- 🏠 Home
- Kiếm Hiệp
- Phá Quân
- Chương 1: Sơ lược địa lý, lịch sử Vân Hoang
Phá Quân
Chương 1: Sơ lược địa lý, lịch sử Vân Hoang
Vùng đất Vân Hoang: Sách có viết rằng, ở trên cõi thế, nằm trong bổn biển, có vùng đất tiên, tên gọi Vân Hoang. Nhật nguyệt chiếu rọi, sao sáng dẫn đường, bốn mùa tiếp nối, Thái Tuế ban phúc, dòng dõi thần linh, kỳ vật dị hình. Đoản mệnh hay hưởng thọ, cũng chỉ thánh nhân qua được lối này.
Ngoại trừ một con đường hẹp (Thiên Khuyết Sơn Lộc) thông sang Trung Châu, vây bọc xung quanh Vân Hoang đều là biển cả.
Trong truyền thuyết:
Thời xa xưa nhất, Vân Hoang có loạn bảy nước, Băng Quốc xưng bá nô dịch lục quốc còn lại. Sau này Ma quân Thần hậu xuất thế, trục xuất Băng tộc ra vùng đại mạc rộng lớn phương Tây, thống nhất lục bộ, lập nên Vương triều Không Tang.
Người Không Tang có tín ngưỡng thần linh, tự nhận làm dòng dõi thần linh.
Ở thời điểm 7000 năm trước đây, Tinh Tôn đế và Bạch Vi hoàng hậu thống nhất Vân Hoang lục bộ, trục xuất triệt để Băng tộc, tiêu diệt Hải quốc, từ đó tiến vào thời thịnh trị. Trong 7000 năm có rất nhiều Vương triều tiếp nối, song đều thuộc quyền cai quản của người Không Tang. Cho đến 100 năm trước, Băng tộc quay trở lại lật đổ và diệt chủng người Không Tang từng thống trị Vân Hoang suốt hàng ngàn năm.
Đại lục có địa hình trũng ở giữa, vùng trung tâm, thấp nhất là một hồ nước khổng lồ tên là "Kính". Bên trên hồ và dưới hồ là hai tòa thành (ý nghĩa của Song Thành) đối xứng với nhau qua mặt "kính" của hồ nước. Đó là Già Lam thành của thủ đô đế quốc Thương Lưu (trên) và Vô Sắc thành nơi những minh linh vong linh người Không Tang tạm thời trú ẩn (dưới). Vì khi kiến lập vương triều Không Tang đã sát sinh quá nhiều, Bạch Vi hoàng hậu sợ rằng sau này con cháu phải chịu "Đại Kiếp" nên mới tạo nên Vô Sắc thành, phải cần Lục vương hi sinh mới mở được phong ấn tòa thành này.
Muốn vào đại lục Vân Hoang bằng đường bộ từ Trung Châu, phải đi qua dãy núi Mộ Sĩ Tháp Cách, sau đó là đến Thiên Khuyết. Vượt qua Thiên Khuyết tới Trạch Quốc, nước biên giới phía Đông của đại lục Vân Hoang, nơi cư trú của nhiều người di dân Trung Châu sang.
Phía Tây là dãy núi Không Tịch, nơi những quỷ hồn không thể luân hồi tụ tập.
Sa Quốc phía Tây bao gồm 4 bộ lạc: Mạn Nhĩ Qua, Hoắc Đồ, Đạt Thản và Tát Kỳ. Trong đó, Hoắc Đồ bộ mạnh nhất, song 50 năm trước phản kháng đế quốc Thương Lưu mà bị tận diệt, giờ chỉ còn nhóm nhỏ lưu lạc khắp Vân Hoang.
Phương Bắc núi đồi nhấp nhô, có núi Cửu Nghi quanh năm mây phủ là nơi đặt lăng mộ của hoàng đế Không Tang các triều, linh lực cường đại khiến Băng tộc không dám mạo hiểm tiến vào. Trước núi Cửu Nghi là vực Thương Ngô, sâu vạn thước, nơi phong ấn Long Thần.
Phía Nam là vùng đồng bằng màu mỡ, giao thông thuận lợi, thương nghiệp phát đạt.
Ở nơi nước Kính hồ đổ ra biển có một tòa thành cực kỳ xa hoa mỹ lệ của thương nhân là Diệp thành.
Trên biển ngoài Hải quốc của người giao nhân xưa, còn có rất nhiều quốc gia, phong tục đa dạng, ví dụ: Bạch quốc, Bất Tử quốc, Nữ Tử quốc, Trượng Phu quốc,…
>> Chủng tộc>> Chủng tộc
Chủng tộc:
1. Không Tang (Vô Sắc thành):
Chứa đựng quan tài của mười vạn dân Không Tang chạy nạn, họ không thể cử động nhưng tinh thần vẫn có thể chu du khắp tòa ảo thành. Một trăm người tổ hợp tạo thành một chiến sĩ minh linh cưỡi thiên mã có cánh. Lục vương là những chiến sĩ mạnh nhất nằm ngoài quy luật này.
Trừ Hoàng thái tử và Đại ti mệnh, tất cả (bao gồm những chiến sĩ minh linh) đều sợ ánh sáng, gặp sáng là thần hình tiêu diệt.
Trước đây, Không Tang là quốc gia phong kiến, dưới hoàng đế là Lục vương: Bạch, Thanh, Tử, Xích, Lam và Huyền. Trong đó hoàng hậu luôn luôn chỉ tuyển ra từ Bạch tộc (hậu duệ Bạch Vi hoàng hậu).
2. Băng tộc (Già Lam thành):
Là kẻ thống trị đại lục hiện thời, viễn cổ họ từng là cư dân Vân Hoang.
Truyền thuyết kể họ là hậu sinh của người với giao nhân, nên bị kinh rẻ, phải mưu sinh lang thang nơi bờ biển. Sau này họ được "Trí Giả" lãnh đạo, có sức mạnh quân sự, lật đổ Không Tang.
Băng tộc có tuổi thọ ngang người thường, song nhân vật cấp cao có thể thừa hưởng máu của người trước, luyện đan dược, trở thành bất lão, thậm chí bất tử.
3. Giao nhân (Hải quốc):
Xưa sống nơi biển cả, mình người đuôi cá, xinh đẹp hát hay, nước mắt biến thành châu báu, tính tình nhu hòa, có giao long là thần bảo hộ. Sau này Long Thần bị Tinh Tôn đế phong ấn, họ trở thành nô ɭệ. Đuôi bị giải phẫu để tạo thành chân đi lại. Mắt sau khi chết bị lấy ra để làm Ngưng Bích châu giá trị liên thành.
Giao nhân ban đầu không có giới tính, sau này nếu có tình cảm với nam nhân thì sẽ biến thành nữ nhân, có tình cảm với nữ nhân sẽ biến thành nam nhân.
Tim của giao nhân nằm ở chính giữa ngực, để bảo đảm sự cân bằng.
4. Dực tộc (Vân Phù thành):4. Dực tộc (Vân Phù thành):
Một dân tộc siêu cường huyền thoại, nghe nói tồn tại cùng thời với Ma quân Thần hậu của Không Tang.
3 vị nữ thần: Hi Phi (Thiên giới), Tuệ Già (Phàm giới), Mị A – Quỷ Cơ (Âm giới), nghe nói có liên quan với Dực tộc, họ là người quan sát Vân Hoang đại địa, nhưng theo thiên quy của Dực tộc, không được can thiệp vào hưng vong của hạ giới, không thì sẽ bị nghiêm trị.
5. Thần
>> Dòng máu đế vương và Thập Vu
Dòng máu đế vương và Thập Vu
Người Không Tang thống trị Vân Hoang 7000 năm lấy huyết thống làm chủ, thương truyền hậu duệ của Tinh Tôn đế thừa kế sức mạnh vô thượng của "dòng máu đế vương" (đế vương chi huyết), để thống trị 6 nguồn sức mạnh của Lục Hợp.
Có 1 đôi nhẫn là: Hoàng Thiên và Hậu Thổ. Hoàng Thiên cấp cho hoàng đế, Hậu Thổ cấp cho hoàng hậu thuộc dòng Bạch tộc. Một là "Chinh", một là "Hộ".
Vì có sức mạnh của "dòng máu đế vương", Hoàng thái tử không chết dù thân thể bị chia làm 6 phần:
- Cái đầu bị Thái tử phi Bạch Anh cướp được.
- Trên đỉnh núi tuyết Mộ Sĩ Tháp Cách phía Đông (tay phải).
- Tế đàn Băng tộc ở núi Không Tịch phía Tây (tay trái).
- Vương lăng Không Tang ở núi Cửu Nghi phía Bắc (chân phải).
- Phía Nam nơi Kính hồ đổ ra biển (chân trái).
- Phần còn lại nằm ở Già Lam Bạch Tháp.- Phần còn lại nằm ở Già Lam Bạch Tháp.
Già Lam Bạch Tháp là ngọn tháp cao 6 vạn 4 ngàn thước, do Tinh Tôn đế xây, tốn rất nhiều công sức, thậm chí sinh mạng, muốn cao hơn nữa, nhưng trời chỉ cho vậy.
Sau trận "Liệt Kính chi chiến", 10 người quân công cao nhất được "Trí Giả" đại nhân phong làm Thập Vu.
Vu Hàm: Lão đại, trưởng lão thủ tọa, nguyên lão của nguyên lão, người duy nhất được đối thoại với "Trí Giả", nhưng đam mê luyện dược, không màng chính sự. (Cũ)
Vu Lãng: Quốc vụ thượng thư, nắm chính quyền, chỉ kém Vu Hàm một chút. (Cũ)
Vu Bành: Đại tướng quân chiến công hiển hách, chấp chưởng quân quyền, là người đối đầu với Vu Lãng. (Cũ)
Vu Chân – Vân Chúc: Trước đây là Thánh nữ, cũng là chị cả của thiếu tướng Vân Hoán và Thánh nữ Vân Diễm, trầm ổn nội liễm. (Mới)
Vu Tạ: Đệ tử của Vu Tức, trưởng lão trẻ nhất, bị các nguyên lão bài xích, bất đắc chí, thường nghiên cứu lịch sử và thuật pháp ở thư viện. (Mới)
Vu La: Quản lý thương nghiệp, thường lui tới Diệp thành làm việc, máu thương gia đậm đặc, tham lam và có tâm kế. (Mới)
Vu Tức: Sư phụ của Vu Tạ, tuổi đã rất cao, không màng thế sự. (Cũ)
Vu Cô: Chủ trì Hội phụ nữ. là 1 bà già khó tính. (Cũ)
Vu Lễ: Chuyên ngoại giao, đi sứ các nước thuộc địa. (Cũ)
Vu Để: Phụ trách sản xuất công nghiệp cho quân đội. (Mới)
- 🏠 Home
- Kiếm Hiệp
- Phá Quân
- Chương 1: Sơ lược địa lý, lịch sử Vân Hoang