nhát thế là mẩu đuôi dài hơn hai trượng của Ác Giao đã bị chặt đứt.
Nhưng sức của con Ác Giao quá mạnh, tuy Long Uyên đã vận Đơn Thiết thần công đứng lấy tấn rồi mà vẫn bị đuôi của Ác Giao ấy hốt lên cao hai trượng mới hạ thân xuống dưới đất được.
Con Ác Giao vừa thấy Đơn Huyết bảo kiếm ra khỏi bao đã sợ rồi, nhưng nó không ngờ Long Uyên lại ra tay một cách quá nhanh như thế, vì vậy đuôi của nó bị chặt đứt như trên.
Đuôi bị đứt không nguy hiểm đến tánh mạng nhưng dù sao cũng đau nhức đến tận tâm phế và cũng không khác gì chặt đứt mất khí giới lợi hại của nó.
Con Ác Giao đau nhức vô cùng tự biết địch không nổi, liền há mồm rú lên một tiếng như sấm động, bốn chân nó cũng khua động nhanh như gió lui luôn xuống dưới hồ.
Phong Lan, Hổ Hùng đột nhiên thấy con Kim Giao rú lên một tiếng thực lớn đã kinh tâm động phách vội bịt tai rút lui, Long Uyên cũng ngẩn người ra giây lát, rồi đột nhiên rú lên một tiếng thật dài giở thế Thiên Long Hành Không ra, chưởng và kiếm phối hợp với nhau đuổi theo Ác Giao.
Khi sắp đuổi kịp chàng vội đổi ngay thế Phi Long Hồi Không lượn ở phía trước đón đầu ác vật.
Trong lúc lay lượn chàng đã vận dụng Đơn Thiết thần công vào thanh kiếm, lấy khí ngự kiếm và sử dụng thế Độc Long Thám Trảo, trong pho Đơn Tâm Đồ Long thập cửu thức lao luôn thanh kiếm vào người con Kim Giao.
Nếu thế kiếm ấy mà lao trúng thì thể nào con thuồng luồng ấy cũng vỡ sọ ra chết liền. Hổ Hùng say mê bộ óc của con quái vật thấy vậy lo âu vô cùng vội la lớn.
- Long huynh xin chớ chém trúng óc con Giao.
Công lực của Long Uyên quả thực cao tuyệt, đã luyện tới vận khí theo ý muốn của mình cho nên chàng vừa nghe thấy Hổ Hùng kêu la như vậy vội xoay kiếm đâm vào chỗ cách đỉnh đầu nó chừng một tấc và xoay thế đâm thành thế chém chỉ nghe kêu “soẹt” một tiếng. Một vòi máu ở cổ con Giao vọt lên.
Con Kim Giao bị thương liên tiếp nổi hung liền rống lên một tiếng kêu như sấm động. Thân hình đồ sộ của nó xoay một vòng rồi nó ngốc cổ há mồm nhằm bảo kiếm đốp luôn.
Long Uyên thấy vậy cả mừng tự bảo: “Thực là mi đã tận số rồi”.
Chàng vội vận mười thành Đơn Thiết thần công vào thanh bảo kiếm ấy, thanh bảo kiếm ấy như có linh tính, đang ở trên không bỗng lượn một vòng, rồi nhằm mồm Kim Giao chui vào luôn.
Bảo kiếm nhanh như thiểm điện, con Kim Giao chưa kịp ngậm mồm cắn thanh kiếm thì nó đã nhảy lên cao hai trượng rơi xuống chỗ cũ kêu đánh độp một tiếng mạnh như trời long đất lở như vậy. Thân hình của nó lăn lộn mấy vòng ra tới chỗ ngoài xa mười mấy trượng giãy giụa một hồi rồi nằm ngửa ra không cử động.
Trong khi con Ác Giao nhảy lên Long Uyên lại tưởng nó đớp mình chàng giật mình kinh hãi vội nhảy xuống đất lui về phía sau ba bước vừa tới cạnh Phong Lan.
Phong Lan vừa lo âu thích thú trợn tròn xoe đôi mắt lên nhìn chàng, định chờ tới lúc chàng bị nguy hiểm là nhảy lên tiếp ứng luôn. Sau nàng thấy Long Uyên lấy khí ngự kiếm công lực không kém gì kiếm tiên, nàng vừa kinh hãi vừa mừng rỡ vừa kính phục vừa hoài nghi, trống ngực đập liên hồi.
Chờ tới khi Long Uyên lùi tới cạnh, nàng như bị ma ám vội vứt lẵng hoa xuống giơ tay ra ôm chặt lấy cổ chàng vừa kêu vừa nhảy, nhất thời nàng cũng không biết mình làm gì nữa.
Hổ Hùng mãi chăm chú vào con Kim Giao nên không để ý tới.
Long Uyên bị Phong Lan ôm cổ mình nhảy nhót như vậy trong lòng cảm thấy khoan khoái mừng rỡ quá ngông cuồng, nhưng sau chàng lại thấy làm như thế rất thẹn với người bạn thân, nhưng chàng lại không đủ sức cự tuyệt nàng. Đang lúc ấy bỗng nghe thấy trong khu rừng ở cạnh đó có tiếng cười rất nhỏ vọng tới. Long Uyên nghe thấy tiếng cười giật mình đánh thót một cái bụng bảo dạ: “Không hiểu ai có khinh công cao siêu như thế theo dõi đến đây mà ta không biết một tí gì cả?”
Chàng vừa nghĩ như vậy, liền nhảy theo về phía có tiếng cười đó, thân hình của chàng đã nhanh như vậy, ngờ đâu tới nơi không thấy một bóng nào cả. Chàng đang định tìm kiếm thì con Kim Giao đã chết và Hổ Hùng đang lên tiếng gọi chàng.
Chàng hoài nghi không biết mình có nghe lầm không, liền quay về chỗ cũ thì thấy Hổ Hùng nói :
- Long huynh mau đem bảo kiếm lại đây chúng ta phải lột ngay da con Kim Giao này chứ!
Long Uyên thấy y nóng lòng như vậy vội nhận lời, chạy lại vạch mồm con Kim Giao ra và bảo Phong Lan rằng :
- Lan muội mau đem kiếm lại chống hộ ngu huynh.
Phong Lan nghe lời dùng kiếm chống vào hàm trên với hàm dưới con Kim Giao. Chàng buông tay ra thuận thế vận công hút mạnh một cái, một luồng hồng quang thấp thoáng, thanh bảo kiếm Đơn Huyết đã tự trong mồm con Kim Giao bay ra, máu của con Kim Giao cũng theo kiếm vọt ra như suối, nhưng lạ thay thân kiếm không hề dính một giọt máu nào cả.
Hổ Hùng tủm tỉm cười và nói tiếp :
- Thần công của Long huynh thật là tuyệt thế, trên đời này không ai bằng được huynh cả. Vừa rồi huynh cứu tiểu đệ thoát chết trong lòng tiểu đệ cảm kích vô cùng, còn việc lột da con Kim Giao này huynh cứ để tiểu đệ làm giúp cho.
Long Uyên biết thâm ý của y, nhưng chàng chỉ mỉm cười đưa kiếm cho và nói :
- Hổ huynh bất tất phải khách sáo như vậy! Chúng ta kết giao với nhau bằng đạo nghĩa, chuyện nhỏ mọn như vậy, huynh nhắc đến làm chi.
Hổ Hùng nhanh nhẹn đỡ lấy thanh bảo kiếm không nói năng gì cả, nhảy tới trước bụng con Kim Giao chặt luôn mấy nhát vào đuôi nó để bỏ ra trước, rồi rạch một nhát kiếm từ giữa bụng thẳng lên và lại rạch thêm hai nhát nữa, máu bầm ở trong người con quái thú chảy ra tanh hôi khôn tả.