Chương 24: Gặp cao nhân

-

Mấy năm sau thì lập gia đình, sinh được hai người con, một trai một gái. Thằng con trai lớn lúc được 9 tuổi, đi tắm sông với mấy đứa bạn trong xóm, do bị vọp bẻ nên chết đuối. Mẹ nó vì quá đau buồn, ngày đêm không ăn không ngủ nên sinh bệnh, suốt ngày cứ ru rú trong nhà tới khi con út Hương được 13 tuổi, thì bà ấy mất do bệnh nan y. Rồi bây giờ, lại đến đứa con gái duy nhất cũng gặp phải bất hạnh, tất cả nghiệp quả ngày nay là do hậu quả ngày xưa trót gây ra. Giờ chỉ mong có thể chuộc lại được lỗi lầm, cho con gái mình được sống khỏe mạnh bình an, dẫu có chết tui đây cũng cam lòng”.

Nghe qua câu chuyện, ai nấy cũng xót xa, chỉ vì một chút nông nổi, mà người đàn ông này đã phải đánh đổi bằng mạng sống của những nguời thân. Có lẽ, hai Sơn sẽ phải sống trong nổi vằn vặt suốc cuộc đời khi tận mắt chứng kiến vợ con mình lần lượt ra đi, ông còn nói thêm. Vì biết mình mang nhiều tội lỗi, nên từ lâu đã từ bỏ các bùa phép tâm linh, rồi không biết do vô tình hay hữu ý, một lần kia khi buồn vì chuyện vợ con đều chết, hai Sơn ngồi nhậu với bạn và đã ăn phải thịt chó. Hôm đó, sau khi về nhà ông đã bị vật đến chết đi sống lại, rồi mất hết linh lực, cũng chính từ ngày hôm đó, ông sống cảnh ruộng đồng như người nông dân bình thường, nên lối xóm thậm chí út Hương cũng chẳng ai biết ông từng là người học đạo.

Hai Sơn cứ tưởng, sẽ chôn sâu cái quá khứ tội lỗi này cho đến khi nhắm mắt xuôi tay, nhưng quả báo nhản tiền thì làm sao tránh được. Nghe xong câu chuyện, ai Ngọc thở dài rồi nói

-

Thôi được rồi, bây giờ chú thiếm cứ bình tỉnh, để còn lo cho em Hương. Còn chuyện của gia đình, con sẽ cố gắn giúp đỡ, tuy nhiên không phải một lần có thể giải quyết hết được.

Nói xong, hai dì cháu từ giã ra về. Người mẹ kế đưa út Hương vào trong buồng nằm nghỉ, chỉ còn hai Sơn ngồi đó đôi mắt rưng rưng nhìn lên bàn thờ, tự trách mình đã có lỗi với tổ tiên ông bà và cả vợ con quá cố. Giờ đây tất cả niềm hy vọng ông đều đặt lên nữ đạo sỷ hai Ngọc, sẽ hóa giải nghiệp chướng giúp cho gia đình mình vượt qua kiếp nạn này.

Hôm sau, hai Ngọc nhờ người trong xóm lấy xuồng ba lá chở lên trên xã, để tìm mua ít đồ về làm lễ hóa giải cho giâ đình ông hai Sơn. Bước đến các sạp rau cải, những tiếng mời chào của bạn hàng cứ xôn xao nhộn nhịp, nhìn vô một hàng rau trước mặt, hai Ngọc hỏi.

-

Cô ơi, cho con hỏi, trong chợ mình chỗ nào có bán đồ thờ cúng ạ?

Người phụ nữ lớn tuổi, đầu đội chiếc nón lá có quai đeo màu mận chính, ngừng tiếng rao hàng rồi đáp lời.

-

Cô cứ đi thẳng, sau đó quẹo phải là tới chổ bán nhang đèn, muốn mua gì cũng có hết.

Hai Ngọc cảm ơn rồi đi theo lời chỉ dẫn, quả nhiên có một sạp chuyên bán đồ thờ cúng. Chủ sạp là một người đàn ông lớn tuổi, râu tóc bạc phơ, đằng sau có bới một búi tóc, dáng hơi gầy nhưng sắc diện vẫn hồng hào khỏe mạnh, nhìn thấy người đàn ông trước mặt, hai Ngọc đoán đây là một lão tiền bối trong nghề nên cô lễ phép chào ông

-

Dạ con chào ông, ông vui lòng lấy cho con những thứ, ghi trên tờ giấy này ạ?

Ông lão đang ngồi với vẻ khoan thai, một tay cầm chiếc quạt mo cau, còn tay kia đặt ở trên bàn, nhìn rất điềm đạm.



-

Đâu cháu gái muốn mua gì, đưa đây ông xem.

Nhìn sơ qua tờ giấy với những nét chữ gọn gàng, ông lão cười hiền từ rồi hỏi

-

Con là người ở đâu đến đây, nhìn con không giống người bản xứ?

-

Dạ, quê con ở An Giang, mới tới đây được ít bữa.

Ông lại hỏi tiếp

-

Vậy cha mẹ con làm nghề gì, có thể cho ông biết được không?

Tuy thấy có hơi lạ nhưng cô vẫn lễ phép trả lời

-

Dạ, cha con là thầy pháp, còn mẹ con bên hầu đồng ạ. Mà có việc gì không ông?

Ông lão đưa tay lên vuốt chòm râu bạc, gật gật đầu rồi trả lời

-

Có phải cha con tên sáu Nghĩa, nhà ở gần chân núi, thường hay chữa bệnh giúp người, giải vong nhập xác có phải không?

Nghe hỏi vậy, hai Ngọc giật mình xát nhận

-

Dạ, đúng vậy ạ, nhưng sao ông lại biết?

-

Ta với ông nội con là bạn từ nhỏ, đồng thời cũng là sư huynh đệ đồng môn, hồi ông ấy còn sống chúng ta thường đi hành đạo cùng nhau. Thấy con là người có tu, vậy hãy cố gắng phát huy cho tốt để sau này nối nghiệp.



( Người đàn ông nọ không phải ai xa lạ, mà chính là ba Minh là sư huynh của năm Đức, ngày xưa cùng theo thầy Tư học nghệ mấy năm. Trước khi qua đời, thầy Tu đã truyền chức Chưởng Môn lại cho ba Minh. Ba Minh kế thừa đạo pháp và ông chuyên tâm tu hành cứu đời, còn năm Đức sau khi chu du các nơi để nân cao đạo pháp sau cùng ông cũng thành gia lập thất và sinh được mấy người con, trong đó có sáu Nghĩa là theo nghiệp cha và ông ta cũng chính là cha của hai Ngọc )

Cô thoáng bất ngờ, bởi ông lão vừa nhìn đã nhận ra mình là người có tu đạo, quả nhiên người đàn ông trước mặt pháp nhãn siêu việt, càng bất ngờ và vô cùng xúc động vì không ngờ gặp được vị cố nhân của ông nội mình. Hai Ngọc bèn thưa

-

Dạ thưa ông, hôm nay con may mắn hữu duyên gặp được bạn của ông nội, nếu nãy giờ có gì mạo phạm, xin thứ lỗi cho con. Ông có thể cho con được biết quý danh, để tiện xưng hô

-

Có gì đâu mà mạo phạm, hôm nay ta rất vui khi nhìn thấy các con nối nghiệp theo thầy tổ, giờ cứ gọi ta là ông Ba. À mà con tìm mua những thứ này để làm gì, bởi nhìn qua nó có liên quan đến việc tế thần, con nói cho ta nghe được không?

-

Dạ không dám dấu gì ông ba, con đang tìm cách giải nghiệp giúp cho gia đình chú hai Sơn nhà ở trong bưng. Vì thời trai trẻ chú ấy trót gây nghiệp xấu, nên bây giờ cả nhà gặp phải cảnh tang thương, con không thể thấy chết mà không cứu nên mạo muội tìm cách để gỡ.

Nghe cháu gái nội của người đồng môn nói vậy, thầy ba chợt lắc đầu thở dài

-

Haizzz... đã là nghiệp số báo ứng, thì dẫu trốn trời cũng không khỏi nắng, chi bằng cứ thuận theo tự nhiên sẽ tốt hơn, con hà tất phải nặng lòng như vậy.

-

Dạ, dẫu biết là vậy nhưng thật không nỡ nhìn người đó từ từ chết trước mặt mình, nên phải ra tay giúp họ, cho dù có phải chịu phạt con cũng cố hết sức cứu gia đình chú hai.

Thấy sự khẳng khái cùng lòng quyết tâm của cô gái nhỏ, khiến cho thầy ba không khỏi ngạc nhiên và có chút cảm phục tấm lòng trượng nghĩa, nên nói

-

Bây giờ chưa phải thời điểm để giúp họ, vì con còn non nghề, tu vi chưa đủ nếu cố gắn làm chỉ e đại sự chưa thành đã vội thiệt thân. Thôi được, ta sẽ giúp con hoàng thành tâm nguyện.

Khi nói chuyện với hai Ngọc, thầy Ba Minh đã quyết định truyền hết đạo thuật của mình lại cho cô, để sau này cô ra đời cứu nhân độ thế nối nghiệp cha ông. Cuộc trò chuyện vừa dứt thì chợ cũng tan, ông lão dẫn cháu gái về nhà mình để thắp nhang lạy tổ.

Từ chợ vô nhà ông phải bơi xuồng qua con rạch nhỏ, hai bên ven sông cỏ Bắc và những bụi Ô Rô mọc um tùm, lâu lâu lại gặp đám lục bình trôi bập bềnh trên mặt nước như đang cản lối, thầy ba Minh hải dùng cây dằm nhỏ khua chúng ra mới có thể bơi tiếp được, xuồng vừa ghé bến. Thầy Ba Minh bước lên bờ, buộc sợi dây ghe vào gốc cây bần rồi nhanh chân bước vào nhà, hai Ngọc cũng vội đi theo sau. Đó là căn nhà lá đơn sơ, nằm khuất sâu trong xóm nhỏ của Long An.