Chương 21: Đại kết cục (hạ)

Thật lâu về sau, ta cứ nghĩ mãi, nếu lúc ấy ta theo Khương Chử Dịch về thì nhiều chuyện có lẽ sẽ kết thúc khác đi không? Nhưng ta cứ nghĩ mãi nghĩ mãi, bổng nhiên phát hiện, tất cả mọi chuyện ngay từ đầu đều đã định sẵn kết cục rồi. Lựa chọn của ta không ảnh hưởng gì mấy, chẳng quan trọng gì.

Trong nhà đệ đệ của Lưu hoàng hậu Lưu Miễn xuất hiện một tên mã nô tướng quân, dũng mãnh thiện chiến, túc trí đa mưu. Điều này khiến Khương Chử Dịch càng thêm chắc chắn, hàn môn cũng xuất hiện lớp lớp người tài, khoa cử hay khoa hiếu liêm(*) đều coi trọng sĩ tử hàn môn hơn trước. Triều đình đã thay máu, tất cả do một tay Khương Chử Dịch đề bạt. Chính đàn Tề quốc sinh cơ bừng bừng, các đại thần không còn sợ nói thẳng hay can gián sẽ mang đến tai họa, nhóm học sinh gian khổ học hành cũng không còn sợ công sức mình bỏ ra đổ sông đổ biển. Triêu vi điền xá lang, mộ đăng thiên tử đường(**). Đây không còn là chuyện trong mơ nữa rồi. Cùng lúc đó, Khương Chử Dịch cũng áp chế môn đệ thế gia lại, hắn không muốn có một Hạng gia thứ hai chèn ép hoàng gia như thời hắn mới đăng cơ nữa. Nhưng dù trong hoàn cảnh đó, đám con cháu của thầy vẫn thăng quan tiến chức, không vì gì khác, đơn giản là dựa vào học thức và anh dũng mà thôi.

(*) khoa hiếu liêm: Ghép từ chữ hiếu là đạo hiếu và chữ liêm là liêm khiết. Người đậu khoa hiếu liêm tức là đã đỗ đạt làm quan.

(**) Triêu vi điền xá lang, mộ đăng thiên tử đường

Dịch nghĩa: Buổi sáng (lúc nhỏ) là kẻ nơi thôn quê làm ruộng,

Buổi chiều (khi lớn lên) được đứng trong cung vua (được làm quan).


Tào Lô kể với ta đám con cháu thế gia vì bất mãn Khương Chử Dịch quá coi trọng hàn môn liền hạ chiến thϊếp biện luận với những hàn môn sĩ tử mà hắn đề bạt lên, nói nhất định phải xem thử là hàn môn có năng lực hơn thay thế gia đệ tử lợi hại hơn. Chuyện này thế mà làm Khương Chử Dịch thấy hứng thú, đặc biệt chuẩn bị một khu vườn cho bọn họ, triệu tập đại thần các bộ, hậu cung phi tần, vương tôn công tử đến nghe. Mồi hồi biện luận liên tục từ canh trưa đến chạng vạng tối, nhóm học sinh nói có sách mách có chứng, dẫn chứng phong phú, làm người nghe phải vỗ tay liên tục.

Cũng chính vì chuyện này mà Khương Chử Dịch không cố ý áp chế thế gia vọng tộc nữa. Chỉ cần là người có tài sẽ được trọng dụng hết.

Tào Lô kể hết lại cho ta nghe, nghe xong rồi lòng ta đầy xúc động: lúc ca ca đăng cơ như đi trên băng mỏng, giờ chính trị trong sạch, trời yên biển lặng, con cháu sau này sẽ xây nên thịnh thế, mấy thế hệ sau đều có thể có cuộc sống yên ấm bình an.

“Tốt quá rồi.” Ta thở dài. “Hai mươi lăm năm nay hắn chăm lo việc nước, cuối cùng cũng không phụ lời hứa của hai ta.”

Ta nhớ lại chuyện gặp hắn ở Tây Vực mấy hôm trước, trong lòng cứ quanh quẩn một câu hỏi: rốt cuộc phải là chuyện gì, có thể làm cho đường đường là bậc quân vương của đại quốc lại bỏ quốc gia của mình ở lại, đích thân tới Tây Vực xa xôi?

Ta cứ hỏi Tào Lô mãi, nhưng nàng cũng không biết. Cứ thế này ta càng bất an thêm.

Ta mở quyển thông quan văn điệp hắn cho ta trước khi đi, bên trên viết tên của ta: Khương Mân Quân, người Trường An, sinh vào Khánh Nguyên năm thứ mười ba. Đến Đôn Hoàng thông hành qua cửa, đặc biệt ban điệp này cho đi. Phía sau đóng Ngọc tỷ đỏ lòa.

Ta thật sự nghĩ không nổi, đành quẳng hết ra sau đầu, không quan tâm nữa.

Mùa đông năm nay Nguyệt Thị và Hung Nô gặp nạn tuyết lớn, bò dê chết như ngả rạ, cây cỏ héo hon. Lúc trước ta đã dạy dân chúng Nguyệt Thị dưới Thiên Sơn trồng trọt, ít nhiều cũng có chút thành quả, dự trữ mấy năm mới có thể sống nổi qua mùa đông này. Tộc Hung Nô thì không được như thế, dân chúng của họ không rành nuôi cấy, lương thực thiếu thốn, cách duy nhất chỉ còn xuôi Nam cướp lương thực của dân chúng Tề quốc vùng biên thùy.

Ta vốn còn lo lắng, lại nghe Tào Lô báo lại, nói vị mã nô tướng quân kia tự mình dẫn các huynh đệ xuất chinh, không chỉ mỗi hắn, còn có cả hai đứa cháu trai của Lô hầu, chia binh thành ba đường, theo ba hướng Đông Tây Nam giáp công tộc Hung Nô. Tề quốc chọn tuyến đường dẫn binh là Tây Vực, nhưng dọc đường chẳng có chút trở ngại nào, các nước Tây Vực trực tiếp lui binh nhường đường, để cho Tề quốc một mạch băng băng về phía Bắc.

Lúc này bản thân ta mới ý thức được Khương Chử Dịch đích thân tới Tây Vực để làm gì. Hắn giao lại quốc sự cho Khương Kỳ Ngọc, chính mình tọa trấn trong quân, ngự giá thân chinh, muốn tự mình trải qua cảm giác tranh giành thiên hạ.

Tộc Hung Nô làm gì ngờ được kỵ binh Tề quốc dũng mãnh thiện chiến đến thế, khinh địch đến nỗi bại lui liên tiếp, một đường lui binh tới tận sâu trong quốc thổ của mình.

Tộc Hung Nô giáp giới với Nguyệt Thị, ngay cả Hung Nô cũng không đỡ nổi binh lực của Tề quốc thì khỏi cần phải nói đến Nguyệt Thị. Mấy ngày nay mỗi khi ta ra ngoài lều lúc nửa đêm đều không thấy ánh nến trong vương trướng tắt đi lúc nào. Đôi mày Hốt Hãn Tà lúc nào cũng cau chặt, ta biết hắn đang lo lắng cái gì. Nếu tộc Hung Nô khó giữ, e rằng mục tiêu kế tiếp của Tề quốc chính là Nguyệt Thị.

Tới giờ ta mới hiểu rõ được ý tứ khi ca ca muốn dẫn ta đi hôm ấy. Nếu muội đã lựa chọn ở lại, vậy thì cùng quốc gia này, cùng phu quân muội hoạn nạn có nhau đi.

Nhưng tai họa còn chưa kịp giáng xuống mảnh đất này đã giáng xuống đầu ta trước.

Tộc Hung Nô cầu viện Nguyệt Thị, Hốt Hãn Tà đồng ý xuất chinh. Mà người lãnh binh xuất trận, lại là Đồ An.

Thời khắc ta nghe thấy được tin này cứ ngỡ mình nghe lầm, bất chấp tất cả chạy một mạch đến lều của Đồ An xem thử. Lúc đó Úc Văn đang khoác chiến giáp lên cho nó. Úc Văn nhìn ta, hành lễ rồi vội vàng rời khỏi.

Ta không biết mở miệng thế nào nữa. Đồ An mặc áo giáp xơ xác nặng trĩu ngước nhìn ta, trầm mặc đợi ta lên tiếng.

Ta há miệng thở dốc, cổ họng chua xót, nửa câu cũng không nói nên lời.

Nó nhìn ta, cất tiếng gọi ta: “A nương.”

Ta che mặt khóc: “Đồ An, đừng đi…”

“A nương, Tề quốc xuất binh đánh Hung Nô, tiếp theo sau đó rất có thể là Nguyệt Thị. Để đề phòng họa trước, Đồ An không thể không đi.”

“Nhưng mà… nhưng mà đó là Tề quốc…” Ta khóc không thành tiếng. “Tề quốc của a nương… là nhà của a nương… Đồ An, người lãnh binh, hắn là… hắn là…” Là ca ca của ta, là cháu trai của thầy ta, mỗi một binh lính đều là người quê ta, là người nhà của ta.

Thế nhưng lời này làm sao ta có thể thốt ra? Chẳng lẽ Hốt Hãn Tà không phải sao? Chẳng lẽ Đồ An không phải sao? Chẳng lẽ dân chúng Nguyệt Thị đã sống cùng ta hai mươi mấy năm trời, không đáng để ta thương xót?

Ta không thể nói ra những lời như vậy, nên chỉ có thể khóc, bất lực khóc.

Đồ An kéo tay ta xuống, ôm lấy ta, để ta tựa đầu vào vai nó. Ta đã không biết đứa con này của ta đã to lớn đến nhường này: “Nhưng mà a nương, Nguyệt Thị cũng là quê hương của con mà.”

Ta biết, ta biết chứ! Ta biết Nguyệt Thị là quê nhà của con. Nếu đổi thành một người khác ta cũng không tới nỗi khó chịu đến thế, cậu cháu tương tàn, ta biết phải làm sao đây?

Ta đi tìm Hốt Hãn Tà, lúc đó hắn đang ngồi trong vương trướng với Tang Ca, trước mắt là địa đồ. Đây là lần ta mất bình tĩnh nhất cả cuộc đời mình, cái gì ta cũng bất chấp hết, bước lên lôi tấm địa đồ đang treo trên giá ném xuống đất, trừng mắt nhìn hắn và Tang Ca. Hắn cũng nhìn lại, giằng co với ta.

Tang Ca nhìn hai người chúng ta, thở dài, rời khỏi lều. Hốt Hãn Tà hiển nhiên không định nói chuyện với ta câu nào, hắn cũng định đứng dậy rời đi, lại bị ta giữ chặt lấy: “Sao chàng lại để Đồ An đi? Con của A Nhã cũng đã trưởng thành rồi, sao chàng lại để Đồ An đi chứ!”

“Vì sao ta lại để Đồ An đi, trong lòng nàng không hiểu sao?” Hắn không e dè gì nữa, nhìn thẳng ta: “Ta phải để nó kế thừa chiếc ghế của ta, nó phải có được quân công mới có thể phục chúng! Mân Quân, Tề quốc là Tề quốc của nàng, chứ không phải Tề quốc của nó! Mà Nguyệt thị, mới là của nó.”

Ta không cãi lại nổi câu nào. Đây chẳng phải sự thật sao, Khương Mân Quân? Ngươi còn đau khổ làm gì kia chứ? Chẳng lẽ ngươi không biết rõ chuyện này ngay từ đầu sao? Không phải, ta cái gì cũng hiểu quá rõ, thế nên mới đau lòng nhường ấy.

Ta cứ nhốt mình mãi trong lều. Mùa đông của Nguyệt Thị, tại sao lại lạnh lẽo đến thế này?

Không biết đã qua bao lâu nữa, ta nghe thấy ngoài trướng vang vọng tiếng kèn xuất trận. Ta giật mình tỉnh dậy từ trong mơ, không thèm rửa mặt chải đầu, nắm lấy thông quan văn điệp, đầu tóc rối tung lao ra khỏi lều. Đồ An ngồi trên lưng ngựa, mặc áo giáp khôi ngô, phía sau hồng bào tung bay phần phật, như một con hùng ưng trưởng thành, đã có mỏ nhọn vuốt sắc, muốn đi đọ sức, ngao du với đất trời. Trong mắt nó là khát vọng chiến thắng, là thiếu niên lang khí huyết sục sôi. Nó không biết phía đằng sau chiến tranh có gì, chỉ biết đó là công huân, là chiến lợi phẩm. Chỉ cần nó thắng lợi, công danh sẽ vĩnh viễn ở bên cạnh nó.

Nhưng đó là Đồ An của ta, là con của ta. Nó sắp sửa cầm lên đao kiếm, xông pha chiến đấu. Nó sắp sửa đi gϊếŧ địch, đi gϊếŧ người từ cố hương ta rồi.

Nếu nó tử trận, ta biết phải làm sao bây giờ? Nếu người Tề tử trận, ta cũng biết làm sao bây giờ?

Ta siết chặt quyển sổ trong tay, Đồ An đã thấy ta rồi. Nó khép đôi mắt lại, giơ tay lên, quay về phía các tướng sĩ phía sau hô lớn: “Các tướng sĩ Nguyệt Thị, theo ta一 xuất chinh一”

“Đồ…” Ta la lớn lên một tiếng, tiếng còn lại như có người bóp nghẹt cổ ta, làm thế nào cũng không thể phát ra. Tấm bìa của thông quan văn điệp bị ta siết chặt đến nhăn hết lại, chung quy vẫn không đưa được cho nó.

Đồ An đã lên lưng ngựa, dẫn theo đội kỵ binh Nguyệt Thị, bước lên đường đi Hung Nô không thể quay đầu.

Ta đứng trên sườn núi, khóc không ra nước mắt. Hốt Hãn Tà và Tang Ca quay người lại nhìn ta, ta liếc mắt nhìn bọn họ một cái, quay đầu trở về lều.

Ta không biết nên đề bút nói với ca ca thế nào, không biết phải làm sao để thỉnh cầu hắn đây? Nếu Nguyệt Thị và tộc Hung Nô chiến bại, nếu bọn họ bắt được Đồ An, ta có thể hay không dùng thông quan văn điệp đổi lại, có thể hay không cứu nó về? Lại nghĩ đến cảnh khác, một quyển thông quan văn điệp đối với bọn họ mà nói, có sức nặng gì mấy đâu?

Phong thư này nếu thật sự gửi đi, ta vì cứu Nguyệt Thị mà cầu Tề quốc, chẳng phải là… phản quốc ư? Nhưng thậm chí bây giờ ta còn không biết mình đang phản bội quốc gia nào nữa.

Mùa đông năm nay tuyết rơi trắng trời, không thấy nỗi ánh dương. Ý nghĩ ta hỗn loạn, cuối cùng ngã bệnh liệt giường. Đợi đến khi ta tỉnh giấc đã là giữa đêm, ta chỉ thấy toàn thân rét run, đầu óc choáng váng mơ hồ.

Tào Lô hầu ở một bên, thấy ta tỉnh dậy thì vội vàng chạy qua giúp ta uống nước. Ta mơ mơ màng màng hỏi: “Đã là giờ nào rồi?”

“Giờ Dậu ạ.”

“Ta đã ngủ bao lâu?”

“Được bốn canh giờ rồi. Nô tỳ vốn muốn đi bẩm báo cho tiểu Thiền vu, nhưng tiểu Thiền vu vẫn còn đang bàn bạc với các đại thần trong vương trướng từ sáng đến tối, nô tỳ cũng không tiện đi vào. Chờ lúc nữa nô tỳ lại đi…”

“Đừng đi.” Ta nói: “Chúng ta có đi hay không, hắn có tới hay không, giờ phút này cũng còn nghĩa lý gì đầu? Em lui xuống đi, ta ngủ tiếp thêm một lát.”

Tào Lô thêm than vào lò, thổi tắt ánh nến rồi lui ra ngoài. Than nóng hừng hực khiến ta khó chịu, nhưng ta không dám dập tắt. Cả đêm ta ngủ không ngon, trong lúc nửa mê nửa tỉnh lại thấy như có một dòng nước ấm từ phía sau truyền đến, giống như gió xuân bao bọc lấy người ta. Cuối cùng ta cũng an tâm, nặng nề thϊếp đi. Buổi sáng đến khi ta tỉnh lại, bên cạnh đã không còn ai nữa, than cũng được ai đó thêm đầy rồi.

Bệnh của ta đã đỡ hơn phân nửa, ta nghĩ cứ giằng co với Hốt Hãn Tà như vậy cũng không phải là cách, liền chạy đến phía sau vương trướng của hắn, đợi hắn bàn bạc việc quân xong thì đi vào cầu hòa.

Hôm nay có lính liên lạc từ tiến tuyến báo về. Trước đây ta không bao giờ muốn nghe bọn họ bàn chuyện quân trọng yếu, nhưng tin tức lần này chắc chắn liên quan đến chiến trận với Tề quốc, ta kiềm lòng không đặng, bước lên một bước nhỏ ghé sát tai vào màn.

Gió núi gào thét hỗn loạn, lời bọn họ nói cũng chảy hết vào tai ta一

“Đại vương tử vừa mở cờ đã thắng, chém chết tướng lĩnh Tề quốc Lô Du.”

“Là cháu trai của Lô hầu kia?”

“Đúng vậy.”

“Được, được lắm. Tiểu tử này có tiền đồ.” Giọng Hốt Hãn Tà mang rõ ý cười, như nhốt ta vào hầm băng lạnh giá一 Đồ An đã gϊếŧ chết cháu ruột của thầy ta.

Đây là tin mừng trời ban sao? Đây hẳn là trò đùa của ông trời đi!

Ta vô tri vô giác quay trở về lều, Tào Lô bước lên đỡ ta, thấy sắc mặt ta lạnh ngắt thì lo lắng hỏi: “Công chúa, công chúa… người… công chúa!”

Lòng ta quặn thắt, một ngụm máu chảy lên giữa cổ, “Ọe” một tiếng rồi phun ra ngoài.

***

Lần ốm này ta rốt cuộc hiểu rất rõ.

Ta cứ nằm liệt trên giường, đôi khi mệt mỏi quá thì đứng dậy bảo Tào Lô vén mành lên ngắm tuyết bay đầy trời. Trong trí nhớ của ta, Nguyệt Thị chưa có năm nào tuyết lớn như năm nay. Ngay cả ngày Hốt Hãn Tà tây chinh đánh Tây Lễ vương năm ấy, ta cũng chưa từng thấy tuyết năm đó lớn như bây giờ.

Tào Lô lại bê thêm một chén thuốc vào, ta phất tay với nàng: “Không uống. Em đỡ ta ngồi xuống với.”

Tào Lô thở dài một hơi, thả chén thuốc xuống, bày đệm êm ái hết cho ta rồi ngồi xuống cạnh giường nghe ta nói.

“Tào Lô, đã… bao nhiêu năm rồi, sao em vẫn không chịu gả đi?”

Tào Lô cười thở dài: “Gia tộc đã từng gặp nạn, người thân ly tán, nô tỳ không muốn chịu nổi khổ ly biệt thân nhân lần nào nữa. Giờ trong lòng chỉ có một mình công chúa, chăm sóc tốt cho công chúa là Tào Lô đã thấy mỹ mãn rồi.”

Ta nhìn tuyết bên ngoài, chầm chậm hỏi: “Em đã từng nhớ nhà chưa?”

Nàng sửng sốt, gật đầu: “Có chứ. Lúc vừa mới tiến cung ấy, lúc nào cũng nhớ. Nhưng tới ngày hôm nay… nơi nào có công chúa, nơi ấy là nhà của Tào Lô.”

Ta nở nụ cười: “Miệng lưỡi thế này là em học của Ngọc Đường đấy à?”

Tào Lô cúi đầu cười: “Có những khi thư từ qua lại với Ngọc Đường cũng học được mấy câu, nhưng đều là lời thật lòng cả. Thời gian Tào Lô làm bạn với công chúa so với thời gian ở cùng người nhà còn lâu hơn.”

“Ta chẳng phải cũng thế sao?” Ta khép hờ đôi mắt. “Thời gian ta sống ở Nguyệt Thị, cũng lâu hơn thời gian ở Tề quốc nhiều… Giờ ta biết phải làm gì bây giờ? Nghĩa phu thê kết tóc là nghĩa, ơn nước nhà dưỡng dục là ân, Tào Lô, em bảo ta phải làm gì bây giờ?”

Tào Lô cố nén nước mắt, cười với ta: “Công chúa, người đã cố hết sức rồi mà.”

Ta thản nhiên cười: “Tư tình và đại nghĩa… vốn chẳng bao giờ có được cả hai.”

***

Bệnh này của ta lúc nặng lúc nhẹ. Một hôm ta đang xuống giường đi lại thì Hốt Hãn Tà vén màn bước vào. Từ lần cãi nhau khi trước, một thời gian dài chúng ta đã không thấy mặt đối phương. Hôm nay gặp lại, ta lại chẳng nặn ra nổi nụ cười.

Hắn liếc mắt nhìn ta một cái, bỏ thêm chút than vào lò, nhưng không qua kéo lấy tay ta, ngồi lên giường với ta như ngày trước, mà ngồi trên ghế đối diện với ta.

Ta cảm giác được có chuyện chẳng lành, nhưng không nói gì khác, chỉ bước lên hành lễ với hắn: “Thϊếp thân gặp qua Thiền vu.”

Hai tay đặt lên đầu gối của hắn dần xiết chặt, ánh mắt hắn nhìn ta lạnh tới mức dường như muốn đông cứng lại.

Ta nhíu mày, chỉ nghe hắn cười khẩy một tiếng, chậm rì rì cất lời: “Tộc Hung Nô muốn ký kết điều ước đình chiến với Tề quốc, phía Tề quốc lại không đồng ý, nói là nhất định phải đánh đuổi tộc Hung Nô ra khỏi Kỳ Liên sơn, báo đại thù của Lô Du. Thật không ngờ tới được tình thế hai mươi lăm năm sau là thế, Tề quốc đã lớn mạnh đến nhường này. Nàng nghe thấy tin tức này, hẳn là vừa mừng vừa lo chăng? Khương Mân Quân.”

Ta nghe được lời này thì toàn thân lạnh như băng, giương mắt lên giằng co với hắn: “Chàng có ý gì? Cậu cháu tương tàn, sinh linh đồ thán, chàng nghĩ ta sẽ vui sao? Chàng đang muốn gϊếŧ chết trái tim ta(*) à, Hốt Hãn Tà?”

“Gϊếŧ chết trái tim nàng? Là gϊếŧ nàng, hay là gϊếŧ ta?”

(*) nguyên văn: sát nhân tru tâm, ý nói thay vì gϊếŧ chết một người thì hủy hoại trái tim người đó

Ta không hiểu nỗi ý hắn là gì, chỉ nghe hắn nói tiếp: “Mân Quân, từ lúc Dao Dao xuất giá nàng đã bắt đầu hận ta rồi đúng không? Nàng hận ta không gả con bé về Tề quốc, nàng hận ta dạy dỗ Đồ An thành người không nhận thân nhân, nàng hận ta đồng ý để Lâu Hạ đi Xa Khúc quốc… Ba đứa con, không có một đứa ở lại cạnh nàng. Nhưng ta không quan tâm chút nào, nàng hận ta cỡ nào ta cũng không quan tâm.”

“Ta chỉ hỏi nàng, hơn hai mấy năm qua, nàng đã từng bao giờ nghĩ cho ta chưa? Lòng của nàng chẳng lẽ chỉ chứa mỗi mình Đại Tề? Nàng tươi cười chào đón ta, tình thâm nghĩa trọng với ta, chẳng lẽ đều chỉ vì Đại Tề của nàng mà lá mặt lá trái diễn kịch với ta sao?”

“Đại Tề các người có hai mươi năm thở dốc, phục hồi sinh lực, giờ muốn đánh chúng ta quả thật như lấy đồ trong túi. Nàng đợi ở chỗ này hai mươi lăm năm, hoàn thành nhiệm vụ, giờ nàng tính rời đi đúng không? Nàng chưa bao giờ xem ta, xem Nguyệt Thị là nhà của nàng đúng không?”

Ta run rẩy, ta muốn nói gì giờ, ta muốn nói không phải như thế, không phải như thế, đúng là lúc ban đầu ta có lòng riêng, nhưng giờ ta đối với chàng, ta đối với chàng…

“Giải vào.” Hốt Hãn Tà hô với bên ngoài một tiếng.

Ta nhìn Tào Lô bị người ta giải vào, khoảnh khắc nàng nhìn thấy ta thì hai hàng lệ tuôn rơi.

Hốt Hãn Tà rút ra thông quan văn điệp Khương Chử Dịch cho ta ném lên bàn: “Thứ này nàng lấy ở đâu ra? Tề quốc hoàng đế ngự giá thân chinh, nàng sớm đã gặp hắn phải không?” Hốt Hãn Tà lạnh lùng cười, liếc mắt nhìn Tào Lô: “Nô tỳ của nàng muốn cầm thông quan văn điệp đi gặp người Tề quốc. Khương Mân Quân, giờ nàng muốn rời bỏ ta rồi phải không?”

Ta nhìn thông quan văn điệp trên bàn, bỗng nhiên cái gì cũng không muốn nói nữa, vì cái gì ta cũng chưa từng làm. Ta bước lên cầm lấy thông quan văn điệp, châm nó trên ngọn nến rồi quẳng vào chậu than. Ta xoay người đưa lưng về phía Hốt Hãn Tà, thản nhiên nói: “Thế này được chưa? Thiền vu vừa lòng chưa?”

Ta không nhìn sắc mặt của Hốt Hãn Tà, lời như mũi nhọn bắn ra: “Để người lại cho ta.”

Hốt Hãn Tà đi rồi Tào Lô liền nhào tới nắm lấy vạt áo của ta, khóc lóc giải thích: “Công chúa, nô tỳ không nhìn được công chúa suy sụp đến mức này… Nô tỳ chỉ muốn đưa người về nhà, chỉ cần đưa được người về nhà, nô tỳ dù có tan xương nát thịt cũng không màng…”

Ta vuốt tóc dỗ dành nàng như dỗ dành Á Di ngày xưa: “Không giận em đâu. Ta biết, ta biết hết.”

“Công chúa, nếu năm đó người không đi hòa thân thì thật tốt…”

Ta nở nụ cười: “Tào Lô, ta sinh vào năm Khánh Nguyên thứ mười ba. Thời khắc ta ra đời, trong dân gian cũng có biết bao nhiêu bé gái được sinh ra cùng lúc. Từ nhỏ đến lớn, thứ ta ăn là sơn hào hải vị, thứ ta mặc là gấm vóc lụa là, còn bọn họ chỉ có thể ăn rau cỏ cháo loãng, mặc áo vá vải thô. Một đời vua cùng lắm chỉ có hơn mười vị công chúa, một quốc gia dân chúng nhiều gấp ngàn vạn lần. Em đã từng đọc hoang tai kí lục(*) chép lại hết từ năm Hi Gia thứ nhất đến năm Khánh Nguyên thứ hai mươi mốt chưa? Hi Gia năm thứ nhất, nạn đói nặng nề, người ăn thịt người. Hi Gia năm thứ sáu, Hà Nội vợ thịt ăn chồng, Hà Nam chồng ăn thịt vợ(**). Còn có tháng sáu năm Khánh Nguyên thứ ba, châu chấu hoành hành, dân chúng đói kém, một hộc gạo giá năm mươi vạn, một hộc lúa mì giá hai mươi vạn. Người chết như ngả rạ, xương trắng chất thành đống, mùi thối bay đầy trời. Những thứ ta vừa kể chẳng qua chỉ là những thứ được chép lại, cảnh tượng thật sự diễn ra, ta và em căn bản không thể tưởng tượng nổi.”

(*) hoang tai kí lục: bản ghi chép về hoạn nạn mất mùa

(**) Hà Nội, Hà Nam: địa danh giả tưởng, không liên quan đến nước ta

“Em có biết khi dân chúng Tề quốc trôi dạt khắp nơi thì ta đang làm cái gì không? Ta ngồi trong cung điện của phụ hoàng, ghét bỏ món vịt quay hôm nay dở quá. Ta còn từng vì cáu kỉnh mà đánh đổ cả một bàn đồ ăn. Đúng là nghiệp chướng… Tào Lô, em nói xem, nếu khi đó Tề quốc khai chiến với Nguyệt Thị, em bảo dân chúng của ta phải sống sao giờ? Ta được bọn họ cung phụng, thì phải làm chuyện nên làm. Ta không nghĩ việc mình đi hòa thân ấm ức tới cỡ nào, bởi vì… nó chính là trách nhiệm của ta. Mỗi một người sinh ra đều có sứ mệnh của mình. Nông phu cày ruộng, thư sinh nhập sĩ, cùng phụ tá đế vương, đế vương trị vì thiên hạ. Mà ta, thân là công chúa quốc triều, bảo vệ con dân là sứ mệnh của ta.”

“Ca ca với ta đã quan tâm giúp đỡ hết lòng. Hắn không thể vì ta mà bỏ lại dân chúng của Tề quốc, bình yên của Tề quốc. Chung quy là chính ta lựa chọn ở lại nơi này, là ta đã tự mình chọn, không thể trách ca ca. Hắn là bậc đế vương, hắn là bậc đế vương lưu danh sử sách, hắn mở ra thịnh thế cho Tề quốc, con cháu sau này sẽ vĩnh viễn ca ngợi công đức của hắn.”

Tào Lô khóc không thành tiếng: “Còn người thì sao công chúa? Sau này sách sử chép lại, người đã hy sinh nhiều đến thế, e rằng cũng chỉ còn lác đác mấy chữ, một câu ngắn ngủi mà thôi. Người nói hoàng thượng mở ra thịnh thế, nhưng người đã thành vật tế mất rồi.”

Ta cười, ta còn cách nào hơn sao?

“Nếu lựa chọn của ta có thế khiến cho các nữ tử tôn thất đời sau không cần trải qua sinh ly tử biệt với người nhà, không cần phải trải qua nổi khổ nhớ cố hương, thì tất cả mọi thứ ta làm đều đáng giá.”

“Chỉ là ta vẫn còn chút áy náy và tiếc nuối giành cho Hốt Hãn Tà. Cả cuộc đời này, cuối cùng là ta có lỗi với hắn. Cuối cùng là ta… nợ hắn.”

***

Lúc đau bệnh ta có hơi hốt hoảng, trong lúc mê mang mơ hồ thấy giọng nói vài người quanh quẩn đâu đây. Tang Ca và A Nhã đang ngồi cạnh giường ta trông coi.

“Sao lại sốt cao đến thế? Thuốc uống vào vô dụng cả sao?”

“Ô mồ hôi? Ra mồ hôi kìa phải không? Thế này mà còn chưa hạ sốt được?”

“Thiền vu đâu rồi?”

“Mấy ngày trước có chợp mắt tí nào đâu, hôm qua lại chạy tới phía Tây tìm A Mạc rồi, chả biết đi làm cái gì. Người ta đã bệnh đến thế này rồi còn không đến thăm…”

“Này… Ai, có phải là do chuyện Tề quốc không?”

“Phi! Đám đàn ông thật sự chẳng ra gì cả! Lúc cần chúng ta thì đưa chúng ta qua đây, lúc không cần nữa thì cứ bắt đầu chiến tranh, hoàn toàn không để ý chúng ta suy nghĩ ra sao, sống chết thế nào.”

Ta nhìn hai người, ý thức mơ hồ, yếu ớt kêu lên một tiếng: “Mẫu phi.”

Tang Ca sửng sốt, sờ lên trán ta: “Sốt đến ngốc rồi à?”

Ta rơi nước mắt, ôm lấy Tang Ca cọ cọ: “Mẫu phi, Niệm Niệm lạnh quá.”

Hai tay Tang Ca cứng đờ, thở dài một hơi ôm ta vào ngực: “Được rồi, được rồi. Ngủ đi.”

“Mẫu phi, Niệm Niệm không muốn đi Nguyệt Thị đâu, Niệm Niệm không muốn rời khỏi người đâu. Niệm Niệm mà rời khỏi người sẽ không bao giờ được gặp lại người nữa…”

Tang Ca lau nước mắt, vỗ vỗ lưng ta: “Được được, chúng ta không đi, chúng ta không đi đến chỗ tồi tệ kia nữa.”

Ta nhìn nàng, vừa nhìn vừa nở nụ cười, buông l*иg ngực của nàng ra, nhẹ giọng nói: “Đa tạ Đại yên thị.”

Bọn họ thường xuyên đến thăm ta, nhưng sau này bệnh tình của ta càng lúc càng nặng, sợ lây cho bọn họ nên không cho Tào Lô để bọn họ vào.

Kỳ thật người ta chẳng còn khó chịu mấy, chỉ là tỉnh tỉnh mê mê, thường xuyên nghĩ mình còn đang sống trong hoàng cung Tề quốc, cứ nói với Tào Lô: “Ngọc Đường, ta muốn ăn bánh đậu xanh, ta muốn ăn hoành thánh ở phố Chu Tước.”

“Sao năm nay ngọc lan chưa nở? Sao mùa xuân còn chưa đến vậy?”

“Ngọc Đường, mẫu phi ta đâu rồi? Bộ váy mẫu phi làm cho ta em đã đi lấy chưa vậy?”

“Ca ca đi đâu mất rồi? Sao nhiều ngày thế rồi mà huynh ấy chưa đến thăm ta?”

Tào Lô cứ khóc mãi, ngoài việc ép ta uống thuốc thì cũng không còn cách nào.

Vào một đêm tuyết lớn ngừng rơi, Hốt Hãn Tà cuối cùng cũng quay về doanh trướng. Hắn vọt vào lều của ta, thấy sắc mặt ta đỏ gay, người thì lại không còn chút sức sống, trầm giọng quát Tào Lô: “Sao nàng ấy lại đột nhiên bệnh thành cái dạng này?”

Tào Lô không thèm nhìn hắn, cũng không muốn hành lễ với hắn. Nếu hắn bởi vậy mà giận chó đánh mèo lên nàng, muốn đem nàng ra gϊếŧ nàng cũng chẳng quan tâm. Tào Lô ngẩng đầu, không chút e dè trước ánh mắt của Hốt Hãn Tà, giọng nói lạnh lùng thốt ra: “Thiền vu nghĩ công chúa của chúng ta đột nhiên bệnh thành cái dạng này ư?”

Hắn bước đến chỗ ta, kéo cánh tay ta lẩm bẩm: “Mân Quân, Mân Quân…”

Ta chỉ lặng yên nhìn hắn, không nói lời nào.

“Ta phái A Mạc đi tiền tuyến rồi, Đồ An sẽ lập tức quay về, Đồ An sẽ lập tức quay về.”

“Mân Quân, nàng nhìn ta đi. Khâu Từ truyền tin đến, Á Di sắp sinh rồi. Chúng ta sắp lên chức ông bà rồi, Mân Quân.”

Hắn thấy ta không phản ứng chút nào thì lại nói: “Mân Quân, ngọc lan ở Nguyệt Thị nở hoa rồi.”

Ta khóc. Kẻ lừa đảo này, từ trước đến nay đều gạt ta, đến tận bây giờ còn gạt ta. Ngọc lan ở Nguyệt Thị sao có thể nở hoa được cơ chứ, làm gì có cây ngọc lan nào được trông nên từ hạt giống cơ chứ!

Sau khi Hốt Hãn Tà trở về thì vốn định đem hết đồ đạc dọn đến ở lì trong lều của ta, lại bị Tào Lô đuổi ra ngoài. Hắn không ở được, đành phải mỗi ngày đến thăm ta một chút, nhưng bệnh tình của ta cũng chẳng khá khẩm lên mấy. Một hôm nọ, hắn lại chạy đến lều của ta, kéo tay ta hát cho ta nghe, là làn điệu ta từng hát hắn nghe kia一

“Núi nam có cây trụi cao, mọi người chẳng thể tựa vào nghỉ ngơi. Các cô sông Hán dạo chơi, đoan trang chẳng thể trao lời cầu mong.”

“Kìa con sông Hán mênh mông, chớ toan lặn lội mà hòng vượt qua. Trường giang mờ mịt chảy xa, kết bè chẳng thể dùng mà lướt đi.”

Ai, một con người Nguyệt Thị, làm sao có thể xướng được bài dân ca đất Hán cơ chứ? Hắn cứ lôi kéo tay ta, xướng tiếp một lần lại một lần.

“Cho dù có bơi qua được, tình chàng ý thϊếp cũng chưa chắc được như xưa.”

Ngốc thật, đúng là ngốc thật.

“Thùy vị Hà quảng? Tằng bất dung đao.(*)”

Ai nói Hoàng Hà rộng mà sâu? Một chiếc thuyền gỗ cũng không chứa được.

“Thùy vị Hà quảng? Nhất vi hàng chi.(**)”

Ai nói Hoàng Hà sâu lại rộng? Một mảnh bè lau cũng qua được rồi.

(*), (**): trích từ bài Hà quảng của Kinh thi, kể nổi niềm không về gặp con được của mẹ Tương Công.

Cổ nhân không phải đã sớm nói cho chúng ta đáp rồi sao? Sao chàng mãi không hiểu, mãi không chịu hiểu?

Ta bệnh lâu lắm rồi, bỗng nhiên một buổi sớm mai lại thấy tinh thần phấn chấn, tay chân cũng tràn đầy sức lực, liền bảo Tào Lô đến trang điểm cho ta. Nàng lại khóc, ta hỏi nàng vì sao nàng khóc, nàng chỉ lắc đầu thật mạnh, đi tìm Hốt Hãn Tà.

Trong lều chỉ còn hai người chúng ta. Ta tựa vào l*иg ngực hắn, nghe tiếng tim đập thình thịch của hắn.

Hắn bỗng cất lời hỏi ta: “Mân Quân, nàng muốn thứ gì?”

Ta muốn thứ gì? Ta có thể muốn thứ gì chứ? Ta cẩn thận ngẫm nghĩ. Vàng bạc châu báu? Lụa là gấm vóc? Ta đều đã có được hết mà? Ta còn muốn gì nữa chứ?

Ta nhìn hắn, đưa tay vuốt ve đôi gò má, nhưng đột nhiên nghĩ đến đều gì, ta vội vàng giãy ra khỏi l*иg ngực hắn, nhưng lại thấy chính mình không còn tí sức lực nào nữa cả.

“Thất vương tử, ngươi buông ta ra đi. Nếu để Thiền vu thấy thì ngươi và ta đều chết chắc.”

Hốt Hãn Tà sửng sốt, cúi đầu nhìn ta: “Mân Quân, nàng vừa gọi ta là gì?”

“Thất vương tử, ngươi không thể ôm ta như vậy. Thiền vu mà biết được sẽ mắng ngươi cho mà xem.”

Hốt Hãn Tà không cãi lại, chỉ ôm ta nhẹ nhàng nói: “Ta đây xin tạ tội với nàng. Nàng nói nàng muốn gì đi, ta sẽ cho người đem về ngay.”

Ta muốn gì ư?

Ta khóc: “Ta muốn về nhà… Ta muốn gặp cha mẹ ta, ca ca ta, còn có muội muội ta…”

Hốt Hãn Tà siết chặt vòng tay, hắn hơi nghẹn ngào, run rẩy hỏi: “Thế còn… không có ta sao?”

Ta nhìn gương mặt hắn thật lâu, cười nói: “Những thứ liên quan với chàng, ta đều để lại chỗ này.”

Hắn nhìn ta, hỏi lại: “Vậy còn nàng?”

Ta cười, cuối cùng cũng không còn sức đáp lời được nữa.

Trận tuyết lớn ở Nguyệt Thị cuối cùng cũng ngưng, ta như thấy được dòng suối róc rách, cây cối tốt tươi, và cả ánh vàng rực rỡ của hoa cải dầu dưới chân núi Thiên Sơn. Ta cưỡi ngựa đi xem những mầm nhỏ vừa gieo, chợt một đội thiết kỵ xông tới phá vỡ buổi sáng yên lành. Ta vọt tới trước mặt bọn họ, chỉ vào một người trông có vẻ khí thế nhất mà chửi ầm lên.

Hắn lại không tức giận. Ngược ánh mặt trời, cái bóng của hắn che trọn lấy người ta. Hắn cúi đầu, cười hỏi: “Người Hán à? Ở đâu tới thế?”