Chương 18: Khói mù sơn dã (tt)
Liễu Tồn Trung thấy bức đồ hình bát quái và chiếc mộc đình vẫn còn y nguyên, nhưng không thấy hình bóng Tố Tố đâu cả. Chàng nghĩ thầm:
“Nếu Tố Tố không được sư phụ cứu thoát thì tất nàng bị chúng đem đi giam giữ nơi khác.”
Chàng ngửng đầu lên nhìn, thấy phía đối diện với ngôi viện này còn có một dãy lầu khác, trong đó có một căn tỏa ra ánh sáng đèn le lói. Chàng nghĩ thầm:
“Trong căn lầu nọ có ánh sáng đèn, tất nhiên phải có người cư ngụ. Ta hãy thử tới đó xem sao.”
Nghĩ đoạn chàng khẽ nhún chân, xuyên qua song cửa, nhắm thắng căn lầu nọ bắn vọt tới.
Chàng phục người dưới song cửa, ghé mắt nhìn vào bên trong quả nhiên thấy trong phòng có hai người mà chàng đã nhận ra được ngay.
Một tên là Cát Đạt Tố đại đồ đệ của Tôn Kha Ba, còn một tên là tam đồ đệ Cổ Đạt Lạt.
Liễu Tồn Trung vốn có sẵn cảm tình với Cổ Đạt Lạt vì chàng nhớ hồi đại náo Bắc Cố sơn bị các võ sĩ áo xám Đông Doanh vây phủ trùng trùng điệp khắp mình mẩy thọ kiếm thương sức tàn hơi kiệt, Cổ Đạt Lạt đã lắm phen có cơ hội sát hại mình nhưng đều hạ thủ lưu tình bỏ qua hết.
Liễu Tồn Trung là một người ân oán phân minh, điểm hảo ý này của đối phương chàng ghi nhớ mãi trong lòng.
Lúc ấy Cát Đạt Tố đang ngồi tựa trên ghế Thái sư đặt khuỷu tay lên kỷ trà, mắt đầy vẻ oán hận.
Cổ Đạt Lạt thì rảo bước đi lại trong phòng, cúi đầu nghĩ ngợi, như là có một việc phiền não gì rất lớn lao.
Bỗng nghe cát Đạt Tố nói:
- Ngươi đã suy nghĩ kỹ chưa? Đây là một cơ hội hiếm có. Một là có thể lập được đại công, hai là nguyện vọng của ngươi sẽ được thành toàn.
Cổ Đạt Lạt dường như không nghe thấy câu hỏi đó nhưng chân đã bước chậm lại.
Cát Đạt Tố thấy Cổ Đạt Lạt không trả lời, lại nói tiếp: - Đây là diệu kế của Thông Thiên Hiểu sư gia. Ngươi nên biết Thông Thiên Hiểu là Gia Cát Lượng tái sinh. Ông ta đã bày kế sách gì tất phải trăm phần trăm an toàn, thần không biết, quỷ chẳng hay.
Chỉ nghe thấy Cổ Đạt Lạt khẽ hừ nhạt một tiếng, tuy thanh âm rất nhỏ nhưng với một người công lực cực cao như Liễu Tồn Trung thì lại nghe thấy rất rõ ràng, đại khái là y rất bất mãn.
Cát Đạt Tố hơi vận sức vào khuỷu tay chỉ nghe thấy nhưng tiếng lách cách một chiếc chân kỷ trà đã gãy lìa, hiển nhiên là y rất căm tức tiếng hừ vừa rồi của người sư đệ.
Giây lát sau Cát Đạt Tố mới gằn giọng hỏi: - Sư đệ ngươi dám trái lại ý của sư phụ phải không? Câu nói này hình như có tác dụng. Cổ Đạt Lạt trù trừ ngừng chân lại hơi ngửng đầu nhìn lên phía trên, như biểu thị đối với ý chỉ của sư phụ thì không dám khinh suất.
Cát Đạt Tố thấy sư đệ ngừng bước trong lòng hơi mừng thầm ôn tồn nói:
- Sư đệ nên nghe theo ngu huynh. Diệu kế của Thông Thiên Hiểu sư gia không nhưng chỉ vì quốc gia mà thôi, mà còn cả vì sư đệ nữa. Liễu Tồn Trung đứng ngoài nghe ngóng, chăm chú theo dõi từng cử chỉ của đối phương bên trong.
Chàng thấy Cổ Đạt Lạt vừa nghe thấy sư huynh nhắc tới Thông Thiên Hiểu sư gia lại lập tức di động chân, mặt lộ đầy vẻ không vui khẽ hừ một tiếng.
Cát Đạt Tố ngạc nhiên nói: - Sư đệ không nghe lời khuyên bảo của ngu huynh phải không? Cổ Đạt Lạt vẫn như một người câm điếc chậm rãi đi tới đầu
phòng rồi lại từ từ quay trở lại.
Cát Đạt Tố trầm giọng tiếp: - Sư đệ chớ nên có thái độ rượu mừng không uống lại cứ thích uống rượu phạt. Nếu ngươi không ưng thuận thì kế hoạch của Thông Thiên Hiểu sư gia vẫn tiếp tục như thường. Nhưng nếu ngươi chọc tức sư phụ thì đừng trông mong gì trở về Kha Nhĩ tự nữa.
Liễu Tồn Trung ở bên ngoài nghe thấy hai huynh đệ bàn luận tới lúc này chàng vẫn không hiểu chúng đang trù tính việc gì? Chỉ thấy Cổ Đạt Lạt mặt đầy vẻ bực bội, lặng lẽ quay mình bỏ xuống dưới lều.
Cát Đạt Tố bỗng đứng bật dậy, quát lớn: - Sư đệ định đi đâu thế?
Lúc ấy thân hình Cổ Đạt Lạt đã mất dạng. Liễu Tồn Trung phục ngoài song cửa chỉ thấy Cát Đạt Tố chạy theo được mấy bước liền đứng dừng lại, sắc mặt rất hậm hực, cung tay phải đánh vào lòng tay trái, đoạn ngồi xuống chiếc ghế như cũ, cau mày suy nghĩ.
Lúc này công lực của Liễu Tồn Trung đã tiến vượt mức, muốn gϊếŧ chết Cát Đạt Tố không phải là việc khó khăn. Nhưng vì chàng muốn tra rõ xem hai sư huynh đệ chúng tranh luận điều gì, Thông Thiên Hiểu sư gia đã trù tính diệu kế gì trao cho Cổ Đạt Lạt thi hành? Vì sao Cổ Đạt Lạt lại cương quyết từ chối?
Những vấn đề ấy có lẽ còn quan trọng hơn là việc gϊếŧ chết Cát Đạt Tố.
Vì vậy sau khi thân hình Cổ Đạt Lạt mất hẳn, Liễu Tồn Trung nhẹ nhàng tung mình xuống đất không một tiếng động rồi lướt ra bên ngoài sảnh.
Chỉ thấy Cổ Đạt Lạt đang thả bước đi quanh phòng, bước chân nặng chình cᏂị©Ꮒ.
Liễu Tồn Trung thầm biết lúc này Cổ Đạt Lạt tâm lý đang rất mâu thuẫn, trù trừ, chưa dám quyết định, cho nên bước chân mới chậm chạp nặng nề như vậy.
Chàng không dám theo sát gần, chỉ sợ bị Cổ Đạt Lạt phát giác sẽ hỏng mất đại sự.
Chỉ thấy Cổ Đạt Lạt đi quanh co mấy lượt ở ngoài viện. Phía trước mặt liền xuất hiện một cánh cửa lớn hình vòng cung. Hai bên tả hữu là vách tường cao đến mấy trượng, và đều có thiết lập canh gác ở hai bên cửa.
Nơi đây rất trống trải không có chỗ ẩn núp. Liễu Tồn Trung vội ẩn thân sau lưng một gốc cây lớn.
Cổ Đạt Lạt tiến tới gần cửa, giơ tay ra hiệu. Bọn canh phòng vội lấy chìa khóa mở cửa ra luôn.
Liễu Tồn Trung đưa mắt nhìn theo thấy bên trong ngoài trang viện ra tựa hồ như còn có rất nhiều nhà cửa.
Liễu Tồn Trung thừa lúc bọn tuần canh không lưu ý liền tung mình nhảy lên bờ tường nép mình phục sát bên trên đó.
Chỉ thấy Cổ Đạt đã qua khỏi cánh cửa lớn liền quay sang phía trái tiến theo một con đường nhỏ bằng đá đi thẳng.
Liễu Tồn Trung nép sát trên đầu tường dùng thuật Xà hình phóng theo rồi chàng tung mình leo lên mái ngói.
Chàng phát giác nơi đây là một nhà lao rất lớn, tất cả hai dãy phòng, mỗi dãy khoảng năm sáu gian, ngoài cửa đều có người canh gác.
Chỉ thấy Cổ Đạt Lạt đi tới gian sau cùng. Tên đứng canh vội mở cửa ra, nhường cho y tiến vào.
Liễu Tồn Trung hơi nhíu mày, không biết gian phòng này giam cầm những ai? Chàng đưa mắt nhìn hai bên tả hữu, thấy dưới sân vắng lặng như tờ, trong những xó tối dường như có bóng đen ẩn phục. Liễu Tồn Trung biết những bóng đen này đang ngầm giám thị tù nhân vượt ngục.
Chàng tung mình lướt tới gian phòng sau cùng, cậy một viên ngói lên, ghé mắt nhìn xuống.
Chỉ thấy bên dưới ánh đuốc chập chờn. Chàng bỗng phát hiện Tố Tố đang ngồi cạnh một chiếc bàn, đối diện với Cổ Đạt Lạt.
Gian phòng này bố trí cũng khá trang nhã, gần như hương khuê của một thiếu nữ.
Chỉ thấy Tố Tố quắc mắt hỏi Cổ Đạt Lạt: - Tên kia, ngươi muốn gì?
Cổ Đạt Lạt đáp: - Tôi... tôi không có...
Chỉ thấy Tố Tố chẩu môi xinh xắn lên, nói: - Ta không tin. Trước đây ngươi làm gì có thái độ như bây giờ? Cổ Đạt Lạt không đáp, chỉ lặng lẽ ngồi xuống. Tố Tố dịu giọng
nói:
- Cổ ca ca đã nói với sư phụ chưa? Sao không cho tôi biết đi? Cổ Đạt Lạt cứ ngồi ngẩn người ra như một tượng gỗ lặng lẽ không nói gì cả.
Tố Tố lại nói: - Tôi biết rồi. Tuy ngoài miệng người nói rất tốt lành, nhưng trong lòng thì trái lại.
Cổ Đạt Lạt đáp: - Tôi không phải là hạng người đó. Tố Tố nói:
- Nếu không phải thuộc hạng người ấy thì tại sao cứ trù trừ mãi không nói?
Cổ Đạt Lạt đáp: - Tôi đã thỉnh cầu sư phụ tha cho cô nương, sư phụ đã bằng lòng nhưng còn đặt điều kiện.
Tố Tố hỏi: - Điều kiện gì mau nói ra đi?
Cổ Đạt Lạt đáp:
- Tôi không bằng lòng điều kiện này của ông ta. Tố Tố ngạc nhiên hỏi tiếp:
- Tại sao ca ca lại không bằng lòng? Có phải không muốn tôi được khôi phục tự do chăng?
Cổ Đạt Lạt đáp: - Sao tôi lại không muốn để cô nương khôi phục tự do? Tố Tố nói:
- Nếu muốn tôi được khôi phục tự do, thì sao lại không bằng lòng điều kiện của sư phụ người? Xí ! Thật đúng là một anh chàng ngốc nghếch!
Liễu Tồn Trung ở trên mái ngói thấy Tố Tố thái độ vẫn thơ ngây cứng đầu cứng cổ như trước không có một chút tâm cơ nào, trong lòng cũng phải buồn cười thầm.
Chàng vốn là một người cơ trí tuyệt luân, vừa rồi hai huynh đệ
Cát Đạt Tố bàn cãi, chàng còn chưa rõ lý do. Nhưng lúc này chàng chăm chú theo dõi câu chuyện đã rõ được tám chín thành.
Chỉ nghe thấy Cổ Đạt Lạt khẽ thở dài nói: - Điều kiện đó của sư phụ, tôi không làm sao ưng thuận được. Tố Tố vội hỏi:
- Điều kiện gì thì nói nhanh lên?
Cổ Đạt Lạt ấp úng đáp: - Đó đó là...
Tố Tố giậm chân, chẩu môi nói: - Có nói hay không, sao cứ ấp úng mãi như vậy? Cổ Đạt Lạt thở dài thườn thượt, cứ lắp bắp nói: Tôi tôi tôi...cuối cùng không sao tiếp được. Tố Tố bực bội đứng bật dậy, hậm hực quát mắng:
- Thôi, mặc xác người... Người, người cút đi!
Dứt lời, nàng vùng vằng tiến tới phía vách tường. Cổ Đạt Lạt hoảng hốt, chân tay luống cuống, không biết tính sao, đành cầu khẩn:
- Hảo muội muội đừng tức giận nữa. Ngu huynh xin nói ngay. Đoạn y giơ tay ra khẽ nắm vào vai Tố Tố. Nàng vùng vằng hất tay vẫn đứng quay lưng về phía Cổ Đạt Lạt, nói:
- Ai là muội muội của người. Đừng có đυ.ng vào tôi.
Cổ Đạt Lạt tươi cười nói:
- Sao bỗng dưng lại hờn dỗi như thế. Để ca ca nói ngay cho nghe đừng giận dữ nữa.
Tố Tố phụng phịu nói: - Nói thì nói đi còn chần chừ gì nữa. Cổ Đạt Lạt nói:
- Điều kiện của sư phụ ca ca là định báo cho sư phụ hiền muội tới đây để cứu hiền muội ra.
Tố Tố nghe nói cả mừng nói: - Thật thế ư? Sư phụ của người tốt quá. Cổ Đạt Lạt nghe nàng ta nói như vậy, chỉ đành đứng thừ người ra tại chỗ. Tố Tố lại tiếp:
- Hay lắm! Hay lắm! Sư phụ của tiểu muội là Vô Trần đạo sĩ, tiểu
muội đã chả nói cho ca ca biết rồi là gì? Vị ấy trong võ lâm danh vọng đứng đầu “Vũ Trụ Ngũ Kỳ”. nếu lão nhân gia hay biết tiều muội bị giam giữ ở nơi đây. không cần phải ca ca thông báo, vị ấy cũng lập tức tới cứu tiểu muội ra. Nơi đây toàn là những nhân vật tầm thường như lũ mèo ba chân, thì lấy ai cản trở nổi vị ấy?
Cổ Đạt Lạt trầm ngâm hồi lâu không đáp. Tố Tố vội thúc giục: - Kìa, ca ca làm sao thế? Để tiểu muội viết ngay cho ca ca một phong thư, nhờ ca ca đem ngay về cho sư phụ tiểu muội nhé?
Liễu Tồn Trung ở trên mái ngói nhà bất giác toát mồ hôi lạnh, nghí bụng:
“Nguy hiểm thật! Thì ra Thông Thiên Hiểu lấy Tố Tố làm miếng mồi, dẫn dụ Vô Trần đạo sĩ vào cạm bẫy. Trước đây mình cũng định bụng đi báo cho Vô Trần đạo sĩ tới đây cứu Tố Tố ra, nhưng vì dọc đường gặp phong ba, nên không kịp thông báo”.
Lúc này chàng nghĩ lại:
“Nếu mình hành động như vậy, có lẽ đã trúng phải độc kế của Thông Thiên Hiểu”.
Liễu Tồn Trung biết rõ Đông Doanh này là một nơi ngọa hổ tàng long, kỳ tài dị sĩ nhiều không biết bao nhiêu mà kể, ngay cả đại ma đầu cái thế Mạc Nam lão ma cũng bị chúng mua chuộc được. Như vậy đủ thấy Thông Thiên Hiểu lợi hại đến mức nào.
Nghĩ tới Thông Thiên Hiểu, bất giác Liễu Tồn Trung lại nhớ đến Thi Huyền trưởng lão. Cứ xem những việc xảy ra trong quá khứ, thì Thi Huyền trưởng lão cũng chẳng thua kém gì Thông Thiên Hiểu. Ông ta dự liệu như thần, không hề sai trệch mảy may. Bất quá Thông Thiên Hiểu chiếm được thiên thời địa lợi mà Thi Huyền trưởng lão chỉ có vỏn vẹn Cái Bang, không đủ chỗ để tung hoành đấy thôi.
Lúc ấy ở bên dưới Tố Tố đang cao hứng khôn tả, đi lục lọi giấy bút đem ra án nói:
- Cổ đại ca, bức thư này ca ca phải trao tận tay sư phụ tiểu muội nhé?
Cổ Đạt Lạt vội giơ tay ngăn cản nói: - Hảo muội muội chớ nên viết thư làm gì. Tố Tố ngạc nhiên hỏi:
- Tại sao lại không viết? Ca ca không muốn sư phụ tới cứu tiểu muội ra phải không?
Cổ Đạt Lạt giậm chân thở dài đáp: - Sao ca ca lại không muốn muội thoát khỏi nơi đây chứ? Đây là do lòng tốt của ca ca, khuyên hiền muội chớ nên viết thư. Để chậm rãi ca ca sẽ nghĩ một biện pháp khác.
Tố Tố cười nhạt nói: - Quỷ kế của người tưởng qua mắt được tôi hay sao? Sư phụ người rất tốt, sai người đi thông báo cho sư phụ tôi tới đây cứu tôi ra, người lại giở trò quỷ quái định phá đám. Hừ ! Những lời nói xưa nay của người với tôi đều là bịa đặt hết. Thôi mặc kệ tôi, người đi đi.
Cổ Đạt Lạt thấy khóe mắt của Tố Tố long lanh ngấn lệ hoảng hốt đến chân tay cuống quít không biết giải quyết như thế nào cho ổn thỏa, đành vội nài nỉ:
- Hảo muội muội thật không hiểu ca ca chút nào. Sư phụ ca ca... Y chưa nói dứt, đột nhiên có một ám khí trắng toát nhằm người y bay thẳng tới. Cổ Đạt Lạt vội giơ tay ra bắt. Thì ra đó là viên giấy nhỏ vội mở ra, thấy bên trong có hàng chữ như sau:
“Cẩn thận! Có người tới đấy!”.
Cổ Đạt Lạt biết có cao nhân ngầm cảnh giác, vội xé nát mảnh giấy nọ vứt vào trong bóng tối.
Bỗng nghe thấy ngoài cửa có tiếng cười nhạt vọng tới, Cát Đạt Tố đã tới nơi.
Cổ Đạt Lạt vừa trông thấy gã, trong lòng kêu nguy hiểm thầm vội tiến lên nghênh đón, nói:
- Sư huynh đã tới!
Cát Đạt Tố mặt lạnh như băng, chỉ khẽ hừ một tiếng rồi ung dung ngồi xuống ghế.
Tố Tố thấy Cát Đạt Tố bước vào, lập tức quay mặt về phía vách tường, dường như rất căm hận gã.
Cổ Đạt Lạt hỏi: - Sư huynh tới đây có việc chi?
Cát Đạt Tố đáp:
- Sư đệ ta nói thật, hành động của sư đệ vừa rồi không sao lọt khỏi được mắt ta đâu. Thật sư phụ đã nuôi ong tay áo.
Cổ Đạt Lạt hơi biến sắc mặt, lòng bàn tay ướt đẫm mồ hôi. Cát Đạt Tố lại nói tiếp:
- Tố Tố cô nương, vì sao Cổ Đạt Lạt lại ngăn trở không cho cô viết thư yêu cầu lệnh sư tới đây?
Lúc ấy Tố Tố vẫn quay mặt vào vách tường, nghe Cát Đạt Tố hỏi như vậy vội quay đầu lại mở miệng muốn nói. Cổ Đạt Lạt sợ hãi đến hồn bất phụ thể nhưng không dám lớn tiếng ngăn trở.
Giữa lúc không biết hành động ra sao bỗng thấy Tố Tố ngẩn người ra dường như được ai nhắc nhở.
Thì ra giữa lúc nàng đang định lên tiếng, thì bỗng nghe có người khẽ nói lọt vào tai:
- Tố Tố, chớ nên nói thật ra! Cứ giả tảng như không hay biết gì cả.
Tố Tố, nghe thanh âm ấy rất quen thuộc, nàng liền vội đáp: - Biết rồi.
Dứt lời, nàng mới sực tỉnh ngộ, lời lẽ vừa rồi là do người ta dùng truyền âm nhập mật nói rót vào tai mình, đồng thời nàng cũng đã nhận ra tiếng nói quen thuộc vừa cảnh tỉnh mình đó chính là giọng của Liễu Tồn Trung. Nàng vội ngửng đầu lên ngơ ngác dáo dác nhìn xem Liễu đại ca đang ẩn núp ở đâu?
Hành động đó làm sao qua mắt nổi Cát Đạt Tố?
Gã vốn là một người rất quỷ kế, vẫn giả bộ như không hay biết, chỉ thủng thẳng hỏi tiếp:
- Tố Tố cô nương, sư đệ của tại hạ vì sao ngăn trở, không cho cô nương thông tin để lệnh sư tới đây?
Tố Tố đã biết rõ Liễu đại ca vừa dùng truyền âm nhập mật căn dặn mình chớ nên tiết lộ sự thật, tất nhiên phải có dụng ý. Nàng liền hỏi:
- Ngươi hỏi gì thế?
Cát Đạt Tố cười nhạt, nói: - Cô nương không nghe thấy thật ư? Cổ Đạt Lạt đứng cạnh đó, thấy Tố Tố không tiết lộ sự thật, tâm thần liền ổn định ngay, xen lời nói:
- Sư huynh nói như vậy là có dụng ý gì? Tiểu đệ có ngăn trở nàng bao giờ đâu.
Cát Đạt Tố vừa cười nhạt, vừa vội đưa mắt liếc nhìn tứ phía. Đột nhiên gã hất tay một thế, liền đó một luồng lam quang từ
lòng bàn tay bắn thẳng lên mái ngói nhanh như điện chớp.
Chỉ nghe thấy lắc rắc Cát Đạt Tố đã sử dụng Vu viên công người như một mũi tên thép xuyên thẳng lên trên mái ngói.
Lúc bấy giờ bốn bề vắng lặng như tờ. Trên đó có bóng người nào đâu?Cát Đạt Tố hơi giật mình, nghĩ bụng:
“Đối phương là ai mà thân pháp nhanh nhẹn như thế?” Liền đó Cổ Đạt Lạt cũng theo lên tới nơi, thấy Cát Đạt Tố đang đưa mắt tìm kiếm tứ phía liền hỏi:
- Sư huynh tìm kiếm gì thế?
Cát Đạt Tố cười nhạt, đáp:
- Đừng vờ vĩnh nữa. Ta đang kiếm đồng đảng của ngươi đấy. Cổ Đạt đạt ngẩn người ra, ngơ ngác hỏi:
- Đồng đảng của tiểu đệ? Sư huynh nói như vậy là có chủ ý gì? Cát Đạt Tố đáp:
- Ngươi còn tưởng thần không biết, quỷ không hay việc mình đã tiết lộ bí mật của Thông Thiên Hiểu sư gia làm hỏng đại sự sư phụ đã khó công xếp đặt phải không?
Cổ Đạt Lạt ngầm kinh hãi nhưng vẫn cố giữ vẻ bình tĩnh hỏi lại: - Tiểu đệ... làm hỏng đại sự gì của sư phụ?
Cát Đạt Tố khẽ quát: - Sư phụ muốn dẫn dụ Vô Trần yêu đạo vào bẫy, sao ngươi dám trái ý ngăn trở Tố Tố viết thư?
- Điều này... sư huynh căn cứ vào đâu mà dám quyết đoán như vậy?
Cát Đạt Tố cười nhạt nói: - Không có chứng cớ ư? Ngươi tương nói gì với Tố Tố có thể che giấu được tai mắt của ta hay sao?
Tố Tố lúc ấy đang ở trong phòng tiếp xúc với Liễu Tồn Trung. Liễu Tồn Trung thừa cơ Cát Đạt Tố với Cổ Đạt Lạt ở trên mái ngói, lẻn luôn vào trong phòng dùng Truyền âm nhập mật nói với Tố Tố:
- Tố Tố, mau theo tôi rời khỏi nơi đây ngay.
Tố Tố, vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội kêu gọi: - Liễu đại ca, người...
Liễu Tồn Trung vội ngắt lời: - Chớ nên nói nữa. Hiện tại ba mươi sáu chước, tẩu vi thượng sách. Nếu chần chờ để Cát Đạt Tố hay biết, e rằng sẽ rất phiền phức đấy.
Tố Tố chù chừ nói: - Để tiểu muội thông báo cho Cổ ca ca hay biết đã. Liễu Tồn Trung vội nói:
- Bây giờ y đang ở trên mái ngói tranh luận với Cát Đạt Tố, nếu đợi họ xuống dưới này thì không sao đi được đâu.
Chàng còn đang định nói tiếp, đột nhiên nghe thấy tiếng tà áo phất động trong gió, biết ngay có người tới nơi.
Chàng không dám để lộ tung tích, vì sợ Đông Doanh sẽ tăng cường giới bị. Chàng vội nhẹ nhàng lách mình ra ngoài song cửa tức thì.
Liễu Tồn Trung vừa ẩn thân xong, đã nghe thấy trong phòng có tiếng người nói:
- Dường như nơi đây vừa có người lui tới.
Có tiếng Tố Tố đáp:
- Không có người tới thì tại sao cửa lại mở? Chẳng lẽ để tiếp rước ngươi hay sao?
Gã nọ khẽ hừ giọng mũi, hỏi tiếp: - Ai? Ai tới đây?
Tố Tố đáp gọn thon lỏn: - Cát Đạt Tố?
Gã nọ lạnh lùng hỏi tiếp: - Cát Đạt Tố tới đây làm chi?
Tố Tố bĩu môi, đáp:
- Có quỷ mới biết được y tới đây làm gì. Y là một tên xấu xa tồi tệ.
Liễu Tồn Trung nghe nói cũng buồn cười thầm, biết Tố Tố là một cô bé rất trực tính, trời không sợ, đất không kiêng, tất nhiên nàng ta sẽ thóa mạ không tiếc lời nữa, liền nghĩ bụng:
“Nhiệm vụ thứ nhất Thi Thuyền trưởng lão chỉ thị, mình đã làm xong. Hiện tại Tố Tố đã có Cổ Đạt Lạt phò trợ, xem như vậy cũng chưa đến nỗi phải chịu khổ sở, và mình cũng không cần phải quan
tâm về việc Vô Trần đạo sĩ, vì Cổ Dạt Lạt nhất định sẽ không cam tâm dụ ông ta vào bẫy. Hiện tại chỉ có việc duy nhất phải làm. Đó là hoàn thành nhiệm vụ thứ hai mà Thi Huyền trưởng lão đã chỉ thị, là đi thông báo cho các võ lâm đại môn phái hay rõ Cái Bang đã trải qua tai biến, hiện bang chủ Lữ Di Hạo không biết sững chết ra sao, vậy yêu cầu các đại môn phái đấu lưng sát cánh cùng giải quyết việc ấy.
Liễu Tồn Trung vừa quyết định xong, chàng không dám nán lại lâu nữa. Sau mấy cái nhún mình, chàng đã lướt ra khỏi khu nhà giam. Lúc ấy mây đen kéo khắp vòm trời, đêm tối mù mịt rất có lợi cho người dạ hành đi lại hoạt động. Liễu Tồn Trung thi triển khinh công, trực chỉ theo đường cũ, thời gian khoảng nửa chén trà, chàng đã rời xa các trạm canh ở ven sông.
Khi ra khỏi Bắc Cố sơn thì trời đã mờ mờ sáng. Liễu Tồn Trung trầm ngâm giây lát, liền tiến thẳng về phía Tương Châu.
Suốt dọc đường ngày đi đêm nghỉ, mấy ngày sau chàng đã qua Kinh môn, quay sang hướng Thiểm Tây.
Phía Tây Tương Châu là quận huyện thuộc dãy núi Võ Đang, do Ngô Hồng tướng quân trấn thủ.
Chiếu theo sử Tống, Thiệu Hưng tam thập nhất niên, Kim chúa sai Lý Thông làm đại đô đốc, đem binh qua sông Hoài, chia ra làm năm lộ tiến thẳng xuống phía Nam. Tống vương mới phái Ngô Hồng trấn thủ, chuẩn bị giao tranh sống mái với đối phương.
Khi Liễu Tồn Trung tới Kinh Tương thấy đường xá hàng quán vắng tanh, dân cư đều khăn gói lên đường tỵ nạn, trong lòng chàng rất phiền muộn. Nhìn cảnh tượng trên, chàng lại càng oán hận người Kim xua quân xâm lấn, gây nên bao cảnh tang tóc hãi hùng, dân chúng sống trong cảnh lầm than cơ cực.
Khi còn ở trong Cái Bang, chàng thường cùng với Thi Huyền trưởng lão đàm luận việc quốc gia đại sự. Thi Huyền trưởng lão không tránh khỏi cảm khái, nói:
- Ngày nay Đại Tống còn lại nửa mảnh sơn hà này, nếu như mọi người đồng tâm hiệp lực, tu tâm dốc trí thì họa may còn có biện pháp gỡ lại vận nước. Tiếc thay khắp triều đình gian thần lộng quyền, luồn cúi người trên hϊếp đáp kẻ dưới, tham sinh húy tử nhũng lạm thối nát để mong vinh thân phì gia trên xương máu của biết bao con dân đã
hy sinh cho tổ quốc? Tình thế thật nát bét, không sao cứu vãn được nữa.
Liễu Tồn Trung nói:
- Hiện tại người chúng ta văn nhân chủ hòa, võ nhân chủ chiến. Chỉ cấn tất cả các võ nhân cùng đứng lên, liều sống mái với người Kim một trận, thử hỏi còn sợ nỗi gì không thành công?
Thi Huyền trường lão nói: - Hiền đệ không biết đấy thôi. Các văn nhân chủ hòa thường thường ở hai bên tả hữu thánh thượng, cực lực cổ súy cho giải pháp của họ, đã phá sự chủ chiến. Hơn nữa, Huy Tông, Khâm Tông, thái hậu cùng hoàng hậu đều bị người Kim cầm giữ làm con tin. Vì vậy thánh thượng cũng không có lòng dạ nào nghĩ tới việc chiến đấu.
Lúc ấy Liễu Tồn Trung hỏi:
- Nghe nói thánh thượng đã bằng lòng cắt đất cầu hòa mỗi năm tiến công Kim chúa sáu mươi vạn lạng hoàng kim, bốn trăm vạn tấm gấm vóc, sao bọn người Kim còn chưa mãn ý. Vẫn xua binh xâm lăng miền Nam?
Thi Huyền trưởng lão gượng cười, lắc đầu không nói, một hồi lâu sau mới đáp:
- Hiền đệ nên nhớ có chiến rồi mới hòa. Nếu chính mình không có năng lực chiến đấu, thì sớm muộn gì người Kim cũng sễ nuốt trọn miền Nam. Như vậy thử hỏi sáu chục vạn lạng hoàng kim với bốn trăm vạn tấm gấm vóc có đáng gì với họ?
Câu nói này, Liễu Tồn Trung luôn luôn ghi nhớ trong lòng. Hiện tại thấy tình cảnh miền Kinh Tương bao phủ không khí chiến tranh, nhà cửa đổ nát hoangphế, bất giác chàng lại hồi tường tới những lời lẽ trên của Thi Huyền trưởng lão.
Liễu Tồn Trung trong lòng phiền muộn khôn tả, thả bước tiến thẳng về phía trước.
Bình thời, chàng vốn là một con người rất linh mẫn, nhưng lúc bấy giờ nghĩ tới quốc gia bị tàn phá, dân tình nheo nhóc khổ sở, vó ngựa của người Kim giẫm lên đất Trung Nguyên, máu nóng trong người chàng sôi sùng sục không nơi phát tiết. Bất giác chàng nghiến răng kèn kẹt, cúi đầu lầm lũi đi, không để ý gì tới tình cảnh ở trước mặt.
Đột nhiên chàng nghe thấy có tiếng ngựa hí dài, tiếp theo đó là
một tiếng quát vang.
Trước mặt chàng bóng xám thấp thoáng, một chiếc roi ngựa dài ba thước đã nhằm thắng đầu chàng quất vυ"t xuống.
Liễu Tồn Trung vội nghiêng người tránh né, chiếc roi quất hụt sang bên.
Chàng ngước mắt nhìn, thấy đó là một con ngựa rất cao lớn, trên yên một võ sĩ áo xám phục sát. Gã thúc mạnh vào bụng ngựa lướt vèo qua, miệng thốt tiếng mắng chửi:
- Tiểu tử, ngươi mù rồi chăng? Liễu Tồn Trung vốn muốn tránh sang bên không thích tranh chấp, nhưng thấy võ sĩ nọ mặc áo xám, chàng biết ngay là nhân vật của Đông Doanh. Chàng thấy gã nọ vội vã, chắc phải có việc gì cấp bách?
Nghĩ đoạn, chàng bỗng vươn tay trái ra, như kìm sắt chộp lấy chân trái của gã nọ, khẽ giật một cái.
Võ sĩ áo xám mất thăng bằng, ngã luôn xuống dưới chân ngựa. Nhưng thân thủ của gã cũng rất linh hoạt, vừa rơi xuống đất đã lập tức dùng thế Lý Ngư phiên thân uốn mình đứng bật ngay dậy, đang định mở miệng chửi rủa.
Lúc ấy Liễu Tồn Trung đang bực bội không nơi phát tiết, chàng liền thuận tay điểm luôn huyệt đạo của gã quát bảo:
- Ngươi là ai, tới đây làm chi?
Tên võ sĩ nọ đã quen thói hống hách, vừa nghe chàng quát hỏi đã lớn tiếng mắng chửi:
- Lão tử là gia môn của Miêu thống chế. Nếu tiểu tử mi làm hỏng công sự của người chắc không tránh khỏi toàn gia tru lục.
Liễu Tồn Trung cả cười, hỏi:
- Ta làm lỡ công sự của Miêu thống chế ?
Võ Sĩ quát tháo: - Lão tử đã được lệnh Miêu thống chế cấp tốc đem văn thư tới nơi tới chốn ngay. Ngươi... ngươi dám...
Đã vốn định nói ngươi dám điểm vào huyệt đạo của gia gia, làm lỡ hết thời giờ, nhưng gã cũng không dám nói cứng nữa, mà đổi giọng nói tiếp:
- Ngươi làm trở ngại việc giao thông, tội thật đáng chết.
Võ sĩ nọ tuy đã bị điểm huyệt đạo, không cục cựa được nhưng giọng nói của gã vẫn ngang ngạnh, quan liêu.
Liễu Tồn Trung bật cười, hỏi:
- Văn thư gì của thống chế mà cấp bách đến thế ? Ngươi để đâu? Võ sĩ tưởng Liễu Tồn Trung nghe nói đến văn thư của thống chế Miêu Truyền, lòng đã khϊếp sợ, gã đã can đảm hơn trước, liền lớn tiếng đáp:
- Hiện đang ở trong người gia gia đây. Hừ ! Đâu đến hạng mi được xem?
Liễu Tồn Trung cười nói:
- Dĩ nhiên rồi! Dĩ nhiên rồi ! Nhưng ta vẫn cứ thích xem.
Dứt lời, chàng thò tay vào trong người võ sĩ nọ lấy ra, thấy bên ngoài văn thư có dấu hiệu của Miêu thống chế và có một hàng chữ:
“Kính cẩn trình Đại Kim thống soái Hoàn”. Liễu Tồn Trung mừng rỡ khôn tả, lẩm bẩm nói: - Nhờ hồng phúc thánh thượng khiến ngẫu nhiên ta phát giác được việc đại bí mật này.
Dứt lời chàng bỗng vươn tay ra nhanh nhẹn điểm một thế, kết liễu tính mạng của tên võ sĩ nọ để tránh khỏi bị tiết lộ tin tức.
Liễu Tồn Trung xem kỹ mật hàm. Thì ra đó là Miêu Truyền ưng thuận sự yêu cầu của Hoàn Nhan Xương, truyền Thông Thiên Hiểu phái cao thủ Đông Doanh hành thích Ngụy Thắng, hiện tại đang ở quận huyện cùng với Ngô Hồng kháng cự Lý Thông.
Lý Thông là tướng của nhà Tống sang đầu hàng quân Kim, biến thành cừu địch. Y xu nịnh Kim chúa, xúi bẩy xâm lăng Tống trào, Kim chúa phong y làm đại đô đốc xuất lãnh mười vạn Kim binh, phân ra làm năm lộ xâm lấn miền Nam.
Đại quân Lý Thông từ Hà Nam qua sông Hoài, tới đâu tàn phá tới đó.
Lần này động tới bầu nhiệt huyết ái quốc của Ngụy Thắng.
Ngụy Thắng là người Túc Thiên, mắt thấy Lý Thông dẫn lang sói vào nhà, phẫn nộ cực độ, đứng lên hô hào tụ tập khoảng ba trăm nghĩa sĩ vượt sông Hoài dọc xuống Hải Châu, trong vòng tuần nhật đã kết nạp thêm được mấy ngàn người, liên tiếp đánh bại Kim binh.
Sau đó, đoàn quân lên tới mấy vạn, tổng quản là Lý Bửu, thừa thế
giả danh nghĩa triều đình đánh chiếm Tri Hải Châu. Sau đó liên tiếp chiến thắng luôn mấy trận.
Lý Thông bị Ngụy Thắng đánh bại mấy phen, vô kế, liền tới thương lượng với Hoàn Nhan Xương.
Hoàn Nhan Xương ngầm phái người đi điều tra, biết được Ngụy Thắng thường lui tới một trại bán ngựa ở Túc Thiên, rồi được dị nhân truyền thụ binh thư, rất giỏi về việc điều binh khiển tướng, hơn nữa có sức lực mạnh như hổ, hai tay vác nổi ngàn cân.
Hoàn Nhan Xương liền nói với Lý Thông: - Tên Ngụy Thắng đó chỉ nên dùng trí diệt y, chứ không nên dùng sức.
Lý Thông nói:
- Xin đại soái cho biết tôn ý sẽ đối phó với y ra sao?
Hoàn Nhan Xương đáp: - Việc này chớ nên gấp gáp. Tướng quân cứ trở về dinh đợi tới khi tôi lấy được thủ cấp của Ngụy Thắng sẽ thông báo cho tướng quân biết.
Lý Thông biết rõ Hoàn Nhan Xương là một người thâm trầm đại lược, không dám hỏi nhiều, vội trở về dinh chờ đợi tin tức.
Hoàn Nhan Xương vội phái người tới Lâm An, ra lệnh cho Miêu Truyền sai cao thủ Đông Doanh đi ám toán Ngụy Thắng, chặt lấy thủ cấp. Đó là công đầu của việc chinh phạt miền Nam.
Bức mật hàm trên Miêu Truyền bảo đảm với Hoàn Nhan Xương chậm nhất trong vòng mười lăm ngày sẽ lấy được đầu Ngụy Thắng. Liễu Tồn Trung sau khi đọc xong bức mật hàm, cười nhạt một hồi, chàng đã sớm nghĩ ra được một diệu kế khiến Hoàn Nhan Xương tức có thể hộc máu ra mà chết.
Liễu Tồn Trung bỏ bức mật hàm vào trong người, bỗng nghe thấy phía sau lưng có người kêu gọi:
- Liễu đại ca, sao người lại ở đây? Liễu Tồn Trung quay đầu lại nhìn, hỏi: - Ủa! Ngọc đệ đấy ư! Sao hiền đệ cũng tới đây làm chi? Thì ra người ở phía sau lưng Liễu Tồn Trung chính là Kha Ngọc, người nghĩa đệ mới kết nghĩa của chàng.
Kha Ngọc ăn mặc theo lối thư sinh, trông cực kỳ thoát tục. Liễu
Tồn Trung hỏi tiếp:
- Ngọc đệ chẳng trực chỉ Lâm An ứng thí là gì? Sao bỗng dưng lại tới chốn này?
Kha Ngọc chẩu chiếc môi nho nhỏ như trái anh đào lên, khẽ thở dài một tiếng, đáp:
- Một lời thật khó kể cho hết được. Liễu Tồn Trung thấy Ngọc đệ đôi môi tươi thắm như bông hoa mới nở, cực kỳ xinh đẹp bất giác lòng vui như mở hội, cười nói:
- Ngọc đệ, mới không gặp gỡ mấy ngày mà sao bỗng biến thành chững chạc lão thành, cứ như cụ non vậy?
Kha Ngọc giật mình thất kinh, đưa tay lên sờ mặt, hỏi: - Đại ca nói gì? Bảo tiểu đệ già đi, nom khó coi lắm hay sao? Liễu Tận Trung cười đáp:
- Có ai bảo hiền đệ già với khó coi bao giờ đâu! Đại ca nói thật, hiền đệ xinh đẹp như một vị thiếu nữ, khiến đại ca trông thấy cũng phải say đắm.
Kha Ngọc mặt bỗng đỏ bừng, hổ thẹn cúi đầu xuống. Liễu Tồn Trung vỗ tay cả cười, nói:
- Ngọc đệ là đàn ông con trai chứ không phải thiếu nữ khuê các, sao lại hay hổ thẹn như thế? À đúng rồi, cái lão thầy lang quái quỷ gì đó bảo hiền đệ mắc phải một căn bệnh lạ lùng, chỉ được ngủ một mình, cũng đều là hiền đệ ngụy tạo ra. Kỳ thật vì hiền đệ hổ thẹn không ngủ chung với đại ca, phải không?
Kha Ngọc nghe nói bậm môi giậm chân, quay đầu đi nơi khác, hờn dỗi nói:
- Tiểu đệ không chơi với đại ca nữa. Đại ca không phải là người tốt.
Liễu Tồn Trung cười ha hả, nói:
- Ngọc đệ nói rất hữu lý. Đại ca là khiếu hóa tử thì có gì là cao quý tốt đẹp đâu? Nhưng cái đó cũng chẳng quan trọng, chỉ cần Ngọc đệ lên kinh thảo thí trúng tuyển Trạng nguyên gì đó. Ngọc đệ đã là trạng nguyên, tất nhiên tôi sẽ trở nên vị đại ca của tân trạng. Cả hai đều được vinh quang như thế chẳng tốt lắm ư?
Kha Ngọc phụng phịu nói: - Tiểu đệ không nói tới chuyện đó. Vừa rồi đại ca bảo trông tiểu
đệ như một cụ non là có ý gì? Có phải định nói tiểu đệ già rồi đấy không?
Liễu Tồn Trung đáp:
- Sinh lão bệnh tử là chuyện phải có của người đời sao hiền đệ lại quá coi trọng đến thế?
Kha Ngọc nói: - Không, tiểu đệ cứ thích coi trọng. Đại ca mau trả lời ngay đi! Liễu Tồn Trung mỉm cười, đáp:
- Đại ca nói hiền đệ trông như cụ non, không phải là chỉ bề ngoài mà là bảo bộ tịch dáng điệu.
Kha Ngọc cúi đầu ngẫm nghĩ, thơ ngây hỏi: - Bộ tịch với dáng điệu của tiểu đệ rất linh hoạt nhanh nhẩu thì làm sao mà bảo già được?
Liễu Tồn Trung cười đáp:
- Đại ca biết rõ Ngọc đệ hành động rất linh hoạt, trẻ trung, nhưng có điều tiếng thở dài vừa rồi của hiền đệ rất miễn cưỡng, bắt chước những người lão thành trịnh trọng chẳng khác một cụ non.
Kha Ngọc bỗng bật cười, nói: - Đại ca chỉ hay đùa cợt. Xấu lắm! Liễu Tồn Trung ngạc nhiên hỏi:
- Đại ca xấu ở chỗ nào?
Kha Ngọc ngoe nguẩy đáp: - Tiểu đệ mới khẽ thở dài mà đại ca đã lưu tâm chú ý. Như thế không phải xấu là gì?
Liễu Tồn Trung cười ha hả, nói:
- Ca ca ngắm nhìn đệ đệ mà cũng gọi là xấu ? Được rồi, từ nay trở đi đại ca sẽ không ngắm nghía hiền đệ nữa.
Kha Ngọc giậm chân, nói: - Tiểu đệ không cần thế. Liễu Tồn Trung vỗ tay cười lớn, bỗng nghiêm sắc mặt hỏi: - Ngọc đệ vừa rồi bảo một lời khó nói cho hết, đó là việc gì? Kha Ngọc đôi mắt đen nhánh chuyển động mấy lượt mới nhoẻn miệng cười, thở dài nói:
- Hà Tiểu đệ đã tới chậm một bước, khoa thi đã mở rồi. Nếu lưu
lại Lâm An sẽ không đủ tiền bạc để chi dụng, vì vậy mới phải quay trở lại.
Liễu Tồn Trung biết chàng ta nói dối mình, nhưng không tiện nói trắng ra chỉ hỏi tiếp:
- Vậy hiện tại hiền đệ định đi đâu?
Kha Ngọc đáp:
- Tiểu đệ... tiểu đệ định trở về nhà cũ. Nhưng...bỗng dưng gặp gỡ đại ca, nên đành quyết định đại ca đi đâu thì đi theo đó vậy.
Liễu Tồn Trung giật mình kinh hãi vội nói:
- Hiền đệ thẹo đại ca không được đâu.
Kha Ngọc chẩu môi hờn dỗi, hỏi: - Đại ca chán ghét tiểu đệ rồi phải không? Liễu Tồn Trung vội an ủi:
- Sao đại ca lại chán ghét hiền đệ được. Hiện tại bỗng gặp gỡ hiền đệ ở nơi này, thật đại ca còn mừng rỡ hơn là bắt được vàng.
Kha Ngọc hỏi: - Đại ca vui mừng khi gặp tiểu đệ, thì tại sao lại không cho tiểu đệ đi cùng? Đó không phải là chán ghét là gì?
Liễu Tồn Trung đáp:
- Bây giờ đại ca còn phải giải quyết một đại sự ngay, và chỉ có đơn thân độc mã. Nếu người nhiều vướng vít thể nào cũng lỡ việc.
Kha Ngọc hỏi: - Đại sự gì? Đại ca thử nói cho tiểu đệ nghe xem? Liễu Tồn Trung biết vị Ngọc đệ này tính nết rất trẻ con, nếu không nói cho chàng ta nghe, thể nào cũng lại hờn dỗi, khiến mình phải mất công giải thích.
Chàng liền thò tay móc bức mật hàm trong người ra, mỉm cười, nói:
- Ngọc đệ là người đọc sách, xem văn thư này sẽ rõ ngay. Kha Ngọc chăm chú đọc qua một lượt mới sửng sốt “à” một tiếng nói:
- Cũng may bức mật hàm này lọt vào tay đại ca. Thật là hồng phúc của hoàng đế rất lớn. Đây lại là một công lao rất lớn của đại ca. Liễu Tồn Trung cười đáp:
- Đại ca nào có công lao gì đâu!
Kha Ngọc nói:
- Đại ca hãy đem bức mật hàm này tới Lâm An trình lên cho Hoàng đế xem, để nhà Vua đem hài tội lão tặc Miêu Truyền, dẹp tan bọn chó săn Đông Doanh. Đó chả phải công lớn là gì? Lúc ấy tiểu đệ sẽ tâu trình Hoàng đế, cho đại ca được giữ chức đại đô đốc điều khiển thủy lục binh mã hai lộ, đuổi bọn lang sói Kim quốc trở về phương Bắc. Sau khi dẹp tan giặc, đại ca sẽ cưới cưới một vị đô đốc phu nhân xinh đẹp như hoa như ngọc, an hưởng phú quí thái bình...
Liễu Tồn Trung vừa nghe vừa mỉm cười. Cuối cùng chàng không sao nhịn được, ha hả cười nói lớn:
- Ngọc đệ đọc sách đến nỗi tẩu hỏa nhập ma rồi.
Kha Ngọc ngước mặt hỏi:
- Thế nào gọi là tẩu hỏa nhập ma?
Liễu Tồn Trung đáp:
- Người học võ luyện công, tối kỵ bị tẩu hỏa nhập ma. Câu đó để chỉ việc luyện võ đi sai đường. Còn những người đọc sách nhiều quá đến thờ thẫn cả người ra, thì người ta gọi là mọt sách.
Kha Ngọc nguýt một cái, hỏi: - Đại ca bảo tiểu đệ là mọt sách, phải không? Liễu Tồn Trung cười đáp:
- Dĩ nhiên rồi. Vì những lời lẽ của hiền đệ vừa rồi chỉ là một giấc mộng Nam Kha mà thôi.
Kha Ngọc đáp: - Tuy cũng có điểm như trong giấc mộng, nhưng đúng lý ra mà nói thì đại ca cứ thử xem: khi đem bức mật hàm này tới Lâm An, thì hai chữ phú quí đại ca không muốn, nó cũng sẽ lọt vào tay.
Liễu Tồn Trung nghiêm nghị nói:
- Đại ca là một Khiếu hóa tử, xưa nay không hề nghĩ tới hai chữ phú quí bao giờ.
Kha Ngọc hỏi: - Nếu vậy đại ca nghĩ đến việc gì? Liễu Tồn Trung đáp:
- Đại ca chỉ hằng tâm mong mỏi đánh đuổi quân Kim ra khỏi bờ cõi, chấn chỉnh lại giang sơn Đại Tống.
Kha Ngọc khẽ gật đầu tựa hồ như không dám nói chơi nữa, nghiêm chỉnh tiếp:
- Thế đại ca định xử trí ra sao về việc bức mật thư ? Liễu Tồn Trung suy nghĩ giây lát nói:
- Hiện tại hay nhất là đồng thời làm luôn hai việc. Tiếc thay, nhân số không đủ, còn mình thì không có cách gì để phân thân.
Kha Ngọc hỏi: - Làm hai việc một lúc ư ? Tiểu đệ có thể giúp đại ca được chăng? Liễu Tồn Trung cười, lắc đầu đáp:
- Nếu cần tài ngâm thơ hay ứng đối mài mực múa bút thì hiền đệ có thể giúp đại ca được.
Kha Ngọc cười nói: - Cái đó còn phải nói. Tiểu đệ đọc thi từ từ năm mười tuổi, về việc ngâm phong vịnh nguyệt, thi từ ca phú, tiểu đệ chẳng chịu nhường ai.
Tồn Trung cả cười nói: - Nhưng việc của đại ca đây không phải là ngâm phong vịnh nguyệt, rất tiếc chẳng có chỗ để Ngọc đệ sử dụng tài năng.
- Vậy đại ca mau nói đi, định làm hai việc gì? Liễu Tồn Trung đáp:
- Bức mật hàm này là do Miêu Truyền hồi đáp Hoàn Nhan Xương. Cứ xem tình thế hiện tại, hiển nhiên là do chủ ý của Lý Thông.
Nói tới đây, Liễu Tồn Trung bỗng ngừng lại. Kha Ngọc vội thúc giục:
- Đại ca hãy kể tiếp đi. Lý Thông là tướng của Đại Tống, cam tâm làm ưng khuyển cho rợ Kim đã bị Ngụy Thắng lắm phen đánh bại. Vô kế khả thi y mới yêu cầu Hoàn Nhan Xương giúp đỡ. Kế hoạch duy nhất của Hoàn Nhan Xương là hạ lệnh cho Miêu Truyền giải quyết. Tên Miêu Truyền là đầu não của Đông Doanh. Y liền xuống lệnh cho Thông Thiên Hiểu phái cao thủ tới Quân huyện hành thích Ngụy Thắng. Hiện tại ngoài việc tới Quân huyện bảo hộ Ngụy Thắng, đại ca còn muốn tương kế tựu kế thừa cơ hành thích Lý Thông, để cảnh tỉnh những tên liếʍ gót ngoại bang, xuất mãi quốc gia dân tộc.
Kha Ngọc cười nói: - Việc này thì có gì là khó khăn đâu. Tiểu đệ bất tài xin thay thế
đại ca tới Quân huyện. Liễu Tồn Trung ngạc nhiên, nói: - Hiền đệ tay không trói nổi con gà, tới Quân huyện để tìm chỗ chết ư?
Kha Ngọc đáp: - Tiểu đệ bằng vào ba tấc lưỡi, ngày đêm trực chỉ Quân huyện, báo cho Ngụy Thắng tướng quân hay rõ việc Đông Doanh sẽ phái cao thủ tới hành thích. Thiết tưởng Ngụy Thắng tướng quân sức có thể đánh ngã hổ, đã cảnh giác đề phòng thì còn sợ gì thích khách Đông Doanh ám toán nữa?
- Cái nhìn của Ngọc đệ đúng là của một thư sinh chuyên đọc sách. Kha Ngọc chẩu môi, nói:
- Tú tài không ra khỏi cửa cũng có thể biết mọi chuyện trong thiên hạ. Cái nhìn của thư sinh cũng phải có chỗ cao minh chứ.
Liễu Tồn Trung đáp:
- Ngọc đệ suốt ngày cặm cụi trong sách vở, làm sao biết được những chuyện trong võ lâm? Nếu nói ngồi trên ngựa múa thương điều binh khiển tướng công thành hãm địa, đó là sở trường của tướng quân Ngụy Thắng. Nhưng các cao thủ Đông Doanh phái tới người nào võ công cũng điêu luyện tới mức cao siêu xuất kỳ, lấy thủ cấp của một người dễ như lấy đồ trong túi. Ngụy Thắng tướng quân tuy sức mạnh có thể vật ngưu đả hổ, nhưng nếu gặp phải thích khách có một thân tuyệt kỹ thì chỉ có nước nhắm mắt chờ chết.
Kha Ngọc nói: - Đại ca chỉ được đề cao đối phương làm giảm oai phong của mình, Gia Cát Lượng thời Tam Quốc chỉ phe phẩy chiếc quạt mà có thể đẩy lui được tám vạn hùng binh, ai bảo là người dọc sách không hữu dụng?
- Đó là Tào Tháo chứ đâu phải thích khách?
Kha Ngọc nói:
- Tiểu đệ đầy bụng sách lược tiếc thay chưa có dịp sử dụng. Đại ca bất tất phải lo lắng. Việc bảo hộ tướng quân Ngụy Thắng xin cứ trao cho tiểu đệ. Nếu có sự sơ suất tiểu đệ xin cam chịu quân lệnh!
Liễu Tồn Trung cười ha hả nói:
- Đại ca đâu phải là tướng quân mà có quân lệnh? Thôi cũng được,
nếu Ngọc đệ đã có một bầu nhiệt huyết, đại ca cũng không tiện ngăn trở. Nhưng tiền đồ rất hung hiểm, mọi việc đều phải cẩn thận đề phòng trước khi hành sự. Sau khi gặp gỡ Ngụy Thắng tướng quân, phải cần căn dặn vị ấy bớt lộ hành tung và chớ nên tuyển thêm nhiều võ sĩ hộ vệ tùy thân.
Kha Ngọc ngạc nhiên hỏi: - Hộ vệ tùy thân càng nhiều càng tăng thêm sự an toàn, sao lại không cần?
Liễu Tồn Trung đáp:
- Không dùng hộ vệ, thích khách càng khó tìm mục tiêu. Đã là thích khách do Đông Doanh phái đi, thì bọn hộ vệ ấy có ăn thua gì với chúng?
Kha Ngọc nói: - Tiểu đệ xin ghi nhớ lời giáo huấn của đại ca. Liễu Tồn Trung ngửng mặt lên nhìn trời, rồi chỉ sang hướng Tây nói:
- Nơi đây cách quận huyện không xa, hiện do Ngô Hồng tướng quân bảo thủ. Ngụy Thắng chỉ tới đấy hiệp trợ để bố phòng mà thôi. Hiện tại Kim binh sửa soạn công kích, khắp nơi đều bố trí thâm nghiêm, Ngọc đệ phải nên cẩn thận lắm mới được.
Kha Ngọc hỏi: - Thế đại ca định đi hành thích Lý Thông chăng? Liễu Tồn Trung đáp:
- Dĩ nhiên. Lý Thông ắt đang ở trong doanh Hoàn Nhan Xương đợi chờ tin tức của Miêu Truyền. Lúc này mỗ định tới đó. Bây giờ chúng ta hãy tạm chia tay nhau, đợi đại ca gϊếŧ xong Lý Thông sẽ trở lại quận huyện hội ngộ với hiền đệ.
Kha Ngọc khẽ “dạ” rồi chia tay tiến thắng về hướng Tây. Liễu Tồn Trung cũng không dám trì hoãn, lớn bước lướt thẳng về con đường nhỏ ở phía Bắc.
Lúc bấy giờ vùng Bấc Tương Châu, Hoàn Nhan Xương đang chia binh làm ba đường tiến phát.
Tống tướng Lý Hiểu Trung đóng ở Mạt Cát chống với Kim tướng Đạt Lãm, Vương Quyền đóng ở Kiến Xương cầm chân Oa Lý Ôn. Đại quân của Lý Thông trực chỉ Thọ Xương nhòm ngó quận huyện. Chính
y thì sát cạnh Hoàn Nhan Xương cách Thọ Xương khoảng một trăm dặm hạ trại ở Áp Vĩ sơn phô trương thanh thế.
Liễu Tồn Trung nghe ngóng đích xác, chàng mới tiến vào một quán ở ven đường ăn uống no say, đợi tới lúc trời tối mới nai nịt gọn ghẽ thi triển khinh công phóng thẳng tới áp Vĩ sơn.
Vì hiện tại áp Vĩ sơn là tổng hành dinh của Hoàn Nhan Xương trong cuộc Nam xâm nên ban bố lính tuần phòng rất nghiêm mật thủ giữ rất cặn kẽ.
Liễu Tồn Trung nhớ tới Kha Ngọc, chàng chỉ sợ Kha Ngọc là một thư sinh công tử, không chút kinh nghiệm hành sự, làm lỡ hết toàn bộ kế hoạch, nên hễ gặp chòi canh ngầm nào chàng không hề né tránh cho mất thì giờ, mà lập tức nhanh nhẹn sử dụng thủ pháp giải quyết tại chỗ. Mới tới lưng núi, chàng đã thanh toán hơn mười chòi canh liền ngửng đầu lên, thấy doanh trại la liệt khắp nơi, đèn đuốc chói lòa liền nghĩ thầm:
“Lần này lên núi, ta cứ việc đạp bằng hết các doanh trại trước mặt lo gì thẳng tìm được nơi cư trú của gã Lý Thông!”.
Đang lúc nghĩ ngợi đột nhiên Liễu Tồn Trung thấy có hai bóng đen từ trong rừng xuyên ra, tai chàng nghe thấy một người nói:
- Hoàn đại soái thật quá cẩn thận, trọng địa ở trong rừng núi này địch nhân nào có thể xâm nhập được? Mà cho dù địch có dám mạo hiểm xông pha cũng không thoát khỏi các chòi canh ngầm của chúng ta.
Một người khác nói: - Mỗ cũng nghĩ thế. Nhưng nghe nói lão Thông Thiên Hiểu gì đó đã đưa thư tới cảnh cáo khuyên đại soái chớ nên sơ hốt sự tuần phòng.
Người thứ nhất nói: - Thông Thiên Hiểu cảnh cáo làm sao? Lão này chỉ khéo bày vẽ lắm chuyện khiến hai chúng ta chẳng được nghỉ ngơi chút nào.
Tên thứ hai nói: - Mỗ không tin lời của Thông Thiên Hiểu là thật. Tên thứ nhất nói:
- Thông Thiên Hiểu nói gì?
Tên thứ hai nói:
- Thông Thiên Hiểu nói: đã phát hiện bên Tống doanh có một cao nhân ngấm ngầm tương trợ. Mạc Nam lão ma là một nhân vật danh hiệu trong Vũ Trụ Ngũ Kỳ mà cũng phải thất bại rút lui.
Tên thứ nhất giật mình kinh hãi, hỏi: - Thông Thiên Hiểu nói như thế thật ? Không biết cao nhân nọ là ai? Trên thiên hạ này còn có người thắng nổi lão ma đầu là điều mà thứ nhất mỗ nghe nói.
Tên thứ hai nói: - Nghe nói nhân vật nọ là một gã trẻ tuổi. Mạc Nam lão ma cũng không nhận ra được y là ai? Nhưng theo sự ước đoán của Thông Thiên Hiểu có lẽ gã nọ là Cái Bang Liễu Tồn Trung. Tuy thế, nhưng Thông Thiên Hiểu cũng chưa dám khẳng định mình đoán đúng hay sai vì Liễu Tồn Trung cũng không có nổi công lực mạnh mẽ đến mức ấy. Liễu Tồn Trung đang ẩn núp sau một thân cây nghe rất rõ ràng, liền nghĩ thầm:
“Đúng thế. Nếu như mình không xuất phát được kình lực của chiêu “Thiên Nhân kinh giải” thì làm sao chống nổi với Mạc Nam lão ma?”
Nghĩ đoạn tâm niệm chàng bỗng chuyển động, thấy trước mặt hai tên nọ đã sắp tới cạnh thân cây, chàng đã nhanh như điện chớp lướt ra vung tay điểm luôn.
Hai tên nọ giật mình thất kinh, đến cả hô hoán cũng không kịp đều bị điểm té lăn ra đất.
Liễu Tồn Trung xách chúng vào trong bụi rậm, khẽ quát hỏi:
- Dinh của Lý Thông ở đâu?
Hai gã nằm ở dưới đất trố mắt lên nhìn, thấy người điểm té mình là một thanh niên anh phong lẫm liệt vì chúng đều bị điểm trúng á huyệt nên chỉ há hốc miệng ra mà không sao phát xuất được thành tiếng.
Liễu Tồn Trung chợt tỉnh ngộ vội giải huyệt câm cho một tên, rồi giơ chân lên đạp vào bụng gã khẽ quát hỏi:
- Dinh nào là của Lý Thông?
Gót chân chàng hơi gia tăng chút kình lực, gã nọ đã đau đến rêи ɾỉ không ngớt, giơ tay ra chỉ loạn xạ.
Liễu Tồn Trung cười nhạt, nói:
- Nơi đó doanh trại mọc như nấm, lão tử làm sao biết được ngươi định chỉ cái nào?
Dứt lời, chàng khom người xách cổ tên nọ lên khỏi mặt đất, quát hỏi:
- Mau dẫn đường cho ta ngay. Nếu sinh lòng phản trắc thì đừng trách đầu ngươi sẽ bị lao tử đánh vỡ toang ngay tại chỗ.
Tên nọ bị uy hϊếp chỉ run rẩy gật đầu rồi tiến thắng vào một ngách nhỏ bên trái. Tên còn lại vẫn nằm ở dưới đất không sao cục cựa được.
Liễu Tồn Trung theo sát sau lưng đối phương chuyển mấy khúc quanh, chàng phát hiện phía trước cách đó không xa có một bình đài rất lớn nhô ra khỏi eo núi hình thế cực kỳ hiểm yếu.
Đằng sau bình đài đèn đuốc huy hoàng. Có một doanh trại chiếm một khoảng đất rất lớn rộng, bên ngoài dinh trại ấy có được phủ bằng những tấm màn cực kỳ hoa lệ.
Tên nọ bỗng ngừng bước, không tiến lên nữa, giơ tay ra chỉ trỏ. Liễu Tồn Trung khẽ quát hỏi:
- Đó là trại của Lý Thông cư trú ?
Tên nọ khẽ gật đầu, đưa mắt sợ sệt nhìn chàng. Liễu Tồn Trung bỗng đưa tay ra khẽ vỗ một cái điểm vào huyệt mê của đối phương rồi vứt vào một xó tối.
Chàng ngửng đầu lên nhìn, thấy doanh trại lớn rộng ấy có rất nhiều chòi canh ngầm. Những chòi canh đó Liễu Tồn Trung không dám kinh động tới, vì chàng sợ bứt dây động rừng.
Một khi Lý Thông biết động lẩn trốn mất, lần sau muốn gϊếŧ y cũng không phải dễ dàng.
Liễu Tồn Trung đưa mắt quan sát tình thế hai bên tả hữu đoạn chàng uốn mình xuyên thẳng về phía trước như một con mèo đêm, trong nháy mắt đã xuyên qua liên tiếp mấy chòi canh lướt tới gần doanh trại.
Chàng vừa phục mình nghe ngóng, đột nhiên thấy có người quát lớn:
- Ai đó?
Tiếng quát đó trong đêm khuya thật như sấm động ngang tai, chỉ trong nháy mắt, khắp khu núi đèn đuốc sáng trưng, những tiếng chân nổi lên dồn dập.
Hơn mười tên võ sĩ, toàn thân mặc kình trang, giơ cao bó đuốc quát hỏi:
- Gì thế ? Có phải phát hiện được gian tế hay không? Sau đó một lão già mặc trường bào màu xám tay cầm thiết quải thái độ cực kỳ trấn tĩnh đang đứng ở bên ngoài cửa trại quát bảo:
- Các ngươi mau soát kỹ quanh đây một lượt cho ta. Bọn võ sĩ dạ ran phân đi các nơi sục sạo ngay.
Lúc bấy giờ các doanh trại ở hai bên tả hữu cũng đều thắp đèn đuốc sáng rực.
Bọn hộ doanh võ sĩ ồ ạt tới nơi hiện trường lùng kiếm. Nhất thời toàn khu đó đèn đuốc sáng rực như ban ngày, đừng nói là gian tế không sao lẩn trốn được mà dù cho là một con mèo cũng không tránh khỏi được tai mắt bọn chúng.
Bọn võ sĩ lục soát một lượt, đồng thanh la ó:
- Ai vừa hô hoán thế ? Chẳng lẽ hoa mắt rồi chăng?
Một tên khác nói: - Chắc đang mơ ngủ rồi một con mèo lướt qua làm lai tỉnh rồi hốt hoảng tưởng là gian tế mà kêu la chăng?
Lão già mặc trường bào xám tiến lên ba bước nói:
- Nếu đã không có gian tế thì chớ nên la ó ồn ào kinh động tới sự an nghỉ của tướng quân.
Bọn võ sĩ nghe nói đều câm miệng, lặng lẽ chia nhau trở về vị trì của mình.
Lão nọ vẫn chưa vào bên trong, lướt thẳng ra đứng giữa bãi đất rộng lạnh lùng nói:
- Vị bằng hữu nào giá lâm thế ? Xin hiện thân tương kiến. Thứ cho lão hủ tội thất nghinh.
Tuy lão già nói rất khẽ, chỉ sợ kinh động tới tướng quân, nhưng thanh âm tựa hồ như bao hàm một luồng kình đạo ngưng tụ không gian, nên toàn sơn đều nghe rất rõ.
Liễu Tồn Trung lúc bây giờ đang ẩn thân trên một nhánh cây um tùm. Chàng cúi đầu nhìn xuống, giật mình nghĩ bụng:
“Lão giả áo bào xám này chẳng phải Tử Ngọ Quải Lý Phùng là gì. Lão đã gia nhập Cái Bang làm tân trưởng lão, sao lại có mặt ở nơi
đây?”
Ngày nọ Liễu Tồn Trung trở về tổng đàn, Vương Hữu trưởng lão từng giới thiệu ba vị tân trưởng lão để chàng quen biết.
Trừ Tử Ngọ Quải Lý Phùng ra, còn đệ nhất cao thủ của Hành Sơn phái Diêm Vương Kiếm Từ Cận, Thất Sát Thủ Túc Xá.
Khi Túc Xá ở tổng đàn đã từng thử thách công lực của Liễu Tồn Trung biết lợi hại mà rút lui.
Còn Tử Ngọ Quải Lý Phùng này, hiệu xưng là đệ nhất cao thủ của Bột Hải, bình sinh tự phụ khôn tả, thường tự xưng quải pháp vô địch thiên hạ. Chính vì thế, Thông Thiên Hiểu mới lợi dụng lão, dẫn dụ gia nhập Đông Doanh, rồi cho dẫn nhập vào Cái Bang. Vương Hữu trưởng lão đã đưa y vào làm trường lão, đối đãi rất tôn kính.
Lần này đại quân của Hoàn Nhan Xương xâm lấn phía Nam, Thông Thiên Hiểu liền thỉnh Lý Phùng tới tương trợ với danh nghĩa hộ pháp theo trong quân ngấm ngầm bảo hộ.
Thông Thiên Hiểu sai người đem tới một mật thư, bên trong viết như sau:
“Được nghe oai danh quải pháp của tiền bối đệ nhất thiên hạ, nhưng Tống doanh người đảm lược rất nhiều chớ nên khinh thị. Nhất là gần đây nghe nói đệ nhất cao thủ giới thanh niên của Cái Bang, Liễu Tồn Trung đã bắt đầu hoạt động tại Nam Bộ. Tên này võ công rất cao trên đời hiếm thấy. Nếu tiền bối gặp y mới xứng thi thố quải pháp vô song thiên hạ!”.
Trong thư còn nhắc nhở thêm: “Liễu Tồn Trung không những võ công cao siêu hơn người mà còn cơ trí tuyệt luân, sau khi xuống phía Nam thể nào y cũng sẽ dùng kế hoạch phản khách vi chủ, tương kế tựu kế với mưu đồ hành thích Hoàn đại soái và Lý tướng quân. Tiền bối phải nên cẩn thận, chớ sơ hốt sự canh phòng, nhất là tuyệt đối không nên khinh địch mà lỡ hết đại sự”.
Tử Ngọ Quải Lý Phùng đọc xong bức thư, liền ngửng cổ lên trời cả cười, nói:
- Người ta thường đồn đại Thông Thiên Hiểu sư gia là một người rất cẩn thận. Nay đọc bức mật hàm này quả không ngoa chút nào. Chỉ với một tiểu tử Liễu Tồn Trung thì có đáng gì đâu mà ông ta phải dặn dò kỹ lường đến thế.
Ngày nọ, vì sau khi Thất Sát Thủ ngấm ngầm thử thách công lực
của Liễu Tồn Trung, tuy biết rõ mình đã bị lép vế, nhưng vì sĩ diện nên chỉ luôn miệng nói là mới sử dụng có bốn thành công lực để che mắt mọi người.
Vì vậy, dưới mắt Lý Phùng, lão không hề coi Liễu Tồn Trung vào đâu cả. Cho nên lão thầm cho Thông Thiên Hiểu đã coi trọng đối phương làm giảm uy phong của mình.
Lúc bấy giờ lão đứng trước cửa trại, đưa mắt quét nhìn khắp nơi. Nhưng không phát giác được gì khả nghi, sau thấy bọn võ sĩ lục soát quay lại báo cao không phát hiện được bóng dáng gian tế, liền nghĩ thầm:
“Nếu quả có gian tế xâm nhập thì tài ba hèn mọn của các ngươi còn mong gì tra xét thấy?”
Nghĩ đoạn lão đợi cho bọn võ sĩ hộ doanh phân tán hết, vốn là một võ lâm cao thủ lão suy đi nghĩ lại ước đoán nếu có gian tế thì ắt phải là một nhân vật giang hồ võ công cao cường đồng thời ẩn thân trên những ngọn cây rậm rạp. Vì vậy lão mới cất tiếng khıêυ khí©h. Liễu Tồn Trung định dụ lão rời khỏi nơi đây, tránh sự kinh xà. Chàng cố ý rung động cành cây phát ra những tiếng kêu xào xạc.
Lý Phùng cười nhạt, nói:
- Bằng hữu, nếu đã giá lâm, sao không hiện thân để chúng ta hàn huyên một phen?
Lý Phùng là một nhân vật lão luyện giang hồ, liền biết ngay những tiếng xào xạc vừa rồi nổi lên thì người ẩn núp trên đó đã sớm lướt sang nơi khác, vì vậy mới mở lời thăm dò.
Nếu đối phương ứng đáp tất sẽ bại lộ hành tung ngay. Giây lát sau, bỗng có tiếng cười nhạt nổi lên trên một ngọn cây cách đó hơn mười trượng.
Lý Phùng đột nhiên cả giận, lão thấy người ở trên ngọn cây không ứng tiếng đáp đủ thấy không chút nể mặt mình. Hơn nữa còn phát ra tiếng cười nhạt rõ ràng là coi lão chẳng ra gì.
Gót chân Lý Phùng hơi vận sức, nhún một cái đã bắn mình thẳng về phía trước hơn mười trượng.
Nhưng tiếng cười nhạt lại đồng thời ở cách đó mười trượng như trước.
Khi Lý Phùng giận dữ nhảy tới nơi, thì tiếng cười lại ở cách xa mười trượng, cứ thế đôi bên kẻ chạy người đuổi, chỉ trong nháy mắt
đã vượt qua phạm vi các trại canh ngầm. Lý Phùng rất bực bội, ngoác miệng thóa mạ những gì đồ trứng thối rùa đen, không chừa một câu thô tục nào.
Người ở phía trước tuyệt nhiên không hồi đáp, chỉ liên tiếp phát ra những tiếng cười nhạt. Lý Phùng gia tăng kình lực truy cản. Đột nhiên tiếng cười ấy ra phía sau lưng.
Lý Phùng giật mình kinh hãi, thiết quải đồng thời quét ngược luôn một thế. Lão nghe thấy quải phong kêu soạt một tiếng, vội quay đầu nhìn:
- Làm gì có bóng người nào, bất giác trong lòng lão cũng thất kinh thêm, nghĩ thầm:
“Tên này thân pháp nhanh nhẹn thật.” Lão chưa nghĩ dứt, tiếng cười nhạt bỗng từ phía trước mặt vọng tới.
Lý Phùng tức giận trán nổi gân xanh miệng kêu la om sòm, lại xông thẳng về phía trước.
Lúc bấy giờ vầng trăng từ trong mây dần dần ló dạng, ánh trăng xuyên qua cành cây kẽ lá rọi vằng vặc xuống mặt đất.
Lý Phùng ngửng đầu nhìn chỉ thấy trước mặt không xa trên một cây đại thụ có một bóng đen ẩn phục.
Cây đại thụ ấy từ chân đến ngọn cao tới hơn mười trượng, cành lá um tùm. Bóng đen nọ lại dùng lá cây rậm rạp ẩn thân tưởng rất kín đáo. Lý Phùng thấy vậy, cười nhạt, nghĩ bụng:
“Tên này chắc có lẽ muốn đi tìm cái chết chăng? Lão cứ tưởng ngươi ba đầu sáu tay gì, không ngờ chỉ là một tên ngu xuẩn, hên nhát, trốn chui trốn nhủi, không dám cục cựa.”
Nghĩ đoạn lão vung thiết quải, chân gia tăng kình lực lướt thẳng về phía đó.
Vừa tới nơi, lão đã tung mình, sử dụng thức “Yến Tử Xuyên Vân” lăng không phi thân lên, thiết quải nhằm thẳng đám lá rậm rạp bổ tới.
Nhưng chỉ nghe bộp một tiếng, bóng đen nọ vẫn im lìm, chẳng thốt ra một tiếng kêu nhỏ nào, rớt luôn xuống mặt đất.
Lý Phùng cả mừng lộn người hạ chân xuống, giương mắt nhìn. Không xem còn khá, ngờ đâu vừa nhìn kỹ, lão già giận dữ đến
toàn thân run lẩy bẩy. Thì ra bóng đen bị lão đánh rớt xuống đất lại là một tên tuần sơn võ sĩ chứ đâu phải gian tế?
Lý Phùng cau mày suy nghĩ giây lát, mới giật mình thất kinh, dậm chân kêu la:
- Nguy tai ! Lão tử trúng phải kế điệu hổ ly sơn của kẻ địch rồi. Vừa nghĩ dứt lão không dám chần chừ lâu, vội thi triển khinh công lướt như bay về doanh trại.
Vừa về tới nơi, lão đã thấy doanh trại của Lý Thông đang hỗn loạn nhốn nháo. Một tên võ sư hộ trại hoảng hốt đâm bổ tới va chạm ngay vào người Lý Phùng.
Lão vội giơ tay ra, chộp lấy hắn, quát hỏi:
- Chuyện gì thế ?
Gã nọ thấy là hộ pháp Lý Phùng, vội quì xuống, dập đầu nói: - Tội tiểu nhân thật đáng chết! Đáng chết!
Lý Phùng ngạc nhiên, thóa mạ:
- Mi điên rồi sao? Bảo lão đáng chết hay là mi đáng chết? Võ sư nọ toàn thân run lẩy bẩy, đáp:
- Dạ, chính thuộc hạ đáng tội chết.
Lý Phùng vội hỏi:
- Việc gì thế mau nói cho ta hay?
Võ sư mặt xanh như tàu lá: - Lý... Lý tướng quân đã mất đâu rồi. Lý Phùng nghe nói kinh hãi đến toàn thân mồ hôi lạnh toát ra như tắm, xách cổ võ sư nọ lắc mạnh, hỏi:
- Ngươi vừa nói gì? Ai mất đầu?
Võ sư lắp bắp đáp:
- Lý tướng quân.
Lý Phùng không còn thì giờ đâu hỏi nhiều, vội xô võ sư sang bên, nhún mình lướt thắng về ngọa thất của Lý Thông.
Lúc bấy giờ trong trại cực kỳ hỗn loạn, đèn đuốc sáng rực trời, vô số võ sĩ hộ trại đang hư trương thanh thế, quát tháo ỏm tỏi:
- Bắt thích khách!
Chúng vừa thấy Lý Phùng về tới đều mừng rỡ la lớn: - Hộ pháp giá lâm! Hộ pháp giá lâm!
Có tên vội thông báo: - Lý tướng quân bị thích khách hạ sát rồi. Lý Phùng thấy trên giường ngủ máu tươi vãi tung tóe, tử thi Lý Thông vẫn còn đắp chăn, lão vội mở ra xem, quả nhiên thấy tên nọ đã mất đầu.
Lúc ấy bọn võ sư các doanh trại cũng đều đổ xô tới thấy tình cảnh trên đều đưa mắt dào dác nhìn nhau lộ đầy vẻ sợ hãi.
Lý Phùng cũng chẳng nói nhiều, chỉ lặng lẽ tung mình ra bên ngoài, phóng thẳng tới tư dinh của Hoàn Nhan Xương, bụng nghĩ thầm:
“Nếu như cả Hoàn Nhan Xương cũng bị mất đầu thì thật ngôi vị hộ pháp của ta sẽ hỏng bét. Việc này được tuyên bố ra ngoài giang hồ thì mình còn mặt mũi nào trông thấy ai nữa!”
Tổng hành dinh của Hoàn Nhan Xương cách doanh trại của Lý Thông không đầy hai dặm. Với thân thủ của Lý Phùng chỉ trọng nháy mắt đã tới nơi.
Vừa tới trước cửa hành dinh, lão thấy tình hình cũng không khác gì doanh trại của Lý Thông, đèn đuốc thắp sáng choang, tình cảnh *** loạn không thể tưởng tượng được.
Đồng thời văng vẳng nghe từ trong nội dinh có tiếng quát tháo: - Có thích khách! Mau vây bắt hắn!
Tiếp theo đó là những tiếng ồn ào phụ họa. Lý Phùng nghe thấy những tiếng hô hoán hỗn loạn ấy đã lạnh toát người, nghĩ thầm:
“Hỏng bét! Tên thích khách này lợi hại thật ! Xâm nhập chốn hiểm yếu này chẳng khác chi chỗ không người”.
Chưa nghĩ dứt, lão vội nhún chân phóng người vào bên trong. Chỉ thấy một đội võ sĩ tuần doanh chia nhau đi khắp bốn phương tám hướng, hô lớn:
- Mau bắt thích khách! Mau bắt thích khách!
Mấy chục mũi trường thương đâm ngang bổ dọc sục sạo khắp nơi. Đồng thời cũng có mũi trường thương nhằm thẳng người của Lý Phùng đâm tới.
Lý Phùng vung thiết quải lên một thế, khí giới của bọn võ sĩ liền rơi lộp bộp xuống đất, lão quát bảo:
- Ta đây chứ ai!
Tiếng quát vừa dứt, mấy tên võ sĩ nọ mới định thần nhìn kỹ đàng hoàng, trố mắt hỏi:
- Ủa? Lý hộ pháp đấy ư? May quá, có mặt hộ pháp bọn tiểu nhân rất an tâm, tính mạng của đại soái cũng được bảo đảm.
Lý Phùng vừa kinh hãi vừa mừng rỡ hỏi:
- Hoàn đại soái không việc gì chứ?
Bọn võ sĩ đồng thanh đáp:
- Nhờ oai danh của hộ pháp, đại soái có kinh mà vô hiểm.
Lý Phùng không hỏi nhiều nữa, vội chạy thẳng vào trong nghị sảnh tới thẳng ngoại thất.
Chỉ thấy cửa ngoại thất thủ giữ rất nghiêm mật nư lâm hải đại địch.
Lý Phùng vội tiến luôn vào. Lão thấy Hoàn Nhan ương đang nằm co quắp trong chăn, run lẩy bẩy, đầu thò ra bên ngoài, lộ bộ mặt xanh mét.
Lý Phùng thấy thủ cấp Hoàn Nhan Xương vẫn dính liền trên cổ mới thở hắt ra, cung kính nói:
- Mừng đại soái vừa qua được một phen kinh hiểm!
Hoàn Nhan Xương thấy Lý Phùng tới nơi đã vững ụng thêm rất nhiều, liền đáp:
- Không sao! Không sao! Lý Phùng nói:
- ích khách hình dáng ra sao, đại soái có thấy rõ không? Hoàn Nhan Xương khẽ gật đầu, đáp:
- Bổn soái thấy rất rõ. Tên nọ vừa gặp bổn soái bỗng lộ vẻ sợ hãi, không dám xuống tay hạ thủ, chắc hắn kiêng nể bổn soái là danh tướng số một của Thiên Tử Đại Kim quốc cũng nên?
Lý Phùng định thần chăm chú nhìn Hoàn Nhan Xương, bỗng giật mình đến thót, vì một bên râu của Hoàn Nhan Xương bị đối phương cạo nhẵn thín, trên đầu cũng mất một mảng tóc lớn.
Chỉ trong thời gian nửa tuần trà, tên thích khách nọ đã có thể hành động được những chuyện kinh thiên động địa ấy, đủ thấy thân thủ của đối phương cao minh xuất kỳ, bình sinh hiếm người sánh kịp. Lý Phùng cung kính nói:
- Bẩm đại soái, Lý Thông tướng quân đã bị mất đầu rồi. Hoàn Nhan Xương ngẩn người, nhỏm dậy hoảng hốt hỏi: - Hộ pháp nói sao? Bị mất đầu ư?
Lý Phùng giơ tay phải phạt ngang làm hiệu, đáp:
- Dạ, bị thích khách cắt mất đầu.
Hoàn Nhan Xương ngạc nhiên hỏi: - Thế tại sao hộ pháp biết được? Lý Phùng thầm rõ Hoàn Nhan Xương vì kinh hãi quá độ nên hỏi han rất ngây ngô. Chính mình từ doanh trại Lý Thông tới đây thì tại sao không biết.
Lão cũng không tiện giảng giải, chỉ giơ tay ra chỉ chiếc đầu lâu đang treo lủng lẳng trên ngách cửa phòng nói:
- Đầu của Lý tướng quân bị tên thích khách treo ở kia kìa? Hoàn Nhan Xương ngửng đầu nhìn, kinh hãi đến toàn thân run lẩy bẩy, thất thanh kêu la:
- Ối chà! Sao bổn soái lại không trông thấy kìa? Và cả tên thích khách vừa rồi cũng không nhắc tới.
Lý Phùng đứng cạnh đó, cau mày, lặng lẽ không đáp. Hoàn Nhan Xương lại hỏi tiếp:
- Lý hộ pháp đã gặp gỡ tên thích khách ấy chưa? Lý Phùng chỉ nhíu mày hỏi lại:
- Bẩm đại soái, thích khách bỏ đi lâu chưa và tướng mạo y ra sao? Hoàn Nhan Xương đáp:
- Vừa đi xong. Y là một gã tuổi trẻ mặc bộ vải nâu ngắn rất thô kệch.
Lý Phùng vội chắp tay, nói:
- Lão hủ xin cáo từ đại soái.
Hoàn Nhan Xương vội hỏi: - Hộ pháp định đi đâu thế ? Lý Phùng đáp:
- Lão hủ phải đi lùng kiếm tên thích khách ấy ngay. Hoàn Nhan Xương hoảng hốt nói:
- Hộ pháp đi rồi, nếu thích khách quay trở lại thì lấy ai bảo hộ cho bổn soái?
Lý Phùng đáp: - Khải bẩm đại soái, không phải thuộc hạ vô lễ nhưng nếu tên thích khách nọ muốn hành thích đại soái thì y đã sớm ra tay rồi. Nay y không hại tính mạng của đại soái chắc bên trong phải có người bảo hộ, tên thích khách nhất định sẽ không quay trở lại đâu.
Lý Phùng nói dứt, liền chắp tay hành lễ, rồi quay người lớn bước ra khỏi cửa, lướt thẳng ra bên ngoài.
Hoàn Nhan Xương ngẩn người ra giơ tay lên sờ đầu chỗ mất một mảng tóc lớn. Y thở than xuất thần hồi lâu bỗng vỗ tay mấy cái, đã nghe thấy bọn vệ sĩ ở bên ngoài ứng tiếng dạ ran, đồng thanh bẩm:
- Bọn tiểu nhân xin chờ lệnh đại soái. - Lạp Ngột Long Cổ Đô Hạ Sa Ngột Long! Hoàn Nhan Xương dùng tiếng Kim thóa mạ một hồi, đại khái câu chửi rủa của y như sau:
- Bọn ngươi chỉ là đồ ăn hại, hạng giá áo túi cơm, nhan nhản canh phòng khắp nơi mà không làm gì nổi tên thích khách.
Hãy nói Lý Phùng vừa ra khỏi hành dinh của Hoàn Nhan Xương đã tung mình lên mái ngói, đưa mắt nhìn tứ phía một lượt thấy trăng tạnh mây thưa, gió đêm thổi lạnh lẽo tiếng ồn ào đã lắng hắn, nhưng xung quanh những ngọn đuốc vẫn thắp sáng rực.
Bọn vệ sĩ cẩn thận tuần phòng: Lý Phùng đưa mắt chăm chú quan sát kỹ lưỡng khắp nơi, thấy phía Tây không xa có một bóng đen lờ mờ lướt thẳng về phía trước.
Lão cả mừng tung mình xuống đất thi triển bình sinh công lực như một mũi tên bật khỏi dây cung bắn thẳng về phía đó.
Bóng đen trước mặt có lúc lướt rất nhanh, cũng có lúc lại cực kỳ chậm rãi, bất định.
Lý Phùng phấn khởi mừng thầm, nghĩ bụng:
“Phen này gặp Tử Ngọ Quải, mi có chạy lên đằng trời cũng không thoát.”
Đoạn lão gia tăng kình lực lao đi như bay biến. Bóng đen trước mặt lớn dần, lúc này đã có thể nom rõ đối phương mặc bộ áo quấn nâu thô, thân hình cao lớn, lưng hùm vai gấu.
Bóng đen ở trước mặt tựa hồ như không biết phía sau có người đuổi theo, nên di động rất ung dung chậm rãi.
Lý Phùng lại gia tăng thêm tốc độ, lúc bấy giờ chỉ còn cách bóng đen nọ khoảng hai ba trượng. Lão liền quát lớn:
- Tiểu tử ngừng chân lại!