- 🏠 Home
- Ngôn Tình
- Đô Thị
- Qua Một Đời Chồng
- Chương 3: Duyên phận tựa lông hồng
Qua Một Đời Chồng
Chương 3: Duyên phận tựa lông hồng
Thông thường, con người ta những khi cô đơn hay yếu đuối nhất, có một người khác bên cạnh an ủi động viên, lâu ngày cũng sẽ nảy sinh tình cảm với người đó.
Mối quan hệ của tôi và Tùng cũng vậy.
Tôi ở nhà vất vả đã quen, bây giờ lại lấy phải một người chồng không tự mình đi lại hay vệ sinh cá nhân được mà mọi việc tôi đều phải làm thay, tôi cũng không cảm thấy khó chịu gì cả. Tôi chăm sóc anh từng ly từng tý, lại không tỏ ra khinh thường chồng nên dần dần Tùng cũng bớt ác cảm với tôi hơn, đôi khi còn nổi hứng lên cho tôi tiền hoặc oder đồ trên mạng về cho vợ.
Có một hôm gần tết âm lịch, đứng ở ban công thấy người người nô nức đi sắm tết mà tôi thấy nhớ mẹ, nhớ nhà quá, nước mắt cứ chảy ra. Tùng thấy tôi sụt sịt, đang chơi liên minh dở tự nhiên lại dừng lại, quay sang hỏi tôi:
– Làm sao đấy? Tự nhiên lên cơn à?
– Không ạ.
– Thế làm sao?
Tôi quệt nước mắt vào tay áo, mà càng quệt thì nước mắt lại càng chảy ra. Lần đầu tiên anh thấy tôi khóc nên không biết làm thế nào, cuối cùng cáu quá quát ầm lên:
– Nói đi xem nào, khóc với lóc cái gì đấy?
– Em nhớ nhà quá. Mấy tháng rồi không được về thăm nhà, giờ gần tết rồi tự nhiên lại thấy nhớ quá. Huhu.
Nghe tôi nói thế, mặt Tùng tự nhiên đần ra, sau lại phá lên cười:
– Bố con điên, nhớ thì về chứ đứng đó khóc giải quyết được gì?
– Nhưng mà em có được về đâu?
– Sao không được về? Tý bảo mẹ cho về. Tiện thì tý qua siêu thị mua túi quà về, bảo là anh tết mẹ.
– Thôi, tết làm gì, có mình mẹ, chắc mẹ cũng chẳng ăn nhiều bánh kẹo đâu.
– À quên, mẹ ở một mình nhỉ?
– Vâng.
Từ khi chúng tôi cưới, Tùng chưa gặp mẹ tôi bao giờ, mà mẹ tôi cũng chẳng dám bước chân vào nhà chồng để thăm tôi, thành ra mang tiếng là con rể với mẹ vợ mà đến tận bây giờ Tùng vẫn chưa biết mặt mẹ tôi.
Tùng suy nghĩ một lúc rồi nói:
– Thế định lúc nào sang bên ấy?
– Nếu xin mẹ, mẹ đồng ý thì chiều em sang. Về xem có dọn dẹp được gì không, dọn xong em về luôn thôi.
– Thế có cần anh đi cùng không?
Tôi quay ngoắt lại nhìn chồng, tròn xoe mắt hỏi lại vì tưởng mình nghe nhầm:
– Anh đi cùng em á?
– Ờ, đi sang nhà mẹ vợ tý xem thế nào.
Có thể nói, trong bốn năm lấy nhau, quãng thời gian mà tôi cảm thấy hạnh phúc nhất là lúc Tùng còn bị liệt. Khi đó anh suốt ngày chỉ ở nhà chơi điện tử, hoặc có ra ngoài cũng là tôi đưa đi, hàng ngày ở bên nhau nói chuyện linh tinh như hai người bạn, và trên hết, khi ấy anh còn không nặng nhẹ chuyện nội – ngoại, còn đòi về thăm mẹ tôi.
Tôi sung sướиɠ lau sạch nước mắt trên mặt, cười toe cười toét:
– Thật hả anh? Anh đi cùng em á?
– Ờ. Thay quần áo đi, tý nữa đi.
Lúc Tùng nói với mẹ chồng việc vợ chồng tôi đi sang tết nhà ngoại, mẹ chồng tôi lườm tôi một cái rồi nói:
– Con Phương bảo con thế à?
– Không. Từ khi cưới đến giờ đã sang thăm mẹ vợ lần nào đâu, nhân dịp tết thì sang đi tết luôn.
Bà chọn tôi nhưng lại không ưa tôi ngay từ ngày đầu, kiểu như nhắm mắt cưới bừa một đứa cho Tùng, miễn là dễ nhìn, biết việc và ngoan ngoãn là được. Thế nên lúc bảo sang nhà tôi đi tết mẹ tôi, bà không hài lòng. Nhưng mà lại ngại nói ra làm mất lòng con trai nên cuối cùng cũng phải đồng ý.
– Ừ. Thế hai đứa sang rồi về sớm đấy. Gần tết nhà đầy việc, mà khách khứa đến mua đông nữa.
Thấy mẹ chồng chịu cho đi, tôi như mở cờ trong bụng, rối rít gật đầu:
– Vâng, con biết rồi ạ. Con cảm ơn mẹ.
Hai vợ chồng tôi đi Taxi đến nhà cũ của tôi, mẹ tôi được thông báo từ trước nên chạy ra tận đầu ngõ để đón con rể quý. Hàng xóm thấy tôi đẩy xe lăn đưa chồng về thì túm năm tụm ba lại xì xào:
– Gớm, con Phương nhà bà Bích về kia kìa. Tưởng lấy nhà giàu mà sướиɠ à, lấy chồng liệt thế kia thì thà lấy thằng nghèo còn hơn.
– Nó ham giàu, ham của nhà ấy. Liệt nhưng chỉ cần giàu là được nhé.
– Đẹp gái chứ có phải không đâu. Cao ráo trắng trẻo, mà trước chưa lấy chồng thì rõ ngoan ngoãn, ai mà ngờ nó tham thế.
Tùng đi qua nghe mấy lời xì xào ấy, thái độ đã bắt đầu khó chịu. Tôi thì không dám cãi nhau với mấy bà hàng xóm chuyên đơm đặt dựng chuyện đó nên chỉ cố đẩy xe lăn thật nhanh qua.
Khi vào trong nhà, mẹ tôi đon đả rót nước mời chồng tôi, Tùng thì vẫn còn bực chuyện hàng xóm rèm pha lúc nãy nên cứ cắm cúi chơi điện thoại, mặc kệ mẹ con tôi muốn làm gì thì làm.
Ngồi chơi một lúc, mẹ tôi kéo tôi xuống bếp, vừa ngồi xuống đã rơm rớm nước mắt nhìn tôi:
– Con có khỏe không? Có ăn được không? Sao nhìn con gầy thế.
– Con vẫn bình thường. Mẹ dạo này thế nào, có đi đánh bài nữa không đấy?
– Không, mẹ bỏ hẳn rồi, mới nuôi một lứa lợn mới với cả nuôi ít gà, có thời gian đâu mà đi.
– Mẹ nói thật không? Giờ còn một mình thôi, mẹ phải tự lo lấy, đừng lô đề cờ bạc nữa.
– Mẹ biết rồi. Nhà bên ấy có đối xử tốt với con không? Thằng Tùng có tốt với con không?
– Nhà họ cũng tốt, anh Tùng cũng tốt. Hôm nay anh ấy bảo con đi về tết mẹ đấy.
Hai mắt bà đỏ hoe, mẹ nắm lấy tay tôi rồi nói:
– Con ơi, mẹ xin lỗi. Mẹ có lỗi với con nhiều lắm. Giờ chỉ mong sao con ở nhà người ta được hạnh phúc thôi.
Tôi dù vẫn còn giận mẹ nhưng cũng chẳng muốn trách móc bà nữa. Mọi thứ diễn ra trong cuộc đời này có lẽ đều xảy ra theo sự sắp xếp của số phận, cứ coi như kiếp trước tôi nợ mẹ nên kiếp này tôi phải trả, có trách móc hay ghét bỏ cũng có thay đổi được gì đâu.
Tôi cố gắng không khóc, chỉ lặng lẽ đứng dậy nhìn mẹ tôi:
– Nhà đã quét mạng nhện chưa mẹ? Có chỗ nào cần dọn không, con tranh thủ dọn dẹp tý, chiều con phải về lại nhà nội.
– Thôi, có mình mẹ đón tết, không cần phải dọn gì nhiều đâu.
– Cứ để đấy con dọn.
Cả chiều hôm ấy tôi với mẹ dọn nhà đón tết, còn Tùng thì ngồi trên xe lăn chơi điện tử, thỉnh thoảng tôi đẩy anh ra sân ngồi ngắm trời ngắm mây cho thoải mái.
Lúc dọn gần xong, tự nhiên bụng tôi cuộn lên đau từng đợt, đau đến mức sống lưng lạnh toát, mồ hôi vã ra như tắm. Mẹ tôi thấy mặt tôi tái xanh tái mét, vội vội vàng vàng hỏi:
– Con làm sao đấy? Đau ở đâu à?
– Tự nhiên con thấy đau bụng quá, đau nhâm nhẩm mấy hôm nay rồi nhưng tự nhiên giờ đau nhiều hơn.
– Có ăn gì lạ bụng không?
– Không, con có ăn gì lạ đâu.
– Hay là sắp bị?
Nghe mẹ nói thế, tôi mới lẩm nhẩm nhớ lại lịch kinh nguyệt của mình. Tháng này tôi canh trứng để có bầu, nhưng đến cuối chu kỳ lại bận quá, với lại cũng mải chăm sóc Tùng nên cũng quên luôn. Hình như quá mấy ngày rồi.
– Hình như sắp bị hay sao ấy ạ. Đau quá.
– Nằm xuống đi con, nằm xuống nghỉ một tý đi.
Tôi nằm trên giường một lúc, cơn đau không hề giảm đi mà càng lúc càng dồn dập. Cuối cùng tôi đau quá không chịu nổi, mẹ tôi phải chạy ra bên ngoài gọi Tùng.
Anh nghe xong quát rất to: “Đau thế thì đi bệnh viện đi chứ, mẹ bế nó ra đi, con gọi Taxi”
Mẹ tôi tất tất tưởi tưởi nghe theo, vào trong nhà cõng tôi ra đầu ngõ, Tùng cũng tự đẩy xe lăn đi theo. Ba người nhà tôi bắt taxi đến bệnh viện, lúc vào phòng siêu âm, bác sĩ nhìn tôi đã đau đến mức sắp ngất đi, ngán ngẩm hỏi:
– Chu kỳ kinh của cô bắt đầu từ ngày nào? Một kỳ bao nhiêu ngày.
– Từ ngày 12 tháng trước ạ. Bình thường là 28 ngày.
– Tính đến nay là chậm kinh chín ngày rồi.
Bác sĩ chỉ vào một chấm màu đen trên màn hình, bảo tôi:
– Vòi trứng trái có một khối trống âm, nghi ngờ thai ngoài tử ©υиɠ. Giờ cô ra ngoài đi xét nghiệm máu nhé, xong quay lại đây, tôi siêu âm lại một lần nữa rồi hội chẩn hướng xử lý.
Nghe bốn chữ “thai ngoài tử ©υиɠ” mà tai tôi ù đi, nước mắt từ đâu bỗng dưng tuôn ra như thác. Tôi kéo tay bác sĩ, cuống đến nỗi nói năng lắp bắp:
– Bác sĩ ơi, cứu con cháu với, cứu cháu với. Sao lại ngoài tử ©υиɠ được, bác siêu âm lại lần nữa đi.
– Cứ bình tĩnh nhé. Ra ngoài xét nghiệm máu đi rồi tôi siêu âm lại cho.
Lúc được đẩy sang phòng xét nghiệm máu rồi mà tôi vẫn cứ khóc mãi. Khóc vì một phần đau đớn và thương đứa con chưa thành hình của tôi, khóc vì ông trời sao bất công thế, sao để tôi lận đận mãi thế.
Tôi thuộc tuýp phụ nữ cổ hủ, dù phải kết hôn với một người mình không quen theo kiểu mua bán thế này nhưng tôi vẫn luôn mong hôn nhân của mình được viên mãn, mong có thể sống tốt ở nhà chồng, được chồng thương yêu. Nhưng mà để được thế, ít nhất tôi phải sinh cho Tùng một đứa con, cũng là để con có thể bầu bạn với tôi, cho tôi có thêm động lực mà sống.
Bây giờ, thai lại ở ngoài tử ©υиɠ… nghĩa là tôi sẽ phải cắt bỏ đi em bé của tôi, cắt bỏ đi 50% cơ hội được làm mẹ.
Tôi khóc cho đến lúc bị đẩy lên phòng phẫu thuật, bác sĩ tiêm thuốc gây mê để mổ cắt vòi trứng, tôi mới mê man thϊếp đi. Khi tôi tỉnh dậy, bên ngoài trời đã tối, trong phòng bệnh lác đác người, chỉ có chồng và mẹ đẻ tôi ngồi bên cạnh.
Mẹ thấy tôi tỉnh dậy thì ngay lập tức nhổm dậy, sốt sắng hỏi:
– Con thấy sao rồi? Còn đau không? Đói không con?
Tôi liếc Tùng, thấy sắc mặt anh u ám, không chơi điện tử nhưng cũng không thèm nhìn tôi. Tôi biết chúng tôi không yêu thương gì nhau, nhưng ít ra nếu có đứa con chung, chắc chắn tình cảm sẽ có con làm cầu nối. Bây giờ tự nhiên mọi chuyện lại thành ra thế này, anh thêm ngán tôi cũng đúng thôi.
– Con không ăn đâu. Mẹ với anh Tùng đi ăn đi.
– Con phải ăn vào chứ. Ăn vào mới có sức con ạ. Nhanh khỏe rồi…
Mẹ tôi nói đến đấy rồi lại thôi, bà sợ nhắc đến chuyện con cái tôi lại buồn nên chuyển qua chủ đề khác:
– Lúc nãy bố mẹ chồng con đến đấy. Ông bà thông gia vào thăm nhưng cuối năm, nhà đông khách nên vào tý phải về luôn.
– Vâng, con biết rồi.
– Nằm đây, mẹ đi mua cháo cho con ăn nhé.
Tôi chưa kịp trả lời thì mẹ tôi đã vội vàng đứng dậy chạy đi. Lúc mẹ tôi đi rồi, chỉ còn mỗi hai người nên tự nhiên không khí giữa tôi và chồng lại ngượng ngập thế nào ấy. Một lúc sau, Tùng mới nói:
– Còn đau không?
– Không, em đỡ rồi.
Tôi tưởng anh sẽ trách tôi vì chẳng được tích sự gì, thế nhưng cuối cùng Tùng lại bảo:
– Cô lớn rồi chứ có phải trẻ con nữa đâu, sao chửa mà không biết thế hả? Đau cũng không nói, lỡ để nó vỡ ra, băng huyết thì chỉ có chết thôi.
Nghe anh nói thế, tôi tủi thân quá, tự nhiên khóc như mưa. Khi ấy Tùng bề ngoài cộc cằn thô lỗ tý thôi nhưng ít ra thì anh không cay nghiệt với tôi, không bỏ mặc tôi như bố mẹ chồng. Mà đời phụ nữ, chỉ cần người đàn ông bên cạnh cho mình cảm giác dựa dẫm là đã thấy cảm kích lắm rồi, mà tôi thì cũng bắt đầu có tình cảm với anh từ đấy.
Tùng lấy khăn giấy ra, tự tay lau mặt cho tôi, vừa lau vừa lầm bầm:
– Đυ.ng tý là khóc, hơi tý là khóc. Nín đi, tý nữa mẹ về lại tưởng tôi chửi cô bây giờ.
– Anh ơi, anh không giận em à?
– Giận cái gì, có ai muốn thế đâu. Giống như cô cũng không muốn lấy tôi què quặt ấy.
Tôi càng khóc tợn, khóc vì thương mình lẫn thương chồng:
– Em cũng lấy rồi đấy thôi. Anh ơi, sau này mình đẻ con nữa nhé, kiểu gì cũng đẻ được con nữa anh nhỉ?
– Ừ rồi. Kiểu gì cũng đẻ, tôi giống tốt, yên tâm.
Sáng ngày hôm sau, mẹ chồng tôi có đến một lần nữa, nhưng không phải đến thăm tôi mà là đến để bảo Tùng về nhà.
Bà vừa bước vào phòng, mẹ tôi đã lên tiếng chào nhưng cũng chẳng thèm “ừ” lấy một tiếng mà đi thẳng vào giường tôi, nhìn tôi một cái rồi quay sang bảo Tùng:
– Có bà ngoại ở đây rồi, con về mà nghỉ chứ. Ngồi xe thế này thì ai đỡ con.
– Có ông người nhà bệnh nhân đỡ, mẹ lo gì.
– Lỡ tý người ta về thì sao. Thôi con cứ về đi, để bà ngoại chăm là được rồi.
– Mẹ ra hỏi xem có xuất viện được luôn không? Qua đến giờ gần mười tiếng rồi còn gì. Thấy bảo mổ nội soi nhanh được xuất viện mà.
Chồng tôi vừa nói đến đấy thì có một chú bác sĩ đi vào phòng, sau khi hỏi han tình hình của tôi, Tùng có bảo xin cho tôi về nhà ăn tết. Bác sĩ nghe xong cũng bảo tôi có thể về, sau đó thấy chồng tôi ngồi xe lăn nên cũng tiện miệng hỏi thăm:
– Chân anh bị làm sao mà phải ngồi xe lăn?
– Trước em bị ngã xe, tụ máu não. Thấy bảo máu tụ chèn dây thần kinh nên bị liệt.
– À, tụ máu não à?
– Vâng.
– Tôi bảo cái này, gia đình thử đến xem có chữa được không nhé.
Mẹ chồng tôi đứng cạnh, nghe thấy thế thì rối rít lên tiếng:
– Vâng, bác sĩ giúp cháu nhà em với. Nó đang còn trẻ, mới bị liệt gần một năm nay thôi.
– Trước tôi đi học ở Liên xô, có quen một người bạn ở bên đó. Giờ ông ấy là bác sĩ mổ nội soi nổi tiếng, làm phẫu thuật mở sọ não đã giúp được nhiều bệnh nhân bị tụ máu não rồi. Khoảng một tuần nữa ông ấy sang Việt Nam theo chương trình mời giao lưu chuyên ngành của bệnh viện Việt Đức, gia đình thử ra đó tìm gặp xem sao.
– Thật hả bác sĩ, tốt quá, tốt quá. Cảm ơn bác sĩ, bác sĩ cho tôi xin tên của bác sĩ ấy được không ạ.
– Tên tiếng Nga khó đọc lắm. Cứ một tuần nữa ra Việt Đức hỏi bác sĩ phẫu thuật người Nga là biết nhé.
– Vâng, vâng. Gia đình tôi cám ơn anh nhiều.
Trong cái rủi lại có cái may, chúng tôi mất con nhưng lại có tia hy vọng về việc chữa trị cho chồng tôi. Gia đình chồng tôi từ khi nghe được thông tin của vị bác sĩ ấy thì mừng lắm, thành ra tạm thời cũng quên đi chuyện tôi vừa bị hỏng thai.
Một tuần sau đó, vết thương của tôi vẫn chưa lành đã phải cùng gia đình anh ra Hà Nội tìm đến bệnh viện Việt Đức. Bố mẹ chồng tôi đã chi rất nhiều tiền, từ đút lót nhân viên bảo vệ, nhân viên lễ tân, cuối cùng cũng gặp được vị bác sĩ người Nga kia.
Sau khi nghe trình bày và xem bệnh án, ông ấy đồng ý phẫu thuật cho chồng tôi. Gia đình chồng tôi tức tốc làm thủ tục cho anh nhập viện, ký cam kết, ba ngày sau được lên bàn mổ.
Ca mổ chỉ diễn ra trong vòng một tiếng rưỡi, bác sĩ kia đi ra thông báo đã hút được máu tụ trong não của Tùng, còn bảo anh sẽ hồi phục nhưng chưa biết hồi phục được bao nhiêu phần trăm. Nhưng chỉ cần như thế thôi, tôi đã cảm thấy đủ rồi, chồng tôi có thể hồi phục là tốt lắm rồi.
Chỉ là, khi chồng tôi không còn bị liệt, tôi khổ theo một đường. Khi chồng tôi đã đi lại được, tôi lại khổ theo một kiểu khác. Từ sau cuộc phẫu thuật ấy, hôn nhân của chúng tôi đã bước sang một trang mới, tình cảm mới chớm nở của tôi cũng nhanh chóng theo sự thay đổi của anh mà lụi tàn.
Cho đến bây giờ, có đôi lúc tôi vẫn tự hỏi mình rằng: liệu ngày đó tôi không bị thai ngoài tử ©υиɠ, không có cơ duyên gặp vị bác sĩ kia, liệu Tùng vẫn ngồi trên xe lăn như trước thì chúng tôi có thể yêu nhau được không? Có thể cùng nhau sống hạnh phúc được không? Có thể đứng vững trước bao nhiêu sóng gió được không?
Tôi biết, chúng tôi đã từng có cơ hội ấy… nhưng duyên phận của con người đôi khi cũng chỉ nhẹ như một sợi lông hồng, chớp mắt cái là đã trôi qua mà thôi!!!
---------
- 🏠 Home
- Ngôn Tình
- Đô Thị
- Qua Một Đời Chồng
- Chương 3: Duyên phận tựa lông hồng