Chương 2: Khảo dị

Truyện của ta với truyện Không bao giờ biết giận của dân tộc Nùng[2] và truyện Kén rể của dân tộc Cham-pa[3] gần như là một, chỉ có khác một vài chi tiết không quan trọng, ví dụ bên ta là vua, là phượng hoàng đất, thì bên Nùng, bên Cham-pa là quan, là chim lửa trời, hay bên ta là một gánh bồ hàng (không nói là hàng gì) còn bên Nùng là gánh bông, bên Cham-pa là gánh lúa, v.v...

Các truyện trên có nhiều dị bản ở các dân tộc. Trước hết là truyện của Pháp: Jăng và Pi-e.

Một người mẹ có hai đứa con. Pi-e là em đến ở tớ với một người, đòi một trăm đồng e-cu một năm. - "Được", chủ đáp, "nhưng nếu một trong hai chúng ta ai tỏ ra giận dữ điều gì thì sẽ bị đánh gẫy lưng". Mới được tám ngày, chủ tớ cãi nhau. Pi-e tức giận, là chủ đánh đau đuổi về. Jăng nghe nói, bèn cũng đến ở và chịu nhận điều kiện trên. Chủ sai đánh xe đi chợ bán hạt cây. Hắn bán hết tất, cả xe lẫn ngựa rồi đưa tiền cho em. Anh hỏi chủ: - "Có giận không?" - "Giận gì cái vặt ấy". Hôm khác, chủ sai đi chặt cây "sên" to nhất, cốt để cho anh không làm được thì phát cáu. Anh bán cả xe bốn ngựa rồi về tay không. Chủ hỏi, anh đáp: - "Xe để ở bìa rừng vì không chuyền cây ra được". Rồi hỏi: "Có giận tôi không?" - "Không".

Hôm khác, hai vợ chồng chủ ngồi ăn cơm không gọi anh ăn. Đang đập lúa, anh đem lúa bán lấy tiền, vào quán chén ngon lành. Chủ hỏi: - "Lúa để đâu?". Đáp: - "Ông không cho tôi ăn, tôi phải bán kiếm tiền đánh chén". Rồi hỏi: - "Có giận không?". - "Không".

Hôm khác chủ sai anh đi chăn lợn ở một cánh đồng có lão chằng (ô-gơ-rơ), cốt mượn tay lão ăn thịt hộ. Jăng mang theo một con chim sẻ, nên khi thi ném xa với lão, anh được cuộc. Hai người lại thi ăn. Trong khi ăn, Jăng lén cho thức ăn vào một cái túi đeo trước bụng. Ăn xong anh lấy dao rạch túi làm bộ rạch bao tử, thức ăn trào ra. Lão chằng không chịu thua, nhờ anh rạch hộ bao tử của mình như kiểu anh đã làm. Lão chết. Anh cắt tất cả đuôi lợn, đem lợn đi bán rồi cắm đuôi xuống bùn như một tình tiết trong truyện Nói dối như Cuội của ta (số 60, tập II). Lúc về chủ hỏi: - "Lợn đâu?". Đáp: - "Chúng chui tất cả xuống bãi lầy, nhưng vẫn còn thấy đuôi". Chủ đi kéo đuôi lợn, dĩ nhiên bị tưng hửng. Anh hỏi chủ: - "Có giận không?". - "Không". Chủ lại sai anh đi chăn ngỗng. Anh bán mất một vài con, rồi về báo tin là có một con thú ăn mất ngỗng. Hỏi: - "Có giận không?". - "Không".

Hôm sau vợ chủ đòi đi rình. Anh nghe lỏm được, bèn bảo chủ cho mình mượn khẩu súng để rình bắn con thú đã ăn thịt ngỗng. Vợ chủ nấp trong bụi, anh cho một mồi ngã lăn quay. Sau đó anh hỏi chủ: - "Có giận không?". - "Mày gϊếŧ vợ tao sao tao lại không giận?". Anh bèn đánh chủ gãy lưng như đã giao ước.

Truyện này phổ biến gần như khắp châu Âu. Phần lớn đều thống nhất điều giao ước "không được giận", một số khác đổi rằng "không được tiếc rẻ". Còn về hình phạt thì hầu hết là lột da lưng, ở truyện của người Mô-ra-vi (Moravie) thì cắt mũi, ở người Đức và Bắc Pháp thì cắt tai, v.v...

Truyện của Ấn-độ phổ biến trong các dân tộc theo đạo Hồi:

Có hai anh em là Ha-lam-da-đa và Ha-ram-da-đa. Người anh đi làm công cho một lão chánh án (qua-di) với điều kiện: nếu anh tự tiện bỏ tôi, tôi cắt tai và mũi anh, và ngược lại, cũng thế. Còn thức ăn thì phải cho đầy mỗi lá một ngày. Chủ sai anh đi chăn bò, dê, mỗi ngày cho ăn cơm đổ đầy một lá ta-ma-ranh (lá bé như lá đa). Anh kêu ăn ít quá không đủ sống. Chủ vin vào điều giao ước, không giải quyết. Cuối cùng anh không chịu nổi, bỏ đi, bị chủ cắt tai và mũi. Đến lượt người em cũng đến xin làm công. Khi ăn, anh đưa ra một tàu lá chuối. Chủ không có lý do từ chối. Sau đó anh gϊếŧ một con dê đãi bạn. Ngày hôm sau, anh bán luôn mười hai con dê, bốn con bò. Lúc về nói với chủ: - "Trời thương hại tôi cứu tôi thoát nạn". Chủ hỏi: - "Sao?". - "Một lũ chó sói mang đi bốn bò, mười hai dê, may tôi trèo cây mới thoát".

Ngày hôm sau nữa, chủ sai cưỡi ngựa đi có việc. Anh bán luôn con ngựa, chỉ xin cái đuôi. Về nhà anh đút đuôi ngựa vào lỗ chuột rúc, lèn kỹ. Sáng dậy anh kêu với chủ: - "Ô, ngựa bị chuột bắt mất rồi. Chỉ còn thò ra nửa cái đuôi". Chủ đến kéo dĩ nhiên đuôi bật ra. Anh kêu: - "Thôi! Thế là chuột ăn hết ngựa rồi!". Lão chánh án sạt nghiệp, phải cho anh về. Anh cắt mũi và tai lão theo giao ước.

Truyện của dân tộc Xa-ri-cô-li (Saricolic) ở Trung Á:

Một người cha sắp chết bảo ba đứa con chớ có đến gần một cái cối xay nọ, ở đó có một ông già chột sẽ ăn thịt. Cha chết, người anh cả không nghe lời, đến chỗ cối xay, ông già nhận nuôi làm con. Ông sai anh quét dọn chuồng lừa. "Nhưng, ông nói, ta có cái tật: nếu ai giận ta thì ta móc mắt, còn nếu ta giận ai, ta cũng cho người ấy làm như vậy". - "Vâng!". - Anh đáp. Hết ngày mà chưa dọn phân xong. Nản quá anh trở về chỗ cối xay ném dụng cụ xuống đất. Ông già hỏi: - "Anh giận ư?". - "Sao lại không? Ông bắt tôi làm quá cực". Ông già nhảy tới móc con mắt anh. Ít lâu sau, người em thứ hai lại đến. Sau khi anh này quét dọn xong, ông già bảo anh đi kiếm củi, nhưng lại bảo riêng con lừa rằng. - "Khi nào nó chất củi lên lưng thì mày nằm xuống". Lừa làm đúng như thế. Anh chàng bèn cắt một tai lừa. Tự nhiên lừa tỏ ra thuần hơn trước. Khi ông già thấy tai lừa bị cắt liền hỏi anh tại sao lại làm như thế. Anh hỏi lại: - "Lão có giận tôi chăng?". Ông già đáp: - "Ừ", anh bèn nhảy tới móc mắt lão và lão chết.

Truyện của người Xơ-ri Lan-ca (Sri Lanka):

Một tên chúa làng (ga-ma-ra-la) có cái tật hễ thấy ai thở dài thì tỏ ra ghê tởm. Khi hắn thấy ai làm thế thì lập tức nhảy xổ vào người khốn nạn, cắt đứt mũi. Có một anh cả trong hai anh em đến làm việc với chúa làng này, và vì thế bị hắn cắt mất mũi. Trở về, anh kể lại cho em nghe. Em là Hốc-ca quyết báo thù. Bèn vào xin làm đầy tớ cho lên chúa làng ấy. Từ đó anh chơi nhiều ngón khiến chủ hiểu rằng đây không phải là một kẻ vô lại, mà là một tên ranh mãnh. Nghĩ vậy, chủ buông tiếng thở dài. Hốc-ca đã rình sẵn bèn nhảy tới cắt mũi chủ.

Truyện của người Áp-ga-ni-xtăng (Afghanistan):

Một chàng trẻ tuổi đến làm việc cho một người với điều kiện: chủ phải cung cấp cho tớ một cày, một đôi bò. Về phía tớ thì phải hàng ngày gieo một giỏ hạt và kiếm củi cũng như thức ăn cho gia đình. Ai làm không đúng bị cắt mũi. Ngày hôm ấy, đầy tớ làm không tròn công việc bị chủ cắt mũi. Người anh về kể chuyện cho em nghe. Em lại đến xin làm việc, nhận những điều kiện đã nêu. Ra đồng, anh đổ hạt xuống đất, gϊếŧ một bò và bẻ gãy cày. Lúc về nói là đã làm xong. Ngày thứ hai, người em cũng lại làm như thế. Đến ngày thứ ba, chủ không thể cung cấp hạt giống, cày và bò nữa nên lại bị anh cắt mất mũi.

Truyện của người Đun-gan:

Một bà mẹ có ba con trai. Người anh cả được mẹ cho đi học ở nhà một ông quan. Viên quan này giao hẹn với anh phải làm xong công việc nếu không thì bị gϊếŧ. Hắn đưa cho anh một cái rây bột bảo lấy rây ấy đi múc nước cho hắn. Dĩ nhiên anh không thể nào hoàn thành phần việc được giao và bị hắn gϊếŧ. Đến lượt người con thứ hai của bà mẹ lại đến học và chịu chung số phận. Biết được chuyện này, người con út quyết trả thù. Bèn tìm đến nhận điều kiện của viên quan. Anh lấy nhựa gắn đáy rây và múc được nước đưa về trước vẻ mặt kinh sợ của chủ. Thế là anh trả dược món nợ: trước tiên anh gϊếŧ đứa con của hắn, rồi đến hắn và vợ hắn. Đoạn chiếm tất cả gia sản rồi trở về