Chương 64: Cá nước vui vẻ

Thời thanh niên.

Thu vàng đã tới, mai là quốc khánh vì thế viện thiết kế tổ chức đi Chu Trang du ngoạn hai ngày.

Sau quốc khánh có một hội nghị giao bản thản nên mấy tổ viên trong viện đều giao bản sơ thảo hạng mục đấu thầu của mình để lãnh đạo duyệt thiết kế. Trang Đồ Nam là tổ trưởng nên tuy công việc đã hòm hòm anh cũng khó công khai đi chơi hai ngày. Anh đề nghị Lý Giai đi một mình.

Anh áy náy nói, “Lẽ ra đây là trung thu đầu tiên sau khi chúng ta hẹn hò vì thế anh nên ở bên cạnh em nhưng hiện tại anh chỉ có thể để em đi một mình.”

Lý Giai hoàn toàn không thấy có vấn đề gì, “Em từng tham gia dự án bảo tồn Chu Trang với giáo sư Nguyễn nên đã quá quen thuộc nơi ấy. Em sẽ ở lại với anh.”

Trang Đồ Nam nói, “Em ở lại cũng được, nhưng không cho phép tới giằng co với người nhà. Bà em khóc, thím thì mắng, sau đó em mất ngủ, tệ hơn là đau dạ dày. Tốt nhất là em ra ngoài đi dạo cho khuây khỏa đi.”

Lý Giai hơi động lòng, “Anh thật sự không thể đi cùng em sao?”

Trang Đồ Nam nói, “Vào thời khắc mấu chốt anh cũng phải giả bộ một ít. Tốt nhất là không để đơn vị thấy anh ra cửa chơi.” Rồi anh hiên ngang lẫm liệt nói, “Đời người như một vở diễn, sáu tháng cuối năm tổ chúng ta ăn cơm hay uống cháo đều phải dựa vào kỹ năng diễn xuất của anh.”

Lý Giai nhịn cười, “Tổ trưởng, anh định diễn thế nào?”

Trang Đồ Nam chuyên nghiệp yêu công việc nói, “Ban ngày rúc trong văn phòng chuẩn bị văn kiện báo cáo, bổi tối tới nhà em gái ăn trực. Dù sao anh cũng là người Tô Châu, không ham đi thăm thú vùng sông nước.”

Xe buýt ngừng ở cổng trường, Lý Giai cố tình để mắt và thấy quả nhiên không có một vị tổ trưởng nào. Xem ra các vị tổ trưởng hôm nay đều đang tranh đua kỹ thuật diễn xuất hết rồi.

Trước khi xe chạy trong lúc vô tình Lý Giai nhìn ra ngoài thấy diễn viên Trang Đồ Nam đứng từ xa.

Nắng sớm dịu dàng phủ lên bóng dáng anh, chiếu vào chiếc áo sơ mi trắng. Anh cũng đang nhìn về phía cô, mặt mày rạng rỡ, biểu tình mềm mại.

Lòng Lý Giai không nhịn được rung lên, tràn đầy vui mừng và ngọt ngào.

Giao thông khá tắc, bọn họ chạy từ Thượng Hải tới Chu Trang tốn ba giờ. Cả xe đều oán thán, Lý Giai thì bình thản ngủ toàn bộ hành trình.

Tại Chu Trang người đến kẻ đi tấp nập xô đẩy. Hướng dẫn viên du lịch một tay giơ lá cờ nhỏ một tay cầm loa mang theo từng nhóm khách qua cầu tới khu Thẩm Vạn Tam và tham quan các ngôi nhà cổ.

Các đồng nghiệp của cô phần lớn đều dìu già dắt trẻ, chỉ có Lý Giai đi một mình trong đám đông ấy.

Hướng dẫn viên du lịch đang giải thích các hình khắc trên cửa. Anh ấy nói nói rồi thấy Lý Giai không đội mũ của đoàn thì bực mình mắng, “Có vài người chẳng chịu bỏ tiền thì cũng nghe vài câu thôi, nghe xong còn không chịu đi.”

Lý Giai cười cười và rời đi. Cô quay đầu nhìn thoáng qua phần điêu khắc trên cổng và phiền muộn nghĩ, “Nếu Trang Đồ Nam ở đây thì tốt rồi, mình sẽ nói với anh ấy từng miếng gạch điêu khắc kia là do mình tự tay tu sửa và lắp vào chỗ cũ.

Lý Giai không muốn chen chúc với mọi người nên cô tìm một tiệm cà phê và ngồi xuống nghỉ ngơi.

Nhà cũ với vách tường loang lổ, bên cạnh cửa là một cái ô giấy không khép được. Nắng thu chiếu lên mặt sông cách đó không xa, con thuyền bồng trôi giữa sông tạo nên những gợn sóng. Lý Giai thả suy nghĩ của mình theo gió, “Mình còn có thể nói với anh ấy là có một lần sau cơn mưa mình không cẩn thận giẫm phải một phiến đá rêu xanh và suýt thì ngã xuống sông.”

Một đám thiếu niên cõng giá vẽ cãi cọ ầm ĩ đi qua trước cửa sổ. Hẳn là học sinh của viện mỹ thuật tới đây vẽ cảnh thực. Lý Giai đột nhiên nhớ tới tâm tình của mình lúc xưa, “Chủ nhiệm khoa đã ám chỉ nói cục quy hoạch sẽ nhắm tới mình và Trang Đồ Nam vì công tích trong dự án Bình Dao. Lúc ấy mình chỉ nghĩ tham gia dự án ở Chu Trang rồi thì lý lịch của mình sẽ thêm một hạng mục so với Trang Đồ Nam.”

Ngày mùa thu gió mát trong, quá khứ và hiện tại liên hệ với nhau bằng một cách thức kỳ lạ. Có tương tư kéo dài, có dịu dàng trong sâu thẳm tâm hồn, có những quan điểm khi niên thiếu. Lý Giai đột nhiên phát hiện thật ra hai lần tới Chu Trang cô đều mang theo Trang Đồ Nam.

Nhớ thương một khi đã dâng lên thì chẳng thể ngăn cản. Lý Giai tìm người phụ trách và nói cô muốn về sớm trước.

Chủ tịch công đoàn và các đồng nghiệp cứ giữ lại mãi nhưng cô bịa ra một đống lời nói dối bảo là trong nhà có việc đột suất, lại bày ra bộ dạng gấp gáp vội vàng, vô cùng luyến tiếc vì không thể thưởng lãm Chu Trang sau đó kiên quyết rời đi.

Lý Giai một mình đi tới bến xe đường dài mua vé về Thượng Hải trên chuyến xe gần nhất. Hành trình về cũng rất đông, tới khi đến được khu Phổ Giang thì vạn nhà đã lên đèn.

Cô ngửa đầu nhìn khung cửa sổ quen thuộc thì thấy có ánh đèn ấm áp. Có người đi ra khỏi tòa nhà và nhận ra Lý Giai nên giữ cửa chống trộm của khu không để nó đóng lại. Lý Giai theo bản năng nói cảm ơn sau đó đi vào, cửa sắt vang lên tiếng “tách” sau đó đóng lại.

Đèn cảm ứng theo tiếng bước chân mà sáng lên sau đó tắt. Ánh sáng như gợn nước lan ra, rốt cuộc cũng tới lầu 6, Lý Giai lấy chìa khóa nhẹ tra vào ổ.

Trang Đồ Nam đang ngồi ở bàn ăn xem báo cáo, trong tay là một cái bút. Anh nghe thấy tiếng cửa phòng mở ra thì quay đầu nhìn. Thấy người đến là Lý Giai nên anh ngây ra không thể tin được.

Bởi vì hôm nay đi du lịch nên Lý Giai không ăn mặc theo phong cách trung tính ngày thường. Mái tóc dài của cô cũng xõa tung, trên người là áo len màu xám nhạt to rộng, váy dài hoa nhí. Ánh đèn đường chiếu lên người cô lộ vẻ lười biến mềm mại nói không nên lời.

Đèn hành lang đột nhiên tắt, Trang Đồ Nam thì nhảy dựng lên và chạy đến cửa ôm Lý Giai.

Cửa đóng lại phía sau lưng hai người, Lý Giai trầm mặc không lên tiếng và ôm chặt lấy anh.

Dưới lầu truyền đến tiếng ồn ào thật lớn, giống như có nhà nào đó đang liên hoan. Cách cánh cửa mà tiếng động vẫn ồn ào, còn trong này thật yên tĩnh. Trang Đồ Nam thật cẩn thận hỏi, “Sao em lại về?”

Giọng anh mang theo run rẩy thật nhỏ, giống như sợ làm vỡ khoảng yên tĩnh trong nhà, cũng sợ bừng tỉnh khỏi giấc mộng trước mặt. Trong lòng Lý Giai là thiên ngôn vạn ngữ nhưng cuối cùng cô chỉ nói, “Chu Trang quá đông, quá nhiều người nên em không muốn ở đó.”

Trang Đồ Nam đón lấy ba lô của cô và bảo cô ngồi xuống rồi hỏi, “Đông lắm à?”

Lý Giai nghĩ nghĩ và cười đáp, “Đông như trên phà ngày mưa ấy.”

Trang Đồ Nam cắt một miếng bánh trung thu đưa cho Lý Giai. Anh rũ mắt, không dám nhìn cô, “Em gái anh làm bánh trung thu nhân thịt và bảo anh mang về cho em nếm thử.”

Lý Giai nói, “Em còn tưởng anh sẽ ở nhà em gái xem TV.”

Trang Đồ Nam nói, “Ăn xong cơm chiều em gái anh nói muốn ăn hạt dẻ rang đường. Hai vợ chồng nó nói qua lại sau đó ngồi phà tới bên kia tìm hạt dẻ rang đường, còn anh thì về đây.”

Lý Giai cũng hùa theo lời anh, “Em mua chân giò kho và bánh nướng của Chu Trang về cho mọi người. Nhất định Đống Triết sẽ thích.”

Hai người nghiêm trang nhàn nhã nói chuyện phiếm.

Rồi lại nghiêm trang nói một đằng nghĩ một nẻo.

Nhưng nhắc Tào Tháo thì Tào Tháo đến, hàng hiên đột nhiên truyền đến tiếng Lâm Đống Triết mơ hồ mắng, “Mẹ ơi!”

Sau đó là tiếng anh chàng tức hộc máu, “Tiêu Đình, em không bị đυ.ng trúng đấy chứ? Sao tối om thế này, mẹ nó!”

Đột nhiên nghe được tiếng Lâm Đống Triết thế là không hiểu sao Lý Giai bỗng thấy hoảng hốt. Ban ngày cô còn trơn tru nói dối một đống nhưng nay trong lòng lại như có quỷ. Cô không chút nghĩ ngợi rúc xuống gầm bàn, nhưng lại nhận ra không trốn nổi thế là vọt vào phòng ngủ trốn dưới gầm bàn làm việc.

Lúc Lý Giai ý thức được Lâm Đống Triết và Trang Tiêu Đình không phải đồng nghiệp của viện thiết kế và cô hoàn toàn không cần né tránh thì định bò ra khỏi chân bàn. Nhưng ai biết lại thấy Trang Đồ Nam cũng hoang mang chạy vào trốn cái vèo xuống gầm bàn.

Không gian dưới gầm bàn có hạn, Lý Giai nỗ lực co người nhường vị trí cho anh. Hai người vừa mới ngồi ổn đã có tiếng gõ cửa ầm ầm vang lên. Trang Tiêu Đình nhỏ giọng gọi, “Anh, mau mở cửa.”

Lâm Đống Triết vừa dậm chân vừa kêu, “Mẹ ơi!”

Trang Tiêu Đình gọi vài tiếng sau đó có tiếng chìa khóa vang lên. Lâm Đống Triết và Trang Tiêu Đình mở cửa vào nhà.

“Phòng khách còn sáng đèn nhưng anh không ở đây ư?”

“Xuống lầu gọi điện thoại sao?”

“Hy vọng anh ấy không đi xa, hạt dẻ với củ ấu phải ăn nóng mới ngon.”

“Không sao đâu, cơm chiều anh ấy ăn như bò, không đói được đâu.”

Trang Đồ Nam dẫm một chân lên góc váy của Lý Giai còn cô thì vừa túm váy vừa dựng tai nghe động tĩnh bên ngoài.

Có người mở tủ bát lấy đĩa đổ củ ấu với hạt dẻ vào rồi mở vòi rửa tay……

“Em có muốn để lại lời nhắn không?”

“Không cần, anh em có ngốc đâu, nhìn thấy là hiểu.”

“Chúng ta mau về thôi, có khi anh lại đi tìm mình ấy chứ.”

Đèn phòng bếp và phòng khách lần lượt tắt, hàng hiên lại vang lên mấy tiếng chửi của Lâm Đống Triết và tiếng bước chân.

Trong không khí tràn ngập mùi thơm ngọt ngào. Tiếng động ở hàng hiên ngày một xa, rồi mơ hồ sau đó mọi thứ lại trở về yên tĩnh.

Ánh trăng từ khe cửa chớp chiếu vào trong phòng vẽ ra những đường cong ái muội trên nền nhà. Dưới gầm bàn hai người kia nhìn nhau sau đó nở nụ cười.

Trang Đồ Nam nhẹ giọng hỏi, “Sao em lại quay về?”

Giọng Lý Giai càng nhẹ hơn, “Em nhớ anh.”

Trang Đồ Nam thật cẩn thận ôm Lý Giai vào lòng và nghe cô tủi thân nói, “Lần trước em và một anh chàng chui gầm bàn sau đó em còn tỏ tình mà anh ta từ chối em.”

Trang Đồ Nam nói, “Anh ta cũng hối hận lắm, còn nhảy lầu kìa. Nhảy xong còn bò về theo đuổi em đó.”

Trang Đồ Nam ôm chặt lấy Lý Giai mà hôn.

Không gian dưới bàn chật chội nên thân thể hai người ghé sát bên nhau, tiếng thở hổn hển cũng nghe rõ.

Trong bóng đêm mọi giác quan đều được phóng đại, ngượng ngùng và rụt rè bị du͙© vọиɠ bản năng đánh bại. Hai người chậm rãi chui ra khỏi gầm bàn rồi ôm nhau ngã trên đệm.

Lý Giai nỉ non nói, “Quá sáng, rèm…… kéo rèm……”

Cửa chớp bị đóng chặt, cửa sổ nửa mở, gió đêm thi thoảng thổi vào tấm rèm khiến nó gõ vào khung cửa thành nhịp.