1☆☆
Nhưng tôi lại không nghĩ vậy. Theo bước tiến của thời đại, những công trình cũ kĩ phải được thay thế là đương nhiên. Hơn nữa thành phố Chiang Mai đang mở rộng về phía thành cổ nằm cách sông Ping nửa cây số về phía Tây, rợp bóng cây xanh, không khí đặc biệt trong lành. Thi thoảng lại xuất hiện những chú voi, nhà sư và chùa tháp Phật, đủ khiến một du khách như tôi cảm thấy như lạc bước tới thiên đường.
Mengrai thấy tôi không phản ứng gì với lời nói của mình thì có vẻ hơi thất vọng. Ông ta chỉ vào chiếc xe ba bánh Samlor đang chở chúng tôi, nói rằng loại xa ba bánh này giờ cũng không còn nhiều nữa mà đã được thay thế bằng loại xe tuk tuk*. Nghe vậy, tôi gắng gượng nhịn cười thầm nghĩ thứ này mà cũng đáng để hoài niệm ư? Hẳn là tôi không đủ sức để hiểu được những hoài niệm sâu sắc của một người luống tuổu đối với thành phố cổ xưa trong kí ức của ông ta.
(*) một loại xe mới được cả tiến từ xe Samlor, khi hoạt động có tiếng kêu "tuk tuk" nên người ta cũng đặt tên xe là "tuk tuk"😂😂😂
Chiếc xe Samlor chở theo chúng tôi luồn lách như con thoi trong lòng thành phố, cảnh vật trước mắt hình như đã vụt đổi khác. Những gian nhà gỗ thấp lè tè và con đường cũ kĩ đã thay thế cho vẻ phồn hoa dệt nên bởi những tòa nhà cao ốc san sát.
Mengrai hai mắt sáng rực, hào hứng nói với tôi rằng đã tới khu vực thành cổ Chiang Mai và đây mới là Chiang Mai thực sự. Ông ta chỉ vào ngôi chùa có đỉnh tháp nhọn hoắt rực rỡ ánh vàng cách đó không xa, giới thiệu rằng đó là chùa Wat Chiang Man - ngôi chùa cổ kính nhất ở nơi này, còn hỏi tôi có muốn tham quan một lát không.
Sau cú tai nạn, tổn thương sinh lý dễ dàng hồi phục nhưng tổn thương tâm lý cần khoảng thời gian trị liệu lâu dài hơn, mà tham quan du lãm chính là một biện pháp trị liệu tâm lý khá tốt. Tôi bèn vui vẻ nhận lời.
Mengrai tỏ ra hưng phấn thấy rõ, nóu rằng nếu may mắn được trụ trì đồng ý thì có thể tham quan tượng Phật Phra Sae Tang Kamani - pho tượng Phật làm bằng pha lê cao 10 centimet do vua Mengrai rước từ Lampang tới Chiang Mai khi định đô thời xưa và đã có sáu trăm năm tuổi. Ngoài khoảng thời gian rất ngắn ngự ở Ayuthaya còn chủ yếu được đặt ở Chiang Mai. Cứ vào dịp lễ Songkran tháng tư, cũng chính là năm mới của người Thái, người ta lại tổ chức lễ rước tượng.
Xuống xe, tôi và Mengrai tiến về phía chùa Wat Chiang Man. Sắc mặt Mengrai lập tức trở lên nghiêm trang và thành kính, hai tay chắp lại, mắt nhìn về phía chùa ở đằng xa, miệng lầm rầm tụng niệm. Tôi đưa mắt nhìn quanh, thấy rất nhiều người Thái cũng làm như vậy trong khi một đoàn khách du lịch Trung Quốc đội mũ vàng của công ty du lịch lại cười nói ồn ào, đi lại lộn xộn, chụp ảnh lưu niệm tanh tách, trông thật lạc lõng với không khí nơi đây. Nghĩ rằng tôi còn ở nước Thái Lan dài dài, cũng nên nhậo gia tùy tục. Tôi bèn bắt chước Mengrai, cung kính vừa đi vừa vái. Mengrai khen nức nở: "Anh khác hẳn với những người khách kia."
Nhìn sắc mặt nghiêm túc của "bố già", trong lòng tôi âm thầm hổ thẹn. Một chốc sau, chúng tôi đã tới tháp Chedi Luang - tòa tháp quy mô lớn nhất của chùa Wat Chiang Man. Tòa tháp cao bằng tòa nhà cao tầng với phần đỉnh nhọn rực rỡ ánh vàng mà tôi vừa nhìn thấy. Thân tháp hình vuông, được nâng đỡ bởi một bầy voi xám dàn hàng quay về bốn hướng. Tuy chằng chịt những dấu vết phai mòn do năm tháng nhưng vẫn toát lên vẻ uy nghiêm trang trọng.
Những pho tượng voi cực kì sống động và truyền thần, tôi đang thầm tấm tắc trước khả năng áng tạo vô biên của người dân Thái thì chợt liếc thấy phía trước ngôi nhà tường trắng ngói xám bên cạnh tháp Chedi Luang có một đám người tụ tập. Nhìn cách ăn mặc cũng đủ biết là khách du lịch. Những người Thái Lan đi ngang qua đều tỏ vẻ ngán ngẩm, rảo bước thật nhanh trong khi đám du khách lúc thì rú lên tấm tắc, lúc lại ồ lên xuýt xoa, ồn ào không thể tả, nghe rất khó chịu.
Chắc là bên trong đám khách có người đang biểu diễn trò gì đó. Tôi thấy tò mò, muốn lại xem, song Mengrai đã ngăn tôi lại.
Phải thú thực rằng tôi là một kẻ tò mò đại hạng, càng bị cấm cản thì lại càng muốn biết. Bởi vậy, tuy tôi rất muốn nghe lời Mengrai nhưng vẫn cứ cầm lòng không đặng mà vươn cổ nhìn về phía đám người.
Mengrai lắc đầu, đẩy gọng kính trên sống mũi: "Muốn xem thì cứ lại mà xem nhưng xem xong rồi đừng có hội hận đấy."
Tôi được lời như cởi tấm lòng, vội vã sải bước lại gần chen vào trong đám người.
Tôi đã đoán đúng, ở chính giữa đám đông có một người đàn ông râu quai nón ngồi nghiêm trang thổi sáo, trước mặt bày bảy cái vại tròn đủ mọi kích cỡ, hơi giống loại vại lớn muối dưa mà người quê tôi vẫn dùng.
Tôi lập tức liên tưởng tới trò múa rắn của người Ấn Độ. Khi tiếng sáo cất lên, lũ rắn hổ mang sẽ uốn éo nhô lên khỏi lọ, lắc lư theo nhịp nhạc. Nhưng đám vò vại này trông quá to so với bọn rắn, có lẽ là đựng thứ gì khác.
Gã râu quai nón nuốt khan một cái, tiếp tục thổi sáo. Tiếng sáo chói gắt, lại loạc choạc chẳng có nhịp điệu gì. Nghe kĩ thì thấy giống tiếng rên xiết của người hấp hối.
Những người xem trông ai cũng hào hứng, chắc vừa nãy đã nhìn thấy thứ gì đó trong vại. Dưới đất tung tóe đủ loại tiền giấy của các nước khác nhau, còn có một số người nhăm nhăm máy ảnh máy quay đợi sẵn.
Tiếng sáo nghe thảm thiết kinh khủng, khi lên đến cao trào thì chẳng khác gì tiếng gào rú thống khổ của kẻ bị tra tấn bởi nhục hình tàn khốc. Tôi nghe mà lạnh gáy, chẳng còn hứng thú mà xem nữa. Đang định chen ra ngoài, bỗng thấy từ trong bảy cái vại từ từ nhô lên những cục gì tròn tròn trắng bợt.
Khi những cục đó nhô ra hẳn khỏi những cái vại, tôi đã nhìn rõ.
Đó là những cái đầu người nhỏ xíu đủ mọi kích cỡ khác nhau.
-------------------------------------------
Đậu mòe, nghe cái tên chương đã ngửi thấy mùi gì đó không ổn rồi, bây giờ mới biết không ôn chỗ nào. Đọc tiếp thì nhớ chuẩn bị sẵn cái xô hoặc đứng trong nhà tắm mà đọc nhá... cho đỡ phải dọn dẹp bãi "chiến trường"😑😑😑😑