Phu Quân, Xin Chào!

Chưa có ai đánh giá truyện này!
Tác Giả: Đề Cử
Tình Trạng: Đang Cập Nhật
Thể loại: Ngôn tình cổ đại, HE Ngoại tổ phụ bị xử trảm, tổ mẫu lập tức trở mặt muốn con hưu thê, phụ thân nàng đành đưa vợ con đi xa. Khi phụ mẫu bất đắc dĩ mất đi, Tử Du may mắn gặp được sư phụ quái  …
Xem Thêm

Chương 50-2
Tam gia cũng biết mẫu thân quá đáng nhưng làm con trai hắn không thể nói mẫu thân mình làm bậy được. Vì thế hắn nói với thê tử: “Chỉ vì trong lòng mẫu thân đang buồn phiền thôi. Nàng cũng biết mà, đến bây giờ nhị muội vẫn chưa tìm được một mối hôn sự nào cả mà Tam muội lại đính hôn với biểu đệ Thiên Thành rồi, hơn nữa biểu đệ Thiên Thành còn là một nhân tài, có tiền đồ rộng mở. Nàng nghĩ mà xem, vốn dĩ mẫu thân muốn nhị muội hứa hôn với biểu đệ Thiên Thành nhưng không được toại nguyện. Như vậy sao mẫu thân có thể không tức giận đây? Bà ấy cũng chỉ có thể phát giận lên người thân cận như chúng ta thôi. Bình thường nàng là người gần gũi nhất với mẫu thân cho nên hãy xem như Tam nãi nãi nàng thay Tam gia ta làm trọn chữ hiếu đi. Sau này ta sẽ cẩn thận hầu hạ Tam nãi nãi, nhé?”

“Ba hoa!” Tiền nhị nhịn không được phải nở nụ cười. Nàng hỏi tiếp: “Hôn sự của nhị muội chẳng lẽ không thể định được sao? Nếu cứ thế này thì chẳng phải mỗi ngày đều sẽ không thoải mái sao?”

Tam gia thở dài: “Ta sẽ nói cho nàng chuyện này nhưng chỉ có nàng biết thôi đấy, trăm ngàn lần đừng nói ra ngoài.” Vì thế hắn liền kể hết cho Tiền thị nghe.

Tiền thị nghe xong há miệng thật to. Cái chuyện quái quỉ gì vậy? Cha chồng cũng thật quá hồ đồ rồi. Chỉ vì chuyện hoang đường như thế mà chậm trễ chuyện hôn sự à? Nữ nhân cũng chẳng có mấy năm thanh xuân đâu. Nhị muội đã hơn mười lăm tuổi rồi sao có thể chậm trễ thêm nữa? Vì Lý gia, Tiền thị cảm thấy cần phải nói rõ ràng nếu không Nhị cô nương mà không gả được thì nhà nàng sẽ phải dưỡng nàng ta cả đời.

“Tam gia, ta thấy việc này Tam gia hãy tính toán cho kỹ đi. Không thể để nhị muội tùy hứng như thế được. Nếu không đến lúc tuổi nhị muội lớn hơn mà còn chậm trễ chưa định hôn sự thì chẳng phải cực kì không ổn sao?”

Lý Thường đáp: “Sao ta có thể không biết đạo lý này chứ? Nhưng mà không hiểu sao phụ thân cũng đồng ý. Ta thân làm con khó có thể nói ra được. Thôi thôi, chờ cho họ đυ.ng phải ngõ cụt thì việc này sẽ được giải quyết thôi. Tam nãi nãi à, bây giờ nàng và con theo ta về nhà đi nhé?”

Tiền thị nghe theo Tam gia Lý Thường cáo biệt mẫu thân rồi trở về phủ Trấn Viễn hầu. Về tới nơi nàng liền đến chỗ Nhị phu nhân Tiền thị xin lỗi. Nàng nghe nói Nhị phu nhân không đồng ý với quyết định của cha chồng về chuyện hôn sự của Nhị cô nương nên Triệu thị cũng có chút đồng tình. Nếu sau này Liên nhi cũng như vậy thì có lẽ nàng sẽ còn phát giận hơn như thế nữa.

Triệu thị sao khi tỉnh táo lại thì nói với con dâu: “Ta đây cũng chỉ là quan tâm các con thôi. Các con muốn thế nào thì cứ làm thế đi.”

Nói thì nói vậy thôi chứ cuối cùng thì bà ta cũng không đưa hai nha đầu kia về. Không bao lâu sao Tiền thị mang thai nên Triệu thị mới dễ chịu hơn một chút.

Nhị lão gia cứ liên tục khuyến khích đám triều thần thúc giục Nhϊếp chính vương đón dâu. Ai cũng biết hắn tốn biết bao nhiêu công sức như thế đều chỉ vì muốn con gái mình được gả cho Nhϊếp chính vương. Thế nhưng tin tốt chưa được nhận mà Nhị lão gia lại trực tiếp bị điều đi chỗ khác!

Có cố phản bác thế nào thì cũng không có tác dụng nên Nhị lão gia cũng chỉ có thể ngoan ngoãn gói ghém hành lí đến Tây Bắc xa xôi nhậm chức Thông phán thôi. Nhị lão gia vốn dĩ không phải thông qua khoa cử mà là được nhà mua cho một chức quan hơn nữa lại nhờ vào các mối quan hệ của cha vợ mà được người ta nịnh hót. Xem ra bị người ta nịnh nọt nhiều quá nên mới có thể sinh ra ý niệm không thực tế như vậy. Một khi hi vọng tan biến thì chỉ có thể chảy nước mắt cáo biệt kinh thành mà thôi.

Lần này nhị phu nhân Triệu thị mới thở dài nhẹ nhõm. Người không ở kinh thành thì cũng sẽ không sinh ra những ý niệm không thực tế nữa, lão gia sẽ tỉnh táo lại thôi.

Nhưng mà lão gia đi xa nhậm chức liệu mình có nên đi theo không? Mình có cháu gái ở đây, còn có con trai, con dâu, lão gia lại chỉ nhận một chức quan nhỏ nên không đi theo cũng không sao. Thế nhưng nếu đi xa rồi lão gia lại bị nữ nhân khác chiếm mất thì chẳng phải sẽ mất nhiều hơn được? Đây không phải là tác phong của nhị phu nhân. Hơn nữa bà còn nghĩ rằng nhân cơ hội này đi xa thì cũng không phải hầu hạ đại phòng và lão thái thái nữa.

Sau khi nhậm chức vài năm rồi trở về thì mọi chuyện sẽ thuận theo tự nhiên thôi. Dù sao lão gia là con vợ kế, sớm muộn gì cũng phải phân nhà. Đại phòng còn ước gì nhà mình tách ra ấy chứ. Đến lúc đó mình cũng sẽ được làm đương gia chủ mẫu rồi! Vậy nên Nhị phu nhân đang suy tính làm sao có thể thuyết phục được lão thái thái để bà có thể theo phu quân đi.

Thế nhưng lão thái thái lại nói với Nhị phu nhân: “Hôn sự của Nhị nha đầu và Tiếu nhi còn chưa có định ra, hơn nữa Tam nãi nãi nhà các con lại đang có bầu. Con đi theo làm gì? Để Trần di nương đi theo lão gia đi, ta thấy nàng là người ổn trọng, có thể chăm sóc tốt cho Nhị lão gia.”

Lời này nói ra cũng hợp tình hợp lý. Dẫu vậy Nhị phu nhân vẫn nói: “Lão tam và thê tử nó ở trong phủ thì con có gì phải lo lắng đâu? Đại tẩu nhất định có thể chiếu cố cho tụi nó thật tốt. Hơn nữa con dâu con mang thai này cũng không phải thai đầu, đã có kinh nghiệm rồi. Còn hôn sự của Nhị nha đầu thì con nghĩ chúng con sẽ đưa Nhị nha đầu đi theo rồi xem thử đồng nghiệp của Nhị lão gia có ai có con trai tốt không, sau đó sẽ định hôn sự luôn. Hôn sự của Tiếu nhi thì bây giờ không vội, con cũng kiếm được vài nhà rồi. Đến lúc đó cho dù có đi theo lão gia nhậm chức thì cũng có thể định được. Lão thái thái ngài cảm thấy thế nào?”

Thái phu nhân nghĩ một lát rồi nói: “Con đã sắp xếp mọi chuyện tốt rồi thì lão bà tử ta cũng không nói nhiều nữa, tránh cho người ta nghĩ rằng ta cố ý giữ con lại không cho con đi cùng lão gia nhà con.”

“Sao lão thái thái lại nói vậy? Con dâu sao có thể cho rằng như vậy được chứ? Lão thái thái cũng chỉ vì quan tâm đến chúng con nên mới nói như vậy thôi.”

Vì thế chuyện này liền được quyết định như thế. Sau khi biết mình cũng phải đi theo thì Lý Tử Châu liền náo loạn: “Ta không đi đâu hết! Ta muốn ở lại kinh thành! Chỗ kia cái gì cũng không có, ta không đi đến đó đâu! Nếu bắt ta đi, ta sẽ đâm đầu chết cho các người xem!”

Nhị phu nhân Triệu thị tiến vào đúng lúc nghe thấy những lời đó nên liền đi tới tát Lý Tử Châu một cái. “Bình thường đều quá nuông chiều ngươi nên mới khiến cho tính tình ngươi ngang ngược như thế! Ngươi nhìn ngươi xem, còn ra cái thể thống gì không hả? Thân thể ngươi là cha mẹ cho, động một chút liền tìm chết thì ta làm mẹ ngươi, sinh ngươi ra phải làm sao? Sớm thu hồi tâm tư kia cho ta! Nếu ngươi muốn cha ngươi vĩnh viễn không thể trở về thì ngươi cứ náo loạn tiếp đi! Ta sẽ để cha ngươi theo ngươi cùng nhau náo loạn! Ngươi nghĩ vì sao cha ngươi lại bị điều đi? Còn không phải là vì ý nghĩ kì lạ của ngươi sao? Ngươi cho rằng Nhϊếp chính vương là loại người nào? Cha ngươi có thể làm loạn trước mặt y sao? Bây giờ ngay cả việc ở kinh thành ngồi ngốc cũng không làm được nữa rồi! Ngươi còn muốn làm ầm ĩ lên à? Vậy làm đi, náo loạn tiếp đi! Náo đến mức gia đình chúng ta đều loạn hết lên là tốt nhất! Để rồi xem không tiền không quyền thì còn có thể làm được gì! Nhân dịp bây giờ mọi chuyện còn có thể giải quyết thì mau theo ta đi tránh đầu gió đi. Cái tình yêu gì đó cũng không thể làm cơm ăn. Ngươi không để ý chuyện nữ nhi phải rụt rè mà còn nhớ nhung say đắm người ta thế nhưng người ta còn chẳng biết ngươi, xem ngươi như bọt biển thôi!”

Lý Tử Châu nhìn Nhị phu nhân Triệu thị một cách oán giận. Nàng ta nói: “Mẹ có phải mẹ con không thế? Sao lại không muốn tốt cho con vậy? Nhất định phải ép con cùng mẹ đi sao? Bây giờ còn đánh con nữa! Con sẽ nhanh chóng thành công thôi, thế nhưng mẹ lại không cho con cố gắng một lần. Con hận mẹ!”

Triệu thị quát: “Đây là đứa con gái ta mang nặng đẻ đau 10 tháng đây sao? Bây giờ còn oán hận ta cơ đấy! Hận cứ hận đi, dù sao mọi chuyện cũng được định đoạt rồi!” Sau đó bà ta quay sang phân phó hạ nhân trong viện: “Hãy trông chừng Nhị cô nương cho tốt, nếu xảy ra một chút sai lầm thì các ngươi cũng biết hậu quả rồi đấy!”

Thêm Bình Luận