- 🏠 Home
- Ngôn Tình
- Cổ Đại
- Như Châu Như Ngọc
- Chương 25
Như Châu Như Ngọc
Chương 25
“Hôm nay đến phủ Định Quốc Công có thuận lợi không?” Cố Trường Linh bưng chén trà đưa cho Dương thị, thuận miệng hỏi một câu.
“Cũng tàm tạm mà thôi!” Dương thị cầm lấy chén trà, quay sang cười cười với Cố Trường Linh, cúi đầu nhấp một ngụm trà, cầm tách trà trong tay chưa có ý muốn bỏ xuống, quay sang liếc nhìn đứa con trai thứ hai đang bước lại nói chuyện với con gái ở bên cạnh, không muốn đem chuyện Dương Quốc Công gia có ý định kết thân nói ra lúc này: “Tính tình Dương Thái Thái hiền hoà, công tử tiểu thư nhà bọn họ đều là những người hiểu lễ nghi, cư xử chu toàn.”
“Người nhà họ, xét về phương diện lễ nghi, từ trước đến nay đều không để ai bới ra nửa điểm sai sót.” Cố Trường Linh có ấn tượng khá tốt đối với người nhà Dương Quốc Công, cho nên trong lời nói còn mang theo vẻ kính trọng và ngưỡng mộ: “Tuy ta không rõ những hậu bối kia tính tình thế nào, nhưng Dương Quốc Công quả thật là một chính nhân quân tử hiếm có.”
“Có quân tử hay không thì có gì quan trọng đâu.” Dương thị cười cười, quay đầu nói với Cố Như Cửu: “Cửu Cửu, hôm nay con nói chuyện với cô nương Dương gia có hợp không?”
Cố Như Cửu đang say sưa nghe Cố Tồn Cảnh kể một vài chuyện lặt vặt thú vị vừa xảy ra trong Long cấm vệ, nghe thấy mẫu thân gọi tên của mình, Cố Như Cửu vội vàng quay đầu nói: “Dương cô nương tính tình ổn trọng, chẳng thích nhiều lời.”
“Nói nhiều tất có sai, Dương cô nương tính tình trầm ổn như vậy cũng rất tốt.” Dương thị cười nói: “Nhưng so ra vẫn không bằng con.”
“Trên đời này có hàng ngàn hàng vạn cô nương tốt, nếu như đem con đi so sánh với tất cả bọn họ, chỉ sợ không còn mặt mũi nào mà ở lại đất kinh thành này.” Cố Như Cửu nịnh hót quay sang Dương thị cười nói: “Chỉ cần nương và phụ thân thấy con tốt, như vậy là đủ rồi.”
“Chỉ cần nương với phụ thân con cảm thấy con tốt thì có gì không được.” Dương thị lại cười, cũng quen thuộc với hành vi lấy lòng nịnh nọt
này của con gái: “Con chơi cả ngày rồi, cũng nên nghỉ ngơi thôi, quay về viện của mình nghỉ đi.”
Cố Như Cửu đứng dậy hành lễ với phụ mẫu, sau đó nói: “Vậy con không quấy rầy mẫu thân và cha.”
Cố Tồn Cảnh thấy thế, cũng đứng dậy cáo từ, vội vàng đuổi theo.
“Cửu Cửu.” Cố Tồn Cảnh gọi muội muội lại: “Muội đợi một chút, huynh có chuyện muốn nói với muội.”
“Nhị ca?” Cố Như Cửu dừng bước lại, nghi ngờ nhìn sang Cố Tồn Cảnh, có chuyện gì quan trọng đến mức để Nhị ca phải chạy đuổi theo nàng?
Cố Tồn Cảnh cũng không vòng vo, mà nói thẳng ra chuyện Hoàng đến gọi hắn vào gặp riêng: “Huynh thấy bệ hạ luôn gọi muội là sư muội?”
“Đúng vậy.” Cố Như Cửu gật đầu: “Có gì sao?”
Còn có thể thế sao? Cớ sao hắn không thấy bệ hạ gọi hắn là đại ca hay sư huynh?
“Không có gì, chỉ là huynh thấy bệ hạ tựa hồ rất quan tâm đến chuyện của muội, cho nên thuận miệng hỏi một câu.” Cố Tồn Cảnh cười nói: “Ta không tiện hỏi bệ hạ, đương nhiên chỉ còn cách hỏi muội mà thôi.”
“Chuyện này có gì lạ đâu, bệ hạ gọi muội là sư muội cũng là nể mặt phụ thân.
Gọi muội là sư muội, tốt hơn nhiều so với việc gọi Nhị ca và Đại ca hiện đang làm quan trong triều là sư huynh.” Cố Như Cửu nghĩ, mặc dù bây giờ Hoàng đế đối với nàng quả thực rất tốt, nhưn ngay từ đầu hắn gọi nàng là sư muội, phần lớn nguyên nhân lúc đó đều bắt nguồn từ phụ thân mà ra.
Thấy muội muội nhìn rõ mọi vấn đề, cũng không vì Hoàng thượng đặc biệt đối đãi mà hiểu lầm gì, Cố Tồn Cảnh cũng yên lòng, lập tức tiếp lời: “Vẫn là muội muội nhìn thấu rõ vấn đề, là huynh ngu dốt.”
Cố Như Cửu che miệng nhẹ cười ra tiếng: “Nhị ca ngốc nghếch như vậy từ hồi nào thế?”
“Hừ.” Cố Tồn Cảnh bắt tay ra phía sau lưng, giả vờ tức giận, nghiêm mặt rời đi.
Cố Như Cửu nhìn bóng lưng của hắn, nụ cười trên mặt phải một hồi lâu sau mới dần phai nhạt.
Sau khi quay trở về viện, nàng khó hiểu tự hỏi thầm,
sao đột nhiên Nhị ca lại hỏi đến chuyện này?
Ba ngày sau, trong cung đột nhiên truyền ra tin tức, lễ đội mão của Hoàng thượng sẽ được cử hành vào hai mươi tám tháng sau.
Bởi vì tiên đế đã qua đời, cho nên chủ trì buổi lễ sẽ do Chu Thái hậu thực hiện các nghi thức của phụ thân, thay Hoàng đế sắp xếp buổi lễ đội mão.
Cố Trường Linh là một trong số những tiên sinh được Hoàng đế coi trọng nhất, cộng thêm tài danh có thừa, được đề cử làm người dẫn dắt chương trình trong buổi lễ đội mão này.
Điều làm cho mọi người cảm thấy bất ngờ chính là, Tư Mã gia chỉ đến dự buổi lễ với tư cách khách mời chứ không có mặt trên bục lễ, hoặc sắm vai trò quan trọng nào đó trong lễ đội mão của Hoàng thượng.
Lễ Mão quan đối với đàn ông mà nói là nghi thức vô cùng quan trọng.
Tuy rằng danh sĩ cổ đại từ lâu đều định đế vương phải qua 20 tuổi mới đội mão quan, thế nhưng lúc này Thái hậu và Hoàng đế đã có ý định làm lễ đội mão sớm, hơn nữa phần lớn triều thần cũng không lên tiếng phản đối, như vậy việc này cứ thế được tiến hành, trừ phi trong khoảng thời gian này, Hoàng đế đột nhiên chết yểu hoặc đế vị bị chuyển nhượng.
Cố Trường Linh vốn chỉ giữ chức quan nhàn hạ trong triều đình, chức đế sư chẳng qua chỉ là danh hiệu vinh dự, thế nhưng không bao lâu sau khi chiếu thư thông báo việc liên quan tới việc cử hành lễ Mão quan của Hoàng thượng được công bố, Cố Trường Linh cũng được thăng chức, nhậm chức Thượng thư lệnh nhị phẩm tỉnh bộ thượng thư kinh thành, dù không hiển hách bằng tỉnh trung thư và tỉnh môn hạ, nhưng đây cũng là tín hiệu tỏ rõ Cố Trường Linh đạt được trọng dụng.
Trong thư lệnh tỉnh trung thư chính là Trương Trọng Hãn.
Môn hạ trong tỉnh thị là đương gia chủ của Lý gia tên Lý Quang Cát.
Hai người họ, một người xuất thân hàn môn, một người xuất thân từ thế gia, trên lập trường chính trị, dĩ nhiên không thể tương đồng trong tất cả mọi việc, bất quá do tính tình Trương Trọng Hãn nhu hoà, mà Lý Quang Cát cũng không phải hạng người thích gây sự, giữa hai người vẫn chưa phát sinh mâu thuẫn nào quá lớn.
Chẳng qua, khi Cố Trường Linh nhận được trọng dụng cũng đánh vỡ thế cục cân bằng hiện tại trong triều đình.
Đương nhiên, đại đa số quan viên
xuất thân từ hàn môn thì lo lắng, còn các thế gia thì tỏ ra thận trọng, vì Cố Trường Linh là người bên phía thế gia.
Có đôi khi, không hẳn là hai phái thế gia và hàn môn không vừa mắt lẫn nhau, chỉ là đôi bên đều vì lợi ích giai cấp của mình mà thôi, trong những trường hợp thế này thì không thể nhân nhượng.
Hoàng thượng đã nuôi ý định sớm làm lễ đội mão quan, các triều thần đều hiểu rõ điều này, bất quá, chẳng mấy ai đưa ra ý phản bác gì.
Tuy rằng khi ở trên triều, ai cũng có chút ích kỷ nghĩ cho gia đình mình, nhưng điều này cũng không đại biểu họ nguyện ý để cho một người vô năng mê muội ngồi ở ngôi vị chí tôn kia.
Hiện tại, kể từ khi vị Hoàng thượng này kế vị, mặc dù chưa từng đứng ra chấp chính, mọi người vẫn chưa thấy rõ thực lực hắn thế nào, có tấm lòng yêu dân thương con hay không, thế nhưng, từ những hành vi, thái độ cư xử và phẩm chất xuất chúng, chỉ bấy nhiêu thôi cũng đã vượt qua tiên đế rồi.
Những ưu điểm này đã đủ làm cho các triều thần đều hết sức hài lòng với vị đế vương này.
Mà điều quan trọng nhất chính là, ngay cả Thái hậu lão nhân gia cũng chẳng có ý kiến gì với việc hắn muốn sớm làm lễ đội mão, bọn họ chỉ là nhũng triều thần thì có gì phải ý kiến cơ chứ?
Cho nên, khi chiếu thư thông báo chính thức ngày cử hành lễ mão quan được phát ra, cũng không ai đứng lên phản đối chuyện Hoàng đế sớm cử hành lễ đội mão.
Ngược lại còn có nhiều triều thần dâng sớ tán dương hành vi và phẩm tính tốt đẹp của Hoàng đế, nhiều văn nhân cũng nhân dịp này sáng tác thơ phú tuyên dương mỹ đức của Hoàng đế trẻ, mặc dù bọn hắn cũng chẳng biết vị Hoàng đế kia mặt tròn mặt méo thế nào.
Thế nhưng cái này cũng không trọng yếu, quan trọng là bọn họ kỳ vọng có người coi trọng những bài thơ phú họ sáng tác, từ đó tiến bước vào triều đình.
Không ít người ôm mộng như vậy, đương nhiên cũng có nhiều văn nhân tìm hết biện pháp chuyển tác phẩm của mình đến Cố gia.
Nhiều bài thơ phú viết hết sức khó chịu, nếu không biết rõ tình huống còn tưởng nhầm rằng đây là bài thơ của một cô nương nào đó viết tặng lang
quân nàng yêu, chứ không phải của một thanh niên lòng ôm hoài bão sáng tác tặng cho đế vương.
Các văn nhân vạch ra con đường mơ mộng quá tốt đẹp, trên thực tế, chuyện trông cậy vào một hai bài thơ mà có thể dấn bước lên chốn quan trường không hề bằng phẳng, trừ phi có người coi trọng tài hoa của người này, đồng thời nguyện ý toàn lực đề cử.
Chỉ tiếc tuấn mã có, nhưng Bá Lạc(*) lại không có nhiều.
(*) Bá Lạc (người thời Xuân Thu, nước Tần, giỏi về xem tướng ngựa.
Ngày nay dùng để chỉ người giỏi phát hiện, tiến cử, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài: “Bá Lạc” không chỉ những cá nhân mà còn có thể dùng để chỉ tập thể)
Cố Như Cửu nhìn thấy cha nàng cho người thu dọn nhiều tập thơ từ chuyển vào trong nhà kho.
“Người có tài, chưa chắc đủ khả năng trì thế cứu dân.” Cố Trường Linh khép lại một phong thư tự tiến cử: “Người có thể sáng tác một bài thơ hay, không có nghĩa là viết công văn tốt.” Ông gấp thư lại, nhét vào trong bao thư, nói với con gái: “Cửu Cửu, Thái hậu nói dạo gần đây sức khoẻ của bà không được tốt, mong con có thể tiến cung làm bạn với bà vài hôm.”
Đang ngồi nghe cha giảng giải con đường chính trị đúng đắn, đột nhiên quay sang đề cập đến chuyện Thái hậu, nàng nhất thời có chút không kịp phản ứng.
Làm bạn với Thái hậu… Nói như vậy là muốn nàng vào cung sống vài hôm sao?
- 🏠 Home
- Ngôn Tình
- Cổ Đại
- Như Châu Như Ngọc
- Chương 25