Chương 52: Vô hạnh

TRIỆU TÍN BÈN THUẬT LẠI CHO TÔN HỮU, BẢO: “CHỈ E CHA NÀNG BỚI MÓC.”

Vì Giang Châu chào đón một Lệ phủ quân nên rất nhiều người đẹp đã lũ lượt tràn vào, trai gái già trẻ trong thành được dịp no nê con mắt. Chính vì những “tài tử phong lưu” này không thể cứ đóng cửa biệt lập là tự động nổi danh, những kẻ không công danh, không có cha tài thầy tốt người người đều biết thì chỉ còn cách bán mặt buôn thơ, không thường xuất hiện trước mặt quần chúng để họ quen mặt hoặc gặp vận tốt được quý nhân ngưỡng mộ, làm sao có thể thành tài tử? Dẫu có ngàn bản lĩnh, sau khi chết lại thành danh, nhưng lúc sống thì chật vật khó khăn —– Thì có ích gì?

Thế là trong thành Giang Châu, người ta thường thấy tài tử vờn quanh trước mặt.

Nhưng người muốn nổi tiếng cũng cần thiên thời địa lợi nhân hòa, với cả nếu lẫn trong đám người như ong vỡ tổ này có vài kẻ nhưLý Thái Bạch,

Bạch Lạc Thiên* thì cả thế giới đã hay tên từ sớm, chẳng cần đợi Lệ phủ quân tới đây mới có thể vang danh. Thời tiết như này cũng quá sai. Lệ phủ quân mời dự cỗ vào lúc nào? Là lúc cúc đã nở. Lệ phủ quân mời đi săn khi nào ấy nhỉ? Là khi cỏ đã xác xơ. Đúng độ thu về, trời ngày càng lạnh, người già thường bảo “Một trận mưa thu một đợt rét” đấy thôi.

[*Lý Bạch và Bạch Cư Dị.]

Danh sĩ ấy à, phải lả lướt một tý mới có người ngắm. Nếu bạn là kiểu

Nễ Hành*, khinh thường quyền quý, người ta ăn cỗ bạn lại cởϊ áσ, đấy cũng là danh sĩ, nhưng không phải loại mà mọi người ưa. Phải tay áo tung bay, chân mang guốc gỗ, eo thắt ngọc tốt, hoặc tóc búi cao hoặc tóc thả, vừa đi vừa ngâm thơ, thu hút ngưỡng mộ ước ao của người khác mới ổn. Khéo nhất là độ xuân về, đóng vai thiếu niên dạo đường đê, liễu ca hoa múa, bay bổng phóng khoáng.

[*Danh sĩ thời đầu Tam Quốc.]

Còn ngày thu, những người hơi yếu một chút, nếu không mặc áo kép sẽ thấy lạnh. Đất Giang Châu hay mưa, dầm một hồi mưa lạnh, lúc bay bổng cũng sẽ run cầm cập. Càng khỏi kể đám tài tử hiện nay, tay lại còn cầm quạt, hãy còn chăm chút khung quạt phải làm từ trúc Xuyên, mặt quạt phải điểm vàng. Những ngày lạnh như này mà cầm quạt, đám phàm phu tục tử trông thấy, há lại không cười giễu đôi lời: “Trời rét vậy còn lăm lăm cây quạt, đừng bảo là lửa độc quá thịnh, nướng chín não rồi nhé?”

Đã sai lại càng sai.

Nhưng đến thì đã đến, cũng phải làm gì đó, nếu ông thích nằm nhà kê gối ngắm mưa thì tụ tập vào thành làm gì? Chẳng đều nhắm tới phủ quân ư? Dù nung nấu cái lòng dạo bước trong mưa, đạp tuyết thăm bạn nhưng đến cửa lại không vào, muốn người đời ca tụng thì cũng phải có người đi quảng cáo cho ông, đúng chưa? Bằng không ngày mưa ngày tuyết, người bình thường muốn tránh còn không kịp, ai lại rảnh rỗi chạy tới ngắm ông?

Thế cho nên rất nhiều người đành phải nghiến răng, nhân lúc ngày thu chưa lạnh lắm, ra phố lượn lờ. Nhiều người còn kéo bầy kết đám, cho là cuộc đời sảng khoái lắm cũng chỉ đến thế mà thôi. Nhưng tài tử cũng là người, cũng cần ăn cơm, tiền không đủ khắc phải tìm chốn nương thân. Tài tử và thân sĩ không khỏi quấn vào nhau, thân sĩ lợi dụng tài tử thể hiện trình độ, tài tử bám vào thân sĩ kiếm cơm ăn.

Còn nữa, những tài tử có tiếng, thương gia có tiền, hoặc trả nhuận bút mời viết thay bức hoành, mộ chí, hoặc tặng tấm lụa vàng tỏ phong nhã. Lại có gia đình sinh con gái, thấy nó thô tục bèn muốn kén một chàng rễ văn nhã, chúng tài tử hãy còn do dự đôi phần mới chịu bước chân vào nữ hộ.

Trong số ấy, Triệu Tín đã tạm gọi là được trời cao phù hộ vì lọt vào mắt Lệ Ngọc Đường, được phủ quân biếu quà, nếu so với đám đồng trang lứa thì nghiễm nhiên trở thành nhân vật đứng đầu. Chẳng cần lượn lờ trên phố cả ngày, nhiều nhân vật thuộc giai cấp thượng lưu trong thành đã biết đến gã, đều do Lệ Ngọc Đường tôn lên.

Chẳng mấy tháng sau khi đến Giang Châu, Triệu Tín đã đi lại thân thiết với Lệ Ngọc Đường, trở thành thượng khách. Ở hội ngắm cúc và buổi đi săn, tất nhiên gã hơi kém hơn Hồng Khiêm, cũng không có công danh. Lệ Ngọc Đường cực kỳ coi trọng Hồng Khiêm, hai người này một có công danh một dân thường, Lệ Ngọc Đường chung quy vẫn khá tin tưởng các cuộc thi chọn người tài của nước nhà, Triệu Tín còn trẻ, đôi chỗ không bằng cũng là lẽ thường, hắn chẳng vì thế mà xem nhẹ.

Vào đông, hai người đã đến nước cùng ngồi ngắm tuyết nhấm rượu, dễ sợ chưa. Triệu Tín lại không đến nhà hắn ở, vì có Lệ Ngọc Đường tài trợ nên gã chỉ ở bên ngoài, cũng có người thấy phủ quân coi trọng gã bèn năng qua lại, chốc chốc lại thỉnh gã viết cho cái chữ, làm cho bài thơ rồi biếu nhuận bút. Lại có cả những người không cầu chữ cũng chẳng xin thơ, chỉ đến cửa biếu tiền, mong được gã nói vun vào vài lời trước mặt phủ quân. Triệu Tín sống rất thảnh thơi.

•••••

Nhưng có một chuyện, rốt lại cũng không được như ý.

Hóa ra gã Triệu Tín này tốt mã lại khá tài danh, thật ra cũng có đôi chút thực học, thế nên tự cho mình là cao giá, không muốn cưới bừa con gái nhà bình thường làm vợ, cha mẹ thúc giục gã cũng chẳng thèm nghe, họ qua đời rồi lại càng chẳng ai quản gã, dây dưa một hồi, đến tận ngày nay. Sắp hai mươi có lẻ, nếu còn không cưới thì sao xem cho được, gã bèn rục rịch muốn lấy vợ.

Nghe Lệ phủ quân có ý cho đòi, ngẫm mới thấy thành Giang Châu đông đúc, có lẽ có thể gặp được thục nữ, bèn gói gém hành trang, dắt một thư đồng đến đây. Đến thành Giang Châu gặp Lệ Ngọc Đường, thấy vị phủ quân này cảm được cái tài của mình, tạm có thể xưng là tri kỷ. Gã khá hiểu biết, cũng rõ tông thất với nhau có thể khác nhau một trời một vực, nhưng nhìn vào lối sống của Lệ Ngọc Đường, quả không giống hạng tông thất nghèo khổ khốn cùng. Lệ Ngọc Đường nắm giữ cả Giang Châu, gia tài đồ sộ, lại còn thấy được năng lực của mình, có lẽ gia giáo không tệ, nghe nói nhà phủ quân đông con nhiều cái, vừa có một cô con gái mới đính hôn, nương tử phủ quân còn đang thu xếp hôn sự cho những đứa còn lại, không khỏi động lòng.

Gã lại khá kiêu kỳ, muốn bắt chước

Khương thái công* nên không xin vào phủ nha ở. Song mỗi bận hàn huyên, kể chuyện xưa bàn việc nay với Lệ Ngọc Đường, vẫn làm màu đôi chút. Nhưng chuyện nói thì dễ làm mới khó, hay còn gọi là

đứng nói chuyện chẳng ngại đau hông, lý thuyết luôn kiệm sức hơn thực hành, lại còn nom có vẻ cao siêu. Mỗi khi chuyện gẫu đều sẽ bảo “Ta không vào địa ngục thì ai vào“, nhưng nếu ông đẩy gã đi làm thật, quá nửa sẽ làm chẳng bằng ai. Đại khái chỉ là thùng rỗng kêu to thôi.

[*Không thả thính mà chờ cá tự đớp.]

Lệ Ngọc Đường ấy vậy mà lại thích nghe Triệu Tín luận tới bàn lui, gã còn đánh đàn tàm tạm, tuy sau khi Hồng Khiêm về đã bảo: “Thua Tô Trường Trinh những mười vạn tám ngàn dặm.” Nhưng nghe cũng vui tai mà, đúng chứ?

Triệu Tín thường đến phủ nha châm hương đánh đàn với Lệ Ngọc Đường, nghĩchàng Tư Mã Tương Như năm ấy gảy đàn lại hấp dẫn được Văn Quân*, nghe đồn con gái nhà phủ quân cũng đọc sách biết chữ, thạo cả cầm kỳ thư họa, chưa biết chừng mình cũng có thể thành công. Ngờ đâu người nắm quyền ở nhà phủ quân là Thân thị, mà Thân thị dạy dỗ nghiêm tới mức nào? Trên có cha mẹ chồng chẳng quan tâm gì đến gia đình này, giữa có loại chồng như Lệ Ngọc Đường, dưới có con cái xuất thân khác nhau, nàng còn có thể lo liệu ổn thỏa, làm sao có thể để đám con gái gây ra mấy sự vụ bê bối kiểu “Lén lút trao thân” này?

[*Giai thoại Phượng cầu hoàng ấy ạ.]

Mà Thân thị dạy con gái ấy à, chẳng cần tốn công phông bạt, chỉ gói gọn trong một chữ “Nghiêm”, từ nhỏ đã dạy con gái đọc

“Kéo bình bạc dưới đáy giếng”*. Nếu ông kể chuyện

“Phất trần đỏ trốn giữa đêm”,

“Đàn ghẹo Chiêu Quân”

hay

“Hàn Thọ trộm hương”**, nàng sẽ giảng tích

“Khổ đau giữ phận hèn”*** cho ông nghe. Những người vượt rào phá luật luôn sẽ bị giày vò. Từ nhỏ nghe tới lớn, ngay cả Lệ Ngọc Đường xuất thân tông thất cũng khá coi trọng mặt mũi dòng tộc, con gái nhà họ Lệ nào ai muốn đớp thính Triệu Tín đâu?

[*Thơ Bạch Cư Dị, ý khuyên các cô gái đừng nhẹ dạ gửi phận chỉ vì mấy lời vu vơ.]

[**Đều là những điển cố chỉ việc trai gái thông gian.]

[***Điển cố, đại khái là câu chuyện một người đàn bà gả cho kẻ nghèo, kẻ nghèo sung quân, bà đau khổ sống ở hầm chứa mười tám năm, sau chồng thành quan lớn, rước về ở cùng thì sung sướиɠ được mười tám ngày đã chết.]

Gã Triệu Tín này đã được Lệ Ngọc Đường ngưỡng mộ thì chớ, lại còn lăm le sân sau nhà người. Nhưng Thân thị quản quá nghiêm, chẳng sơ hở mảy may. Triệu Tín đánh đàn ròng rã mấy ngày, trong nhà lại chả có đến một nha hoàn bước ra tặng khăn hộ tiểu thư nhà mình. Đến khi gã sai thư đồng cố tình lượn lờ dưới chân tường, cho người ta có cơ hội biếu quà, trái lại khơi gợi sự cảnh giác của Thân thị, phái quản sự trong nhà giám sát kỹ thằng nhóc này, đoạn mắng: “Mày muốn tìm ai? Đằng sau là nhà trong, thằng nít ranh nhà mày, đúng là vô phép!” Triệu Tín không khỏi bất mãn.

Lại vì Lệ Ngọc Đường thỉnh thoảng nổi hứng, mời gã ra ngoài chè chén, gọi thêm một vài ả đào đàn hát theo bồi, lúc đi đường gã luôn sẽ bắt gặp vài ả ném túi thơm cho mình. Triệu Tín dở khóc dở cười, nếu không có ý làm con rể nhà họ Lệ, gã sẽ không khước từ những trò phong nhã này, nhưng trước mắt đúng là gây thêm rắc rối. Nếu nhận thì điều tiếng không tốt, mà không nhận thì còn gì là phong phạm của “tài tử phong lưu”?

Nãy đã nói, người nắm quyền trong phủ nha là Thân thị, nàng biết Triệu Tín là ngữ “vẻ ngoài phóng đãng”, bèn răn Lệ Ngọc Đường: “Quan nhân dòng giống tông thất, lại là mệnh quan triều đình, không thể quá thân thiết với những kẻ như vậy, ô uế thanh danh. Lại còn thường xuyên chè chén với gã, nếu để người ta đồn cho cái tiếng không màng chính sự thì không đùa được đâu.”

Lệ Ngọc Đường cười đáp: “Giang Châu phì nhiêu màu mỡ, tô thuế nộp lên, năm nào năm nấy đều là thượng đẳng. Dân chúng quý ở chỗ thật thà, nhà lao giam đôi người cũng chẳng phải phường cường đạo, kẻ cắp lại chả được mấy tên, quá nửa chỉ là nhốt lại hù dọa tý thôi. Đã không có án cướp, thì ta cũng được xếp hạng ưu. Cứ chè chén đấy thì đã làm sao?”

Thân thị đáp: “Dẫu có bày mâm cỗ thì cũng nên xơi cùng những người đứng đắn. Gã Triệu Tín này chơi bời lêu lổng, đã quá hai mươi mà vẫn chưa thành gia lập nghiệp, danh sĩ cái nỗi gì? Đàn ông không có trách nhiệm, chỉ e đến vợ con cũng chả nuôi sống nổi! Đừng bàn chuyện

Chu Mãi Thần* với ta, ta cũng từng được học hành, cái thứ ích kỷ này, chẳng phải ngữ tự tìm đường chết à? Chuyện bên ngoài của mình, ta phận đàn bà không tiện chêm lời nhưng phải khuyên can, nên qua lại cùng kẻ quân tử, những người như Hồng Khiêm Thịnh Khải, chẳng phải mình cũng khá ngưỡng mộ đấy ư? Ấy mới là người đứng đắn! Còn gã Triệu Tín này, rặt phường ăn bám!”

[*Một người làm nghề nhặt củi, phải quá năm mươi mới rạng rỡ công danh.]

Lệ Ngọc Đường bất đắc dĩ phải bảo: “Ta chẳng qua chỉ muốn thư giãn một chốc, lại bị mình càm ràm tới nước này. Những người như Hồng Khiêm Thịnh Khải có công danh lại phải chuẩn bị thi cử, rốt cũng đầy chuyện phải làm. Chỉ có Triệu Tín là rảnh nhất. Dẫu sao thì nhìn cũng bổ mắt, thớt ngựa tốt mà cha ta mua cần hơn ngàn xâu tiền, đồ ăn thức uống một tháng cũng tốn mấy chục xâu, một bức tranh chữ của Tô Trường Trinh thôi đã đáng giá trăm lượng bạc, có món nào không mắc hơn gã đâu?”

Hiếm khi Thân thị bị Lệ Ngọc Đường nói đến mức á khẩu như này, đành bảo: “Mình muốn chơi đùa thì tùy, nhưng đừng quá lố. Tốt xấu gì gã cũng có thể tính là người đọc sách, không phải hạng đào kép. Mà gã có lòng bất chính, nghĩ gì mà lại sai thư đồng tới lượn lờ ngay dưới chân tường sân sau nhà ta? Quá là xấc xược, mấy đứa con gái đều một tay ta nuôi nấng, mình mà thuận miệng hứa gả đứa nào cho cái ngữ sa cơ thất thế này thì không xong với ta đâu!”

Lệ Ngọc Đường dẫu sao cũng không phải người quá mức bừa bãi, nghe Thân thị nói thế, không khỏi nghiêm túc hỏi: “Lời này là thật?” Trong lòng đã tin đôi phần, hắn và Thân thị nên duyên vợ chồng cũng đã mười mấy năm, đương nhiên biết Thân thị là người chu đáo, thường ngày cũng ít khi dèm pha người khác, dù có nói thì cũng có vài phần là thật.

Thân thị bèn kể lại chuyện mỗi bận đến nhà, Triệu Tín nhất định sẽ đánh đàn ngâm thơ, còn cố ý sai thư đồng lượn lờ ngay bên tường, đoạn bảo: “Trừ phi gã là thần tiên, có cách đi lại nào đó mà người thường không hiểu được, bằng không thì còn cách giải thích nào khác đâu? Mà dù gã có là thần tiên thật, chúng ta cũng không nên dính vào, những chuyện này cũng như đánh bạc, sao có thể đem con gái mình ra cược chứ?”

Lệ Ngọc Đường vô cùng tán thành. Những người làm cha, nhà có con gái, cứ hễ còn đôi chút mềm lòng, đôi phần tình thân sẽ chẳng đến nước gây ra những chuyện vì một khắc vui sướиɠ mà đẩy con gái vào hiểm cảnh như vậy. Thân thị không nói thì thôi, chứ đã nói thì Lệ Ngọc Đường sẽ để bụng, xét lại thì, đúng là có một chút khuất tất. Lệ Ngọc Đường đọc rất nhiều sách, những thứ mà hắn biết không chỉ là “Tương Như trộm ngọc“, tạm không nói đến chuyện Tư Mã Tương Như dụ dỗ con gái nhà người ta bỏ trốn theo mình, hắn còn biết cả chuyện gã bắt vợ chường mặt ra phố bán rượu để tống tiền cha vợ, sau đó còn muốn lấy con gái Mậu Lãng làm thϊếp.

Đàn ông có những kẻ thế này, mình thì yêu đương trái ôm phải ấp, lại gật gù đắc chí, bạn bè mình trái ôm phải ấp cũng lớn tiếng khen hay, người không liên quan trái ôm phải ấp, có khi còn thầm ngưỡng mộ. Nhưng nếu có kẻ muốn trái ôm phải ấp con gái mình, thì chỉ hận không thể cắn chết tên cầm thú ấy.

Lệ Ngọc Đường vừa khéo là loại đàn ông như vậy, lại chẳng phải hạng vô tình, vừa nghĩ tới chuyện con gái Ngũ Tỷ bị người khác nhớ nhung thì càng nhìn Triệu Tín càng thấy giống một thằng giặc. Con người là vậy, khi không để ý thì một người lớn sống sờ sờ đứng ngay trước mắt, thấy cũng làm như không; đã để ý rồi thì một hạt cát cũng xón mắt.

Từ bấy, Lệ Ngọc Đường bèn xa lánh Triệu Tín, Ngũ Tỷ được giải thoát, Thân thị thay Lệ Ngọc Đường nắm bắt hôn sự cho Ngũ Tỷ, tuy có hơi vội, nhưng là chuyện vừa khéo mà ông trời quăng xuống, là thân thích của nhà chồng Tứ Tỷ. Lý thị lang có một người em gái gả đến vùng lân cận, trong nhà có một cháu trai, đúng dịp mối mai, cái gì cũng ổn chỉ có bát tự không ai hợp, vì sự không thành mà buồn phiền luôn, bị bà nội tống cổ tới Giang Châu giải khuây. Cậu chàng họ Ngô, năm nay mười sáu tuổi, cũng đã đỗ tú tài, cha là tiến sĩ vì tang ông nội mà về quê thủ hiếu, vừa mới xả tang, song vì chuyện

khởi phục* mà phải bôn ba nên vẫn còn ở nhà.

[*Nhậm chức sau khi mãn tang.]

Hai bên so bát tự, thế mà lại cực kỳ cát lợi, lão thục nhân Lý thị vui đến không ngớt miệng: “Nhân duyên trời định. Dạo trước thăng trầm, cũng chỉ để nên được duyên lành này đây!” Mừng lắm thay, bèn nhét thêm một món hồi môn thời trẻ của mình – mặt dây chuyền Quan Âm bằng ngọc Dương Chi vào lễ vật đính hôn cho Ngũ Tỷ, quả thực thỏa lòng cực.

Thân thị cũng thở phào nhẹ nhõm, giục Lệ Ngọc Đường viết thư báo chuyện Tứ Tỷ, Ngũ Tỷ cho người trong kinh, tiện thể thòng thêm câu: Lục Tỷ, Thất Tỷ cũng đã có mối để ý. Chỉ sợ trong kinh lại mối mai bậy bạ.

•••••

Bên đây hôn sự của Ngũ Tỷ vừa định, bên kia Triệu Tín cứ như bị ai đấy cầm gạch thụi một phát vào ót, thốn đến độ mắt nổ đom đóm. Gã cũng có cảm giác rằng vị phủ quân này đã hơi xa lánh mình. Nhưng dạo trước Lệ Ngọc Đường coi trọng gã quá, khiến tiếng tăm vang xa đến vùng lân cận Giang Châu, hãy còn người nịnh hót thỉnh gã viết chữ rồi trả nhuận bút thù lao, cuộc sống cũng chẳng lấy làm gian khổ.

Thục nữ gần bên cầu không được, nhưng nổi tiếng như này thì đến châu phủ cận đấy không chừng còn gặt được mối nhân duyên tốt hơn. Song bất hạnh thay, gã lại gặp rắc rối.

Trời quầng thì gió, trăng tán thì mưa“, trước giờ chuyện lớn chưa tới, điềm báo đã hiện, những thứ vụn vặt như vậy thường rất nhanh nhạy, kẻ tiểu nhân cũng vậy. Đã có người đoán ra Triệu Tín không còn được phủ quân nâng đỡ nữa, bèn muốn thẻo gã một đao. Lại nói, kẻ mở sòng bạc như Lại Tam rất quen với những vụ giao dịch kiểu này. Triệu Tín đã là nhân vật phong lưu, không thể không biết đánh bạc, nhưng gã lại không đến những sòng tốt xấu lẫn lộn. Lại Tam bèn bày mưu, tìm vài người đến lầu xanh tìm những cô lịch sự tao nhã, dụ Triệu Tín sa bẫy.

Mới đầu Triệu Tín thắng, thắng to, sau đó thua, gã không cam lòng, trái phải áo đào làm bạn, lại có mọi người theo cùng, tâm tính thanh niên ấy mà, nhất thời cũng không thể phất áo bỏ đi. Thua hoài thua mãi, thua đến hai ba nghìn lượng, bắt đầu cảm thấy không ổn. Lại Tam còn than thở, đúng là chẳng bằng một góc của con dê béo Dư Đại Lang dạo trước!

Nếu đã nợ tiền đánh bạc, thì không tiện nợ thêm tiền đào, Triệu Tín đành phải viết thêm giấy vay năm mươi lượng, trả cho lầu xanh. Vốn muốn rời Giang Châu, giờ lại đi không được. Hơn hai ngàn lượng không phải con số nhỏ, ai mà muốn cho gã vay? Đành ở lại Giang Châu, còn dễ mượn tiếng tăm được phủ quân coi trọng, nhận thêm nhuận bút, trả nợ. Năm mới sắp đến, khắp nơi mời tiệc, kéo được một tài tử như gã đến dự cũng coi như thêm phần mặt mũi, gã trái lại tiết kiệm được kha khá tiền cơm.

Tuy Triệu Tín có chút tiếng tăm nhưng vẫn một trời một vực với Tô Trường Trinh, một bức tranh chữ đương nhiên bán chẳng được giá năm trăm lượng, chẳng qua chỉ mười, hai mươi lượng thôi, cũng chả phải ngày nào cũng có người mua. Gã còn phải mua áo lông mới, phải tiêu xài, đến cuối tháng giêng cũng chỉ trả được chưa đến hai trăm lượng. Một khi được bán rộng rãi thì tranh chữ cũng chẳng còn đáng tiền nữa, dần dà có người coi thường gã, khiến Triệu Tín vô cùng căm tức và xấu hổ.

Có một hôm, Triệu Tín đang đi trên đường, đằng sau có người gọi gã: “Tử Thành huynh!” Triệu Tín dừng bước, quay đầu lại nhìn mới biết là một người cùng quê với mình, là người cùng nghề, tên Tôn Hữu, Tôn Hữu không nổi tiếng bằng gã, nhưng đã đỗ tú tài. Nghe chuyện phủ quân, cũng đến đây thử vận may. Lúc đầu hắn không may mắn bằng Triệu Tín, nhưng thắng ở chỗ có công danh, cũng quen được một đám bạn, cả ngày tụ họp.

Mỗi năm kỳ thi tú tài tổ chức vào độ xuân, phàm là ai muốn dự thi đều phải có hai tú tài cùng viết giấy bảo đảm, mà nhờ người viết giấy bảo đảm thì không thể thiếu tiền nong quà biếu. Tuy tiền công không nhiều nhưng lợi ở chỗ nhiều người muốn dự thi, đây cũng là một đường làm ăn, vì cần hai người cùng viết nên các tú tài cũng thường liên hệ trao đổi với nhau. Tôn Hữu vừa khéo nhận được một tin tức tốt, có người họ Lục muốn mời hắn bảo đảm cho cháu ngoại trai, Tôn Hữu kéo theo một người bạn cùng ký giấy, trước tiên phải thăm hỏi về người nọ, vừa nghe đã mừng rỡ.

Ông bảo người muốn được bảo đảm là ai? Chính là anh em của Lục thị tìm tú tài thay cháu ngoại Niệm Lang. Niệm Lang năm nay mười hai mười ba tuổi, vẫn còn rất nhỏ, kể ra thì chẳng nắm chắc mười phần, nhưng Niệm Lang cũng không ngốc, học hành không đến nỗi kém. Thời ấy, rất nhiều người đã phải từ trẻ thi đến già —– Nhỡ may đỗ thì sao? Dù không đỗ thì cũng đã biết cơ chế thi cử như nào, lần sau nắm chắc hơn đôi phần.

Gã Tôn Hữu này nghe ngóng được hoàn cảnh của Niệm Lang, biết cậu có một người mẹ góa, mới cả ả Lục thị này thủ tiết khi còn trẻ, tay nắm một món tiền, không khỏi rục rịch trong lòng. Giờ gặp Triệu Tín, một bụng láu cá được dịp bốc lên.

Túm lấy Triệu Tín, thuật lại mọi chuyện. Tôn Hữu biết dạo gần đây kinh tế Triệu Tín eo hẹp, đi viết thuê khắp nơi, Lệ phủ quân lại không nâng đỡ gã như dạo trước. Những kẻ như Tôn Hữu cũng nhắm vào Lệ Ngọc Đường, một thời gian sau, đương nhiên mò ra chuyện. Bụng bảo dạ: Chẳng sợ gã không mắc câu.

Bèn bảo Triệu Tín: “Quả phụ nhà ấy mười sáu tuổi đã gả cho người làm vợ kế, hai mươi tuổi thủ tiết, chỉ có một thằng con trai, đến nay cũng chưa quá hai mươi lăm, hai mươi sáu. Của cải trong nhà lại nhiều,” Dứt lời thì cười, “cũng chẳng biết có ở góa được nữa không, chả rõ lại hời cho thằng nào!” Lại nhấn mạnh trong tay Lục thị có một món tiền, những thứ mà Niệm Lang nên có đều nằm hết ở đây, mà thị còn cả của để dành rất hậu. Dốc lòng lôi kéo Triệu Tín bày mưu, lừa tiền quả phụ này.

Sợ Triệu Tín ngại mất mặt, lại e Triệu Tín coi thường Lục thị, đế thêm: “Tư Mã Tương Như đàn ghẹo Văn Quân, cũng là một giai thoại.” Hắn lại ém tịt đi, Trác Văn Quân không có một thằng con trai lớn đến vậy.

Đây là sự vô hạnh của kẻ trí. Dụ dỗ ông, không mắc câu là ông không biết điều, còn mắc câu là ông thiếu tự trọng, muốn nói thế nào cũng được. Tôn Hữu lại nói thêm: “Ả là người từng làm chủ mẫu, đương nhiên biết quản gia. Huynh đã lớn tuổi, cũng nên thành gia lập nghiệp rồi. Còn về chuyện phong tình, chẳng nhẽ lại có loại đàn bà đố kỵ không cho phép nạp thϊếp nuôi tỳ?”

Triệu Tín đang đâm vào ngõ cụt, ỡm ờ một chốc đã đồng ý. Lại bàn bạc với Tôn Hữu, Tôn Hữu làm mối, sự thành, Triệu Tín có được Lục thị và gia sản thì chia cho Tôn Hữu một trăm xâu tiền môi giới. Hai người lên kế hoạch lừa tài sản của Lục thị. Tôn Hữu bảo: “Thằng con nhà ả, năm nay chắc chắn không đỗ nổi. Trên đời có mấy người được như Thịnh Khải? Không đỗ là vừa khéo! Tôi làm người giới thiệu, ông cứ đến nhà cậu ta làm gia sư, bảo là chỉ dạy văn chương. Ông được phủ quân yêu mến, nhà đấy hẳn sẽ muốn nhờ ông đơm lời. Tới lúc đó, ông cứ thế này thế này…”

Hai người thỏa thuận xong, tuy Triệu Tín không muốn lắm, nhưng đành vậy. Tôn Hữu nói thêm: “Quả phụ tái giá là chuyện tốt, dù có là phủ quân cũng không nói gì được, ấy là việc nghĩa.”

Lập tức quyết định, quả nhiên Niệm Lang không đỗ tú tài, đám Lục thị than thở một hồi rồi thôi, như Tôn Hữu đã nói đấy, “Trên đời có mấy người được như Thịnh Khải?” Nhưng Niệm Lang lại khá ấm ức, lúc thi luôn nghĩ rằng mình sẽ đỗ, có ai rớt mà vui không? Bên kia Tôn Hữu lại thưa chuyện với Lục đại cữu, người cậu này vốn sống nhờ vào em gái và cháu trai, thường ngày đi trên phố cũng đã nghe danh Triệu Tín, lại thêm lời xúi bẩy của Tôn Hữu, bèn đến tìm em gái bàn bạc.

Lục thị có khôn khéo đến đâu cũng chỉ là đàn bà, mà quả phụ chỉ có một đứa con trai, lại bất hòa với hàng xóm, chỉ có Niệm Lang làm chỗ dựa thôi. Thị cũng biết tiếng Triệu Tín, lại có tú tài là Tôn Hữu bảo đảm, anh ruột bồi theo, bèn dắt Niệm Lang, mình thì ngồi cách rèm xem mặt thử, gã Triệu Tín này đương nhiên sẽ làm ra vẻ chính nhân quân tử. Cách một tấm màn, Triệu Tín chỉ nhác thấy người bên trong thân hình yểu điệu, Lục thị lại nhìn rõ gã, thấy người này là tài tử tuấn tú, chỉ một ánh mắt đầu tiên thôi đã cảm thấy thoải mái.

Lập tức bái làm sư phụ, lại biếu

thúc tu*. Triệu Tín bèn ra chiêu, thúc tu thì nhận nhưng không ngụ lại nhà cậu, chỉ bảo: “Chỗ tôi ở người qua kẻ lại, hơi rối, cách ngày tôi đến quý phủ, dạy xong thì về.” Lục thị nghĩ, thị là đàn bà góa, đúng là không tiện giữ một người đàn ông ngụ lại nhà, vị tiên sinh này đúng là hiểu chuyện, lại thấy gã đẹp trai, cũng khá vừa lòng.

[*Quà biếu lúc bái sư.]

Tức thì bày bàn, đến lầu Thái Phong đặt cỗ, bảo Lục đại cữu và Niệm Lang bồi hai kẻ Triệu, Tôn xơi tiệc. Triệu Tín thế là cứ cách ngày lại đến, cũng thường báo cáo với Lục thị những chuyện đại loại như “Lệnh lang hôm nay học hành thế nào”, đúng là dịu dàng theo bồi, lại bảo Lục thị, Niệm Lang không thể chỉ đọc sách suông, dạy cậu cả món cầm kỳ.

Qua lại thường xuyên như thế, lời nói và hành động của Triệu Tín dần dà để lộ vài phần, còn dùng tiếng đàn để khơi gợi. Lục thị còn trẻ đã phải thủ tiết, tạm không bàn đến chuyện không chống nổi cô đơn, chỉ riêng việc thân là mẹ góa con côi, nhà mẹ đẻ lại không nhờ được càng khiến người ta sốt ruột, trong nhà đúng là thiếu một người cầm trịch. Bấy giờ lại có một người đàn ông trẻ tuổi đến, mẽ ngoài ngon nghẻ, tiếng tăm vang dội, còn như có ý, thị cũng hơi động lòng. Rồi cũng may áo mới, vớ mới cho Triệu Tín, lại gọi thư đồng của gã tới cho trái cây xơi, hỏi chuyện gia đình Triệu Tín.

Thư đồng bèn thuật lại tình hình thực tế: “Thực ra không còn ai cả.” Ý là cha mẹ đều đã mất, trên đầu không còn ai chèn ép. Lại âm mưu nhắm vào Niệm Lang, Niệm Lang muốn có chỗ đứng thì cần phải có người nâng đỡ, Triệu Tín nổi tiếng, lời nói chỗ phủ quân cũng có trọng lượng phần nào, Lục thị quả thật lấy làm rục rịch. Lại thêm Triệu Tín thường xuyên gảy đàn, còn mang vài thức bên ngoài vào cho Lục thị, Lục thị thủ tiết, không tiện lộ mặt ngoài phố, Triệu Tín mua vài món quà tinh xảo tặng thị, lại đem l*иg chim tước đến giải khuây cho thị.

Thoắt cái đã hơn một tháng, một ngày nọ, Triệu Tín bận việc không đến, Lục thị đã thấy bần thần. Tôn Hữu đến thay Triệu Tín, hơi để lộ viêc Triệu Tín vì kinh tế eo hẹp nên phải làm thêm việc khác, dành dụm thêm tiền. Ngày hôm sau, lúc Triệu Tín đến nhà lại chẳng nhắc một chữ nào tới chuyện túng thiếu, trái lại còn xin lỗi vì hôm qua không đến. Lục thị đáp: “Hôm qua Tôn tiên sinh đến nói thay rồi, thầy có việc chùn tay, tôi cũng không phải loại đàn bà không biết lễ nghĩa.” Đoạn biếu Triệu Tín trăm xâu tiền. Triệu Tín từ chối mãi, Lục thị mạnh tay bắt gã phải nhận.

Triệu Tín bèn bảo: “Vô công bất thụ lộc, ta có ngọc bội là vật tùy thân, hôm nay nhận tiền của nương tử, xin biếu nương tử cầm chơi.” Lập tức tháo ngọc bội, giao cho Lục thị. Lục thị đỏ mặt, đón lấy.

Nhưng thị là đàn bà khôn khéo, có một đứa con trai yêu thương như mạng mình, dẫu giàu có cũng chẳng thể đem cho Triệu Tín cả. Bên này Triệu Tín lại bị Lại Tam giục nợ, lấy làm sốt ruột. Càng bực mình hơn là trên con ngõ này có nhà của Hồng Khiêm, trong mắt Triệu Tín, gã đã sớm xem mình và Hồng Khiêm là

Du Lượng* một thời, nhưng Hồng Khiêm số đỏ, nổi trội mọi bề, tuy từng đi ở rể song bây giờ chỉ có người khen chàng trượng nghĩa, không như gã, đến cả một con đàn bà góa cũng không câu được.

[*Chu Du và Gia Cát Lượng đấy ạ.]

Càng khốn hơn là Niệm Lang không ngu, thấy ánh mắt của Triệu Tín đã cảm thấy sai sai. Lục thị, Triệu Tín trò chuyện với cậu, cậu bèn hững hờ, lại thường tỏ vẻ hờn ghét. Lục thị dần dà lạnh nhạt, để tâm tình lang, nhưng rốt lại con trai vẫn quan trọng hơn.

Hàng xóm đều biết Niệm Lang bái Triệu Tín làm sư phụ, song lại không quá thân thiết với nhà cậu nên chỉ dừng lại ở mức lúc Triệu Tín đến thì vây xem một hồi, không bước tới bắt chuyện. Lại vì trước cửa quả phụ nhiều thị phi, Triệu Tín cứ tới nhà họ Du mãi, thường mặc xiêm y mới, những gia đình có con gái đều trông coi kỹ càng hơn, chỉ sợ chúng nó làm chuyện nông nổi. Chủ nhân không nói nhưng tôi tớ lại không kiềm được miệng mình, thỉnh thoảng lại nguýt mắt, Niệm Lang bắt gặp, khó chịu cực kỳ.

Nhưng vẫn phải giữ mặt mũi, mỗi ngày Niệm Lang tiễn Triệu Tín ra cửa như phòng trộm.

•••••

Ngày hôm ấy lại là một ngày không thể không xảy ra chuyện, Ngọc Tỷ đã qua sinh nhật mười hai tuổi, bắt đầu cao lên, lại do Kim Ca đã lớn, nàng và Hồng Khiêm đem Kim Ca ra làm cái cớ, che mắt thầy Tô đến nhà Trình học đánh bạc. Từ bấy bèn thường xuyên đưa Kim Ca về nhà họ Trình, Hồng Khiêm phải đọc sách lại thêm ôn thi cử nhân, viẹc này bèn giao cho Ngọc Tỷ.

Từ nhà Ngọc Tỷ đến nhà bà ngoại, hai nhà chếch nhau, chẳng qua cũng chỉ bước từ cánh cửa này đến cánh cửa kia, tổng không đến hai ba chục bước, chưa từng ngồi kiệu ngăn người nhìn. Hôm ấy trời đổ mưa râm, không dám để Kim Ca ra đường, Ngọc Tỷ bèn tự đến tán chuyện với cụ Lâm để cụ khỏi cô đơn hay lo lắng. Tiểu Trà giương ô che cho Ngọc Tỷ, thế là khỏi luôn khăn trùm.

Chòm xóm ngõ này đều quen mặt nhau, không có người lạ bước vào, dù có là người điểm canh, dọn phân cũng chỉ đi lại ở sau ngách. Có Tiểu Trà và Đóa Nhi trái phải bảo vệ, ngờ đâu lại gặp Niệm Lang tiễn Triệu Tín ra ngoài!

Ngày mưa, Ngọc Tỷ mang guốc gỗ để khỏi ướt giày thêu, càng khiến vóc người cao hơn. Ngõ mưa giai nhân được “người nâng kẻ dìu”, thướt tha dợm bước, Triệu Tín không khỏi đứng khựng lại. Bên kia Tiểu Trà tăng tốc độ, chỉ vài bước Ngọc Tỷ đã đến trước cửa nhà họ Trình.

Triệu Tín, Ngọc Tỷ đều là kẻ thù của Niệm Lang, Niệm Lang rục rịch trong lòng, thấy Triệu Tín từng đứng nhìn cổng lớn nhà họ Trình rồi ngẩn ngơ, không khỏi cười khà: “Đó là tiểu thư nhà Hồng tú tài, cục cưng của hai gia đình.” Rồi khen Ngọc Tỷ hết lời, khen đến mức tự cảm thấy mắc ói. Cậu biết mẹ cho tiền Triệu Tín, đoán gã là một kẻ yêu tiền, bèn đế thêm rằng Ngọc Tỷ có của hồi môn rất hậu, đều nằm cả trong tay nàng.

Cuối cùng lại hỏi Triệu Tín: “Tiên sinh tài tử, nàng ấy giai nhân, chẳng hay phải ý?” Dứt lời còn nháy mắt, bảo mình có thể dò hỏi hộ.

Triệu Tín biết chuyện Hồng Khiêm, ngẫm cũng thấy Niêm Lang có lòng riêng nhưng lời cũng là thật, với cả Ngọc Tỷ xuân thì rực rỡ, không như Lục thị có thằng con trai. Còn chần chừ chỉ vì cha giai nhân và gã không hợp nhau, Triệu Tín không khỏi ngập ngừng. Thế là Triệu Tín lần lữa không đáp, Niệm Lang bèn đuổi gấp gã ra khỏi cửa, gã lại không muốn ầm ĩ tới độ làm trò cười cho kẻ khác, bèn hỏi trái nhờ phải, chủ nợ bên kia lại giục giã.

Triệu Tín bèn thuật lại cho Tôn Hữu, bảo: “Chỉ e cha nàng bới móc.”

Tôn Hữu cười đáp: “Đúng là Triệu huynh, chỉ chịu bầu bạn với giai nhân. Cha nàng không vui thì thế nào? Chỉ cần con gái y thích là được. Lúc Văn Quân bỏ nhà theo trai thật, chẳng phải Trác Vương Tôn cũng tặng của hồi môn rất hậu đấy thôi?”

Lần tới Niệm Lang hỏi lại lần nữa, Triệu Tín đáp ngay:

“Yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu.”