Vác cặp lên quăng vào một góc gần sân khấu, sau đó ngồi lui cui lôi 2 phần của cây sáo ra rồi ghép lại, ngắm chỉnh sao cho thẳng rồi tặc lưỡi vác cây sáo. . . lên vai đập đập, rồi tôi oai vệ bước lên sân khấu. Khẽ liếc mắt nhìn đám lớp tôi còn đùn đẩy nhau vụ đội hình, tôi lại đưa mắt nhanh xuống phía dưới rồi tót xuống ôm cái ghế mang lên để phía gần mép ngoài sân khấu, ngồi xuống vắt chân như ông chủ. . .
“Ế thằng kia 10A2 kìa, sao nó lại ngồi đấy?” – Một thằng nào ở dưới hỏi vọng lên.
“Ủa cái thằng đó bữa hôm đá bóng nó bị té què giò đúng không?”
“Chắc. . . chân nó vẫn bị què nên phải ngồi.” – Lại có ông thần nào gật gù phán.
“Nó cầm cây gì đen đen kia, bọn nó tính diễn kịch có đánh nhau à?”
“Chân cẳng què quặt thế đánh quái gì, cỡ nó thì tao đạp ột đạp là văng . . .”
Hít sâu một hơi, đè nén cái cảm xúc muốn phi xuống lôi mấy thằng kia ra đập cho bõ tức. Lúc này con nhỏ Nhật Giang nhìn sang tôi gật đầu. Lặp lại thói quen từ lâu, khẽ chắp 2 ngón tay lại vuốt dọc cây sáo một lần, rồi từ từ đưa lên môi. . .rồi tiếng sáo nhẹ nhàng vang lên. Sau khi hết phần nhạc dạo thì dàn đồng ca cũng cất lời hát, bên tai tôi còn nghe loáng thoáng đâu đó vài tiếng xì xầm ở khu vực bên dưới, nhưng lúc này đang tập trung vào cây sáo nên cũng chả quan tâm xem thiên hạ nói gì. Nhạc thì mới tập tành được. . . 2 3 hôm nên có đôi chỗ hơi bị sai nốt, may là không bị lạc quá nhiều với tiếng micro át mất một phần tiếng sáo nên hình như vẫn không có ai chú ý.
Kết thúc tiết mục, cả đám lại lũ lượt kéo xuống lấy cặp rồi đợi mấy lão bên Đoàn thông báo kết quả, tôi cũng tháo cây sáo ra thành 2 phần rồi quăng vào cặp. Vừa mới xách cặp lên thì có ông thầy Văn cán bộ Đoàn đến thông báo lớp tôi. . . chiều chủ nhật lên trường để khớp sân khấu. Cả đám còn đang ngơ ngác nhìn nhau không biết nên buồn hay vui, thì ông thầy quay sang tôi hỏi.
“Em tên gì?”
“Dạ, Trần Trung Hiếu 10A2 !”
“Hóa ra là em, tôi cũng có nghe qua về em. Nghe nói đá bóng hay, giờ thổi sáo cũng giỏi ha?”
“Dạ cũng bình thường thôi thầy.” – Tôi đang khó hiểu không biết ông thầy này sang kiếm tôi nói dài dòng để làm gì đây.
“Ừm, tôi thấy em thổi sáo cũng hay, có muốn vào đội văn nghệ xung kích của trường không?”
“Ế . . .” – Tôi ngạc nhiên – “Dạ không !” – Rồi thằng thừng từ chối. Gì chứ tự nhiên đang yên đang lành bị lôi đầu vào mấy cái này, tôi đâu có rảnh đến vậy.
“Sao vậy? Vào đó em có cơ hội giao lưu rồi hoạt động bên Đoàn mà?” -
“Dạ thôi, em bận đi học thêm nhiều lắm nên không có thời gian.” – Tôi co rụt cổ, lôi cái lý do dạo trước của em Thùy ra để bao biện.
“Ừm thế thôi vậy. Nếu như trường có tổ chức gì thì em cũng tham gia nhé, có tài mà không dùng thì uổng lắm.” - Ổng gật gù rồi nói lại một câu, sau đó quay người bước đi.
“Đù, ghê, được mời vào đội văn nghệ luôn !” – Thằng Vũ ở bên cạnh đá đểu.
“Biến ngay, tao không thằng thích ôm rơm nặng bụng.” – Từ lừ mắt trầm giọng
“Phí quá con, mày vô đó có phải sướиɠ không?” – Nó lại chậc lưỡi lắc đầu.
“Hả? Sướиɠ gì?”
“Mày ngu thế, vào đội văn nghệ toàn gái, mà lại toàn gái xinh. Tập trung toàn hàng tuyển trong trường đó con.”
“Có nữa hả?” – Tôi trợn mắt, rồi đảo mắt nhìn quanh – “Ông thầy đâu rồi, để tao xin vô gấp mới được. . .”
“Ổng mới đi đó, mày đuổi theo. . .” – Thằng Vũ đang hứng chí nói, bỗng nhiên im bặt rồi quay người lủi đi mất.
“Ủa thằng này bị sao vậy kìa? Hay là đột nhiên đau bụng?” – Tôi cau mày khó hiểu.
Lúc này tôi nhận ra tình hình xung quanh có vẻ không đúng cho lắm. Đám con trai thì im bặt không hé răng cười đùa. Đám con gái thì bụm miệng cười, ánh mắt toát lên sự sung sướиɠ khi người khác gặp họa. Tôi giật mình nhìn ra đằng sau, thấy em Thùy mặt lạnh băng đã đứng đó nhìn tôi từ bao giờ. . .
“Ơ Thùy. . .”
“Sao vậy, mới nghe Hiếu nói tham gia đội văn nghệ của trường mà, sao giờ còn ở đây?” – Em khẽ mỉm cười hỏi, nhưng tôi lại cảm thấy sát khí lởn vởn đâu đó quanh đây.
“Ơ không, mình đùa thôi.” – Tôi co rụt người lại. Làm gì còn bộ dáng oai hùng nạt nộ như lúc nãy
“Sao vậy nè? Vào đó có nhiều bạn gái xinh lắm đó? Nãy thấy Hiếu háo hức lắm mà?”
“Làm gì có chứ, xinh thế nào đi chăng nữa cũng. . . không bằng Thùy.” – Tôi nói nhỏ bên tai em. Câu này mà oang oang nói ra thì tôi độn thổ mất.
“Hừ, lại dẻo cái miệng.” – Em khẽ nguýt dài rồi quay người bỏ đi.
“Thế nhé, chiều chủ nhật gặp. Giờ tao phải đi. . . hộ tống phu nhân đây, hé hé. . .” – Tôi nhe răng cười sau đó tót đi với em Thùy, mặc kệ đám còn lại đang đực mặt ra.
“Ra quán nước ngồi không, giờ còn sớm mà về gì vội?” – Đoán chừng giờ cũng chưa tới 4h nên tôi đánh bạo rủ nàng.
“Ừa cũng được, Hiếu thổi sáo cũng hay đó.”
“Cũng tạm, bài nãy vẫn sai một số chỗ nhưng mới tập có 2 3 ngày nên. . . tạm chấp nhận.” – Tôi gật gù.
“Ừa, giờ tính đi đâu nè?”
“Ra quán nước trước cổng trường đi, giờ gần 4h cũng không đi đâu xa xôi được.”
“Đi xa. . . là đi đâu?” – Em nheo mắt hỏi.
“Đi. . .” – Tôi toát mồ hôi, thầm khó hiểu rằng sao con gái cứ hay hỏi mấy câu oái oăm thế này – “Đi. . . đi ra ngoài kia. . .”
Thấy em định mở miệng hỏi tiếp, tôi kéo lấy tay nói nhanh – “Thôi đừng hỏi nữa, đi nhanh đi không. . . hết chỗ bây giờ.”
Em khẽ nguýt một câu, sau đó cũng vui vẻ đi cùng tôi.
Ngồi chơi với Thùy đến gần 5h thì em ấy phải về, thế là gọi ngay cho thằng Đức hỏi xem nó còn ở trên trường không. Ai dè em nó cũng mới. . . tiễn em Huyền về, đang chuẩn bị ra lấy xe. . .
“Ra tiệm làm vài trận không?”
“Sao mấy hôm trước tao rủ mày không đi? Tưởng mày chán rồi chứ?”
“Thế giờ đi hay không, bố không đi mày lại ngoạc cái mồm ra bảo là bố sợ mày.”
“Ờ thì đi, mà mày đang ở đâu.”
“Đang ở cổng sau, ra nhanh. . . Tút tút tút.” – Tôi nói gấp rồi cúp máy cái rụp.
Vài phút sau thằng Đức cũng phi xe tới, 2 ông kễnh lại tót ra tiệm PS gần đó chơi PES. Đá chán chê, chửi nhau cười đùa inh ỏi đến 6 rưỡi thì dù không muốn, 2 thằng cũng phải đứng dậy để đi về. Đi ngang qua trạm xe bus đó, tôi không còn thấy hình bóng quen thuộc đang đứng đó, lòng bất chợt lại nặng trĩu. Dường như có chút cảm giác tiếc nuối và nhớ nhung đang len lỏi khắp các tế bào. . .
“Mày mấy hôm nay làm sao thế?” – Đang đạp xe kế bên, thằng Đức quay sang hỏi.
“Vẫn bình thường, có sao đâu.”
“Tao thấy mày hay đi với Thùy, tao đoán 2 đứa mày chắc thành cặp rồi, đúng chứ?”
“Ừm . . .” – Tôi khẽ gật đầu.
“Thế còn người kia thì sao?”
“Sao là sao?” – Tôi cau mày hỏi, cũng hiểu “người kia” mà nó nhắc đến là ai.
“Như nào thì mày tự biết chứ.”
“Nói chung là tao với nàng. . . chẳng có gì hết. Kết thúc rồi, thế thôi.” – Tôi trả lời lạnh nhạt.
“Ừm . . .” – Nó khẽ gật đầu, rồi nói cũng gần như y chang thằng Hưng – “Mày nghĩ sao thì nghĩ, làm gì thì làm, đừng để sau này học cùng lớp lại nhìn nhau khó xử là được.”
“Ý mày là gì?”
“Thì từ từ mày hiểu, tao nói thế thôi. Quyết định như nào là chuyện của mày.” – Nó khoát tay trả lời
Thế rồi cả 2 đứa lại im lặng rồi từ từ đạp xe về, mỗi đứa một ý nghĩ trong đầu rồi cứ thế đuổi theo cái lối suy nghĩ của chính mình. . .
Tối hôm đó tôi đóng cửa bế quan, cấm. . . không cho bé Thảo vào. Lôi mô hình ra giải quyết cho xong luôn. Căn biệt thự và hàng rào cũng đã hoàn thành, giờ thiết kế thảm cỏ với con đường sỏi, rồi khu vực đặt xích đu là xong. Cầm bút chì hí hoáy đánh dấu từng vị trí,xong đâu đó bắt đầu ngồi thực hiện.
Đầu tiên là làm con đường bằng sỏi và khu để xích đu. Tôi đổ keo 502 theo một đường nhỏ rồi hì hục gắn từng viên sỏi lên, tiếp đó kế bên cũng làm tương tự để tạo thành 2 bên đường cố định. Tiếp theo đổ keo vào giữa của 2 hàng sỏi đó rồi đổ sỏi ra sau đó lấy tay san đều chúng ra, còn dư một ít thì quây chúng thành một vòng tròn nhỏ kế bên biệt thự để làm khu vực cắm xích đu.
Tiếp theo là đến thảm cỏ, lúc này trên tấm bìa đã có biệt thự, xích đu, hàng rào mà một con đường bằng sỏi. Những chỗ trống còn lại tôi bôi đầy keo trắng lên (không phải 502 nhé), sau đó hì hục ngồi cắm từng đám cỏ nhỏ li ti vào. Miệt mài mãi rồi cũng hoàn thành, liếc nhìn thành quả của mình rồi tôi nở nụ cười tự hào.
Lúc này trên tấm bìa cứng đó, đã phủ một màu xanh mượt mà, trên đó là một căn biệt thự,kế bên là cái xích đu. Hàng rào bằng gỗ tăng thêm sự giản dị cho khung cảnh, từ cổng vào đến nhà là một con đường nhỏ được lát đầy bằng sỏi. Tôi càng nhìn càng yêu thích, càng nhìn càng không nỡ buông tay. Sau đó kiểm tra độ chắc chắc của cái công trình, tôi dùng tay lay lay mãi mà cái nhà cũng. . .không đổ. Lúc này tôi mới thở phào. Khẽ lấy một chiếc hộp khá to chuẩn bị từ trước, tôi nhẹ nhàng đưa cái mô hình vào, sau đó đặt lên bàn. Mai đem ra tiệm cho họ gói lại đàng hoàng sau.
Sáng thứ 7, vừa mới bảnh mắt thằng Đức đã qua nhà kéo tôi đi chơi game. Khỏi phải bàn, vừa mới kiểm tra xong cộng thêm niềm vui khi hoàn thành mô hình từ tối qua. Tôi tót ra ngoài chơi với thằng Đức đến gần trưa mới mò về, vừa vào nhà đã gặp gương mặt buồn rầu của bé Thảo.
“Ơ em lại sao thế?”
“Em ở nhà một mình cả tuần, giờ cuối tuần anh cũng tót đi mất.” – Nó cúi mặt rầu rĩ nói.
“Anh quên mất vụ đó, thôi chiều anh ở nhà với em vậy.” – Tôi cười toe toét đưa tay vỗ đầu nó.
“Dạ. . .” – Nó gật đầu, mặt cũng vui vẻ hơn được tí.
“Tối qua anh làm gì mà lại chốt cửa kín mít thế?”
“À anh bận. . . chút chuyện.”
“Không phải anh giấu em gì chứ?” – Nó nheo mắt hỏi.
“Có gì đâu mà giấu.” – Tôi nhún vai trả lời.
“Thật chứ?” – Nó vẫn tra khảo tới bến.
“Đã bảo không có gì mà, hỏi hoài! Thôi anh đi nấu cơm.” – Tôi nhún vai rồi tót ngay vào bếp
“À anh. . .” – Bé Thảo gọi giật tôi lại.
“Hở? Gì thế?” – Tôi quay đầu lại hỏi.
“Chiều nay. . .”
“Chiều nay sao ?”
“Chiều nay. . .Linh qua nhà mình !” – Thảo cắn môi rồi nói
“Hả? Qua nhà mình, qua làm gì?” – Nghe đến nàng thì tôi cũng giật mình, trong đầu lại nhớ tới đủ thứ chuyện. . .