Tôi và Ngô Hưởng hợp lực khiêng thi thể lên bàn giải phẫu. Khi lật thi thể lại mới thấy khắp người nạn nhân đều có vết thương.
“Ô, khi ở hiện trường chỉ thấy phần lưng hoàn toàn lành lặn.” Bác sĩ Ngô Hưởng nói, “Nhưng giờ lật lại mới thấy vết thương phủ khắp mình mẩy tử thi.”
Vết thương phân bố ở nhiều chỗ trên thân thể nạn nhân, chủ yếu là các vết xuất huyết dưới da và vết trầy xước. Từ đây có thể thấy lúc còn sống nạn nhân đã trải qua quá trình giằng co, vật lộn kịch liệt với hung thủ. Chúng tôi tiến hành đo đạc, chụp ảnh, ghi chép từng vết thương, riêng công việc khám nghiệm sơ bộ bề mặt tử thi đã mất hơn một tiếng đồng hồ.
“Vết thương trầy xước trên người nạn nhân chủ yếu được hình thành trong quá trình vật lộn với hung thủ và cọ xát vào các đồ gia dụng trong phòng. Còn vết xuất huyết dưới da, chúng ta có thể thấy ngoại trừ một vài vết tím do va chạm với đồ đạc thì những vết còn lại đều tập trung ở chân tay, đây là vết thương do bị khống chế rất điển hình.” Tôi nói.
“Tôi từng nghe bài giảng của anh, anh cho rằng khi trên cơ thể nạn nhân xuất hiện nhiều vết thương do khống chế, hơn nữa những vết thương đó rất rõ ràng thì có khả năng sức khống chế của hung thủ không đủ mạnh, thể lực chỉ ngang ngửa với nạn nhân, phải vậy không?” Bác sĩ Ngô Hưởng nói.
Tôi lặng lẽ gật đầu, lấy bông lau sạch cổ nạn nhân. Sau khi vết máu bám dọc theo cổ nạn nhân được làm sạch, da cổ dần dần hiện ra. Ngoại trừ vết thương mở miệng rộng hoác nằm bên sườn cổ phải thì phần cổ nạn nhân còn có khá nhiều vết trầy da.
Tôi lật mí mắt nạn nhân lên, thấy không ít điểm xuất huyết liền nói: “Tồn tại hiện tượng ngạt thở, mọi người xem này, chấm xuất huyết rất rõ rệt. Điều này chứng tỏ hai vấn đề. Thứ nhất, kết hợp với vết thương ở cổ cho thấy hung thủ đã thực hiện động tác bóp siết cổ nạn nhân dẫn đến hiện tượng ngạt thở cơ học và có nguy cơ tử vong.”
“Hả? Không phải tử vong do mất máu quá nhiều sao?” Lâm Đào ngạc nhiên hỏi.
“Vết hoen tử thi rất nhạt, con ngươi và móng tay trắng bợt, đây là đặc trưng của những tử thi tử vong do mất máu.” Tôi nói, “Chứng tỏ trước khi bị cắt đứt huyết quản thì nạn nhân vẫn là một thực thể sống. Động tác bóp cổ này chỉ khiến nạn nhân rơi vào tình trạng ngạt thở và cùng lắm là hôn mê.”
“Còn vấn đề thứ hai là gì?” Bác sĩ Ngô Hưởng hỏi.
Tôi nói: “Vấn đề thứ hai, việc hung thủ bóp cổ nạn nhân không làm nạn nhân tử vong chứng tỏ thể lực của hung thủ không tốt lắm, sức khống chế có hạn.”
“Những vết trầy xước ở cổ cũng nói lên điều này.” Bác sĩ Ngô Hưởng bổ sung.
Vết trầy xước ở cổ nạn nhân phân bố lộn xộn, những vết trầy xước rõ rệt chủ yếu nằm ở mé cổ trái. Vết trầy xước ở mé cổ trái có dạng vệt dài, trong khi mé cổ phải có thêm vết thương hình bán nguyệt, rõ ràng đó là dấu móng tay.
“Các anh xem kìa, sao da bụng nạn nhân lại sáng ánh lên thế kia?” Lâm Đào hỏi.
Tôi nhìn lại phần da bụng của nạn nhân, nhưng không hề thấy hiện tượng gì khác thường. Thế là tôi đến gần góc mà Lâm Đào đang quan sát, quả nhiên có thể nhìn thấy một khoảng nhỏ trên da bụng ánh lên lấp lánh. Vị trí Lâm Đào đang đứng lùi về sau hơn, bởi vậy khi nhìn về phía thi thể thì chẳng khác nào đó là vị trí lấy được ánh sáng xiên, có thể thấy được chút phản xạ ánh sáng và vài chỗ da có khác biệt rất nhỏ.
Tôi lấy tăm bông thấm vùng da bụng ánh nhũ, rồi lấy que thử tϊиɧ ɖϊ©h͙ làm xét nghiệm nhanh, sau khi kiểm tra quả nhiên cho thấy chất ánh nhũ trên bụng nạn nhân là tinh thể của tϊиɧ ŧяùиɠ.
“Nhưng đã lấy được tϊиɧ ɖϊ©h͙ trong âʍ đa͙σ của nạn nhân rồi, giờ lấy thêm ở bụng nữa cũng đâu có ý nghĩa gì?” Bác sĩ Ngô Hưởng thắc mắc.
Tôi nói: “Dẫu sao đó cũng là tϊиɧ ɖϊ©h͙ ở hai chỗ tương đối độc lập, bởi vậy tôi nghĩ cứ lấy đi xét nghiệm cho chắc chắn. Lỡ đâu xảy ra trường hợp bất thường thì sao?”
Vùиɠ ҡíи của nạn nhân không có vết thương rõ rệt, vết rách ở màиɠ ŧяiиɧ là vết rách cũ.
Tôi bắt đầu tiến hành phẫu thuật phần cổ thi thể. Cơ cổ xuất huyết thành vạt rộng, cơ ức đòn chũm ở mé cổ bên phải đã đứt lìa, kết hợp với việc da cổ không có vết thử dao, cũng không có vết trầy xước, thì có lẽ nạn nhân bị đâm trong trạng thái cơ thể đã được cố định tại một chỗ, hung thủ lấy hung khí là vật sắc lưỡi đơn đâm rách huyết quản.
“Nạn nhân và hung thủ trải qua quá trình vật lộn trong phạm vi rộng, nhưng nhát dao này lại tồn tại cô lập, vả lại được tạo ra trong trạng thái đã cố định vị trí của cơ thể. Điểm này cho phép chúng ta tái hiện lại động tác của hung thủ.” Tôi nói, “Đầu tiên hắn bóp cổ nạn nhân, làm nạn nhân hôn mê, sau đó dùng dao đâm rách động mạch cổ của nạn nhân.”
“Hành vi gia cố sao?” Bác sĩ Ngô Hưởng hỏi.
Tôi gật đầu.
Bác sĩ Ngô Hưởng lắc đầu: “Xem ra tên hung thủ này khá ‘giàu kinh nghiệm’ đấy nhỉ!”
“Đúng vậy! Hành vi gia cố cho nạn nhân chết hẳn và hành vi quét dọn hiện trường…” tôi nói, “một mặt chứng tỏ có khả năng hung thủ và nạn nhân quen biết nhau, mặt khác chứng tỏ hung thủ có ý thức xóa dấu vết rất tốt, có khả năng hắn là kẻ từng phạm tội, có tiền án tiền sự.”
Qua khám nghiệm tử thi cho thấy khắp cơ thể và cơ quan nội tạng của nạn nhân xuất hiện triệu chứng thiếu máu, trong huyết quản gần như trống rỗng, đây đều là những đặc điểm điển hình của trường hợp tử vong do mất máu. Thông qua việc kiểm tra thức ăn trong dạ dày có thể chứng thực nạn nhân tử vong vào giữa đêm ngày 23.
“Giờ tôi lại có một nghi vấn.” Tôi nói, “Chi bằng chúng ta đến hiện trường kiểm tra lại, sau đó đi gặp tổ chuyên án sau.”
Lâm Đào thấy lạ hỏi: “Hiện trường đã được lau dọn sạch sẽ, phần lớn máu trên sàn nhà cũng được lau sạch, đã không còn dấu vết có giá trị giám định thì chúng ta quay lại đó làm gì?”
“Từ lượng máu bị mất trong cơ thể nạn nhân có thể thấy đúng là lẽ ra tại hiện trường phải có lượng máu lớn.” Bác sĩ Ngô Hưởng nói, “Trong cơ thể người có 4.000ml máu, tôi thấy chí ít trên hiện trường phải có 1.000ml máu. Nhưng giờ trên hiện trường lại không có vết máu rõ rệt, mặc dù thông qua xét nghiệm máu tiềm ẩn đã tìm thấy vết máu, nhưng chỉ là lượng rất nhỏ. Điều đó chứng tỏ hung thủ đã quét dọn hiện trường rất cẩn thận, lau sàn nhà nhiều lần mới có thể khiến một lượng máu lớn như thế biến mất sạch trơn.”
“Đúng là một kẻ phạm tội thận trọng và tỉ mỉ.” Trần Thi Vũ nói.
Tôi lắc đầu: “Có thể hắn là kẻ thận trọng, nhưng cũng có thể chỉ là hành động bảo sao làm vậy.”
“Thế nào gọi là ‘bảo sao làm vậy’?” Trần Thi Vũ hỏi.
Tôi lắc đầu: “Còn chưa dám chắc. Chúng ta mau trở lại hiện trường thì hơn.”
Khi trở lại hiện trường chúng tôi thấy cảnh sát đã thu nhỏ phạm vi quây rào cảnh báo đến tận cửa phòng hiện trường để giúp người dân xung quanh đi lại được thuận tiện hơn vì dẫu sao thi thể cũng đã được chuyển sang nhà xác. Sợi dây cảnh báo buông thõng vây quanh cửa lớn, hai cảnh sát dân sự mang hai chiếc ghế ra ngồi ngoài cửa.
Tôi bước đến gần trình thẻ công tác, rồi vén dây cảnh báo bước vào hiện trường.
“Hiện trường không còn vết máu nào đúng không?” Tôi hỏi bác sĩ Ngô Hưởng.
Bác sĩ Ngô Hưởng gật đầu.
Tôi nói: “Cổ nạn nhân có vết rách lớn, vậy thì nhất định sẽ có lượng máu lớn đọng xung quanh cổ tạo thành vũng. Hơn nữa tủ ti vi chỗ gần cổ nạn nhân phải có rất nhiều vết máu dạng tia. Nhưng chúng ta đến hiện trường lại không hề nhìn thấy vũng máu hay tia máu nào, điều đó nói lên vấn đề gì?”
Bác sĩ Ngô Hưởng nói: “Thứ nhất, hung thủ có lẽ đã di chuyển thi thể, như vậy hắn mới có thể lau sạch được cả những góc chết trên sàn nhà. Thứ hai, hung thủ không chỉ lau sàn nhà mà còn lau sạch cả những vết máu bắn lên tủ ti vi.”
“Rất đúng!” Tôi giơ ngón tay cái lên khen, rồi hỏi tiếp, “Vậy hai hành vi đó nói lên vấn đề nào khác?”
Bác sĩ Ngô Hưởng chưa hiểu rõ ý tôi, lơ mơ lắc đầu.
Tôi nói: “Thứ nhất là vấn đề về thi thể. Nếu thi thể bị di chuyển thì vị trí ban đầu của vết tϊиɧ ɖϊ©h͙ mà bụng nạn nhân đè lên thực ra vô cùng có ý nghĩa. Rất có khả năng hung thủ đã xuất tinh trên bụng nạn nhân, sau đó vì muốn lau nhà nên hắn đã lật ngược thi thể lại.”
“Đúng rồi!” Bác sĩ Ngô Hưởng nói, “Ban đầu tôi cho rằng thi thể nằm sấp thì vết tϊиɧ ɖϊ©h͙ trên bụng không có ý nghĩa gì.”
Tôi nói tiếp: “Thứ hai, chúng ta đều biết lau dọn hiện trường chủ yếu là xóa sạch dấu vết hung thủ để lại, chứ không phải xóa sạch vết máu. Hành vi hung thủ lau sàn nhà là để xóa hết dấu vết, nhưng hành vi lau tủ ti vi thì tôi không thể nào lý giải được. Trong tủ ti vi không hề có vật gì, theo lý mà nói hung thủ sẽ không động chạm vào đó, càng không cần thiết phải lau sạch những vết máu bắn lên đó.”
Bác sĩ Ngô Hưởng nghiêng đầu suy nghĩ.
Tôi nói tiếp: “Vết tϊиɧ ɖϊ©h͙ lưu lại là vật chứng dấu vết còn có ý nghĩa chứng minh hơn cả vân tay hay dấu chân, thế mà hung thủ lại ngang nhiên lưu nó lại hiện trường, không hề làm bất cứ động tác gì để che giấu. Tôi cảm giác sai lầm sơ đẳng này của hung thủ vô cùng không đồng nhất với hành vi hắn tỉ mỉ quét dọn hiện trường.”
“Anh muốn nói gì?” Trần Thi Vũ sốt ruột xen ngang lời tôi.
Tôi mỉm cười không đáp, đi thẳng đến cạnh giường, giở tấm chăn mỏng ra, quan sát thật kỹ vết máu nhuốm đỏ mép chăn, lấy tay sờ nhẹ thì phát hiện vết máu đã khô từ bao giờ.
Tôi thay găng tay khác, đặt tấm chăn giường mỏng đó lên bàn, rồi quan sát tỉ mỉ tấm ga giường màu hồng. Ga giường rất sạch sẽ, không hề có bụi bẩn, lông tóc hay vết máu.
Tôi đứng dậy, nhìn tứ phía, cuối cùng ánh mắt dừng lại trên chiếc máy vi tính đặt trên bàn làm việc.
“Các anh đã động vào máy vi tính chưa?” Tôi hỏi.
Bác sĩ Ngô Hưởng lắc đầu đáp: “Một điều tra viên của chúng tôi xem qua một lát, chỉ là màn hình nền đơn giản, không mở bất kỳ chương trình nào.”
“Vậy trước khi xem máy vi tính, các anh có tiến hành giám định dấu vết với chuột và bàn phím máy vi tính không?” Tôi hỏi.
Bác sĩ Ngô Hưởng lắc đầu đáp: “Hình như không!”
Trong lúc chúng tôi nói chuyện, Lâm Đào đã giơ đèn chiếu sáng đa tần bắt đầu tiến hành giám định bàn phím và chuột máy vi tính. Tôi đứng bên cạnh yên lặng chờ đợi.
Bác sĩ Ngô Hưởng nói: “Làm việc này liệu có ý nghĩa gì không? Anh xem, hung thủ vào cửa là cưỡng bức nạn nhân, gϊếŧ người, sau đó còn bỏ công sức lau sạch hiện trường, hắn làm gì còn thời gian lên mạng?”
Tôi không đáp. Một lát sau, Lâm Đào ngẩng đầu lên, vẻ mặt ủ rũ: “Có thể nhìn thấy dấu vân tay còn mới, nhưng đã bị găng tay gạc làm mờ hết đặc điểm đặc trưng nên không còn giá trị giám định.”
“Đó là dấu vân tay của nạn nhân phải không?” Bác sĩ Ngô Hưởng hỏi, “Dấu găng tay gạc sao? Phải dấu găng tay của cảnh sát điều tra chúng tôi không?”
“Đúng vậy!” Lâm Đào trả lời, “Có khả năng chính điều tra viên đã xóa mất dấu vân tay trên chuột máy vi tính, nhưng dấu vân tay đó là của nạn nhân hay của hung thủ thì giờ không cách nào xác định được nữa.”
Tôi nhíu mày suy nghĩ một lát, rồi mắt chợt bừng sáng, tôi nói: “Nhanh lên! Mau giám định dấu vân tay lưu lại trên nút nguồn của máy vi tính!”
“Không phải chứ? Tôi có một thắc mắc.” Bác sĩ Ngô Hưởng nói, “Sao anh cứ gấp gáp muốn lấy dấu vân tay trên máy vi tính thế? Liệu nó có ý nghĩa đặc biệt gì không?”
“Chẳng có ý nghĩa đặc biệt gì cả, tôi chỉ muốn cố gắng tìm kiếm tất cả chứng cứ có thể có mặt tại hiện trường thôi!” Tôi nói.
Bác sĩ Ngô Hưởng nói: “Hiện trường đã có vết tϊиɧ ɖϊ©h͙ rồi còn gì? Còn vật chứng nào đầy sức chứng minh hơn cả tϊиɧ ɖϊ©h͙ của hung thủ sao?”
“Nhiều lúc cũng rất khó nói lắm.” Tôi thủng thẳng đáp, “Ví như nạn nhân là gái bán hoa thì vết tϊиɧ ɖϊ©h͙ kia phỏng còn giá trị gì.”
“Nhưng vì sao anh lại có hứng thú với chiếc máy vi tính đó thế?” Bác sĩ Ngô Hưởng vẫn chưa thỏa mãn hỏi dồn.
Tôi đáp: “Ngay từ đầu tôi đã thấy rất lạ, vì sao máy vi tính và ti vi ở hiện trường lại đều trong trạng thái mở?”
“Thanh niên thời nay vừa xem ti vi vừa nghịch máy vi tính có gì không bình thường sao?” Bác sĩ Ngô Hưởng phản vấn.
Tôi nói: “Nếu quả thật là vậy thì nạn nhân phải xoay hướng bàn làm việc lại mới phải, như thế sẽ thuận tiện hơn. Nhưng với cách bày biện đồ đạc tại hiện trường, nếu ngồi ở bàn làm việc xem máy vi tính thì sẽ quay lưng lại ti vi, muốn xem ti vi phải xoay người lại, vậy không mệt sao? Mà lúc nửa đêm nửa hôm nếu bảo rằng xem ti vi rồi ngủ quên không tắt thì còn giải thích được, nhưng cả máy vi tính và ti vi đều không tắt, đều đang sử dụng, vậy thì không thể nào giải thích được. Đặc biệt là như anh nói khi nãy máy vi tính không mở bất kỳ chương trình nào, vậy thì vì sao nạn nhân không tắt máy mà để ở trạng thái màn hình chờ? Điều này rất không bình thường, nó chính là một điểm đáng nghi vấn.”
“Theo ý anh, thực ra hung thủ mới là người bật máy vi tính sao?” Bác sĩ Ngô Hưởng nói, “Sử dụng máy vi tính xong, hung thủ tắt hết các chương trình mà mình vừa mở sao? Lại có một kẻ phạm tội sau khi gϊếŧ người còn rảnh rang ngồi xem máy vi tính mà dương dương tự đắc ư?”
“Lấy được một dấu vân tay của ngón trỏ.” Lâm Đào đứng dậy và nói, “Tôi đã kiểm tra cẩn thận dấu vân tay của người chết rồi, hiện tại thấy dấu vân tay ngón trỏ đó không phải của nạn nhân.”
“Hay lắm!” Tôi cười đắc ý, rồi quay sang nói với bác sĩ Ngô Hưởng, “Thực ra hung thủ không hề rảnh rang hay dương dương tự đắc đâu! Thế này vậy, hai chúng ta cá cược với nhau một ván xem sao.”
“Cá cược chuyện gì?” Trần Thi Vũ tò mò nói xen ngang.
Tôi nói: “Tôi cá rằng
lịch sử tìm kiếm trên công cụ tìm kiếm của máy vi tính vẫn chưa bị xóa đi, mà trang web (truyenhdt.com) gần nhất bị đóng lại có lẽ là tìm ‘Cách xóa dấu vết sau khi gϊếŧ người’.”
Bác sĩ Ngô Hưởng lắc chuột với vẻ mặt hoài nghi, rồi mở lịch sử tìm kiếm trên công cụ tìm kiếm ra.
“‘Làm cách nào để rửa sạch vết máu?’, ‘Gϊếŧ người xong cần làm gì?’… Thần kỳ quá!” Bác sĩ Ngô Hưởng thốt lên kinh ngạc, “Sao anh biết? Lẽ nào chỉ dựa vào việc máy vi tính và ti vi cùng bật mà đoán ra sao?”
“Đương nhiên không chỉ dựa vào điều này.” Tôi đáp, “Điểm đáng nghi quan trọng nhất phải kể đến là từ việc khám nghiệm tử thi.”