Thẩm Hoài dừng xe lại dưới một bóng cây trên đường Đào Ô.
Hắn biết rằng, hắn là một “người xa lạ” không chút quen biết. Nếu biểu hiện quá quan tâm, quá thân thiết với tiểu Lê ngược lại sẽ phản tác dụng, dẫn tới phản cảm và bài xích không cần thiết.
Có điều, trong tâm trí hắn lúc ấy không cách nào yên tâm về em gái. Thực khó mà tưởng tượng, tiểu Lê làm sao có thể vượt qua đả kích khi người anh trai “bất hạnh chết sớm”.
Đường về thị trấn Mai Khê sẽ đi qua đường Đào Ô, trước đây hắn đi làm việc ở xưởng thép đều qua đoạn đường này. Nơi đây với hắn quá thân thuộc. Với hắn bây giờ, dù chỉ được thoáng nhìn qua tiểu Lê cũng khiến nội tâm an ủi không ít.
Lại không biết Cát Vĩnh Thu có đem chuyện vừa nãy chọc đến chỗ Trần Minh Đức hay không nữa.
Thẩm Hoài biết, nếu thật chọc đến chỗ Trần Minh Đức, cho dù Trần thị trưởng có muốn bênh vực chí ít cũng phải đương chúng mắng hắn một trận cẩu huyết dầm đầu, nhằm biểu thị sự công tâm. Nói không chừng còn phải nhận kỷ luật, thậm chí công khai xin lỗi Chu to mồm để tiêu trừ ảnh hưởng.
Tâm lý Thẩm Hoài thầm suy tính, thay bằng đến thị ủy, bị động chờ bị mắng, còn không bằng đợi Trần Minh Đức gọi điện tới…
Nói đến cùng, Thẩm Hoài còn chưa chuẩn bị tốt tâm lý để tiến vào nhân sinh và thế giới của người khác.
Với Thẩm Hoài trước kia, tuy ý thức của hắn đã tan biến cùng vụ tai nạn mấy ngày trước, nhưng đại đa số ký ức vẫn được bảo lưu lại trong trí nhớ.
Những đoạn ký ức này phảng phất như phim ảnh được tàng trữ lại, có thể tùy thời hiện ra trong đầu, nhưng rốt cuộc những thứ đó là ký ức của một Thẩm Hoài khác, không phải Thẩm Hoài bây giờ.
Tuy có thể dùng thân phận mới tiến vào một cuộc sống xa lạ, nhưng cũng chính cảm giác xa lạ đó khiến hắn khó mà thích ứng, chí ít chỉ qua ba bốn ngày qua là không thể tiêu trừ sạch được.
Đến Đông Hoa đã hơn nửa năm, Thẩm Hoài và Cát Vĩnh Thu tiếp xúc với nhau không nhiều, thế nên biểu hiện của hắn trước mặt Cát Vĩnh Thu sẽ không quá bỡ ngỡ.
Mặc dù vậy, biểu hiện hôm nay của hắn vẫn khiến Cát Vĩnh Thu vừa kinh vừa nghi, cuối cùng thành hiểu lầm, nghĩ lệch sang chỗ khác. Nhưng hắn phải làm thế nào để đối mặt với người càng hiểu rõ, càng quen thuộc hắn như Trần Minh Đức?
Người khác chỉ biết trước đây Thẩm Hoài từng công tác hơn một năm ở học viện kinh tế tỉnh, “danh tiếng” hắn để lại ở học viện cũng không tốt thế kia, đến sau theo Trần Minh Đức điều tới Đông Hoa làm thư ký phủ thị chính.
Nhưng sau khi chiếm cứ thân thể này, thân thế phức tạp cùng kinh lịch quá vãng của Thẩm Hoài trước kia lại khiến hắn phải chấn kinh không thôi.
Người khác tuyệt khó nắm Thẩm Hoài với một trong những hào môn chính trị có số có má của quốc nội như Tống gia liên hệ lại với nhau.
Tuy nói Tống lão gia tử Tống Hoa đã không còn đảm nhiệm chức vụ nguyên thủ quốc gia, nhưng quan trọng rằng ông ta còn sống, sức ảnh hưởng vẫn tồn tại. Tống lão gia tử trước sau lấy hai đời vợ, có tất cả bốn nam ba nữ tổng cộng 7 người, đều đảm nhiệm yếu chức trong các ban ngành TW hoặc tập đoàn kinh tế nhà nước.
Môn sinh cố lại của Tống gia lại càng bố rộng khắp trung ương lẫn địa phương.
Dạng hào môn chính trị như Tống gia, cả đất nước chỉ đếm không qua tầm 20 nhà.
Thẩm Hoài là con một của người con thứ ba Tống Bính Sinh, mẹ mang họ Thẩm.
Lúc nhỏ cha mẹ vì chia rẽ tình cảm mà ly hôn, bởi một mực sinh hoạt bên cạnh gia đình họ ngoại nên trong tư liệu về hắn có rất ít liên hệ tới Tống gia.
Tuy nói đại đa số con cháu đời thứ hai nhà họ Tống còn được tính là an phận giữ mình. Nhưng sang đời thứ ba, chịu ảnh hưởng của làn sóng cải cách mở cửa, liền ít nhiều có một bộ phận chịu không nổi tịch mịch, sa đọa hủ hóa, biến thành tình trạng lành xấu không đều, trong đó Thẩm Hoài là ví dụ tiêu biểu nhất.
Dưới cái nhìn của Thẩm Hoài thì Thẩm Hoài trước kia hoàn toàn là con ký sinh trùng sống nhờ cơ thể hào môn chính trị, nhân phẩm phóng túng bại hoại đến một trình độ mà người từ nhỏ được gia giáo nghiêm khắc như hắn không cách nào tưởng tượng nổi.
Tuy trước đây Thẩm Hoài kia có hành vi đùa giỡn nữ sinh học viện kinh tế tỉnh, khiến người khác nghe rất là vô sỉ, nhưng so với những việc hắn từng làm ở Bắc Kinh hay ở hải ngoại thì hành vi tại học viện kia có thể được xếp vào hành động ngoan hiền…
Trong thời gian lưu học ở hải ngoại, sau một lần say rượi, thậm chí hắn còn có ý đồ bất chính với con gái riêng của mẹ kế.
Chính việc này đã khiến cha hắn Tống Bính Sinh nổi giận lôi đình, cũng triệt để thất vọng về đứa con trai, sau khi triệu hồi hắn về nước liền đuổi đến Hoài Hải, mặc hắn tự sinh tự diệt.
May mà còn cô ruột sợ hắn ở bên ngoài gây chuyện rước họa vào thân, bèn ngầm phó thác bạn học đang công tác ở Hoài Hải là Trần Minh Đức chăm lo chiếu cố giùm.
Trần Minh Đức là thư ký của Tống lão gia tử lúc ông chủ trì công tác ủy ban kinh tế kế hoạch nhà nước (quốc kế ủy). Tống lão gia tuy đã sớm rời khỏi vũ đài chính trị song vẫn một mực chiếu cố đến Trần Minh Đức, bởi thế đường sĩ đồ của Trần Minh Đức khá là thuận lợi.
Trần Minh Đức từ cán bộ phổ thông ở ủy ban kinh tế kế hoạch nhà nước, đến phó chủ nhiệm ủy ban kinh tế kế hoạch tỉnh Hoài Hải, rồi đến thường ủy phó thị trưởng thành phố Đông Hoa, mỗi bậc thềm trên đường hoạn lộ đó đều có quan hệ trực tiếp với sức ảnh hưởng của Tống gia.
Tuy Thẩm Hoài là đồ vứt đi ở Tống gia, nhưng là đồ bỏ thì cũng là con cháu nhà họ Tống.
Đúng là hành vi của Thẩm Hoài khiến người khác rất khinh thường, song Trần Minh Đức vẫn một mực quan tâm chiếu cố, dù phải đến nhận chức ở thành phố Đông Hoa thì cũng không quên mang theo kẻ “thanh danh lang tạ” ở học viện kinh tế như Thẩm Hoài bên người, không cho hắn có cơ hội gây họa chuốc nhục.
Hơn nữa Thẩm Hoài và thành phố Đông Hoa còn có một chút liên hệ.
Mẹ hắn – người mất khi hắn 12 tuổi họ Thẩm, tên Quế Tú. Chính là cháu ruột của nhà tư bản dân tộc nổi tiếng ở thành phố Đông Hoa thời tiền giải phóng – Thẩm Diệu Đình.
Trước ngày giải phóng, Tôn Diệu Đình di cư người nhà ra hải ngoại, duy có con gái thứ, con rể và cháu ruột Thẩm Quế Tú lưu lại trong nước.
Với lý lịch như Thẩm Quế Tú và cha mẹ của nàng, thì vào thập niên 60 khó tránh khỏi bị xung kích. Trong thời gian đó nàng ngẫu nhiên quen với Tống Bính Sinh cũng bị đẩy xuống nông thôn rèn luyện, hai người kết hợp và sinh hạ Thẩm Hoài.
Có điều đoạn hôn nhân hữu thực vô danh này không duy trì được bao lâu, đến giữa thập niên 70, Tống lão gia tử được xét lại, trở về công tác ở TW. Tống Bính Sinh vì tiền đồ bèn rời mẹ con Thẩm Hoài quay về Bắc Kinh.
Thẩm Hoài cùng mẹ mình một mực sinh hoạt trong nông trường. Đến khi được 12 tuổi, mẹ hắn nhiễm phải ác tật, không được chữa trị mà sớm qua đời.
Thẩm Hoài cho rằng nguyên do cái chết của mẹ không thể không kể đến sự vô trách nhiệm khi ném bỏ vợ con của Tống Bính Sinh. Tuy sau khi mẹ qua đời hắn được tiếp về nhà họ Tống, song từ ấy bèn trở nên cực kỳ phản nghịch, thế nên trong hồ sơ, phần họ tên người giám hộ hắn không nhắc đến Tống gia dù chỉ một chữ…
Có lẽ từ nhỏ trong tâm hồn Thẩm Hoài đã được gieo mầm nhân tố phá hoại…. Bắt đầu từ khi 12 tuổi, tựa hồ mục đích nhân sinh của hắn chính là khiến cho nhân sinh của cha ruột, và sau này là cả mẹ kế từ ấy trở nên không thống khoái.
Đương nhiên, đối với chỉnh thể đại gia tộc Tống thị, kẻ như Thẩm Hoài đương nhiên không được hoan nghênh. Không có gia tộc nào lại ưa nổi con cháu mình là kẻ bất học vô thuật, phẩm tính ác liệt, phản nghịch hoang đường như vậy.
Bản thân năng lực của cha đẻ hắn – Tống Bính Sinh khá là bình thường, lại gánh phải đứa con trời đánh bất học vô thuật, phản nghịch đến trình độ có thể tùy thời gây họa cấp Tống gia, khiến cho địa vị của hắn trong gia tộc cũng dần bị đẩy ra mép biên.
Sống đến trung niên song Tống Bính Sinh chỉ vét được đến cái ghế phó cục trưởng cục nhân sự bộ Cơ giới Nông nghiệp. Còn xa mới đến ngưỡng nhân sinh đắc chí, thậm chí không bì được với ba người cô khác của Thẩm Hoài.
Mất mẹ từ lúc còn niên thiếu khiến ông bà ngoại lúc đó đang ở hải ngoại cực kỳ đau xót. Dù biết rằng tính tình đứa cháu ngoại này ngoan liệt, song khi chính sách cho phép liền đem hắn tiếp ra nước ngoài.
Sau khi tới hải ngoại, tính cách điên cuồng trong con người hắn càng được bạo lộ triệt để, bài bạc, đánh lộn, gái gú… đủ loại tệ nạn mà đám con ông cháu cha nên có hắn đều tận có.
May phúc nhờ bối cảnh hơn 30 năm ở hải ngoại của Thẩm gia nên trong hồ sơ hắn không bị dính cú “phốt” nào, nhưng những hành vi của hắn cũng khiến ông bà ngoại tuổi già sức yếu đau thấu tim.
Sau khi chuyện say rượi cưỡиɠ ɖâʍ phát sinh, ông bà ngoại Thẩm Hoài cũng buông bỏ hy vọng đối với đứa cháu ngoại này, đem hắn đuổi về quốc nội, thậm chí còn thay đổi di chúc, bác đoạt quyền thừa kế di sản của hắn….
Thẩm Hoài vô lực gục mặt lên vô lăng, tâm lý thầm mắng: Mẹ nó chứ, thằng oắt này xuất thân hào môn, nhưng mới tý tuổi đầu đã hủy hoại bản thân đến trình độ này, đúng thật là chúng phản thân ly, cũng mẹ nó quá có bản sự!
Lần ngoài ý này khiến Thẩm Hoài mất một lúc lâu vẫn chưa thích ứng lại được. Lúc đầu hắn còn ngấm ngầm mừng trộm vì từ nay mình có thể làm con ông cháu cha nữa cơ chứ!
Đợi khi chỉnh lý xong ký ức của nguyên chủ nhân hắn liền hối hận không kịp, thật là lão thiên trêu ngươi mà, khăng khăng lại để hắn nhập vào loại chúng phản thân ly, thanh danh bại hoại thế này.
Then chốt là hắn không cách nào vứt bỏ đi đống trách nhiệm mà tên Thẩm Hoài trước kia để lại.
Nếu từ thời khắc kia hắn đã thành Thẩm Hoài, mà bí mật đó không cách nào nói được với ai. Vậy nhân sinh mục nát của Thẩm Hoài trước kia là món nợ mà hắn tất phải gánh vác.
“Cút mẹ mày đi, tổ cha nó chứ….!”
Thẩm Hoài phát hận nện hai quyền xuống vô lăng, phát tiết cảm giác ức chế trong lòng.
Được rồi, nhân sinh của Thẩm Hoài trước đây đúng là mục nát thông thiên, còn lưu lại một đống cặn bã. Nhưng tốt xấu gì mình cũng phải mượn thân thể của hắn để sống tiếp, thực tại không có tư cách gì để oán trách cả…
Nói đi thì phải nói lại, có thằng con nhà bình thường nào mới ăn tàn phá hại ba năm đã leo lên đến cấp chính khoa?
Cho dù là đồ bỏ của nhà họ Tống cũng mạnh hơn người bình thường đâu chỉ trăm bội!!!
Một khắc kia, Thẩm Hoài cũng nghĩ thông: Không quản thế nào, từ nay về sau hắn tất phải lấy thân phận Thẩm Hoài, con cháu Tống gia, thư ký Trần Minh Đức để sống tiếp.
Cho dù nhân sinh dĩ vãng có mục nát hơn nữa, sa đọa hơn nữa cũng không phải không có cơ hội làm lại từ đầu. Chí ít Trần Minh Đức niệm lấy ân tài bồi của Tống gia, còn chưa buông bỏ hy vọng với hắn…
Nghĩ thông hết thảy, Thẩm Hoài xốc lại tinh thần, ngấm ngầm cảnh cáo chính mình: Nên cáo biệt nhân sinh trước đây được rồi, từ khắc này, cố gắng mà sống với cái tên Thẩm Hoài thôi!!!
*********************
Ngay khi Thẩm Hoài đang chỉnh lý những ký ức còn lưu lại trong đầu, một chiếc xe bus quẹo vào đường Đào Ô.
“Này, chị Trần Đan, chị nhìn bên kia kìa!”
Trần Đan còn đang vì chuyện xảy ra trên xưởng hôm nay mà thất thần, nghe thấy tiểu Lê lên tiếng nhắc nhở mới ngẩng đầu nhìn lại.
Giữa trời trưa, trên đường về thị trấn Mai Khê thưa thớt bóng người, Trần Đan và tiểu Lê một trước một sau ngồi trên hàng ghế gần cửa ra vào, tiểu Lê dí sát trán vào gương xe, dõi mắt quan sát bên ngoài.
Trần Đan cũng đưa mắt nhìn theo, bỗng phát hiện chiếc xe con mà Thẩm Hoài tiễn các nàng đến trạm xe bus đang dừng ở bên cạnh. Thấu qua cửa kính, nàng nhìn rõ Thẩm Hoài gục mặt xuống vô lăng, cũng không biết hắn đang làm gì, hay chờ đợi ai.
Đúng lúc xe bus chuẩn bị vượt lên Thẩm Hoài chợt quay đầu lại, ánh mắt hai người chạm vào nhau.
Bất thần nhìn nhau khiến Trần Đan hơi hoảng hốt. Vốn nàng tưởng mỉm cười gật đầu, nhưng cảm giác hoảng loạn khiến nàng vô thức tránh khỏi ánh mắt của Thẩm Hoài… Chỉ là khi ánh mắt chuyển dời đi, nàng lại nhìn thấy ven đường, chỗ xe Thẩm Hoài đang dừng, là một quán cắt tóc gội đầu…
Bên trong tiệm có ba bốn cô gái ăn mặc hở hang chính đang niềm nở mời chào khách.
Phút chốc Trần Đan nghĩ đến vì sao Thẩm Hoài dừng xe ở nơi này, sắc mặt chuyển hồng, mắng nhẹ một tiếng: “Đàn ông thật không có thứ gì tốt đẹp cả!”
Trần Đan vén mấy sợi tóc bị gió thổi loạn, quay đầu không thèm nhìn Thẩm Hoài nữa.
“Hả?” Tiểu Lê tâm tư đơn thuần hơn nhiều, tịnh không biết cái tiệm hớt tóc gội đầu kia mang ý nghĩa gì đằng sau, thấy đột nhiên Trần Đan nói một câu như vậy, kinh ngạc chuyển người nhìn nàng….