Chương 44: Chương 44

Ngồi cả buổi chiều, tôi chẳng câu được con cá nào. Con An thì câu lên toàn rô phi với mấy con cá con bé tẹo. Thế mà nó vui đáo để, hễ cứ câu được con nào xong lại giật giật áo tôi, léo nhéo:

- Ê Hưng! Thả nó đi này!

Tôi uể oải ngồi dậy, vươn tay ra gỡ con cá quẳng về ao. Nằm dài ra cái thuyền, tôi lấy mũ phớt của nó ra đậy lên mặt, lim dim ngủ. Đúng là đồ con gái có khác, thơm phức, lúc nào cũng sạch sẽ, trắng tinh. Chẳng bù cho đồ của tôi, toàn dồn đống lại rồi cuối tuần mới cho vào máy giặt. Có hôm, mặc nhầm phải cái áo cũ mà không hay, bọn con trai xung quanh cũng chẳng nói gì, chắc tại chúng nó ở bẩn quen rồi nên như mình đối với chúng nó thì là “sạch quá mức”. Tôi chỉ nằm như vậy, những cũng không ngủ hẳn. Bỗng, cảm giác có hơi thở nhẹ phả vào bên cạnh mình, tôi vội bỏ cái mũ ra, ngó quanh. Con An ngồi xoay lưng lại, nghiêng nghiêng đầu đung đưa cái cần câu. Tôi kéo vai nó hỏi:

- Lúc nãy có cái gì rơi vào mặt tao đấy?

- Làm…làm gì có! Mày…mày bị hoang tưởng à?

- Ờ! Thế thôi, trẫm ngủ tiếp đây, con dở hơi ngồi câu tiếp nhá!

- Xì! Tý nữa tao câu con cá thật to ày xem!

Tôi lại úp cái mũ lên mặt, nằm như cũ. Chừng 10 phút sau, tôi rình lúc không còn tiếng phao đập nước do vung vẩy nữa, tôi mới khẽ vòng tay từ sau gáy, móc kéo cái mũ xuống. Bắt gặp ngay con An đang chống cằm, mắt tròn xoe nhìn tôi, tôi cũng chăm chăm nhìn lại nó. Tôi đưa tay ra, búng nhẹ vào mũi nó. Nó giật mình, lù người lại, mặt đỏ ửng lên không câu nào, ngồi quay lưng lại với tôi, nhìn hai tai nó đỏ hết cả, đến là tội. Tôi vội gỡ rối bằng cách nghịch nghịch đuôi tóc nó. Con An nói:

- Hưng ơi! Đi về đi! Chán quá!

- Thế không câu cá à? Tưởng định câu con cá to cơ mà! Sợ rồi chứ gì!

- Thèm vào! Đi về đi!

- Không ày về đấy!

- Ứ ừ không biết đâu! Cho tao về!

- Bơi vào bờ đi, nước sâu có 8m thôi!

- Tao…tao không bơi được!

- Thế thì ở đây chơi với tao!

- Mày không cho thuyền vào là tao khóc đấy!

- Thử xem nào! Mít ướt!

Nó mếu mếu, chuẩn bị khóc. Tôi vội vàng xua xua tay, cầm mái chèo lên:

- Ơ kìa! Đừng có khóc, về thì về. Làm gì mà nóng thế!

- Nhanh!

Nó hối tôi chèo vào bờ, mặt xụ ra, lại cái mặt phúng phính, nhìn má nó chỉ muốn bẹo cho cái rõ đau. Lúc đèo nó về, tôi định nói gì đó, nhưng không hiểu sao cứ nghẹn ứ trong cổ họng. Chỉ một câu, một câu thôi mà chưa bao giờ tôi nói nổi.

Hôm sau, tôi đến trường từ lúc 6h để chuẩn bị khai giảng. Trường tôi vốn có cái lệ là mỗi khi có lễ lạt gì, hễ cứ con trai thì lớp mấy cũng phải đến trước để xếp ghế, dựng sân khấu ,… còn con gái thì cần thời gian để ở nhà chuẩn bị áo dài, trang điểm,… Lúc tôi tới, bọn thằng Minh, Quang, đã tới hết cả, điểm mặt lại thấy thiếu mỗi ông lỏi Hoàng. Tôi hỏi:

- Thằng Hoàng đâu?

- Chắc ở nhà chuẩn bị áo dài rồi.

- Thôi kệ! Bọn mình cứ làm đi, chắc lát nó đến. Có mỗi tý việc, ba thằng làm là đủ rồi, đông qua vướng cả tay chân.

Thằng Minh gật gù:

- Ừ ! Mày với tao ra bê ghế! Thằng Quang đi lấy biển lớp đi! À mà này, chọn chỗ nào có tán cây mà nhìn lên sân khấu không bị chắn nhé!

Thằng Quang vừa đi vừa gọi với lại;

- Ừ! Biết rồi!

Loay hoay chừng 10 phút, ba thằng cũng xếp xong ghế, chọn luôn chỗ góc gần chính giữ sân khấu, tý nữa có nắng lên cũng có tán cây với dãy nhà che đi gần hết rồi. Xếp xong thì bọn con gái cũng lục tục kéo vào. Mấy thằng tự thưởng ình bằng cách ngồi xuống ghế và vận dụng Byakugan hết cỡ. Lũ vịt bầu ấy lạch bạch đi vào hàng ghế lớp, nhón chân đi thật duyên dáng nhẹ nhàng, nhìn thế này chẳng ai nhận ra lũ bát nháo, chạy nhảy huỳnh huỵch mọi khi nữa. Mắt đang nhìn ra cổng trường, tôi bỗng đứng hình, ngẩn ngơ hồi lâu. Con An nhẹ nhàng bước vào trong tà áo dài trắng tinh khôi. Cái vẻ trẻ con, tinh nghịch giờ ẩn trong cái nét duyên dáng, yểu điệu,…rất con gái. Nó ngồi xuống cạnh tôi, vén tóc hỏi:

- Bộ mới nhé! Đẹp không?

- …..

- Ơ! Này…mày làm sao thế?

- …

- Hưng! Thằng biếи ŧɦái, sao mày săm soi tao ghê thế hả

Tôi giật mình tỉnh lại, đáp:

- Ờ! Ừm! Đẹp!

Nó bĩu mối, khoanh tay lại dò xét:

- Chỉ có thế thôi à?

- Thế mày còn muốn gì nữa?

- Đồ con lợn! Ngố…ngố không để đâu cho hết!

Tôi ngẩn tò te, không hiểu nó nói gì. Hỏi thì nó ngúng nguẩy không thèm đáp, mắt dõi lên sấn khấu chờ văn nghệ. Tôi chỉ đành ấm ức mà không làm gì được. Tư nhiên, tôi lại liếc sang con An. Hôm nay, nó để tóc xõa, cài cái bờm nơ trên đầu, trông cứ ngộ ngộ kiểu gì. Ngồi mãi thấy chán, tôi đưa tay ra lắc lắc cái nơ trên đầu nó. Nó thét lên, tét vào tay tôi rồi lấy hai tay ôm đầu, nói:

- Tao hít- le mày từ giờ đến hết buổi.

Tôi cười cười, hỏi:

- Ơ giận thật à!

- …

- Này! Búp Bông ơi!

Gọi mãi nó không thèm nghe.Bịt tai xong nhắm tịt mắt lại, hát la la la để át tiếng tôi đi. Tôi cau có không gọi nữa, ngứa tay đấm cho thằng Quang một phát. Quang ngơ quay sang sừng sổ:

- Ô! Con chó hôm nay gan to bằng trời! Dám đánh tao à?

Tôi cười cầu tài, vỗ lưng nó an ủi:

- Thôi đi ku! Cho bố giải tỏa phát! Anh em tiếc gì nhau phát đấm!

Nó làu bàu, quay lên:

- Nể mày đang bị gái giận nên đầu đất óc cứt! Không là anh vả cho rơi răng!

Tôi cười hề hề:

- Tốt quá nhỉ? Cho tao đấm thêm cái nữa!

- Láo nào! Mày muốn tức nước vỡ bờ à?

Thằng Hoàng đã đến từ bao giờ, đá phát vào mông tôi, chỉ tay lên sân khấu:

- Tổ sư hai thằng ngu! Thầy Hiệu trưởng phát biểu với trao phần thưởng song rồi đấy. Chuẩn bị nhạc nhẽo kìa!

Thằng Minh nhồm nhoàm nhai bánh mì, đáp:

- Ực!...Ngon…! Kìa kìa, hôm nay bọn D1 với lớp mình lên đầu tiên đấy. Kìa Hoàng, có em Yến của mày kìa!

Thằng Quang ngơ phát biểu ngay câu:

- Tao thấy rồi! Cái váy ngắn vãi. Chân dài như người mẫu!

Tôi vội vàng bấm nó cho im mồm lại. Nó quay ra sau thì mặt tái mét khi thấy thằng Hoàng mặt hằm hằm, bẻ tay rào rạo, vội quay sang cầu cứu tôi:

- Hưng ơi! Cứu tao….quả này nghỉ hè trong viện mất!

- Thằng đần độn này! Cái mồm mày cứ quang quác quang quác thế, bạ cái gì cũng phọt ra. Giờ thì trời cứu mày con ạ!

Đồng chí Quang ngơ đành thiểu não vò đầu bứt tai, làm ra vẻ ăn năn hối lối lắm. Lúc sau, bọn lớp tôi với D1 lên sân khấu, trình diễn nhảy hiện đại. Cả trường sôi động hẳn lên, hò hét ầm ĩ. Nhưng khốn nỗi là Quang ngơ lại cuồng nhiệt quá, đứng dậy cầm mũ vung tít mù, hét:

- Sεメy! Sεメy! Ô ô ô! Nổi lửa lên em! I love you, Yến!

Cả đám chúng tôi im bặt, nhìn sang thằng Quang bằng ánh mắt thương hại. Tội nghiệp, lúc nó nhận ra mình vừa thốt ra câu gì thì cũng là lúc ăn liên hoàn xoáy của thằng Hoàng vào đầu. Xử lý thằng Quang ngơ xong, thằng Hoàng quay sang nhìn bọn tôi, cười hề hề:

- Chúng mày có thấy gì chưa ?

Tôi với lũ thằng Minh đều đồng loạt gật gật, hô:

- Thánh thượng vạn tuế, hoàng hậu thiên tuế! Đồ cúng không được ăn, đồ cúng không được ăn!

- Biết thế là tốt. Tý trẫm ỗi đứa 1000 ra mua kẹo!

Sau khi cả hội bị răn đe, thằng Hoàng với về chỗ, kéo ghế ngồi thưởng thức màn nhảy của “ người ta”. Tiếp theo là diễn kịch, rồi biểu diễn võ thuật. Bọn này biểu diễn nhìn thì đẹp mắt thật, nhưng chẳng thấy tý lực gì cả, đến ngã giả vờ còn lồ lộ ra. Ở dưới, tôi quay sang xì xầm với con An:

- Cỡ bọn này mày nghĩ chúng nó có ăn nổi tao với mày không?

Con An cười bảo:

- Không nổi đâu. Mà chúng nó biểu diễn loại nào đấy? Tao chưa thấy qua bao giờ.

- Bố ai biết được. Nhưng nhìn vô lý thế mà trường mình cũng gào thét gớm nhỉ?

Lúc sau, màn biểu diễn cũng kết thúc. Một thằng bên đó đứng ra, cầm mic nói:

- Vâng thưa các bạn! Các bạn vừa được chiêm ngưỡng những chiêu thức ảo diệu nhất của Thanh Sư phái. Các bạn có thấy thế nào ạ?

Trường tôi đồng thanh:

- Tuyệt vời!

Tôi tự dưng lại buột miệng gào lên:

- Chẳng ra cái quái gì cả !

Quá đen cho tôi là lúc tôi vừa nói thì cả trường bắt đầu trật tự lại, thành ra nổi rõ giọng tôi ở dưới. Trên sân khấu, mấy thằng mặt đỏ gay, quay sang nhau nói cái gì đó. Thằng cầm míc thì bảo:

- Dạ vâng! Có một khán giả vẫn chưa hài lòng về màn biểu diễn của chúng tôi. Liệu bạn có dám lên đây để kiểm chứng?

Nghe nó nói mà ngứa ngáy cả tay chân, như khích mình: “Thằng hèn, giỏi lên đây bố xem nào!”. Cơ mà lỗi cũng tại tôi, tự dưng xỏ xiên bọn nó làm gì. Thôi thì mình nhịn vậy, không lên đấy lại mang tiếng ra. Tôi cười, xua tay rồi ngồi xuống. Nó nói:

- Không sao cả! Bạn là con trai ban D nên cũng không có gì đáng ngạc nhiên cả. Nào, có ai muốn lên kiểm chứng lại không ạ! Chúng tôi sẵn lòng!

Thấy vậy, tôi sôi cả tiết lên, cánh con trai ban D trường tôi thì lên tiếng bất bình, xì xào như ong vỡ tổ. Tôi đứng phắt dậy, nói to:

- Mình muốn lên xem thử có được không vậy bạn?

Nó tủm tỉm cười:

- Bạn cứ tự nhiên. Xin mời!

Tôi đang định lên thì con An níu lại, lo lắng nói:

- Thôi! Tao xin mày, nhỡ làm sao thì chết! Ở dưới này đi!

Tôi mỉm cười, gỡ tay nó ra, đùa:

- Búp Bông ở dưới này xem tao trổ tài nhé!

Nói đoạn, tôi đi thẳng lên sân khấu. Nó gọi với theo:

- Ơ kìa! Này…này…Hưng ơi!

Trước khi bắt đầu, hai bên giao ước không đánh chỗ hiểm, không chơi cù, không thừa cơ đánh lén. Thằng đeo đai gắn hình sư tử bên nó nói:

- Mời bạn chọn người thử sức!

Lúc nãy, tôi với con An ngồi dưới đã đánh giá hết thực lực bọn này. Áng chừng chúng nó đều do một lão nào dạy lếu láo kiếm tiền. Nhìn bộ võ phục tinh tươm, màu mè thế kia mà lại còn diêm dúa nữa, rõ bất tiện, lại thêm trông thằng nào thằng nấy đều lẻo khà lẻo khoẻo, chẳng có tý gì giống người luyện võ, đến ngay con người cũng nhìn run run không có thần khí gì cả. Tôi dặng hắng:

- Cứ hai người vào một đi! Bao giờ hết người thì thôi!

Bọn nó bắt đầu hằm hè, cáu hẳn lên. Chúng nó cử ra hai thằng đeo đai kỳ lân, chắc thuộc cỡ “giỏi” trong lũ chúng nó. Tôi lùi lại thủ thế, đợi hai còn dê béo lao đầu vào. Nhưng chúng nó lại làm tôi thất vọng, ra đòn quá chậm, tôi né dễ dàng, thoi ỗi thằng một phát vào bụng. Mới có thể mà hai anh công tử bột đã quằn quại dưới sàn, rống lên như lợn bị chọc tiết. Ở dưới, đám đông ồ lên, bàn tán rào rào. Tôi chỉnh lại cổ áo, phẩy phẩy tay:

- Tiếp đi chứ!

Lại hai thằng khác lao vào, tôi thụp người né đòn rỗi quét chân, hai ông rồng lại ôm ống đồng nằm sóng soài. Hình như bọn này toàn người hàng mã hay sao mà động cái đã kêu rên như cha chết. Nhóm đó vội vàng xin rút, nói tôi là “chân nhân bất lộ tướng” gì gì đó, đại ý là chúng nó giỏi thật, nhưng chẳng qua tại tôi nhỉnh hơn chút nên mới chúng nó mới thua. Thế mà cũng dám đến trường minh ti toe. Coi như mình dậy cho chúng nó một bài học về tính khiêm tốn, còn bản thân tôi cũng học được bài học đừng bao giờ to mồm. “Bệnh từ mồm vào, họa từ mồm ra” mà lại.

Trở về chỗ ngồi, con An xụ mặt ra, nhìn tôi nói:

- Cái tính hung hăng, không tài nào sửa nổi!

Tôi cười hề hề, hai tay bẹo má nó, kêu:

- Thì mày cũng có sửa được tật tham ăn đâu! Lêu lêu!

Nó kêu oai oái, cố dằng tay tôi ra, phụng phịu nói:

- Cóc chơi với mày nữa, tập trung xem tiếp kìa!

Ngồi hành hạ thêm gần 2 tiếng nữa mới kết thúc bế giảng. Bọn lớp tôi kéo nhau ra chỗ nhà ba tầng để chụp ảnh kỷ niệm, sau đấy thì rồng rắn ra quán nem chua rán. Cả mội dải vỉa hè 5 quán nem đều bị hội lớp tôi chiếm đóng hết sạch. Mấy bà bán hàng trông thấy một lũ lóc nhóc, áo dài trắng vào ăn thì trố mắt nhìn, tay vẫn rán mà mắt thì vẫn chăm chú dò xét xem lúc giặc giởi ở đâu rơi xuống. Chúng nó vừa ăn vừa chuyện trò như pháo rang, dân xung quanh khu mở cả cửa sổ, chạy cả ra cổng hóng xem có cái gì mà huyên náo thế. Thầy chủ nhiệm phải nhắc:

- Các em ăn uống trật tự, tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt của dân cư.

Bọn nó đồng thanh:

- Dạ vâng ạ!

Được một lúc xong đâu lại vào đấy, thầy chỉ biết lắc đầu thở dài, chắc ngày xưa, cái thời học sinh của thầy nó cũng nhí nhố, vâng xong để đấy như chúng tôi.

No xôi chán chè, bọn nó còn rủ nhau đi tăng 2, thầy kêu không đi tiếp được nữa, vài đứa thì kêu về vì phải ăn cơm trưa ở nhà. Rốt cục còn có mỗi một đoàn 20 đứa đi. Cả lũ kéo nhau ra quán bún ốc. Ngồi ăn, tôi với con An thi nhau cho ớt, hạt tiêu vào bát, xong rồi cay xè cả lưỡi, thế mà vẫn cố nuốt hết, không bỏ sót một giọt nước lèo nào. Ăn xong thì hai đứa toát cả mồ hôi, nước mắt giàn giụa, lại tranh nhau chỗ bình nước, gọi coca lạnh ra uống ừng ực, mãi mà vẫn còn thấy cay. Cả lũ chúng nó ngồi quanh cười lăn lộn, có đứa còn bảo là “đôi chim câu”, con An ngượng quá mặt đỏ bừng, Thy hạt mít xen vào:

- Đỏ vì ớt cay hay đỏ vì bọn tao nói đúng thế?

Chúng nó lại cười ré lên, mãi mới chịu thôi. Ăn uống phè phỡn xong lại kéo nhau ra Hồ Tây, làng hoa chơi, mãi gần 4h chiều mới về.

Đường về, xe tôi đi cuối cùng, con An ngồi sau khẽ nói:

- Hưng ngố! Ra chỗ bãi cỏ chơi đi, lâu lắm rồi tao chưa ra đấy!

- Ờ nhưng chờ tý đã, không bọn nó biết lại bám theo thì loạn hết cả!

Lựa lúc bọn lớp đi trước một quãng , tôi vòng xe vào ngã rẽ chỗ Hai Bà Trưng với Lý Thường Kiệt, đi vòng qua đường khác. Rồi từ đó đi ngược đường ra ngoại thành, mãi mới tỡi chỗ cái điếm kia.

Tôi với nó ngồi dưới gốc táo mọi khi, con An tha thẩn ngồi ngắt cỏ gà, hai đứa ngồi chơi “chọi gà” bằng mấy cọng cỏ đó. Trò chơi tưởng ngớ ngẩn thế mà tôi chơi mãi không chán, rồi tôi với nó chạy loăng quăng khắp xung quanh để ngắt cỏ gà chọi nhau, xong lại còn so đo:

- Mày ăn gian, mày cầm ngắn nên quật đứt mất con gà của tao.



- Cái gì cơ! Cọng cỏ này có làm sao đâu mà mày kêu to hơn, mắt lé!

- Không biết đâu! Mày chơi bẩn. Toàn lấy hết mấy con gà khỏe, tao toàn phải dùng gà bé tý.

- Ai bảo mày lười đi tìm! Cho mày con to nhất này!

- Không thèm! Tại mày giành hết thôi, không thì tao cũng kiếm được,

Nó phụng phịu quay đi. Tôi nghịch tóc nó, giật nhẹ bảo:

- Về đi kìa! Sắp mưa đấy!

Nó nghển cổ lên ngó, bĩu môi:

- Sao mày biết?

- Nhìn trời thâm xì thế kia còn không mưa à. Mưa to đấy, về nhanh còn kịp.

Hai đứa vội vàng đi như bay về. Gió bắt đầu thổi ào ào, hàng bạch đàn đung đưa xào xạc, trời tối đen lại. Tôi nói như thét, cố át tiếng gió đi:

- Ngồi chắc nhé! Tao đi nhanh đấy!

Con An ôm chắc lấy lưng tôi, vỗ nhẹ vào lưng. Tôi hồng hộc phóng đi như bay, con An ngồi lệch một bên nên sợ rúm lại. Tôi chỉ mong sao cho về kịp, tôi dính mưa thì không sao chứ nó mà dính mưa là lại ốm cho xem. Phóng hộc tốc phải mất hơn nửa tiếng mới về tới nhà con An, lúc này mây đã trĩu nặng rồi, sấm sét nổ ùng oàng, nó ngồi sau cứ chốc chốc lại giật mình, úp mặt vào lưng tôi. Tới nơi, con An xuống xe, nhưng nó không vào mở cổng ngay mà con tần ngần đứng lại. Tôi cười, hỏi:

- Làm gì mà đứng đấy thế? Hay là quên mất chìa khóa rồi!

Nó lắc lắc đầu, kêu không phải, đưa tay áo lên chấm chấm quanh trán tôi, lau đi mồ hôi lấm tấm. Nó lấy trong cái balo con thỏ ra chiếc áo mưa, đưa cho tôi, nói:

- Tý nữa đi về mà gặp mưa thì mặc vào nhé!

- Vẽ chuyện, tao tắm mưa suốt, có sao đâu!

- Nhưng mà đang đổ mồ hôi lại gặp mưa lạnh là ốm đấy! Nhớ mặc nhé!

Tôi béo má nó, đùa:

- Ừ rồi! Gớm quá!

Hai đứa lại im lặng hồi lâu. Tôi đang định dong xe về thì nó níu lại, bẽn lẽn hỏi:

- Hè này mày về quê à?

- Ừ!

- Thế mày không ở Hà Nội chơi với tao à?

- Ngớ ngẩn, tao về tháng rồi ra ngay! Với lại năm nay mày phải đi nghỉ hè ở Hàng Châu cơ mà. Tao ở lại Hà Nội thì làm gì!

- Nhưng mà….!

- Ngố quá đi mất! Cứ yên tâm là bao giờ mày nghỉ hè về cũng thấy tao ở sẵn đây rồi!

Tôi mỉm cười xoa đầu nó, nói:

- Nhớ hè này ra đúng hẹn nhé, 3-7. Tao sẽ sang rồi dạy mày câu cá! Nhớ nhé Búp Bông!

Nó gật gật đầu, mắt ngước lên nhìn tôi. Ánh mắt ấy, chưa bao giờ tôi thấy nó nhìn tôi như vậy cả, có cái gì đó khanh khác, nhưng không tài nào tôi lý giải nổi. Bất chợt, nó kiễng chân lên, thơm nhanh vào má tôi rồi chạy biến vào trong nhà, bỏ lại tôi ngẩn ngơ đứng đó. An! Hình như nó vừa thơm mình thì phải…?