Chương 4: Nhật ký chiếc túi nhỏ Mạch đến trường
Lại nói, Mạch Thu biết cuối cùng mẹ mình cũng theo quân nên vui mừng tặng cho ba mẹ mỗi người một nụ hôn. Mấy ngày sau, Đinh Ninh lại được sắp xếp đến bệnh viện thành phốd/đ/l/q/đ tiếp tục làm nghề ‘thiên thần áo trắng’ cũ. Từ đó, rốt cuộc một nhà ba người đều vui vẻ hòa thuận.
Nhưng vẫn là câu nói cũ kia. . . . ‘cuộc đời không thể lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió’. Điều các bậc phụ huynh ở Trung Quốc quan tâm nhất là gì? Hầu hết sẽ trả lời là "giáo dục" .
Không sai! Tháng chín lại sắp tới, vợ chồng Mạch Tử Kiệt bắt đầu suy nghĩ chuyện giáo dục mầm non của Mạch Thu. Sau vài lần bàn bạc, hai người đã quyết định đưa Mạch Thu đến nhà trẻ thành phố cách nhà khá xa, dù sao giáo dục vỡ lòng rất quan trọng.
Mạch Thu vui thích khi nghe thấy quyết định của ba mẹ. Đi học thôi mà, dễ lắm dễ lắm, cô tài năng như vậy hoàn toàn có thể lăn lộn thuận buồm xuôi gió. Kiếp trước có người bạn nói rất hay: sau nhiều năm lăn lộn thì cảm thấy nhà trẻ vẫn là nơi tốt nhất. Nghĩ tới đây, tất nhiên Mạch Thu luôn miệng nói đồng ý, còn có vẻ rất hưng phấn.
Vợ chồng Mạch Tử Kiệt vô cùng vui vẻ trước phản ứng của con gái, có đứa bé nào nhắc tới đi học không vừa khóc vừa gào, vẫn là nhóc nhà mình hiểu chuyện nhất, còn ham học nữa chứ.
Vì vậy, ngày đầu tiên khai giảng, Mạch Thu đeo cái cặp sách nhỏ mới mua, ngồi trên chiếc xe đạp của ba Mạch xuất phát đầy khí phách hiên ngang oai phong hùng dũng. (*nguyên văn “大杠驴”, hình minh họa bên dưới)
Nhưng mà thực tế luôn luôn tàn khốc. Cả một buổi sáng của Mạch Thu trôi qua trong tiếng khóc, tiếng cười, tiếng kêu và những tạp âm hỗn tạp. Đến giờ cơm, Mạch Thu vừa cắn miếng bánh bao, lập tức hoang mang . . . . . nhân bánh bao là cơm! Chú ý: đây là bánh bao chứ không phải xíu mại, gạo bên trong cũng không phải là gạo nếp, mà chỉ là gạo thường cùng mấy lá rau xanh, mùi vị hả, thôi đừng nhắc đến làm gì. Mạch Thu không khỏi nước mắtd/đ/l/q/đ dàn dụa: sư phụ à, chắc hẳn vị đầu bếp hồi đó ở căng-tin của trường đại học là ngài rồi? Đến buổi chiều, ‘quần ma loạn vũ’* thì càng không cần phải nói. (*ý chỉ lũ nhỏ nô như giặc)
Cuối cùng giờ tan học cũng đến, Mạch Thu lết thân xác bị tàn phá trở về nhà. Lúc ăn cơm tối thì mẹ Mạch hỏi Mạch Thu ngày đầu tiên đi học cảm thấy như thế nào? Hai mắt bạn Mạch rưng rưng, vô cùng kích động nói: "Con ghét cay ghét đắng lũ quỷ con!" Nói xong liền vùi đầu ăn cơm, coi như là an ủi cái dạ dày bị tổn thương lúc trưa.
Mẹ Mạch bật cười, nói gì vậy? Con cũng là một con quỷ nhỏ đấy thôi.
Sáng ngày thứ hai, Mạch Thu bị ba mình đưa đến nhà trẻ trong tình trạng không tình nguyện. Đành chịu thôi, trong vấn đề này không có bất kỳ cơ hội thương lượng nào. Đúng là chế độ giáo dục độc ác hết chỗ nói! Mạch Thu gào thét. . . ở trong lòng.
Mấy tuần lễ sau, rốt cuộc Mạch Thu cũng thích ứng được với môi trường đề-xi-ben cao, quả thật không dễ dàng gì! Bỏ qua vấn đề tiếng ồn, cuộc sống ở nhà trẻ có vẻ tự do hơn nhiều. Mạch Thu là một cô gái nổi tiếng về độ lười nên cô khiêm tốn đến mức không thể khiêm tốn hơn, hòa nhập trong đám trẻ con, thỉnh thoảng ư ư a a vài tiếng, ngày ngày trôi qua rất thoải mái.
Nhưng cho dù cuộc sống có hoàn mỹ đến đâu thì vẫn có khuyết điểm, mà khuyết điểm ấy lại rơi ngay vào một bạn học cùng lớp với Mạch Thu: Sa Sa. Nhà cô bé này rất có điều kiện, lại được ba mẹ cưng chiều, thành tích cũng rất tốt, cho nên đã tạo cho cô bé tính cách ương bướng. Theo lý mà nói, kiểu người không khiến người khác chú ý như Mạch Thu sẽ không xảy ra xung đột với cô bé kia, nhưng, tục ngữ nói chẳng có sai: bạn không đi gây chuyện thì ắt tự có chuyện tìm đến bạn.
Mâu thuẫn giữa hai người phải quay ngược lại vài ngày trước. Hôm ấy, Sa Sa mặc một chiếc váyd/đ/l/q/đ lụa đến lớp - tất nhiên là đã thu hút vô số con mắt. Vẻ hâm mộ của các bạn học khiến cho Sa Sa rất hài lòng.
Nhưng đối người trọng sinh như Mạch Thu mà nói thì cái váy này của Sa Sa đừng mong được đánh giá cao gì. Quả thực là quá đỗi tầm thường đi, phong cách của những người ở thời đại này không phải kỳ quặc ở mức độ bình thường.
Sa Sa nhìn bốn phía xung quanh, phát hiện ra Mạch Thu không có biểu cảm như những đứa trẻ khác, điều này làm cho cô bé cảm thấy khó chịu. Theo ý cô bé thì tất cả mọi người đều phải hâm mộ, ghen tỵ với cô bé mới đúng.
Sa Sa hằm hằm đi đến trước mặt Mạch Thu, kiêu ngạo hất chiếc cằm nhỏ lên nói: "Này bạn, tôi mặc bộ này rất đẹp đi!"
Bấy giờ Mạch Thu - vẫn đang phiêu du ngoài vũ trụ - mới lại phục hồi tinh thần, hơi nhíu mày đối với giọng điệu phách lối của cô bé này, nhưng Mạch Thu cũng không muốn gây chuyện, nói qua loa một câu: "Rất đẹp."
"Thái độ này của cậu là sao!" Trên mặt Mạch Thu thể hiện rõ ràng là ‘không thèm để ý’, tất nhiên đã chọc giận vị "đại tiểu thư" này.
"Là thái độ này đó, không thích thì tìm người khác đi!" Mặc váy mỏng màu hồng cơ đấy, nhóc tính đi "nhị hôn"* à? Mặc dù Mạch Thu khinh thường chuyện bắt nạt lũ quỷ con, nhưng không thể để cho người tad/đ/l/q/đ cưỡi lên đầu lên cổ mình được. (*Sau khi kết hôn ly hôn hoặc chồng chết nhưng lại kết hôn một lần nữa. Giống như ‘tái hôn’ nhưng có hai nguyên nhân (??), ở đây ý chỉ kết hôn lần thứ hai)
Khuôn mặt nhỏ nhắn của Sa Sa đỏ lên, một lúc lâu sau mới nói được một câu: "Không chơi với cậu nữa! Tôi còn muốn để cho tất cả những bạn khác đều không chơi với cậu!"
Mạch Thu nghe thấy câu này thiếu chút nữa là bật cười. Lời này quá kinh điển rồi, chẳng biết đã có bao nhiêu bạn học khác đã từng nói.
"Ừ, đi đi đi đi, chỉ mong sao được như vậy." Mạch Thu khoát tay một cách đầy ghét bỏ với cô bé.
Mối thù của hai người bắt đầu được kết từ đó.
Phương pháp trả thù của trẻ con không có gì hơn là giám sát chặt chẽ hành động của đối phương, có bất kể hành động nào không đúng với nội quy là mách lẻo với giáo viên ngay, vì vậy đừng hy vọng bạn nhỏ Sa Sa có cách nghĩ cách tân nào. Tuy hành vi này có chút ngân thơ nhưng lại gây ra không ít rắc rồi cho Mạch Thu.
Bạn Mạch đã quen với cuộc sống thời đại học nên rất khó làm quen với kỷ luật của nhà trẻ. Suy cho cùng cũng phải, bạn đã từng thấy một sinh viên đại học nào mỗi ngày đi học phải chắp hai tay phía sau, eo lưng thẳng tắp, hận không thể nhìn ra một cái động trên người giáo viên chưa? Không nằm trên bàn để bạn đùa đến cứng người là đã không tệ rồi.
Mỗi khi Mạch Thu đau lưng len lén vặn vẹo mấy cái thì sẽ nghe được một giọng nữ the thé: "Thưa cô, bạn Mạch Thu không chú ý nghe giảng!" Giọng nói kia rất kích động, như thể ‘được truyền máu gà’* ấy. (*Truyền máu gà trong thời kỳ cách mạng văn hóa từng là một loại " liệu pháp bảo vệ sức khoẻ " . Hiện tại dùng để chỉ người nào có hành động như ‘truyền máu gà’, chủ yếu là để châm chọc người này đột nhiên có biểu hiện kích động đối với một người hoặc sự vật nào đó)
Nói đến đây không thể không nhắc tới giáo viên chủ nhiệm Dương Cần Cần của lớp Mạch Thu, có thể dùng bốn chữ để hình dung : cực kỳ độc ác. Hầu hết giáo viên đều mắc chung một bệnh, đó là: thích những học trò có thành tích tốt. Đấy vẫn chưa tính là gì, nhưng có một vài người lại thiên vị, chèn ép người quá đáng. Dương Cần Cần chính là đại diện tiêu biểu.
Trong hồ sơ của Mạch Thu, nghề nghiệp của vợ chồng nhà họ Mạch đều điền không rõ ràng, hơn nữa thành tích của Mạch Thu vô cùng khiêm tốn, tất nhiên là không thể nào so sánh được với Sa Sa có thành tích tốt và gia đình ưu việt. Đáp án quá rõ ràng: cán cân nghiêng về bên kia, số lần Mạch Thu bị giáo huấn ngày càng nhiều. Thời gian dài về sau, trong mắt mọi người bạn Mạch nào đó trở thành một đứa trẻ hư, bị hoa lệ lệ cô lập.
Mạch Thu vô cùng hài lòng đối với kết quả này. Có trời mới biết cô không thích nói chuyện với lũ trẻ con còn chưa mọc đủ lông cánh này đến mức nào. Sa Sa cũng hết sức vui mừng, tự cho là đã trút được cơn giận, cũng lười tiếp tục soi mói tật xấu của cô. Cuộc sống sinh hoạt của chiếc túi nhỏ Mạch một lần nữa trở lại yên tĩnh.
Không có Sa Sa châm chọc, cô giáo và bạn bè thì đối xử xa cách với Mạch Thu, vì thế cuộc sống của cô trôi qua càng thêm tự do. Không cần phải nghe giảng bài, bạn Mạch nào đó thuận tiện cầm thẻ mượn sách của ba mình đến thư viện mượn cuốn từ điển Anh – Trung xinh xắn để gϊếŧ thời gian lên lớp vô vị.
Ở kiếp trước, môn Mạch Thu học kém nhất chính là Tiếng Anh. Nguyên nhân rất đơn giản. . . . lười học thuộc từ vựng. Đối với bạn Mạch nào đó mà nói, làm một bộ đề toán hoặc viết một bài luận còn dễ thở hơn là đi học thuộc một trang bài khóa. Vì vậy ‘Tiếng Anh’ đã chịu không ít thiệt thòi. Đã có bài học ở kiếp trước nên tất nhiên Mạch Thu không dám chần chừ, ngôn ngữ ấy mà, càng học sớm càng tốt, vả lại bây giờ cô cũng có thời gian.
Trừ học thuộc từ, Mạch Thu còn quấn lấy Mạch Tử Kiệt đòi mua một cái radio. Mỗi sáng, sau tiếng còi hiệu rời giường, cô liền ôm radio chạy tới công viên nhỏ cách nhà không xa nghe một lát rồi về đánh răng rửa mặt, ăn cơm chuẩn bị đi học. Cuộc sống trở nên phong phú hơn nhiều.
Về sau, Mạch Thu lại có thêm một hoạt động giải trí mới: đánh đàn ghi-ta. Chuyện là thế này, vào một buổi sớm ánh nắng chan hòa, Mạch Thu vẫn đến công viên như bình thường, đột nhiên nghe thấy tiếng đàn ghi-ta rất hay. Cô tìm đến nơi thì thấy một thanh niên đang ngồi đánh đàn ca hát vô cùng say sưa trên bậc thang.
Nghe được giai điệu quen thuộc, Mạch Thu liền ngồi xuống ghế - cách chỗ người kia không xa - vừa thưởng thức, vừa không ngừng gật đầu: ừ, tài nghệ rất cao, âm thanh cũng rất có từ tính, rất hay rất hay! Có nên lừa anh chàng này dạy mình đánh đàn không nhỉ?
"Nghe có hài lòng không?"
Một giọng nói pha chút hài hước đã cắt đứt mạch suy nghĩ của Mạch Thu. Cô ngẩng đầu lên liền thấy ngay gương mặt tuấn tú phóng đại. Thì ra người ta đã hát xong mà mình lại phiên du(*) đến nơi nào rồi. (*Nguyên văn: THiên mã hành không. Mình nghĩ từ ‘phiêu duz’ phù hợp để diễn tả cụm này)
"Ơ, rất hay." Mạch Thu suýt chút nữa cắn phải đầu lưỡi. Ngoại hình của người anh em này thật sự làm cho người ta muốn phạm tội!
"Em nghe hiểu được à?" Giọng nói có vẻ nghi ngờ, thậm chí còn có chút xem thường.
Mạch Thu híp mắt. Cô rất khó chịu với thái độ như vậy. Ngay sau đó cô khẽ cười một tiếng, nói: "Sealed With a Kiss, khúc chủ đề của ‘Mộng Hồ Hiệp’, chậc chậc, không đâu lại bị anh phá hoại thành ra như vậy."
"Yo, tiểu nha đầu thực sự biết!" Anh chàng này tự động bỏ qua câu nói sau của Mạch Thu, nâng móng vuốt lên sờ sờ cái đầu đầy tóc của cô.
Mạch Thu vốn định hất móng vuốt kia đi nhưng suy nghĩ một lát rồi không nhúc nhích, mặc anh ta "roulin" mái tóc của mình, sau đó kéo góc áo anh ta nói: "Anh dạy em chơi ghi-ta nha."
Mạch Thu luôn cảm thấy thích thú với đàn ghi-ta. Kiếp trước cũng học qua một ít, nhưng về sau có quá nhiều chuyện cần phải làm nên dần dần sao lãng.
"Dạy em? Được lợi gì nào?" Anh chàng nào đó đột nhiên hứng trí trêu chọc trẻ con.
"Stop!" Mạch Thu liếc mắt xem thường, "Cả mái tóc của em đều cho a sờ soạng rồi, lại còn hỏi có lợi ích gì không à? "
"Vậy cũng tính sao? Hay là gọi một tiếng ‘anh trai’ nghe thử xem."
Mạch Thu thầm mắng vài câu, tiếp tục cười đến vô cùng thuần khiết nói: "Chú!"
Mặt anh chàng nào đó vô cùng đen. . .
Sau đó, anh chàng kia đã đảm nhận trách nhiệm dạy Mạch Thu đánh đàn ghi-ta, thời gian quy đinh vào mỗi sáng sớm ngày cuối tuần. Hình ảnh một đứa trẻ đang lớn ôm một cây đàn ghi-ta to đùng đã trở thành phong cảnh đáng sợ trong công viên.
Trải qua thời gian quen biết, Mạch Thu biết người kia tên là Tạ Minh Vĩ, đang trong độ tuổi ‘nhị cửu niên hoa’(*),học trường quân đội ở thành phố B, bây giờ đang nghỉ học. Mạch Thu tặc lưỡi, thời này đại học nghỉ học buổi sáng mà! (*二九年华.Đây là thành ngữ của TQ. Thời cổ đại dùng ‘二八’ để biểu thị 16 tuổi, tính dần lên, 二九 là 18 tuổi. ‘Nhị cửu niên hoa’ là cụm từ để chỉ quãng thời gian tươi đẹp nhất của con người)
Bởi vì có cơ sở từ trước nên Mạch Thu học rất nhanh, hai tuần lễ sau đã có thể tự đàn tự hát. Tạ Minh vĩ rất hài lòng vì có một "đồ đệ thông tuệ" như thế nên cũng không so đo việc Mạch Thu lát một câu "chú ơi " , lát lại một câu "Tang thương"(*). (*沧桑 rút ngắn từ câu thành ngữ ‘沧海桑田’ – thế sự xoay vần. Ý chỉ mọi chuyện thay đổi một cách nhanh chóng. Gọi tắt là ‘tang thương’)
Lúc lên lớp thì học thuộc từ vựng Tiếng Anh, khi về nhà thì nghe radio một lát, chủ nhật thì chơi ghi-ta, bắt nạt Tạ Minh Vĩ một chút, đi theo vợ chồng Mạch Tử Kiệt tới nhà họ Cố còn có thể ép hỏi Cố Khôn tin tức về Cố lang nhà cô. Cuộc sống như thế thật tốt đẹp biết bao! Mạch Thu cảm thán!
C53