Hai mươi năm trước, Kỳ Châu từng có một nàng đào nổi như cồn tên Thẩm Ngọc Điệp. Trước khi lỡ bước, bà là một người mẹ đơn thân đang nuôi đứa con gái mới hai tuổi, ấy chính là Chu Yên. Sểnh chân rồi, bà tống Chu Yên đi. Sau mấy năm sống cuộc sống không ra người, bà trở thành gái gọi đắt giá nhất đất Kỳ Châu.
Về sau bà bị má mì hãm hại, đi du lịch Quảng Châu hai tuần cùng một vị khách về thì bị nhiễm bệnh lây qua đường tìиɧ ɖu͙©. Bà bụng mang dạ chửa đã bốn tháng, bác sĩ nói nếu phá thai lần nữa có thể sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng, vậy nên bà đành đẻ đứa bé ra.
Khốn một nỗi đứa trẻ vừa lọt lòng đã mắc bệnh lậu, người ta bảo bé bị nhiễm vi khuẩn khi đi qua âʍ đa͙σ trong cơ thể mẹ.
Trước đó, Thẩm Ngọc Điệp chẳng thiết tha gì với đứa bé không rõ cha này, song khi con chào đời, suy nghĩ của bà lại thay đổi. Nhìn sinh mệnh bé bỏng nọ, bà như tìm lại được mục đích sống, từ đây nhận việc thêm siêng. Nhưng khi ấy tin bà mắc bệnh đã truyền xa, chẳng ai muốn tìm đến bà nữa.
Những năm ấy, dù sống rất chật vật nhưng bà chưa bao giờ nghĩ đến chuyện đón con về để đỡ đần phần nào, cứ thế đến tận lúc bà lên cơn nghiện rồi chết trước cửa nhà.
Một tháng sau khi bà mất, Chu Yên mới hay tin. Biết mình có một đứa em trai, cô tỏ ý muốn chăm sóc cậu. Cha mẹ nuôi không chịu, họ bảo, mấy năm nay cô ăn bao nhiêu của nhà họ, ói ra bằng hết rồi hãy mơ đến chuyện về.
Thoạt đầu Chu Yên đồng ý suy nghĩ lại, dù cô biết họ đã luống tuổi và bị vô sinh nên mới muốn nuôi cô để có người chăm bẵm lúc về già, chứ chẳng phải thật lòng yêu thương gì cô. Nhưng khi trông thấy cậu bé gầy trơ xương nằm trên giường bệnh viện, cô đã dứt khoát ký giấy nợ một trăm ngàn, cam kết sẽ trả hết trong vòng năm năm, sau đó rời đi không ngoảnh lại.
Thời điểm đó, cô mới đỗ đại học, học phí tốn hơn sáu ngàn. Cha mẹ nuôi vốn đã không muốn cho cô đi học, tách khỏi họ rồi, cô càng không có tiền để học.
Tình cảnh của cô lúc ấy chẳng khá hơn những năm cuối đời của mẹ là bao, một ngày làm quần quật bốn công việc khác nhau, đôi tay chai sần, mặt mày nứt nẻ mà vẫn không sao gánh nổi chi phí điều trị của em trai. Đương lúc cô nản lòng, mụ má mì từng dìu dắt mẹ đến mách nước cho cô, bảo cô đi bán mình.
Chịu ảnh hưởng của tư tưởng truyền thống, mới đầu Chu Yên không bằng lòng, nhưng oái ăm một nỗi là chẳng có con đường nào kiếm tiền nhanh hơn thế ngoài đi vay.
Mà đi vay cô cũng đã từng thử, cô vẫn nhớ như in cái ngày mụ Hồng dẫn cô đến ngân hàng, người phụ nữ ngồi đằng sau ô cửa nhìn cô một lượt từ đầu tới chân rồi nói giọng chẳng mấy hòa nhã: “Em không có hộ khẩu hả? Hộ khẩu và chứng minh thư không khớp, ngân hàng không xử lý cho đâu.”
Cô xòe giấy báo trúng tuyển ra ngay trước mặt chị ta, lớn tiếng khẩn cầu: “Xin chị xem giúp em, xem giúp em một chút thôi, em đỗ thật mà!”
Nhưng vô ích. Họ có vô vàn lý do cho việc không xử lý được.
Ở cái thành phố này, người cần vay vốn sinh viên thì chẳng tới phiên. Kẻ vay được, thì lại không thật sự cần.
Cuối cùng, như một điều tất yếu, cô sa ngã.
Kì thật, cô đã từng thử cố gắng.
Nhưng cô cũng phải thừa nhận rằng, có cố gắng cũng chẳng ích gì, nên cô mới buông tay hoàn toàn.