Chương 26: Chốn Lao Tù

Nhà lao

Từ những hành lang u tối vọng đến những tiếng gào thét đau thấu tận tâm can, phàm là nhân đều sẽ cảm thấy kinh sợ, một cỗ áp lực không nói thành lời xâm lấn từng chút ăn mòn cả tinh thần lẫn thể xác. Thẩm Gia Vy thu mình ngồi trên đống rơm nhỏ, cố gắng trấn tĩnh bản thân, dù đã vào đây ít ngày nhưng nàng vẫn không sao quen được, ngày ngày lắng nghe những tiếng gào thét thật sự ám ảnh nàng đến tận tâm can, nàng không muốn ngủ, không, phải nói là nàng không dám ngủ mới phải, nàng sợ, phải nàng sợ, không biết từ bao giờ nàng lại bắt đầu sợ những giấc mơ của chính mình, giấc mơ đã luôn ám ảnh nàng bấy lâu nay nhưng khi tỉnh giấc nàng lại chỉ có thể mơ hồ cảm nhận thấy nàng rất sợ hãi, còn mơ thấy những gì dù nàng có cố gắng đến mấy cũng không thể nhớ trọn vẹn được.

Những cánh tay u tối bám lấy nàng như muốn tìm nguồn sống, những tiếng khóc than như vang vọng từ chin tần địa ngục, chúng ám ảnh, bủa vây lấy nàng mỗi khi nàng nhắm mắt, vậy nên nàng sợ những giấc mơ, cũng sợ luôn cả giấc ngủ, khi ở phủ Thừa tướng giấc ngủ của nàng miễn cưỡng cũng cân bằng, ở đây giấc ngủ của nàng trờ nên vô cùng hiếm hoi.

Không biết ở nơi đâu của nhà lao này lại vọng đến những tiếng thét thê lương, khiến nàng bất giác rùng mình, càng thu người hơn, hai tay nhỏ bé cố gắng ôm lấy thân thể, đôi mắt mơ mơ hồ hồ mà nhinfleen cửa sổ nhỏ, giữa một bầu trời tối đen là ánh trăng cô độc đang chiếu sáng nhân gian. Nàng biết, phải, nàng biết tại sao lại có những tiếng thét thê lương đến như vậy, đây chính là góc khuất của chốn lao tù, nơi quyền lực thẳng chân chà đạp công lí không thương tiếc, mạng người không đáng một xu. Không biết tại sao từ nữa đêm, lòng nàng chợt cảm thấy thấp thỏm không yên, linh tính mách bảo nàng trong đêm nay sẽ có điều không tốt sẽ sảy ra với nàng, trong đầu nàng đã mườn tượng ra vô số viễn cảnh, và nàng biết người tiếp theo sẽ đến lượt nàng.

Từ ngoài hành lang vọng đến những tiếng bước chân, tiếng bước chân mỗi lúc một rõ dần, đuốc lửa sáng rực hắc ánh sáng nóng bỏng lên hai người lính canh thân hình cao lớn khỏe mạnh thể hiện vóc dáng của người luyện võ, những bước chân uy dũng tràn đầy sức mạnh mỗi lúc càng dồn dập, và cuối cùng chuyện gì đến cũng đến, hai người lính canh dừng lại trươc của phòng giam của nàng, ánh mắt họ như lưỡi hái khát máu phóng thẳng đến nàng, đôi mắt u tối từ trên cao nhình xuống nàng thân hình nhỏ bé như con thỏ con trước bầy sói hung tợn, ánh mắt nàng trở nên u ám, tối nay nàng đã đĩnh là không qua khỏi, Liễu thị, hai chúng ta đã nợ nần gì nhau, ta đến tột cùng là chẳng tìm thấy lí do.

Một trong hai người lình canh bước đến mở của phòng giam, người trước người sau bước vào, bên tả bên hữu mà đưa nàng rời khỏi phòng giam bước vào hành lang u tối.

Từ một góc khuất của nhà lao lại vang vọng lên những tiếng thét thê lương của phạm nhân, nỗi đau thấu đến tận tâm can làm lòng người thương tâm. Chỉ khác là, nạn nhân giờ đây… chính là nàng.

-

-

-------------------------------------------

Phủ Thừa Tướng

Thẩm Gia Ngạn dẫn theo gia đinh trong phủ đi hết con phố này rồi đến phố nọ mong tìm ra tung tích của Thẩm Gia Ngữ. Khi đi hỏi những đứa trẻ hay chơi cùng Thẩm Gia Ngữ mới biết được tin hắn( TGN) buổi chiều khi chơi với bọn họ có nói sẽ lên núi làm một việc gì đó rất quan trọng, bọn họ gặn hỏi nhưng Thẩm Gia Ngữ nhất quyết không nói gì thêm, chỉ dặn bọn họ phải giữ bí mất nếu người nhà hắn có hỏi, nhưng giờ đây khi thấy Thẩm Gia Ngữ bọn họ mới lo lắng bất an quyết định nói rõ sự tình với Thẩm Gia Ngạn.

Thẩm Gia Ngạn liền hỏi một chút bọn họ địa điểm cụ thể xong liền đi đến đó là ngọn núi Điệp Cổn cách kinh thành một cach giờ đi ngựa về phía Tây, đây là ngọn núi nổi tiếng với nhiều loài động thực vật quý hiếm, tuy nhiên vì đường lên núi rất hiểm trở nên rất ít người bén mảng đến, để bảo vệ ngọn núi khỏi sự dòm ngó của nhiều người, triều đình đã giao cho những hộ nông dân sống dưới chân núi canh giữ cẩn thận.

Thẩm Gia Ngạn đến chân núi Điệp Cổn trời cũng đã tối, liền cùng gia đinh tìm một quán trọ gần đó để nghỉ ngơi vì rừng núi địa thế hiểm trở hắn không thể mạo hiểm đi lên vào buổi tối được, chỉ có thể đợi trời sáng nhờ những người canh giữ núi trợ giúp.

-

-

----------------------------------

Trường Bình- Thành trì Âu Dương quốc đóng ở phía Tây Bắc biên cương.

Năm Thiên Đế thứ năm mươi bảy tộc người Khiết Đan hoạt động ở vùng ngày một mạnh. Đến thời Minh Hoàng chúng liên tục tấn công vào các thành trì của triều đình, tham vọng muốn lấn vùng Trung Nguyên âm mưu muốn chiếm đoạt kinh thành Đế Đô. Năm Minh Hoàng thứ mười hai, tộc người Khiết Đan kéo hàng ngàn hàng vạn kỵ binh áp sát Khấu Chuẩn, còn cách thành trì ba trăm dặm.

Quân báo khẩn cấp từ bên ngoài báo về Thành chủ Lý Thế Dân. Lý Thế Dân thấy tình thế cấp bách liền triệu tập các viên tướng. Trong phòng nghị sự, trên ghế chủ tọa có hai người đang ngồi, bên tả là thành chủ Lý Thế Dân, bên hữu là Đại tướng quân Hiên Viên Dật, hai hàng ghế ở dưới là các viên tướng các cấp ngồi theo thứ bậc từ lớn tới nhỏ trải dài tới cuối phòng, ngồi đầu hai hàng ghế là Doãn Thần Âm và Âu Dương Kỳ là hai cánh tay đắc lực của Hiên Viên Dật.

Cuộc nghị sự héo dài đếm quá nữa đêm mới có thể kết thúc, chiên sự cấp bách buộc lòng phải nghĩ ra một chiến lược vẹn toàn, không khí căng thẳng kéo dài đến hết cả cuộc họp.



Nói đi cũng phải nói lại, tộc người Khiết Đan này có thể hoạt động mạnh mẽ như hiện nay chính là sai lầm của Lý Thế Dân. Năm Thiên Đế thứ năm mươi tư, tộc người Khiết Đan lần đầu đến Trung Nguyên Đế Đô trù phú là ngơi tựa sơn đạp thủy phong cảnh hữu tình, tham vọng muốn chiếm Trung Nguyên Đế Đô, Lý Thế Dân năm đó cũng mới được ban chức Thành chủ không lâu, biết tin liền triệu tập các tướng lĩnh Trường Bình bàn kế sách chống giặc. Lý Thế Dân kiên quyết trấn giữ Trường Bình suốt ba năm ròng rã. Thời gian kéo dài, việc cung ứng lương thực và vũ khí của tộc người Khiết Đan gặp khó khăn. Người Khiết Đan phái gián điệp đột nhập vào Thành Trường Bình loan tin nói người Khiết Đan không sợ Âu Dương Quốc cái gì cả, mà chỉ sợ Trịnh Tụ. Lý Thế Dân nghe thấy thế vội phong Trịnh Tụ làm tướng.

Trịnh Tụ từ nhỏ sống ở Trường Bình theo cha là Trịnh Liêm- là một tướng dưới trướng Lý Thế Dân, thường ngày nghe cha giản dạy binh pháp, cường ngạo tự cho mình là nhất thiên hạ. Khi được Lý Thế Dân phong tướng, Trịnh Tụ cho thay đổi cách bố trí chiên lược của Lý Thế Dân, dẫn đại quân xuất trận một cách mù quáng. Người Khiết Đan giả vờ thua rút lui, cho quan kỵ binh đánh chặng phái sau quân Trịnh Tụ. Kết quả là quân Trịnh Tụ bị bao vây, Trịnh Tụ bị trúng tên lạc chết trên chiến trường, toàn quân tan rã, từ đó thực lực người Khiết Đan lớn dần.

-

-

--------------------------------

Nhà Lao

Từ những hành lang u tối vọng đến những tiếng thét thê lương, ánh trăng yếu ớt xuyên qua khung của sổ nhỏ cũng không thể đem đến cho căn phòng chút sinh khí dù là nhỏ nhất. Nữ nhân nằm trên đám cỏ rơm mê mang nữa tỉnh nữa mê bị chính cơn ác mộng của mình giam cầm. Những cách tay đầy máu gầy trơ xương từ trong bóng đêm tĩnh mịch hướng đến thân thể nàng bám lấy như muốn một thứ gì đó, thân thể vô định dạng lửng lơ xung quanh người nàng không rời đi, tiếng than khóc không thành lời vang vọng trong vô thức không ngưng.

Làm ơn… đừng quấy rầy ta… làm ơn…

Bỗng nhiên ánh sáng từ đâu xuất hiện, khung cảnh mới mở ra, là một đêm đông đầy tuyết phủ, thân ảnh nhỏ nhắn bước đi giữa con phố đầy tuyết trắng xóa, tiểu nữ oa đột nhiên dừng chân, nàng cúi đầu nhìn xuống đất, nàng nhìn rất lâu rất chăm chú. Nàng đang nhìn cái gì vậy? Chỗ đó chỉ là tuyết và tuyết, chẳng có gì, nhưng sao nàng lại nhìn chỗ đó lâu đến vậy? Tim nàng đột nhiên nhói đau, đây là vì sao?

Khung cảnh xung quanh lại thay đổi, bóng tối của màn đêm cô tịch đã được thắp sáng bởi căn phòng với những đốm lửa hồng, tiểu nữ oa đứng bên cạnh giường, ánh mắt lo lắng nhìn xuống giường, là ai, là ai đang nằm đó mà lại có thể khiến nàng trở nên u buồn đến như vậy?

Không gian lại tiếp tục thay đổi, ánh sáng ban mai ấm áp theo cửa sổ, phủ ảnh hào quang rực rỡ lên khắp căn phòng, tiểu nữ oa đang đứng trước gương, nàng cầm chiếc lược này để làm gì? Những hộp phấn được bày khắp mặt bàn này là sao? Nàng đang muốn trang điểm sao? Tiểu nữ oa bước ra khỏi phòng, nàng đứng giữa sân, những cơn gió nhè nhẹ thổi qua như muốn cuốn bay lấy nàng, lởn vởn quanh người nàng, nàng quay đầu nở nụ cười dịu dàng, nhẹ nhàng nói:

‘’ Ngươi dậy rồi sao… đi cùng ta…’’

‘’…’’

‘’ Đến chính sảnh thỉnh an phụ thân và mẫu thân của ta…’’

‘’…’’

‘’ Không cần phải lo… cứ đi cùng ta… ngươi chỉ cần đứng sau lưng ta là được…’’

Nự cười ấm áp đó, giọng nói nhẹ nhàng đó, nàng… đây là đang nói cùng với ai?

Cơn đau đớn đột nhiên ập đến khiến toàn thân nàng không thể chịu đựng nổi, lại nữa, một khung cảnh mới lại xuất hiện. Xưởng rèn? Nàng đến đây làm gì? Khung cảnh xa lạ này lại đem đến cho nàng cảm giác gần gũi vô cùng, vì sao lại như vậy?

Đầu của nàng đau quá, cả người giống như bị hàng ngàn hàn vạn mũi gai thâu qua, đau đớn tận cùng. Kí ức xẹt qua giống như những chiếc gương mỏng manh, thoáng chốc vỡ ta tành không một mảnh dác.

Phía cuối chân trời dần chuyển thành màu trắng bạc, tia sáng nhạc nhòa lượn lờ không mục đích, bất ngờ một vệt sáng nhạc nhòa nhuộm kín cả chân trời, bóng tối bao phủ cả bầu trời, chẳng ai biết tại sao chỉ biết rằng ngày hôm đó trời mưa rất to, cuồng phong dữ dội,sấm chớp rền vang như muốn xét toạt cả bầu trời.

-



------------------------=----------------------------

Thân gửi các độc giả!

Chúc các nàng có một ngày lễ Vu Lan thật bình an và hạnh phúc. Các nàng đã làm một ‘’ Vu Lan’’ báo hiếu cho cha mẹ trong ngày này chưa, ta nghĩ chắc là rồi nhie, những ai chưa kịp làm thì nhanh chân đi nhé vì ngày đã sắp hết rồi.

Nhân tiện ai cũng biết lễ Vu Lan báo hiếu nhưng các nàng đã thật sự biết về câu chuyện ‘’ Vu Lan báo hiếu’’ chưa. Nếu các nàng chưa rõ tường tận thì đừng thất vọng, ngay đây ta sẽ kể cho các nàng nghe.

Mỗ độ thu sang rằm tháng bảy

Hồn con nương tựa bóng từ bi

Trầm hương quyện tỏa kinh cầu nguyện

Cửu huyền phụ mẫu đắc thoát ly

1.Sách Phật kể rằng, một ngày kia, trong lúc đang dùng thiên nhãn để nhìn vào địa ngục xem các loài quỷ thực hiện hình phạt, Tôn giả Mục Kiền Liên bỗng nhớ tới mẹ. Ngài liền đưa mắt tìm kiếm trong ngục sâu tối nhất thì thấy thân mẫu bị trói treo ngược, thân hình tiều tụy, gầy như bộ xương, mệt và đói lả. Ngài dùng thần thông đưa một bình bát đầy cơm đến dâng mẹ. Nhưng khi bà vừa định ăn thì cơm ấy biến thành than đỏ rực. Tôn giả đau xót rơi lệ, đến bạch xin với Phật để cầu thỉnh đức Thích Ca chỉ bày cho cách giải thoát mẹ. Đức Phật nói với Mục Kiền Liên rằng, tấm lòng hiếu thảo của thầy thật đáng khen, nhưng khi còn sinh tiền, mẹ của thầy không sợ nhân quả, tham sân si đều có đủ, lại còn dối gạt nhiều người. Tội ấy không thể dùng sức của một cá nhân mà cứu được, thầy hãy nương oai thần của chư tăng mà giúp mẹ. Vào ngày lễ tự tứ của chư tăng sau kỳ an cư kiết hạ, hãy thiết lễ cúng dường trai tăng và nhờ vào công hạnh của chư tăng để chú nguyện, hộ niệm cho cửu huyền thất tổ và mẹ thầy.

Tôn giả Mục Kiền Liên làm theo lời Phật dạy, và nhờ vậy, sau ngày lễ tự tứ năm đó thân mẫu ngài thoát nạn. Cảm ân Phật và thấy diệu dụng từ những lời chỉ bày của Thế Tôn, Tôn giả Mục Kiền Liên khuyết khích người thế gian hằng năm tổ chức lễ Vu lan, báo hiếu với cha mẹ và những người thân thích”

2. Tôn giả Mục Kiền Liên sau khi tu thành chính quả A La Hán, dùng thiên nhãn quán xem cha mẹ hiện ở phương nào để đến thăm. Không ngờ thấy mẹ đang đọa trong loài ngạ quỷ đói khát thiêu đốt khổ sở, Mục-Kiền-Liên xúc động rơi lệ. Thấy mẹ đói khát như vậy, Mục-Kiền-Liên liền vận dụng thần thông bưng cơm đến dâng mẹ. Bà Thanh-Đề đói khát lâu ngày, vừa thấy bát cơm của người con hiếu Mục-Kiền-Liên, lòng tham bỏn xẻn chổi dậy sợ các quỷ khác đến giành giựt xin ăn, nên cơm vừa để vào miệng thì nghiệp lực tham sân bỏn xẻn hóa cơm thành lửa phừng cháy cả mặt miệng bà.

Chứng kiến cảnh đau lòng không thể tả, quá xúc động, tôn-giả Mục-Kiền-Liên bật khóc thảm thiết, liền vội vã trở về tinh-xá Kỳ-Hoàn bái kiến Phật, đem hết tự sự khổ tâm vừa rồi khẩn bạch lên đức Như-Lai cầu mong Ngài chỉ dạy phương pháp cứu mẹ.

Đức Phật động lòng giảng nói: “Mẹ ông khi còn sống ở đời vì quá tham lam bỏn xẻn, lại không tin sâu Tam-Bảo, khinh thường luật nhân quả, luân hồi, nghiệp báo, chẳng biết cúng dường bố thí làm phước, xem nhẹ Tăng Ni, khinh khi hủy báng người tu hành, chê bai biếm nhẽ người làm việc lành thiện, hay dèm pha chế nhạo người nhiệt tâʍ ɦộ đạo phò trì Tam-Bảo, cười chê người tụng kinh niệm Phật đi chùa công quả nghe thuyết pháp. Mẹ ông ngày ngày chỉ biết lo gom góp tiền của, cúng bái tà thần ngoại đạo cầu mong sao cho được giàu có nhiều thêm.

Do vậy mà tội lỗi chất chồng như tảng đá núi. Tuy ông gắng công tu hành ngày nay chứng được đạo quả A-la-hán đầy đủ sáu phép thần thông, nhưng thần lựccông đức của một mình ông như một chiếc bè không thể nào chở nổi tảng đá núi tội ác lớn kia, mà phải cần nhiều bè kết lại mới vận tải nổi. Vậy nhân ngày rằm tháng bảy là ngày chư Tăng tự tứ, ngày chư Phật mười phương hoan hỷ hàng xuất gia trưởng tử Như-Lai đã tròn đầy ba tháng an cư kiết hạ, tinh tấn chuyên tu thân tâm thanh tịnh, công đức cao dày, thêm được tuổi đạo. Ông nên nhân dịp rằm tháng bảy đó mà đem tất cả của cải mẹ ông đã gom góp để lo sắm sửa trai nghi, rồi thân hành đi khắp nơi tìm thỉnh những bậc chân Tăng giới đức về để dâng cúng dường trai tăng, nhờ đức thanh tịnh với sức nhất tâm chú nguyện của các vị chân tăng ấy thì sẽ chuyển hóa được tâm nghiệp của mẹ ông. Làm như thế mới mong được toại nguyện báo hiếu cứu mẹ.”

Nghe Phật dạy xong, mừng quá, tôn-giả Mục-Kiền-Liên liền đem hết tâm thành thực hiện như lời Phật dạy, ngay đó, bà Thanh-Đề được thoát kiếp ngạ quỷ, sanh về cõi trời hưởng phước với chồng. Chồng bà lúc sanh tiền thường làm việc phước thiện, giúp đỡ chư tăng, cúng dường Tam-Bảo, sống đời lành thiện, nên sớm đã sanh về thiên giới.

3. Trong Phật pháp thường gọi rằm tháng bảy là ngày Vu-Lan thắng hội. Thắng hội có nghĩa là pháp hộithù thắng. Hội là sự tập họp của chư Phật, Bồ-Tát, chư Tăng, tứ chúng đệ tử của Phật. Tập họp như chánh pháp, thực hành như chánh pháp. Thù thắng có nghĩa là tốt đẹp nhứt, phước đức to lớn nhứt, năng lực nhiệm mầu vi diệu tuyệt vời nhứt không có gì trên đời sánh kịp. Vậy Vu-Lan thắng hội là pháp hội công đức đặc biệt thù thắng có năng lực thần diệu giải cứu tội nhơn được siêu thoát. Ý nghĩa nầy được thấy từ trong kinh Vu-Lan-Bồn, kinh Báo-Phụ-Mẫu Trọng-Ân và được kết tinh thành dân gian ca dao: “Tháng bảy ngày rằm xá tội vong nhân”.

4. Theo kinh Vu Lan thì ngày xưa, Mục Kiền Liên đã tu luyện thành công nhiều phép thần thông. Mẹ ông là bà Thanh Đề đã qua đời, ông tưởng nhớ và muốn biết bây giờ mẹ như thế nào nên dùng mắt phép nhìn khắp trời đất để tìm. Thấy mẹ mình, vì gây nhiều nghiệp ác nên phải sanh làm ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở, ông đã đem cơm xuống tận cõi quỷ để dâng mẹ. Tuy nhiên do đói ăn lâu ngày nên mẹ của ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình đi không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng đã hóa thành lửa đỏ.

Mục Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: "Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó"

Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy rằng: chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này . Từ đó, ngày lễ Vu Lan ra

Tuy ở mỗi trang có những kiểu dịch khác nhau nhưng chung quy đều cùng một nguyên bản mà ra, ta mong là nó hữu ích cho các nàng về sự tích câu chuyện này.

Độc Cô Khuynh Vũ