- 🏠 Home
- Ngôn Tình
- Cổ Đại
- Nửa Đời Sau Của Ta
- Chương 6: Quan trường Bách Hiểu Sanh (cái gì cũng biết)
Nửa Đời Sau Của Ta
Chương 6: Quan trường Bách Hiểu Sanh (cái gì cũng biết)
Bởi vì năng lực biểu đạt ngôn ngữ của Lục Ngạc cô nương - tỳ nữ của bản cô nương mạnh, lại biết nhiều, nên đúng là con đường tập hợp những loại chuyện xấu. Có thể thông qua suy nghĩ bén nhạy phân biệt các loại tin tức là thật hay giả để tổ chức lại, bị bản cô nương phong cho là "Quan trường Bách Hiểu Sanh".
Thông qua một phen giới thiệu của Lục Ngạc cô nương ‘ quan trường Bách Hiểu Sanh ’, ta cuối cùng hiểu được về tên họ / số tuổi / nghề nghiệp / phối ngẫu / lịch sử gia tộc của đám người Tín vương, công chúa, phân ra hai bộ phận chính sử (lịch sử như sách ghi) và dã sử (lịch sử truyền miệng).
Về chính sử, Lục Ngạc cô nương nói như thế này:
Trưởng công chúa, khuê danh Cẩn Ngọc. Ra đời vào năm Đức Thọ thứ 5, phụ thân là Đức Thọ Hoàng đế, mẫu thân là hoàng hậu đầu tiên của Đức Thọ đế - Hiếu Hiền hoàng hậu. Đích hoàng trưởng nữ, ban hiệu Vĩnh Lạc. Nàng thông minh cơ trí, dung nhan xinh đẹp tuyệt trần, rất được đế hậu yêu thích. Năm Đức Thọ 21 gả cho Hoàng Ấu Cách - trạng nguyên năm đó. Hoàng Ấu Cách, tự Nguyên Tường. Tổ tiên là Binh Bộ Thượng Thư Hoàng Chiêu, là đại thần đắc lực của Thánh Thái Tổ hoàng đế. Cha hắn là Hoàng Khắc Trường, làm quan đến chức Hữu Thừa Tướng. Nguyên Tường mười một tuổi đã vang danh thần đồng khắp vua và dân. Nghe nói hắn phong thái tuyệt luân, được xưng "Ngọc Diện Hoàng Lang". Hai người được ngự tứ phủ đệ thành thân vào năm Đức Thọ 22. Phủ này là phủ đệ hoa lệ nhất kinh thành, hoàn thành năm 22 thì được ngự bút ghi: phủ trưởng công chúa. Lại không phải phủ phò mã, hoàn toàn thấy rõ sự sủng ái. Hai người cưới rồi thì cầm sắt hòa minh, là vợ chồng mẫu mực trong triều. Khác: phò mã giữ chức Binh Bộ Thị Lang.
Tín vương, tên Dực Phong. Thừa kế làm vương. Tổ tiên là đường huynh Trần Hữu Nhân của Thánh Thái Tổ Trần Hữu Lượng. Có tin đồn nói, Tín vương anh tuấn bất phàm, Tín vương thần dũng vô địch, từng tỷ võ trước tiên đế gia, lấy một địch mười, đánh đâu thắng đó không gì cản nổi, Tín vương có nghĩa khí, có mấy huynh đệ sống chết cùng nhau. Tín vương đa tình, có tình với với nữ nhi của Hộ bộ Tham Sự Lưu Dương, từng cầu xin tiên đế tứ hôn, bởi vì gia thế hơi thấp, nên làm trắc vương phi, hiện đã sinh một con Triệu Hàm, hai tuổi. Khác: Tín vương được ban chức Phụ Ân Tướng Quân của lão gia phủ ta.
Ở trên chính là lý lịch sơ lược bình sinh của hai người, phía dưới là thời gian dã sử của ‘ quan trường Bách Hiểu Sanh ’:
Dã sử một: tin đồn trưởng công chúa hay ghen, mặc dù sau khi cưới chưa từng sinh con, vẫn không cho phò mã cưới vợ bé, đến nay chỉ có một người thϊếp vô danh. Người thϊếp vô danh sinh ra một đứa con, đến nay không phong hào.
Dã sử hai: tin đồn Lưu thị trắc phi của Tín vương bình thường cực kỳ mỹ lệ, lại dịu dàng săn sóc, đối đãi người hòa ái dễ gần. Gả hai năm, tình cảm hai người cực tốt.
Dã sử ba: tin đồn Tín vương không phải lão Tín vương sanh, mà là Tín vương phi và tiên đế
sinh ra.
Dã sử bốn: tin đồn lão Tín vương phi là một hồ ly, quyến rũ tiên đế nhiều chút năm! Thật may là sau đó tiên đế lạc đường biết quay lại, lại ưa thích Thái hậu bây giờ, nếu không phát triển tiếp thật không hay! ~
Nhưng Lục Ngạc cô nương hiếu học vẫn có nghi vấn.
Bách Hiểu Sanh Lục Ngạc cô nương bổ sung: "Chủ tử, người nói Đương Kim hoàng thượng muốn tấn phong Tín vương thành Thân Vương, chẳng lẽ đã tra rõ Tín vương là con của tiên đế, là huynh đệ, cho nên mới làm như vậy?"
- 🏠 Home
- Ngôn Tình
- Cổ Đại
- Nửa Đời Sau Của Ta
- Chương 6: Quan trường Bách Hiểu Sanh (cái gì cũng biết)