Chương 1: Hoạ Là Từ Miệng Mà Ra

Diệp Hiểu Mạn mờ mịt nhìn cảnh hoang vắng trước mắt, thân cây trụi lủi, đồng ruộng khô cằn không sức sống; một làn gió lạnh thổi đến nàng nhịn không được mà run lên một cái, chợt tỉnh lại mà kéo chiếc áo vải bố không ấm áp, khom lưng tiếp tục hái.

Hái gì? Trong vùng đất hoang mạc - bên cạnh dòng suối đang chảy róc rách có rau xà lách đang mọc rất tốt. Trong vùng thôn sơn nghèo nàn ăn không no mặc không ấm thì nó là thứ tốt nhất, ngoài việc phải đi đường núi xa, gần đây có ngọn núi nào mà không có trẻ con hái rau dại đâu.

Một bàn tay thiếu chất dinh dưỡng rõ rang đang hoạt động trong bụi rau, ngón cái và ngón trỏ linh hoạt nhặt những rau xà lách tốt nhất, một lúc sau trên tay đã đầy một bó.

"Tỷ tỷ, mau đi lên đi, thứ này thật sự không thể ăn được, nương nói chúng ta không thể động,..." một đứa trẻ hai ba tuổi đang sợ hãi nhìn Diệp Hiểu Mạn trong dòng suối, dường như nàng đang hái rắn độc mãnh thú vậy.

"Đệ đệ yên tâm đi, tỷ tỷ nói có thể ăn là có thể ăn, hơn nữa so với rau dại chúng ta hay ăn ngon hơn nhiều" vì không muốn ánh mắt đang khóc của đứa trẻ này dẫn nhiều người đến, Diệp Hiểu Mạn đành nhìn bó rau xà lách bên cạnh dòng suối rồi nhìn dòng suối đang chảy, dù sao một lần cũng ăn không hết, để lần sau đi, tránh đệ đệ dẫn nhiều người đến, vậy

thì không có lần sau rồi.

"Được rồi được rồi, chúng ta về thôi" ngồi trên đám cỏ mượn dòng suối đang chảy để rửa sạch chân, sau đó lấy giày bố rách đi vào, một tay cầm rổ rau một tay dắt đứa trẻ đang khóc về nhà.

Nàng là một người xuyên không đen đủi. Trước kia gì mà phim xuyên không, tiểu thuyết xuyên không, nàng chính là hận thấu rồi; gì mà tình tiết cẩu huyết, nếu thật sự có nhiều người xuyên không vậy có phải là mỗi một người cổ đại đều bị xe đâm chết, bị ngạt nước mà chết...Những người chết thượng vàng hạ cám đó cũng chính là nói họ chỉ là xuyên từ hiện đại về cổ đại đấu một cách trắng trợn táo bạo. Vậy có đánh chết nàng cũng không tin, nếu thần kỳ như thế, vậy thế kỷ 21 cũng được tính là lạc hậu đi.

Nàng vốn dĩ là một bà chủ tiệm trà sữa do chính bản thân lập nghiệp, đương nhiên đừng đem nàng so sánh với em gái trà sữa (em gái trà sữa là biệt danh của người đẹp tên Chương Trạch Thiên, nhờ chụp cùng một cốc trà sữa mà nổi tiếng), nàng không có may mắn như em gái trà sữa, ngược lại nàng đặc biệt đen đủi. Bởi vì kinh doanh cẩn thận cửa tiệm của nàng rất đông khách, nên dẫn đến cửa hàng trà sữa mở trước cùng trên con phố đỏ mắt, nói nàng đoạt sinh ý của họ; họ thế mà chơi xấu sau lưng, trong đêm khuya mua một đống con gián bỏ vào tiệm của nàng, thông đồng với cục giám định thực phẩm và cục vệ sinh vào sáng sớm hôm sau kiểm tra, còn thông báo với truyền thông. Tin tức một khi bùng nổ và bị truyền đi, cửa hàng của nàng cứ như vậy mà bị đóng cửa.

Lạc quan rộng rãi như nàng cũng không hết tức chỉ có thể thu thập đồ đạc nhân dịp khó có được thời gian nghỉ ngơi này mà về quê, nghỉ ngơi cho tốt, chính đốn tinh thần bắt đầu lại lần nữa.

Sai chính là vào lúc này, nếu sớm biết có đánh chết cũng không về quê vào lúc này, vậy sẽ không phải đến vùng nông thôn nhỏ trong núi thời đại lạc hậu nơi mà chim không chết, ăn không no mặc không ấm.



Đang trong dòng suy nghĩ, Diệp Hiểu Mạn buông tay đệ đệ ra rồi tự cho mình một bạt tai. Lúc đầu sao lại không quản được cái miệng, cứ phải nói "Vẫn là nông thôn tốt, tuy bận rộn nhưng không phải cạnh tranh, nếu sống ở cổ đại hẳn càng tốt".

Bởi vì câu nói này nàng vấp chân ngã một cái, cứ như vậy mà tới nơi này.

Nàng nói đúng chính là không có lục đυ.c tranh giành với nhau, ăn cũng ăn không đủ no nào có lòng nghĩ thứ khác. Ông trời ơi, ngài hiểu sai ý con rôi.

Nào biết cử động này của Diệp Hiểu Mạn dọa đứa bé thích khóc bên cạnh nhanh chân chạy về nhà, vừa chạy vừa khóc to. Diệp Hiểu Mạn không rõ nguyên nhân, nên lo lắng nhóc con ngã bị thương, vội chạy theo "Đệ đệ, đệ đệ ngươi đừng chạy nhanh như thế?"

Vừa nói xong thì va vào quả bí đao bị ngã, chủ yếu là đầu bị đập xuống dưới. Diệp Hiểu Mạn nhìn thôi cũng thấy đau, nhưng lạ là nó không nên một tiếng bò dậy tiếp tục chạy về nhà. Diệp Hiểu Mạn nhìn đến sửng sốt, nếu là bình thường đứa bé thích khóc đó sẽ lăn lộn dưới sàn mà khóc mất.

Hôm nay mặt trời mọc từ phía tây sao? Nhưng chỉ sững sờ một lát, Diệp Hiểu Mạn nhanh chóng đuổi theo muốn giúp đứa bé thích khóc kia xử lý vết thương.

Kiếp trước cha mẹ nàng đều mất, là đứa bé đáng thương được gửi nuôi ở nhà bà nội, từ nhỏ không có đứa bé nào muốn chơi với nàng, nói mệnh nàng quá cứng, ai chơi cùng nàng đều bị nàng khắc chết. Một người cô đơn như nàng khó có được kiếp có một đệ đệ, tuy rằng vẫn chưa quen lắm nhưng nàng cũng rất vui. Về việc cùng đệ đệ thích khóc này làm thế nào để ở chung, Diệp Hiểu Mạn vẫn chưa có tâm đắc gì. Nhưng nếu đã là đệ đệ của nàng, nàng nhất định chăm sóc tốt.

Mùa thu mặc dù không phải rất nóng nhưng đang buổi trưa nên mặt trời vẫn rất độc, người nông thôn vào lúc này đều là ở nhà làm chút việc nhà, ba bốn giờ mới ra ruộng làm việc.

Diệp Hiểu Mạn nghĩ thầm cha mẹ lúc này còn chưa ra ngoài làm việc, nhìn thấy vết thương của đệ đệ chắc sẽ đau lòng chết.

Quả nhiên, chỉ nhìn thấy đệ đệ thích khóc vẫn luôn chạy liên tục về nhà, đẩy mạnh cánh cửa gỗ tùy thời có thể sập trong cơn gió, chạy bám vào dưới giày nương, có thể là nhìn thấy người thương mình xuất hiện, không cô phụ biệt danh của hắn, lệ rơi đầy mặt.

Giới thiệu cho mọi người một chút về gia cảnh nhà nàng. Nhân khẩu đơn giản, chỉ có một gia gia tú tài Diệp Trung Căn, một nãi nãi hiền từ Lỹ Minh Hà, một người cha trung hậu thành thực Diệp Vĩnh Hâm, một người nương ôn nhu đôn hậu Trương Giai Giai, cộng thêm một linh hồn từ ngoài đến là nàng - Diệp Hiểu Mạn, và một đệ đệ thích khóc Diệp Hiểu Thành. Tuy trong nhà nghèo khó, ở trong thôn xếp hạng từ dưới lên, nhưng bởi vì do gia gia là tú tài, người khác cũng không xem thường nhà nàng, gia gia và cha đều biết chữ, lo lắng một ngày lên cao vậy thì đắc tội người trên rồi. Nhưng do tên của các nàng cũng có thể biết gia đình nàng có chút văn hóa, nếu không chắc vẫn bị gọi là Diệp Cẩu Tử, Diệp Hổ Tử, Diệp Cẩu Đản.. May mắn ông trời không để nàng đến bước đấy, nếu không ý nghĩ muốn chết nàng cũng có.