Chương 9: BÊN XÁC CON LẠNH GIÁ

Giọt mưa trên lá

Nước mắt mẹ già

Lã chã đầm đìa

Bên xác con lạnh giá [2]

– Phạm Duy –

***

Không bao lâu sau, Phi có mặt tại tiệm kem B&R.

– Bây giờ chúng ta làm gì? – Anh hỏi ngay.

– Tôi ghét làm công việc lúc này, là ngồi chờ.

– Chúng ta chờ gì?

– Chờ thêm một vụ án mạng.

– Ai?

– Tôi không biết, nhưng Trần Mạnh Khoa đi đâu, nghĩa rằng sẽ có cái chết xuất hiện ở đó. Nhưng sẽ không khó đoán nơi mà hắn sẽ đi. Anh còn nhớ tên giáo sư đã nói gì với tên Tuấn Anh không? “Khoa đã về đến dưới chưa?” Ngôn ngữ Việt Nam phân biệt Bắc và Nam, trên và dưới. Từ Bắc sẽ nói là đi “vào Nam”, từ Nam sẽ nói là đi “ra Bắc”. Khi tay giáo sứ nói “Khoa đã về đến dướ chưa”, chữ quan trọng nhất là chữ “về” và “dưới”, nghĩa rằng trở lại một nơi quen thuộc của hắn và ở phía Nam so với Saigon. Đó là nơi nào? Tôi đoán là Vĩnh Long hoặc Rạch Giá, nơi hắn học hoặc quê của hắn. Tại sao phải về đó, rất khó hiểu cho tôi. Có thể là ai đó đang giữ viên thạch bảo ở dưới đó, biết đâu được, chúng ta đành chờ, đây là sự bất lực của chúng ta.

– À, tại sao anh nói giáo sư Lâm có đến hơn hai đời sống?

– Tôi đoán là ba.

– Lý do?

– Tối hôm trước, Tiệp, Vân, Minh đã khám phá ra nơi ở của lão là căn hộ ba tầng lầu ở cư xá Đô Thành.

– Tôi nhớ lúc đó anh còn nói là lão mở một lớp học dạy mỹ thuật và luyện thi vào kiến trúc.

– Đúng. Vì khi gặp lão ở Nguyễn Văn Cừ, tôi nhanh chóng nhận ra gấu quần có một ít màu sơn, với độ khô đến khó giặt của nó hẳn phải là màu acrylic. Tôi biết lão có kiến thức và kỹ năng về mỹ thuật, thêm nữa, ba bức tranh ở nhà trọ Trần Mạnh Khoa là do người vẽ. Anh lo chú ý quá nhiều về ý nghĩa bức tranh, tôi thì giật mình ở người họa sĩ, hắn khéo tay, tỉ mỉ và thông thạo kỹ thuật vẽ của người Ấn Độ. Nhìn màu sắc bức tranh còn khá mới, tôi biết nó được vẽ không lâu, một loại thuốc màu pha với nước hồ keo trộn với lòng trắng trứng, đó là kỹ thuật của người Ấn. Thêm nữa, độ mịn màn trên tấm vải nơi cổ tay các chư thần, tôi biết nó vẽ bằng lông sóc, hoặc lạc đà, hoặc dê vì chỉ có chúng mới cho được thứ bút lông mềm mịn như vậy. Chú ý hơn vào chi tiết, nó chi tiết đến tinh tế và thử đối chiếu với thời gian dọn nhà đến thời gian Tuấn Anh trở lại dán ba bức tranh lên tường chỉ khoảng hai tiếng rưỡi, và đó là thời gian vẽ của họa sĩ khi đưa thông điệp cho chúng ta. Anh tưởng tượng nỗi có người họa sĩ nào mà nét vẽ tinh tường với thời gian gấp rút vậy chưa? Hơn nữa, tôi chú ý màu sắc phông nền bức tranh, đều là cảnh ban đêm, màu xanh thẫm pha với sắc tía, bức tranh ở giữa bên phải có chín ngôi sao lớn bên trái có mười lăm ngôi sao nhỏ. Tôi hiểu ngay thông điệp của thần Vishnu gửi cho tôi, tối nay, chín giờ ba mươi. Đó là lý do tôi biết tôi sẽ gặp lão. Còn ở đâu, tôi chú ý đến bốn bàn tay của thần Vishnu đều có ngón út chỉ về thần Shiva, rất khéo léo, nếu ai chưa từng biết đền văn hóa Ấn Độ sẽ không phát hiện ra lỗi sai trên ngón tay thần Vishnu.

– Tuyệt, anh làm tôi hào hứng.

– Ở thần Shiva, tôi nhìn quang cảnh phía sau, một con đường đất nhiều cây cối hai bên, phía sau có một cung điện uy nghi đậm màu sắc tôn giáo. Tôi biết ở văn hóa Ấn Độ ngày trước, trường học cũng chính là giáo đường, tôi hiểu nó ám chỉ con đường mà cây cối hai bên châu vào nhau, có nhiều trường học. Còn con đường nào ngoại trừ đường Nguyễn Văn Cừ? Có đến hai trường đại học và một trường cấp ba danh tiếng.

– Hay!

– Khi anh và Vân Tiệp Minh đi hỏi thăm về kẻ dọn nhà, tôi nhanh chóng liên lạc với chú Sáu Liêm và nhờ chú đến hỗ trợ ngay trong đêm đó. Chú Sáu đã trong vai ông xe ôm đứng bên đường chờ kẻ tình nghi, nhanh chóng, chú Sáu phát hiện ra một kẻ ngồi im lặng ở nhà chờ xe bus, luôn nhìn đồng hồ trong điềm tĩnh, chú Sáu biết là hắn và thông báo cho tôi về kẻ mà tôi sẽ gặp. Chú Sáu có khả năng phán đoán nhanh từ tướng ngồi, đôi mắt của lão, và cho tôi biết nhanh chóng về nghề nghiệp cũng như thân phận của lão. Điều này giúp ích cho cuộc gặp mặt đêm đó tôi có phần trội hơn lão. Điều này làm lão không ít bối rối. Nhưng quả thật, lão có thể đọc được suy nghĩ người khác, nhìn từ vóc dáng lão biết cả cuộc đời của họ, thấu nỗi vui buồn, lão tấn công vào nỗi đau người khác và chọc nguấy nó cho đến khi người ta mất cả kiểm soát. Tôi đoán chừng lão và anh chú Sáu có nhiều điểm tương đồng về điều này. Chính vì vậy lão kiểm soát được suy nghĩ đối phương, với những kẻ yếu đuối hơn lão, lão chẳng khác gì một vị thần linh, có khả năng thấu cả tâm tư người khác. Dễ hiểu, người sẽ phục tùng và tôn sùng lão.

– Sao anh biết nơi ở của lão đều là nơi tạm bợ?

– Tôi so sánh hai căn nhà, ở cư xá Đô Thành quá hiện đại và tiện nghi, còn ở Hàng Xanh thì khiêm tốn quá mức. Một sự mâu thuẫn, không kẻ nào có thể sống với sự mâu thuẫn đó được, nên phải có một nơi là giả, hắn lấy vợ mà vợ không hề biết gì nhiều về chồng, mẫu người đàn bà không tiếp xúc nhiều với thế giới bên ngoài, ít bạn bè và cô đơn. Đàn bà như vậy, sẽ có cái nhìn thiển cận, dễ tin và dễ tôn sùng chồng, mọi hành vi của chồng không ai qua được. Và bằng cách nào đó, lão thuần hóa vợ mình với niềm tin về sự nghèo nàn thanh bạch. Anh có thấy một thanh niên trẻ nào mà muốn cả đời chỉ làm nghề phục vụ quán nước không? Chắc chắn không, sự khiêm tốn đến bình dị của nghề nghiệp chỉ là chặn dừng nhất thời. Nên căn nhà khiêm tốn như vậy không hề tương xứng với đầu óc quỷ quyệt của lão. Lão không bao giờ chấp nhận đời sống đó. Tôi đến khu vực làm việc thì biết ngay, bàn ghế nhỏ, ít sách vở và bừa bãi các chủ đề vớ vẩn, thì tôi biết ngay đây không thể nào là nơi làm việc của lão.

– Còn căn nhà ở Cư xá Đô Thành?

– Tôi đoán đó lại là một thân phận khác của lão, nếu lão dạy Mỹ Thuật, thì chắn chắn sẽ có học trò. Điều này không tương xứng với nơi ở mà kẻ tự xưng mình là thần Vishnu, nơi ở của thần linh phải thanh cao, ít sự va chạm thế tục. Nhìn từ con mắt đầy cao ngạo của lão, lão không dễ chấp nhận nơi ở mà học trò đến học vẽ rồi cười đùa mỗi ngày vài tiếng như vậy được. Phải có một nơi thứ ba, cao sang hơn, quyền quý hơn mới xứng đáng với lão. Ở đâu, thì tôi chưa biết.

– Tại sao anh muốn tóm ngay tên Lê Tuấn Anh đó vào tối nay?

– Tôi muốn gửi một thông điệp đến lão, là bất kỳ kẻ dưới trướng nào của lão, nếu cần, tôi đều tóm được.

Bỗng điện thoại reng, Phi dừng cuộc trò chuyện và nhấc máy nghe, anh liếc nhìn tôi hoảng hốt, nói.

– Bé Vân nhập viện rồi, đạn bắn sượt qua hông sườn cô bé…

– Ôi! Tôi đã hại đứa em của mình rồi, nhanh chóng đến bệnh viện, ở đâu? Chợ Rẫy à? Chúng ta đi ngay. Tôi sẽ không tha thứ cho mình nếu bé Vân có mệnh hệ gì.

***

Phòng hồi sức chuyển nhanh sang phòng mổ, bốn người đàn ông chúng tôi im lặng trước phòng mổ. Mùi chất tẩy rửa quen thuộc của bệnh viện và màu u ám là thứ hiện diện quen thuộc ở đây. Tôi hỏi Tiệp.

– Chuyện gì xảy ra lúc đó?

– Khoảng bảy giờ, khi em và Vân gặp nhau ở đoạn Nguyễn Hữu Cảnh gần cầu vượt Thị Nghè 2, thì một tiếng súng nổ rất nhanh, sượt qua lưng bé Vân. Nhanh đến mức em và Vân không phản ứng được gì. Bác sĩ ra kìa anh.

Mọi người tập trung hỏi sức khỏe của Vân, tôi nhanh chóng lẻn vào kíp mổ xin đầu đạn và nhìn ngay vị ví viên đạn.

– Phi, anh có nhiều kiến thức quân sự hơn tôi, cho tôi biết xuất xứ của viên đạn này.

– Đạn đồng, đầu nhọn, dài chừng 50 mm, dáng thon gọn, đây là đạn 30-06 Springfield.

– Của Mỹ.

– Đúng vậy, Nó dùng cho súng trường loại lớn và chỉ dùng trong quân sự nếu tôi nhớ không lầm. Thường dùng với các khẩu súng trường M1903, M1917, M1941.

– Đó là quan sát của anh, tới phiên tôi, độ mài bóng thường xuyên ở hai bên viên đạn cho thấy sát thủ là một kẻ ưa thích về súng, hắn chăm sóc cẩn thận từng viên đạn. Loại đạn này khá cũ nếu chịu khó nhìn hàng chữ Winchester dưới đầu đạn đã mòn dần, nhìn đầu mũi đạn bị lõm vài chỗ và có dấu vết búa đập cho nhọn lại, phía bên trái có vết mài với giấy nhám, hắn thường xuyên tập bắn và không có điều kiện có đạn mới. Vậy cây súng mà hắn sử dụng phải khá cũ, vì nếu có điều kiện mua đạn mới thì hắn sẽ thay hẳn một cây súng mới. Theo tôi biết thì những loại súng trường này chỉ sử dụng trong quân đội và không có ống ngắm hiện đại đúng không Phi?

– Đúng vậy.

– Đây là tay thiện xạ, nếu không nói là thiên tài bắn súng. Tôi nhìn thấy vết bắn trên người bé Vân, hắn cố tình tha cho cô bé được sống để gửi một lời nhắn đến cho chúng ta, hắn có thể lấy mạng chúng ta bất kỳ lúc nào. Súng nổ vào khoảng bảy giờ hơn, đúng giờ anh bắt được Lê Tuấn Anh. Không trùng hợp ngẫu nhiên đâu.

– Anh nói vết đạn trên người Vân ra sao?

– Vết đạn chính xác vào ruột già, nằm ngay dưới gan và tuyết mật. Chỉ cần lệch đi một chút là vỡ mật, hoặc xuất huyết nội nếu vào bao tử cách đó vài phân. Hoặc dễ nhất, bắn thẳng vào tim hay vào đầu cô bé là giúp cô bé sang bên kia thế giới. Loại súng mà hắn sử dụng khá cũ, không có ống ngắm, nghĩa rằng hắn khá gần cô bé. Tiệp, em nghe tiếng súng thế nào?

– Vang rất mạnh, chỉ có vậy thôi.

– Em đứng gần cầu vượt đúng không?

– Dạ đúng.

– Nhìn từ góc bắn trên cơ thể Vân, hắn phải ở cao hơn Vân. Chắc chắn là trên cầu vượt. Hai đứa cần đi du lịch xa vài ngày cho đến ngày qua lễ 30 tháng tư và 1 tháng năm. Phi, anh đặt vé nhanh cho hai đứa sang Sing chơi mười ngày. Hai đứa phải nghe lệnh anh, hai đứa còn ở đây rất vướng víu cho tụi anh, hiểu chứ. Vân, để tụi anh lo.

– Giờ mình làm gì đây anh? – Phi hỏi.

– Thông điệp đã rõ ràng, tôi chưa muốn phản công vì còn nhiều điều chưa hiểu và vì tôi nhân nhượng. Phát súng này quá đủ, tôi và anh sẽ hành động ngay tối nay. Anh lấy xe, chúng ta xuống Vĩnh Long trong đêm nay.

– Vĩnh Long?

– Trần Mạnh Khoa đang ở đó, từ sau vết đạn của Vân, tôi biết hắn sẽ làm gì.

– Làm gì?

– Gϊếŧ chết mẹ của Quỳnh.

– Hả?

– Tôi đã lờ mờ cảm nhận một cái gì đó bất thường ở vụ án này ngay từ đầu, đó là yếu tố quan hệ tình cảm của Khoa và Quỳnh. Sau vết đạn này, tôi bắt đầu nhận ra, thông điệp mà giáo sư Lâm không phải là mười hai viên thạch bảo, mà bảo vệ Trần Mạnh Khoa. Hắn quan trọng hơn những viên thạch bảo kia. Và tay giáo sư đã có cách để lấy được những viên thạch bảo còn lại, hắn không quan trọng điều đó. Cái hắn quan trọng là biến Trần Mạnh Khoa trở thành cỗ máy sát nhân thông minh, lí trí mà không cần có tình cảm.

– Tôi vẫn chưa hiểu lắm, tại sao việc Vân bị bắn liên quan gì đến Trần Mạnh Khoa?

– Anh chưa hiểu sao? Ba tên bảo vệ gϊếŧ người đã cắn lưỡi để câm hoàn toàn, chúng ta tóm được Lê Tuấn Anh nhưng chắc chắn hắn sẽ câm như hến hoặc sẽ cắn lưỡi như ba đứa kia, anh trai chú Sáu Liêm cũng vậy. Tất cả đều câm lặng trước giáo sư Lâm, nghĩa là gì, nếu ta có bắt được lão cũng không làm được gì lão. Khi đó, chúng ta sẽ tóm đến ai trong vụ này?

– Trần Mạnh Khoa!

– Đúng. Lão biết việc đó nên gửi cho tôi và anh tin nhắn trên người Vân. Là. Hãy dừng việc đó, nếu không, tất cả sẽ chết. Anh có sợ không?

– Không.

– Tốt, lấy xe hơi của anh, chúng ta xuống Vĩnh Long. Hi vọng còn kịp.

– Nhưng còn vụ mẹ của Quỳnh?

– Trên đường xuống Vĩnh Long tôi sẽ nói. Minh, Tiệp hai đứa đi chơi vui vẻ, và cấm tuyệt đối về trước ngày lễ. Tiền vui chơi, Phi sẽ chuyển vào tài khoản cho mấy đứa ngay lúc này. Nhớ, lời nói của anh lúc này là mệnh lệnh.

– Nhưng còn tay bắn súng là ai?

– Tôi chưa biết, nhưng những thông tin để lại từ viên đạn, tôi đoán là người quen. Đi thôi.

***

Ngay trong đêm, tôi mệt mỏi dựa vào chiếc ghế, ánh đèn vàng bên đường vùn vụt lướt qua. Phi sức khỏe tốt hơn tôi, nên xem ra anh vẫn còn tỉnh táo để lái xe, trên xe tiếng hát Thái Thanh nức nở bài Đạo ca số 4.

“Có bà mẹ đi tìm con, trên đỉnh đồi Lan trắng.

Có bà mẹ đi tìm con, trong động hang lan vàng.” [3]

Một cánh đưa nhẹ lên vai, bóp nhẹ, thân tình. Phi cười nhìn tôi.

– Thật bất công với sức khỏe của anh, tôi thật có lỗi.

– Phi này, có ai nói rằng anh có cách nói chuyện làm người ta quên đi tất cả mệt nhọc không?

– Thật vậy à?

– Đây là điều tôi ngạc nhiên ở anh.

– Cứ nói thử điều ngạc nhiên của anh.

– Thường, đàn ông đẹp trai rất kém ở phần giao tiếp, ngay cả khi nói chuyện họ cũng không dễ làm chủ ngôn ngữ như những người đàn ông kém sắc. Đơn giản, họ không có nhiều động lực để tìm kiếm những mối quan hệ mới, và cả bạn tình, người yêu. Vì họ luôn có sẵn nhiều vệ tinh xung quanh muốn làm quen họ. Anh là người đẹp trai, gia cảnh từ bé xem ra anh sung túc hơn nhiều người, anh thông minh và hiểu biết rộng. Tất cả điều đó đủ để anh có rất ít bạn bè, và do đó anh rất khó để nói chuyện lịch sự nhã nhặn và tình cảm thế này.

– Nhưng tôi nghĩ anh biết nguyên nhân.

– Anh được thừa hưởng nền giáo dục tốt nhất từ tinh thần Hà Nội, anh được dạy cách nói chuyện, bản thân anh là người giàu tình cảm hiếm có nếu tôi tin là nụ cười của anh chân thành. Con đường sự nghiệp anh thăng tiến nhanh, buộc anh phải hoàn thiện kỹ năng giao tiếp ở phép lịch sự cao, nơi chỉ có ở tầng lớp quý tộc vốn nhiều nề nếp giao tiếp. Nên tôi kết luận, với người xa lạ anh khéo léo giao tiếp, nhưng khi thân hơn thì anh sẽ lúng túng trong tiếp xúc, và nếu anh thật sự có tình cảm thì anh cư xử thật dễ mến.

– Khá đúng về tôi, nhưng có sai một điều, phần lớn giao tiếp tôi học ở hành vi của anh và Tuấn. Tôi thật sự rất yêu cách anh và Tuấn cư xử với nhau, đó có phải là cách giao tiếp từ văn hóa gia đình của anh không?

– Có thể đúng, nhưng tôi quen thuộc với nó nhiều đến mức tôi không nhận ra nó đặc biệt.

– Tôi chưa từng thấy hai anh em nào nói chuyện lịch lãm như cách anh và Tuấn nói chuyện, nhất là ở Tuấn, cách đối đáp của hai anh rất thơ. Tuấn nói chuyện điền đạm và sâu sắc, anh thì tinh tế bốc đồng, hai anh nói chuyện và tranh luận với nhau vừa giàu tình cảm, vừa nên thơ, vừa đáng yêu.

– Đó là hệ quả của những kẻ quá yêu văn chương, đó là điều không hay, anh lại đi học cái đó của chúng tôi à?

– Hì hì… thôi được, qua khỏi cầu Mỹ Thuận này là đến Vĩnh Long, anh muốn đến Vũng Liêm nơi mẹ Quỳnh ở luôn hay sao?

– Không, trường chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, chúng ta dò lại thông tin của Trần Mạnh Khoa.

– Nhưng không phải trường học đã mất hết thông tin của hắn rồi ư?

– Muốn xóa dấu tích một người rất khó, đó chính là mối quan hệ của họ với người xung quanh. Trừ khi gϊếŧ chết tất cả những người xung quanh, còn không, thì vẫn còn thông tin của hắn. Tôi không muốn tìm thông tin của hắn, mà muốn tìm thông tin bạn hắn.

– Vậy anh đợi tôi mở bản đồ xem địa điểm của trường đó.

– Không cần, tôi biết nó ở đâu. Đường Phạm Thái Bường. Đó, anh qua cây cầu kia, đúng rồi, chạy thẳng qua phía tay phải là đài truyền hình, anh chạy tới một chút, phía tay trái có cùng lúc hai trường học Trần Đại Nghĩa và Nguyễn Bỉnh Khiêm. Chỗ nào không biết chứ Vĩnh Long thì tôi rành sáu câu vọng cổ.

– Tới rồi, nhưng nửa đêm hai giờ sáng thế này chúng ta có thể làm gì?

– Làm được nhiều hơn, tôi biết anh có nhiều cách để lấy thông tin. Anh hãy lấy thông tin về học bạ hai lớp chuyên Toán 2011 và 2010, chắc chắn có tên Trần Mạnh Khoa. Và chuyên Toán không quá đông đâu, đưa tôi danh sách lớp của nó, và chú ý luôn cô gái tên Quỳnh có học chung lớp hay không, nếu khác lớp, thì lấy luôn thông tin. Đó là việc của anh, việc của tôi bây giờ là ngủ.

– Nhưng danh sách lớp tôi có thể tìm ai trong số học sinh đó?

– Nếu anh là một thằng thông minh thì anh có chọn thằng đần để làm bạn không? Trong số học sinh chung lớp Trần Mạnh Khoa, anh sẽ tìm ra đứa học giỏi nhất, và người đó sẽ có thi học sinh giỏi cấp quốc gia. Trường này xem chừng không có người đoạt huy chương vàng môn Toán nổi đâu, người đó sẽ đoạt giải khuyến khích. Và tôi đoán người đó là con trai, hẳn, cu cậu còn học ở Saigon, hãy tìm thông tin gia đình. Vì một đứa bạn thân, với cái nếp miền Tây này sẽ thường xuyên sang nhà bạn chơi, từ đó, hãy tìm bố mẹ chúng nó. Ta ra một khối thứ về Trần Mạnh Khoa.

– Ha ha… thật tuyệt.

– Tuyệt gì, đó là việc của anh, không phải của tôi à, mở máy lạnh xe hơi cho tôi, ngủ đó. Anh làm phiền tôi, tôi sẽ cưỡng hôn anh. Nụ hôn trinh trắng của anh sẽ bị mất, biết chưa.

– Ha ha… rồi, anh nghỉ ngơi đi.

[1] Câu hát trong bài Đạo ca số 4, Quán Thế Âm, của Phạm Duy.

[2] Lời Giọt mưa trên lá, của nhạc sĩ Phạm Duy.

[3] Lời bài hát Quán Thế Âm, của Phạm Duy

Giấc ngủ chập chờn trong cơn lạnh nửa vời, phải rất khó khăn Phi mới lay tôi dậy được. Anh đưa cho tôi danh sách những học sinh giỏi của lớp chuyên Toán năm 2011, trong đó không quá khó để thấy tên Trần Mạnh Khoa. Phi lúng túng nói,

– Nhìn vào bảng điểm, tôi không biết ai là bạn thân của Trần Mạnh Khoa. Dù có hai người đoạt giải khuyến khích học sinh giỏi toán quốc gia. Nhưng tôi vẫn muốn anh kiểm tra lại.

– Đây, người này, Lý Thời Nhiên.

– Anh có chắc?

– Lớp chuyên Toán không quá đông, nhưng nhìn điểm số các môn, Trần Mạnh Khoa đều nhất, hầu như giỏi đều các môn. Tôi lấy làm ngạc nhiên tại sao hắn không có tên trong danh sách thi học sinh giỏi, còn lại, chỉ có Lý Thời Nhiên này là đặc biệt hơn cả, phẩy toán cao, dễ nhiểu, 9.8; nhưng anh nhìn xem môn lịch sử và địa lý 10.0 chẵn, đây là người có trí nhớ xuất sắc về những dữ kiện lặt vặt, thêm nữa, điểm phẩy văn 9.0; nghĩa rằng khả năng diễn đạt ngôn ngữ và làm chủ cú pháp câu rất giỏi. Anh chàng này đáng lưu ý nhất, và anh xem, cả hai người này với điểm số ưu thế như vậy mà không có tên trong danh sách thi học sinh giỏi, tôi đoán rằng có nhiều sự mờ ám trong cách chọn lựa của giáo viên. Cho nên, những con chiên ghẻ dễ đồng cảm với nhau.

– Đồng ý với anh, gia đình Lý Thời Nhiên ở ngay Vĩnh Long, anh muốn đến liền không?

– Mấy giờ rồi anh?

– Năm giờ mười sáng.

– Nghỉ ngơi và ăn sáng chút đi, gia đình của cậu Nhiên này chưa dậy đâu. Ít nhất tám giờ họ mới dậy.

– Tôi lại không hiểu.

– Một người có đứa con thông minh, học giỏi, nhưng leo lên đến vị trí xuất sắc cần phải có điều kiện kinh tế để con mình phát huy tài năng. Anh có thể giỏi toán nhưng anh không thể giải những bài toán phức tạp nếu không có người hướng dẫn. Và, chẳng ai hướng dẫn miễn phí. Phải có tiền, và ở vị trí lớp chuyên toán là một quá trình khá dài. Phải có điều kiện kinh tế, với Vĩnh Long này, chẳng thể nào làm giàu nếu anh không phải là người buôn bán giỏi. Buôn bán ở mức độ thấp thì thức khuya dậy sớm để bán sức lao động của mình, buôn bán ở mức độ cao hơn, thì thừa thời gian cho sức khỏe. Họ ngủ nhiều vì đầu óc cần nghỉ ngơi. Hiển nhiên, vẫn có thể cha mẹ cậu Nhiên này làm về mô phạm và cậu ta thừa hưởng sự giáo dục tốt để phát huy năng lực, nhưng cần loại bỏ điều đó, nếu cha mẹ làm về giáo dục thì đứa con của mình không dễ bị hất hủi ra khỏi cuộc chơi học sinh giỏi được.

– Vậy anh muốn ngủ một chút không? Tôi để anh nghỉ ngơi.

– Cảm ơn anh, anh cũng nghỉ ngơi đi, đôi mắt anh không che dấu được sức khỏe anh đâu. Tìm một khách sạn nào gần đây, ngủ chút đến trưa, khi đó ta đến nhà của anh chàng Lý Thời Nhiên này.

– Tại sao trưa vậy?

– Một, sức khỏe quan trọng. Hai, tôi cần nhiều thông tin từ bữa cơm trưa của họ.

***

Phi chỉ tay vào phía căn nhà hai tầng phía trước, đó là nhà của Lý Thời Nhiên.

– Phi, anh cứ đến căn nhà đó hỏi thăm, cứ nói anh là người thân của Trần Mạnh Khoa.

– Còn anh?

– Tôi đi bộ lòng vòng một chút rồi ghé vào sau.

Quanh căn nhà, có một bãi đất với nhiều cây ăn trái, nhiều nhất vẫn là xoài. Tôi đi vào mảnh đất, cảm nhận không khí mát mẻ giữa trưa tháng tư oi bức. Rồi thong thả vào nhà Lý Thời Nhiên, được Phi giới thiệu, mẹ Nhiên là một người đàn bà hiền lành có đôi mắt dễ mến hay cười. Bà nói rất nhiều về tình bạn của Nhiên và Khoa, về thời gian chúng ở bên nhau. Rồi bà chỉ lên tường những bức hình Khoa và Nhiên chụp chung, rồi chụp với bà, chồng bà và nhiều ảnh đi chơi với gia đình bà. Tôi hỏi:

– Khoa chắc thích chị nấu ăn lắm nhỉ? Khoa thích ăn món nào nhất chị?

– Nó hay ăn món kho, cá kho là món thằng Khoa nó thích nhất. Lần nào ghé sang chơi nó cũng đòi tui nấu món đó cho nó ăn, với canh chua nữa. Nó xem tui như mẹ nó, gọi tui là má hai mà.

– Khoa thường xuyên ăn cơm tối với gia đình đúng không chị?

– Đúng rồi chú, nhiều bữa nó còn ngủ lại với thằng Nhiên nữa mà.

– Rồi cuối năm 12 Nhiên với Khoa xích mích đúng không chị, Khoa không còn đến nhà chị nữa?

– Ủa, sao chú biết, con nít ấy mà, tụi nó giận nhau gì đó. Rồi thằng Khoa lên thành phố học, từ đó cũng không thấy về chơi, thằng Nhiên cũng không nhắc gì.

– Dạ, Khoa chắc không khi nào nhắc về gia đình của mình phải không?

– Ừa, thằng nhỏ ít tâm sự về gia đình lắm. Tui cũng ít hỏi chuyện đó, có đôi lần nó kể về mẹ nó, nhưng ít thấy nhắc tới cha nó.

Tôi nhìn Phi, anh hiểu, và xin phép đi về. Vừa ra đến cổng anh hỏi ngay.

– Vậy anh biết gì về Trần Mạnh Khoa?

– Chúng ta về Rạch Giá, từ đây xuống dưới bao nhiêu lâu? Cỡ ba tiếng không?

– Tôi không chắc, nhưng chắc cỡ đó.

– Nhưng làm sao biết được nhà của Trần Mạnh Khoa? Từ trường cấp ba có thể biết về cấp hai ở Rạch Giá, anh cứ xuống dưới, dò tên của Trần Mạnh Khoa sẽ ra địa chỉ nhà.

– Tôi biết được Trần Mạnh Khoa học cấp hai ở trường Nguyễn Du, thành phố Rạch Giá. Sao mắt anh u buồn vậy? Có chuyện gì sao?

– Tôi hi vọng tôi đoán sai, đi đi Phi, ít khi nào tôi hi vọng tôi sai lầm như lần này.

***

Nhanh chóng, ba tiếng sau, vừa đến Rạch Giá, Phi đã tìm ra gia đình của Trần Mạnh Khoa. Nó nằm ở cuối con đường Lâm Quan Ký, một căn nhà vừa phải phải trông khang trang giữa khu ruộng lúa xung quanh. Tôi chẳng buồn xuống xe, Phi ngạc nhiên. Tôi nói,

– Anh vào nhà trước, nếu có gì không hay hãy gọi điện cho tôi.

Chẳng mấy chốc, Phi gọi ngay cho tôi.

– Bố mẹ Trần Mạnh Khoa bị gϊếŧ, tất cả họ đều bị cắt cổ họng. Do nhà này nằm giữa khu đất trống và các nhà hơi cách xa nhau, nên chưa ai phát hiện. Dường như anh đoán được cái chết của bố mẹ Khoa?

– Đúng vậy, sát nhân chính là đứa con. Anh chờ chút, tôi vào ngay.

Mùi tử thi xộc vào mũi, tôi biết vụ án xảy ra được hai hôm. Nhìn quanh căn nhà, những huy chương, bằng khen của người cha đi lính, nhìn bàn ghế, tủ giường như bao gia đình Nam bộ khác.

– Anh thấy gì anh Kiệt?

– Tôi thấy trước vụ án này. Anh nhìn xem, người cha sẽ là một người khó tính, ít gần vợ và nghiêm khắc. Ngày trước có chút đỉnh kinh tế và về sau sa sút dần. Đã lâu rồi Trần Mạnh Khoa cũng không về thăm gia đình.

– …

– Cha của Khoa là người lính, với nhiều huy chương và cấp độ lên đến hàng tá, chỉ huy cả một tiểu đội. Kẻ chỉ huy bao giờ cũng nghiêm khắc, đó là đặc tính nhà lính. Căn nhà nhỏ này có hai phòng, anh nhìn xem căn phòng lớn này là nơi ông bố ngủ, căn phòng kia là của mẹ Khoa ngủ, nếu anh chịu khó nhìn thấy những đặc tính rất đàn bà trong căn phòng đó. Từ ra trải giường, đến những băng cải lương để ru vào giấc ngủ. Xem ra, họ đã không ngủ chung với nhau khá lâu. Nhìn ảnh treo trên tường và trang phục của họ, anh thấy không, ngày trước người mẹ ăn vận xa xỉ, vàng vòng đầy tay, chăm sóc cẩn thận cho mái tóc rất mốt đúng thời. Còn giờ đây thì không thấy trừ chiếc nhẫn cưới, Gia đình họ sa sút. Và không chừng đó chính là nguyên nhân khiến họ không còn tình cảm với nhau.

– Tại sao Trần Mạnh Khoa gϊếŧ cha mẹ mình?

– Vì nó đã có một người cha khác, người cha cho nó cả một lý tưởng, ước mơ và cả ảo tưởng. Muốn được người cha tẩy não mình, nó phải đoạn tuyệt với gia đình. Cách tốt nhất, xóa tất cả quá khứ của mình.

– Tôi chưa bao giờ thấy anh ưu tư như lúc này.

– Trở ngược lại Vĩnh Long. Ngay, đến Vũng Liêm gặp mẹ của Quỳnh. Chúng ta sẽ đến kịp, nhanh lên Phi.

– Hả?

– Trần Mạnh Khoa vừa rời khỏi căn nhà này hai tiếng. Anh thấy gì không? Hai người này chết chừng hai ngày, nhưng nhà cửa rất sạch sẽ, trên bàn kính vẫn còn độ mát của người vừa lau dọn. Bên kia, tủ sách cũng không một bám bụi, thói sạch sẽ của Trần Mạnh Khoa cho thấy những nơi mà hắn hiện diện. Chưa hết, vì mùi sát trùng vẫn còn thoang thoảng trong căn phòng này. Đi, kẻo không kịp nữa.

– Anh càng lúc càng làm tôi khó hiểu.

– Đến nơi sẽ hiểu, vì tôi quá mệt mỏi không còn đủ sức để giải thích. Hơn hết, không có cái ác nào hủy hoại con người từ bên trong như cái ác đang gặm nhấm tâm hồn Trần Mạnh Khoa.

***

Trời chiều u ám, dự báo những biến động bất thường về thời tiết nắng nóng kéo dài vào cuối tháng tư. Tôi ho nhiều hơn vì đêm qua giấc ngủ chập chờn, Phi lái xe về Vĩnh Long đôi chút nhìn qua tôi lo lắng. Tay anh đưa nhẹ lên cổ tôi và nhăn mặt nói “Anh sốt rồi, chúng ta dừng lại nghỉ ngơi thôi”. “Không, chúng ta cần chặn lại tấn thảm kịch này một lần nữa, chúng ta không để đứa bé lớn lên vì niềm tin mù quán, anh dừng ở nơi nào có bán thuốc, mua hộ tôi hai viên Efferalgan và một viên C là được.”

Chúng tôi đến Vũng Liêm là bảy giờ tối, trời bắt đầu lất phất mưa, ánh đèn đường hiu hắt ủ dột phủ một màu tang tóc. Bất chợt, nước mắt tôi chảy ra như một điều không thể kiềm chế. Phi lo lắng nhìn tôi, anh nói phía xa xa kia, căn nhà nhỏ nằm bên hông con lộ bao quanh bởi những bãi đất trống mà màu đen đã nuốt mất. Tôi ra lệnh cho Phi tắt đèn xe và chạy thật chậm về phía căn nhà, ánh sáng trắng từ ngoài hiên soi rõ những hạt mưa lất phất. Bất chợt tôi la lớn,

– Dừng xe lại Phi! Nhanh!

– Chuyện gì?

– Trần Mạnh Khoa đang ở trong đó.

– Sao anh biết.

– Anh thấy chiếc xe ở phía bờ rào không? Chiếc wave alpha. Xe của Trần Mạnh Khoa.

– Anh có chắc không?

– Biển số 68 là Kiên Giang, nhưng biển số này là X1 thì nó thuộc về Rạch Giá. Ai ở Rạch Giá đến giờ này ngoại trừ Trần Mạnh Khoa?

– Anh thuộc biển số tốt nhỉ?

– Không, tôi không thuộc mà khi tôi xuống Rạch Giá tôi buộc mình phải chú ý, đầu tiên toàn bộ biển số đều 68, tôi ghi nhớ nó thuộc Kiên Giang, phần lớn biển số ở Rạch Giá đều là X1 và S1, nên tôi suy ra, ở Rạch Giá phải mang hai biển số đó. Khi chặn về Vũng Liêm, trong địa phận Kiên Giang xuất hiện những biển số H1, B1, M1, C1, G1 thì tôi chắc chắn X1 và S1 phải thuộc Rạch Giá. Nhanh. Chúng ta lội mưa len lén đi vào từ phía sau nhà, anh có nói với tôi phía nhau nhà là mảnh vườn đúng không. Để xe ở đây, chúng ta không nên để Trần Mạnh Khoa nghi ngờ có anh quanh đây.

– Anh đang không khỏe, dầm mưa như vầy…

– Mạng người quan trọng hơn, anh có mang theo súng phải không?

– Tôi có mang.

– Tôi biết anh là người cẩn thận, sau vụ bé Vân thì anh phải chuẩn bị vũ khí để phòng, giờ là thích hợp. Khi thấy Trần Mạnh Khoa thì bắn ngay vào bắp đùi của nó.

Nhanh chóng lẻn vào bằng cách trèo qua bờ rào, chúng tôi len lỏi quanh bờ tường xuống bếp. Tôi thì thầm vào tai của Phi.

– Trần Mạnh Khoa đang ở dưới bếp, nó tính pha chế độc dược hay mài dao kéo gì nữa đây. Khi ở bếp, thấy nó anh bắn liền, nhớ không.

– Được, ôi kìa, đèn bếp tắt, nghĩa là nó đang đi lên nhà trên. Chúng ta ra hướng nhà trên chứ?

– Không từ cửa sau, như vậy an toàn hơn, kẻ nào cũng canh chừng phía trước. Tới rồi, ha ha, tôi biết ngay, người dân ở đây luôn tin rằng mình chẳng có gì đáng để trộm. Họ khóa cửa sau bằng cái móc bằng kẽm, chầm chậm nào, đừng để gây tiếng động.

Tiếng kêu ú ớ trong tuyệt vọng phía nhà trên, càng lúc càng nghe rõ. Tiếng Trần Mạnh Khoa trong trẻo như sương khói “Tại sao cô lại làm như vậy với Quỳnh? Hả cô?” Lời nói hắn thật êm dịu, chúng tôi thấy hắn cắt hai đầṳ ѵú mẹ Quỳnh. Hắn điềm tĩnh và mặt lạnh như tiền, nói ngọt ngào.

– Cô ơi, cô biết Quỳnh đã đau đớn như thế nào để kể cho con nghe. Mẹ ruột, lấy hai tay khóa em vào chân giường, thằng tình nhân của mẹ nó xé toạc quần thể dục em ra. Nó hϊếp em, nó cười, nó khoái trá, mẹ em cũng cười, hỏi, sướиɠ không con. Cô biết cảm giác của con lúc đó thế nào không? Cô không biết hả?

Mỗi lần câu nói “Cô không biết hả” vang lên là tay phải Khoa dùng dao cắt nhanh gân trên bàn tay của mẹ Quỳnh một cách chính xác của nhà giải phẩu học. Phi không thể chịu đựng, lao nhanh ra hét lớn đưa tay lên thì nhanh chóng hắn đưa dao phẩu thuật lên cổ mẹ Quỳnh nhìn Phi một cách đắc ý. Mẹ Quỳnh thân thể lõα ɭồ, hai tay bị trói chặt phía sau, miệng nhét đầy qυầи ɭóŧ mà xem chừng của bà hoặc của Quỳnh. Bà khóc sướt mướt, miệng ú ớ tuyệt vọng. Khoa nhìn Phi cười, nói.

– Đạn anh nhanh hơn dao của tôi không? Sao? Thằng bạn khốn nạn của anh đâu? Nó đâu rồi?

– Tôi đây. Khoa. Em đang phạm sai lầm rất lớn.

– Anh biết gì mà nói, tôi thấy anh, ôi, anh đa cảm với đôi mắt to. Ồ, anh bị cảm mạo đúng không? Anh trúng gió rồi, ha ha. Đôi mắt anh đỏ ngầu ở hai khóe mắt, anh đang sốt cao. Tôi đánh giá sai anh, anh ủy mị hơn tôi tưởng, anh yếu mềm chứ không mạnh mẽ như tôi. Anh xem, tôi đứng trên mọi nỗi đau về thể xác, còn anh thì không.

– Em không thể nghe lời giáo sư Lâm. Khoa. Em từng mong ước có một gia đình hạnh phúc, nỗi khao khát hạnh phúc. Cha mẹ em…

– Đừng nhắc đến lũ chúng nó!

– Em đã hiểu lầm họ, Khoa.

– Không! Tao không hiểu lầm, chúng ruồng bỏ tao. Cha tao, hắn đẩy tao lên Vĩnh Long và bỏ mặc tao. Mẹ tao, bả khóc, khóc được ích gì. Bà ta không một lời can ngăn. Cha tao nói không được thăm thằng Khoa, và bả không thăm. Bả nghe lời thằng cha tao như con chó nghe lời chủ và đêm nào cũng khóc. Cha tao, ổng bắt tao phải theo trường lính để ổng tính đường quan. Ổng không cần quan tâm tao cần gì, ổng làm công an và về hưu và ổng nói tao học trường sĩ quan xong sẽ được làm công an như ổng. Không, tao không cần. Ổng đánh tao, ổng nguyền rủa tao là thứ con lộn giống, ổng nói tao là đứa con hoang. Ổng là cha tao, mà như không là cha tao. Và đến như tao gặp được cha tao trên cõi đời này. Cha Lâm, cha thương tao, cho tao những gì tao mong muốn, cha hỏi tao có muốn lên thành phố học không, cha cho tao tiền để học, đưa người đến dạy tao.

– Và hướng dẫn em cả cách gϊếŧ người và tra tấn họ.

– Chúng nó đáng phải như vậy.

– Đáng như người em yêu? Đáng như cha mẹ đã nuôi mình ở Rạch Giá? Và đáng như người đàn bà khốn khổ đang dưới lưỡi hái tử thần của em?

– Đúng, cha tao sẽ tạo ra một thế giới không còn khổ đau nữa. Và tao, sẽ là một trong những thiên sứ của cha để cứu vớt nhân loại này.Và bọn chúng, những kẻ đã gây đau khổ cho tao, sẽ phải lót đường cho tâm hồn tao đạt đến cực điểm của lòng lãnh cảm. Ở tao chỉ còn lại lí trí lạnh lùng với sự quyết đoán của thiên thần.

– Em đi quá xa rồi, cũng như em ruồng bỏ những tình cảm nhỏ nhặt từ Lý Thời Nhiên. Em đã khao khát mẹ Nhiên như mẹ của em. Đừng ngạc nhiên nữa, em đang trốn tránh chính mình. Nỗi khao khát gia đình, tình thương. Em luôn có cảm giác không có được tình phụ mẫu đúng nghĩa. Phải không? Đúng, trực giác em rất thông minh và em đúng trong trường hợp này. Cha mẹ em không phải là cha mẹ ruột của em, không lẽ em không hề cảm thấy nước da trắng ngần của em với sự đen đúa nơi cha mẹ mình sao? Em không thấy cái mũi cao của em nó khác biệt rất nhiều với người Rạch Giá sao? Em luôn có cảm giác thân thuộc với Quỳnh đúng không? Đôi mắt Quỳnh với đôi mắt em như một, như từ một nơi đi ra. Em chưa hiểu gì sao Khoa?

– Không! Không! Mày nói láo, mày có cái lưỡi của rắn độc.

– Anh không gạt em, Khoa, nhìn vào mắt em. Em có năng lực như anh, em biết rõ đôi mắt anh đang nói gì. Lời anh nói chân thành cho em. Em với Quỳnh là anh em ruột, tình cảm của em với Quỳnh là trực giác thiêng liêng từ tình anh em, từ máu mủ trong con người của em. Em luôn mang cảm giác muốn che chở cho Quỳnh. Em có thể gϊếŧ chết cha mẹ ruột của mình trong sự nhẫn tâm và tàn độc, em lại làʍ t̠ìиɦ với em ruột của mình và sau đó là gϊếŧ em của mình. Giờ đây, em đang làm điều đó với mẹ ruột của mình. Khoa, dừng lại, nhìn vào mắt anh. Hãy nhìn vào mắt người đàn bà kia kìa, nhìn đi, đôi mắt ấy quen thuộc với em không?

– Không! Mày xạo, thằng khốn nạn!

– Tháo những thứ nhơ nhuốc ấy ra khỏi miệng mẹ mình đi. Em tính tra tấn bà ấy đến khi nào nữa. Đúng rồi, hãy để bà ấy nói về sự thật của cuộc đời em. Đúng không chị? Lòng căm thù của đàn bà đã khiến cho chị chia cắt hai đứa con mình, không, chị đã bán đứa con trai và nuôi đứa con gái trong lòng thù hận. Em không biết những gì đã trải qua trong đời chị, chị đã từng dự định đặt tên đứa con trai song sinh của mình là gì không?

– Anh nói đúng… nhưng nó sinh sau Quỳnh. Tôi tính đặt tên nó là Đức.

Nói rồi, bà ta nhìn Khoa, đôi mắt sợ hãi biến thành trìu mến.

– Có phải cậu có một cái bết bên hông trái, đúng không? Ôi trời ơi! Ông trời hành hạ cuộc đời tôi! Ngó xuống mà coi! Đức! Con tôi!

Tiếng nức nở của bà mẹ vang vọng góc nhà, bà đập đầu vào chân bàn mà nức nở khóc. Từ đôi mắt của Khoa, như nhìn ra một điều gì đó, nó thét lên “Cha! Cha lừa gạt con! Cha lừa gạt con!”. Nhanh như ánh sét bên ngoài hiên, Khoa lấy dao cắt ngay cuốn họng của mình và ngã vật xuống trước sự bất ngờ của tôi và Phi. Mẹ hắn lao tới trong đôi bàn tay bị trói, bà ra khóc rức lên thảm thiết. Trên đôi mắt bà ta tất cả quá khứ vui buồn hai mươi năm đổ về, đứa con trai của mình, bà ngã gục trên ngực nó. Phi nhanh chóng cởi trói cho bà ta, và Phi nhận ra Khoa đã tắt thở. Máu cuồng cuộn từ động mạch chủ tuôn ra không dứt, bà ta lấy tay chặn nó lại và van nài Phi. “Anh, đưa nó đi nhà thương ngay, tôi van anh, tôi có tiền mà, anh đưa nó đi đi. Sao anh khốn nạn với tôi vậy? Tất cả lũ đàn ông các anh đều như vậy, anh cướp đời con gái tôi, hãʍ Ꮒϊếp con tôi và gϊếŧ chết con trai tôi”. Bà lẩm bẩm rồi hô hô cười nhạt nhìn Phi. Máu từ đầṳ ѵú bà tuôn chảy, một tay bà bịt chặt cổ Khoa, một tay lên cái xác ra cửa, bà kiên trì, từng bước ra giữa sân. Mưa đổ lên đầu bà, máu loan từ cổ Khoa và vυ" bà chảy ra hòa vào nước mưa trên sân. Bà khụy xuống, đưa tay vuốt mái tóc Khoa đầy trìu mến. Bà không còn độc ác như trong tưởng tượng của tôi, mà tự nhiên hiền hòa thánh thiện như hình ảnh mẹ Maria ôm thi hài của Jesu. Tiếng lẩm bẩm của bà tôi và Phi đều nghe rõ trong tiếng mưa.

“Mẹ thương con lắm, con trai của mẹ, bà ngoại dạy cho mẹ hát ru cho con, nhưng ông ngoại đuổi mẹ ra khỏi nhà. Mẹ không tiền, không nơi nương tựa. Người ta chỉ muốn mua con trai, không mua con gái, mẹ đã nhẫn tâm bán con cho một người mà mẹ không biết được mặt mũi hay tên họ, hi vọng tìm ra con tắt ngấm trong tim mẹ. Mẹ cầm mười lăm triệu mà không biết làm gì, trời hôm đó mưa to như hôm nay nè. Con còn nhớ ngày trong nôi, mẹ hát bài gì cho con không? Mẹ không biết tên bài hát đó, bà ngoại hay hát cho mẹ nghe.

Giọt mưa trên lá, nước mắt mẹ già.

Lã chã đầm đìa bên xác con lạnh giá.

Giọt mưa trên lá, nước mắt mặn mà.

Thiếu nữ mừng vì tan chiến tranh chồng về…

Giọt mưa trên lá, tiếng khóc oa oa.

Đứa bé chào đời cho chúng ta nụ cười…

Giọt mưa trên lá, tiếng nói bao la.

Tóc trắng đậm đà… êm ái ru tình già….”

– Đừng chị! Đừng! Phi! Anh phụ tôi, nhanh.

Quá chậm, con dao giải phẩu mà Khoa đã dùng để cắt cổ họng của mình thì được bà dùng nó cắt đứt cổ họng của mình. Xác bà gục xuống bên xác đứa con. Tiếng hát đâu đó vang trong đầu chúng tôi “Giọt mưa trên lá, nước mắt mẹ già. Lã chã đầm đìa bên xác con lạnh giá”.

—————–