Đêm trăng tuyệt đẹp bên dòng sông ấy, ta không bao giờ có thể quên được. Duy chỉ có một điều càng ngày càng day dứt ta: Tại sao chàng không bao giờ chơi sáo cho ai nghe? Ngay cả ta chàng cũng không muốn sao? Ý nghĩ ấy làm cho ta buồn rười rượi. Đối với chàng ta cũng chỉ là một người không đáng để chàng tấu lên một bản - như hàng ngàn vạn những người xung quanh sao?
Hình ảnh chàng trong đêm trăng hôm ấy càng in đậm trong lòng ta, thì cái ý nghĩ ấy càng bám riết lấy ta. Đôi khi ta thấy trái tim mình như bị bóp nghẹt.
Một buổi chiều ta xông thẳng vào phòng nghĩa mẫu, lúc ấy người đang ngồi thưởng trà chiều bên cửa sổ, bảo:
- Thưa mẹ, dạo này chơi bời lông bông cũng chán rồi, con muốn được sang Võ đường học cưỡi ngựa, bắn cung.
Nghĩa mẫu thong thả đặt chén trà xuống bàn, rồi ngẩng lên nhìn ta:
- Chán chơi bời lông bông sao không tập trung vào học thêu thùa, may vá, nữ công gia chánh, mà lại muốn học cưỡi ngựa? Không phải là con đang định bày trò để vui chơi đấy chứ?
- Sao người lại nói tập cưỡi ngựa là vui chơi cơ chứ. Ta phụng phịu vùng vằng - Thời buổi ngày càng loạn lạc, không phải biết cưỡi ngựa cũng rất là tốt hay sao? Bây giờ các tiểu thư, công tử nhà người ta ai mà chả biết cưỡi ngựa, bắn cung. Lẽ ra con phải học từ lâu rồi mới phải. Chỉ là do ham chơi mà mãi tới giờ mới nghĩ ra thôi. Mà người tính xem, đường đường là con gái của Dương công, cháu nội của tổ phụ Dương Đình Nghệ nổi danh một thời với Võ đường Dương Xá, nơi từng đào tạo ra ba nghìn người con nuôi võ nghệ cao cường, đập đá vá trời một thời; vậy mà không biết cưỡi ngựa, bắn cung, như vậy không phải là đáng xấu hổ lắm sao - Ta nói một mạch không kịp thở ra hơi.
Nghĩa mẫu nghe xong, phì cười rồi nguýt ta một cái:
- Nga Nhi cứ nói là Nga Nhi sang đó để bày trò chơi ta cũng đồng ý cơ mà. Làm sao mà phải nói cả một bài như hô binh gọi tướng như thế?
Ta rõ ràng bị Nghĩa mẫu cố ý trêu trọc, vùng vằng:
- Người chọc quê con!
Nói rồi chạy lại dụi đầu vào lòng người mà nũng nịu. Nghĩa mẫu vuốt ve bàn tay ta, nói:
- Cứ vui chơi cho thỏa thích đi rồi một, hai năm nữa tìm một đám ưng ý gả thôi. Con cũng lớn tướng rồi, đã đến lúc lo chuyện gia đình được rồi.
- Con mà lớn cái gì chứ! Ta ấm ứ trong miệng. Cũng không thèm để ý tới lời nói của người nữa. Bởi vì điều quan trọng là ta đã được toại nguyện.
Thực ra mà nói, không phải là ta bỗng nhiên hứng thú muốn học cưỡi ngựa, bắn cung gì đâu. Năm xưa còn bé, có lần theo Nghĩa phụ sang Võ đường, thấy các chàng bên đó phải dậy sớm, lao động cực nhọc để rèn luyện thể lực, đã thế lúc nào cũng đánh đánh, đấm đấm, đá đá, rồi thì hò hét, múa may suốt cả ngày; mùa đông cũng như mùa hè lúc nào trông cũng mồ hôi mồ kê nhễ nhại đến là chán. Chính vì thế cho nên bao năm qua, dù Võ đường và Trang Đông Lỗ giáp rào với nhau, nhưng ta có thèm sang đó chơi bời bao giờ. Tất cả chẳng qua chỉ là chiêu trò ta và các thị nữ bày ra để được gặp Lê Công tử mà thôi.
Từ cái đêm Trung thu đó trở về, ta đã đặt quyết tâm là phải được gặp chàng nhiều hơn, phải được một lần thấy chàng vì ta mà thổi lên một khúc nhạc.
Thế nhưng chưa nghĩ ra cách nào cả. Đăm chiêu tư lự đến nỗi quên cả chơi đùa với hai nàng thị nữ. Thế là Lan Nhi mới bày cho ta cách ấy.
Cũng chỉ hi vọng sang võ đường học cưỡi ngựa, bắn cung sẽ có cơ hội được gặp chàng nhiều hơn, không ngờ khi thấy ta nói muốn học, Thúc thúc Dương Nhị bèn bảo:
- Vậy để ta bảo Lê Hoàn chiều chiều sau buổi tập mang ngựa, cung ra cánh đồng trước Võ đường dạy con vậy. Chỉ có giao con cho Lê Hoàn trông nom ta mới yên tâm thôi. Nếu không có chuyện gì xảy ra, ta biết ăn nói thế nào với cha mẹ con?
- Con cảm ơn Thúc thúc!
Ta cúi tạ Thúc phụ mà thiếu chút nữa đã nhảy lên vì vui sướиɠ. Không ngờ mọi sự lại thuận lợi như vậy! Chỉ chờ xem ý của chàng như thế nào nữa mà thôi.
Nhưng chàng chẳng có ý gì cả. Hoặc chỉ là chàng thể hiện ra nhưng thế. Nhưng đối với ta chàng lúc nào cũng cư xử đúng mực, một câu Tiểu thư hai câu hạ thần. Chàng chỉ bảo ta ân cần từ cách lên ngựa sao cho đúng, nắm dây cương sao cho chắc, thúc ngựa đi sao cho có uy lực, và dừng ngựa lại sao cho dứt khoát. Nhờ có sự dạy bảo nghiêm túc của chàng, chỉ vài ngày sau là ta đã có thể ngồi vững trên lưng ngựa, chạy nước kiệu nhẹ nhàng. Nửa tháng sau là có thể cùng chàng phi nước đại băng qua cánh đồng.
Những lúc nghỉ ngơi chàng có vui đùa cùng ta và các thị nữ. Đôi lúc còn bày trò chơi đùa, nghịch ngợm cùng chúng ta. Chúng ta có khi còn vừa phi ngựa, vừa thả diều cho con diều mau no gió. Có bữa còn phi ngựa phóng theo cánh diều đứt dây mãi tận làng bên.
Chúng ta nhiều khi rất vui vẻ, đã từng cùng nhau bò lăn ra cánh đồng cười đùa với nhau. Nhưng với riêng ta chàng lúc nào cũng giữ vẻ tôn trọng và nụ cười hiền hòa. Chàng chưa bao giờ thể hiện với ta điều gì hơn thế. Không một ánh mắt, không một cái chạm tay, không một cử chỉ ân cần riêng tư.
Tất cả đều làm ta đau lòng.
Ban chiều vui đùa trên cánh đồng với chàng vui vẻ bao nhiêu. Thì ban tối về ta lại đau khổ cật vấn mình bấy nhiêu. Chàng như vậy là như thế nào? Chàng không có chút tình cảm nào với ta hay sao? Làm sao để biết được lòng chàng đây?
Tuổi mười ba, mười bốn ngây dại, khi đã lỡ mang chữ tình vào rồi thì lòng chẳng thể nào nghĩ tới chuyện gì khác được. Và khi đã trót thương yêu ai thì úc nào cũng chỉ mong thể hiện cho người đó biết được tình cảm của mình, mong biết được tâm tư của đối phương và mong tình cảm của mình được đáp lại.
Ta những tháng ngày ấy đúng là ngây dại như vậy.
Mùa đông lạnh lẽo đã về trên cánh đồng.
Ta giờ đây bắt đầu chuyển sang tập bắn cung tên. Nhưng ta chẳng thấy có chút hứng thú gì cả. Chỉ khắc khoải trong lòng một niềm mong mỏi chiếm được tình cảm của chàng.
Ăn cũng không ngon, ngủ cũng không yên, chơi bời không còn thấy vui nữa. Đôi khi thẫn thờ như kẻ mất hồn. Ta khiến cho hai nàng thị nữ nhiều phen phát cáu.
Một buổi tối sau khi đã sai Ngọc Nhi đi làm một số việc lặt vặt. Lan Nhi kéo ta ngồi xuống bên nàng rồi bảo:
- Tiểu thư dạo này cứ như kẻ mất hồn vậy? Người có tâm sự gì cứ nói với em, đừng giữ mãi ở trong lòng như vậy lại thành ra u uất, không tốt đâu.
- Ta không có tâm sự gì cả, em đừng có nói xằng bậy! Ta vùng vằng định bỏ ra ngoài.
Nàng kéo tay ta lại, cười bảo:
- Em với Tiểu thư tuy là chủ tớ, nhưng chúng ta đã sống và lớn lên bên nhau sáu, bảy năm nay rồi, em không biết người thì thế nào, nhưng em coi Tiểu thư như người thân thích, ruột thịt trong nhà. Những tâm tư của người em đều rõ cả. Có khi tâm tư của người em còn rõ hơn tâm tư của mình cũng nên. Vậy nên dù Tiểu thư có nói ra với em hay không em thực tình cũng đều biết cả. Em chỉ đang muốn nghĩ cách giúp người làm sao để giải tỏa được nỗi lòng của mình thôi.
Thấy nàng nói thế, ta nghi nghi hoặc hoặc, không rõ là nàng đang rung cây nhát khỉ hay là nàng thực biết được chuyện gì thật. Ta bèn hỏi vu vơ:
- Vậy em nghĩ ra cách gì?
- Thấy người dạo này cứ bần thần, nên em cũng đã thao thức suốt mấy đêm nay. Có cách này không biết người nghĩ sao?
- Em đừng có vòng vo mãi thế? Em định trêu ta đấy à?
- Em nào dám! Để biết được lòng của người khác, xem người ta có yêu thương mình không thì chẳng có cách nào khác là lấy sự sống còn của mình ra mà thử thôi.
Ta giật mình nhìn vào mắt nàng. Quả tình nàng biết hết tâm tư của ta. Phút chốc hai má đỏ bừng, ngượng ngùng quay đi, nhưng giọng nói vẫn cố tỏ ra thản nhiên:
- Thôi em đừng có mà hồ đồ. Lấy chuyện sống còn ra thử là sao chứ? Chuyện sống còn không phải là chuyện có thể mang ra để đùa được đâu.
- Em đâu có bảo người phải làm việc đó thật đâu mà lo. Chỉ là mình bài binh bố trận ra như thật để thử chàng thôi.
Thế rồi nàng bày cho ta một mưu kế. Ta sẽ vờ ngã ngựa để xem chàng phản ứng như thế nào. Ở bên sông Cầu Chày có một đoạn bờ sông bị sạt lở từ mùa hè, tạo thành một miệng vực tuy chỉ cao chừng hai thước nhưng cũng khá nguy hiểm nếu ngã từ bên trên xuống. Mùa này nước đã rút bớt, ở phía chân nhô ra một khoảng đất nhỏ. Nếu giả ngã từ trên xuống, thì cũng khá là hợp lí mà lại không bị rơi xuống nước. Chỗ này lại khuất xa bãi tập nhờ một rặng tre gần đó che chắn, nên rất thuận lợi để chuẩn bị và dàn cảnh.
Ta suy nghĩ băn khoăn mãi không biết có nên sử dụng cách của Lan Nhi không. Nhưng quả tình cái lý của nàng đã làm ta lung tay, để biết được tình cảm của đối phương, thực chẳng còn cách nào khác là phải đặt mình vào những hoàn cảnh nguy hiểm. Những lúc ấy ta mới thực sự biết được người ta quan tâm, lo lắng cho mình tới mức nào. Thế là ta, dù vẫn còn hơi lăn tăn một chút, vẫn để mặc cho nàng lên kế hoạch cho việc ấy.
Chiều hôm ấy cuối buổi tập, chúng ta đang thả diều trên cánh đồng, thì cánh diều dứt dây. Việc diều đứt dây này đều do Lan Nhi tính toán và sắp đặt cả. Vì là gió mùa thổi rất mạnh, nên con diều bay đi rất xa. Lê Công tử định tự mình phi ngựa đi tìm, nhưng ta đã bảo ta sẽ đi. Chàng còn đang lừng chừng thì Lan Nhi bảo, cứ để ta đi, còn chàng ở lại tranh thủ dạy nàng tập bắn cung một lúc. Thế là chàng đành miễn cưỡng để ta đi.
Theo như đúng kế hoạch đã thống nhất trước, ta xuống ngựa bên cạnh chỗ sạt lở, thả cho ngựa tự chạy lung tung trên đồng, rồi tìm đường đi vòng xuống chân miệng vực, tự mình lăn vài vòng ở dưới chân cho quần áo dính đầy bụi đất, sau đó dùng ít thuốc đỏ đã chuẩn bị từ trước bôi một ít lên chân tay, quần áo, rồi nằm xuống đó.
Lan Nhi sẽ giữ chân chàng một hồi cho tới khi trời nhập nhoạng tối. Rồi sau đó nàng vờ thắc mắc không biết ta sao đi lâu, rồi nàng sẽ bảo Ngọc Nhi thử đi về hướng ta đã phi ngựa để tìm. Nàng Ngọc Nhi ngốc nghếch cứ đi lơ vơ mãi, làm Lan Nhi khó lắm mới giữ chân được chàng không phi ngựa đi tìm ta. Nhưng rồi cuối cùng nàng cũng đến được chỗ phải đến. Nàng nhìn thấy con ngựa đang thơ thẩn ở trên cánh đồng, còn ta thì ngã vật ở dưới miệng vực. Thế là nàng hét lên, rồi chạy vội về phía bãi tập, hốt hoảng, thất thanh:
- Nguy rồi! Nguy rồi! Lan Nhi! Lê Công tử! Tiểu thư! Tiêu thư bị ngã ngựa xuống sông rồi.
Thế là chàng, ném luôn chiếc cung tên xuống đất và lao theo hướng Ngọc Nhi chỉ. Hai nàng thị nữ chạy hết cả hơi mà vẫn không thể nào theo kịp.
Chàng lao như điên đến bờ sông, rồi khi thấy ta nằm dưới đó, không một chút do dự, chàng phi một cái từ trên bờ xuống. Chàng nhào lại, nâng người ta lên tròng vòng tay của chàng:
- Nga nhi! Nàng có sao không?
Rồi ta thấy những giọt nước nhỏ mát lạnh rớt trên mặt ta. Rồi ta thấy chàng xiết lấy bàn tay ta. Chàng áp bàn tay vào má ta. Một khắc im lặng. Rồi đột nhiên ta thấy giọng chàng thay đổi hẳn, lạnh toát:
- Dương Tiểu thư, người có sao không? Người đã tỉnh rồi chứ?
Nghe thấy giọng điệu lạ lùng ấy, ta thấy lạ lùng tới mức không thể kiềm chế được, đành mở mắt ra nhìn chàng:
- Lê huynh, tiểu nữ không sao.
Nói rồi chống tay ngồi dậy. Chàng đỡ cho ta ngồi vững rồi đứng dậy bên cạnh hỏi:
- Tiểu thư có bị đau, hay bị thương ở đâu không?
- Ta.. ta không bị đau, bị thương ở đâu cả.
- Vậy chúng ta mau về thôi kẻo người nhà lại lo.
Nói rồi chàng sải bước đi trước. Ta ngơ ngác không biết là mọi chuyện đang diễn ra theo hướng nào, nhưng vẫn phải đứng dậy lầm lũi đi theo chàng.
Hai người vừa lên khỏi bờ sông thì Ngọc Nhi và Lan Nhi ùa tới. Ngọc Nhi thì khóc lóc, la hét om xòm, còn Lan Nhi nhìn ta và chàng đi lên với vẻ kinh ngạc, nhưng rồi vẫn cùng Ngọc Nhi lao lại hỏi han ta ân cần. Đến khi ta bảo không sao thì hai nàng mới bình tĩnh lại. Mọi người cứ thế im lặng đi bên nhau trở lại bãi tập. Chàng thu cung tên, bia bắn, dắt ngựa, chuẩn bị ra về. Ta và Lan Nhi im lặng đứng nhìn chàng, không biết phải nói gì, làm gì cho phải nữa. Chỉ có Ngọc Nhi là vẫn ngơ ngác:
- Vậy.. mình không đi tìm diều nữa sao Tiểu thư?
- Nhìn Tiểu thư như vậy ngươi còn tiếc con diều hay sao. Lan Nhi nổi cáu - Không mau đưa Tiểu thư về, nhà người còn muốn gì nữa?
Nói rồi cùng nhau cáo biệt chàng ra về. Chàng vẫn giữ một giọng hết sức điềm tĩnh, bảo:
- Dương tiểu thư về bảo trọng. Hai nàng đưa Tiểu thư về cẩn thận. Nhớ nói với người nhà kiểm tra xem Tiểu thư có bị thương ở đâu không để chữa trị cho kịp thời. Hạ thần xin cáo lui.
Rồi chàng quay gót đi.
Nhưng trong bóng tối nhờ nhờ của chiều tàn, ta vẫn kịp thấy một cái nhíu mày thoáng qua trên vầng trán cao rộng của chàng, sự lạnh lùng trong ánh mắt của chàng, khuôn mặt tối sầm của chàng.
Bước chân của ta trở về nhà chưa bao giờ nặng nề đến thế.
Tối đến, sau khi đã tắm rửa xong, Ngọc Nhi đã ra phòng ngoài ngủ trước rồi. Lan Nhi mới đến bên giường ta thì thầm:
- Như vậy là thế nào? Sao trông hai người lại như vậy? Sao Lê Công tử có thái độ lạ lùng như thế?
Ta vặn vẹo hai tay vào với nhau:
- Ta không biết nữa..
Mà thực sự là ta không biết thật. Có lẽ chàng đã biết là ta và thị nữ cố tình bày chuyện? Lúc chàng lao lại đỡ người ta lên, chàng đã gọi ta là "Nga Nhi" là "nàng" mà không phải là "Dương Tiểu thư" như chàng vẫn luôn gọi. Chàng đã nắm lấy tay ta, đã áp bàn tay mình vào má ta.. Những cử chỉ lời nói ấy sao dịu dàng, ngọt ngào đến vậy.
Ta còn cảm thấy dường như chàng đã khóc, ta dường như đã thấy những giọt nước mát lạnh rớt đâu đó trên mặt mình. Có khi nào chàng đã vì ta mà khóc? Có khi nào chàng thấy ta nằm đó, đã gọi tên ta, đã bất chợt nhỏ lệ?
Ta chẳng biết nữa.
Chỉ có điều liền sau đó chàng lại gọi ta là "Dương Tiểu thư". Thay vì cái sự lo lắng, sốt sắng ban đầu là sự điềm tĩnh đến lạnh nhạt khi ra về.
Phải chăng chàng đã rõ hết mọi chuyện?
Mà cũng chỉ có điều đó mới giải thích được thái độ thay đổi đột ngột của chàng. Ta vò đầu bứt tai cảm thấy lo lắng tột cùng. Nếu chàng biết, nếu chàng từ đây nghĩ xấu về ta, căm ghét ta thì sao? Nghĩ rồi ta ngồi đó khóc thút thít ở trên giường. Lan Nhi cuống cuồng đi lại quanh phòng, cũng tự vặn vẹo mình:
- Em thật là đáng tội chết, bày ra trò này cho tiểu thư. Giờ nghĩ lại đúng là hồ đồ. Lê Công tử là người võ công cao cường, lại am hiểu, tinh thông sách lược. Một người như vậy thì nhìn vào là biết bị ngã ngựa thật, bị thương thật hay không chứ. Mình đúng là đã lấy màn thưa mà che mắt thánh rồi.. Em thật ngu ngốc đã làm hại Tiểu thư rồi!
Câu nói đó của nàng đúng là đánh trúng vào nỗi lo sợ mơ hồ của ta. Giờ thì mọi việc đã hai năm rõ mười rồi còn gì nữa. Ta thốt nhiên quá kinh hãi với ý nghĩ rằng chàng đã biết hết mọi việc, và có trời mới biết được chàng sẽ nghĩ gì về ta sau việc này, thế là ta khóc tu tu lên, nước mắt tuôn ra như mưa không sao ngăn được.
Ngọc Nhi lao từ nhà ngoài vào, hốt hoảng:
- Lan Nhi! Tiểu thư sao thế? Người bị đau ở đâu à? Ta đã bảo từ chiều là phải báo với Lão gia và Phu nhân để cho mời thầy lang mà ngươi còn bảo không cần. Giờ tính sao đây?
- Tiểu thư không sao cả, chỉ mệt chút thôi, đừng có mà làm ồn lên. Ngươi cứ ra ngoài đó ngủ và trông nhà đi.
- Nhưng Tiểu thư..
- Ta bảo ngươi ra thì ngươi ra, còn nhưng nhị cái gì! Lan Nhi không bình tĩnh được với Ngọc Nhi, bèn quát lên với nàng - Ngươi cứ ra ngoài đó ngủ và đừng có mà làm ồn lên nữa.
Ngọc Nhi thấy vậy lủi thủi đi ra. Vừa sợ vừa uất ức vì bị hắt bủi, nàng vừa đi ra vừa ứa nước mắt. Nhìn cái dáng nàng vừa lững thững đi ra vừa đi vừa đưa tay lên quệt nước mắt làm ta thương quá, định mắng Lan Nhi vài câu, nhưng tâm trạng cũng đang rối bời, đành cứ mặc kệ nàng, lăn ra giường, vùi mặt vào gối khóc.
Lan Nhi ngồi lại bên giường, vỗ vỗ vào người ta:
- Thôi Tiểu thư đừng khóc nữa, người cứ như vậy thì em sao sống nổi. Mình cũng mới chỉ đoán như vậy chứ chưa biết rõ ý tứ chàng đến đâu. Để mai kia xem thái độ chàng ra sao đã rồi mình sẽ tìm cách xử trí. Giờ có lo nghĩ nhiều cũng có giải quyết được gì đâu.
Thấy nàng nói cũng phải, và cũng muốn được ở một mình, ta bèn đưa tay quệt hết nước mắt rồi bảo:
- Ừ, em nói cũng phải. Thôi em về giường ngủ đi. Ta cũng mệt rồi, cũng muốn đi ngủ.
- Nhưng Tiểu thư hứa đừng có khóc nữa đấy. Người cứ như vậy em sẽ rất khổ tâm đấy.
Ta hứa với nàng sẽ không khóc nữa, thế rồi nàng thổi nến, trèo lên chiếc giường nhỏ của nàng ở gần cửa ra vào, buông rèm và đi ngủ.
Còn lại một mình trong bóng tối lòng ta cứ rối bời bời. Các hình ảnh ban chiều cứ quay mòng mòng trong đầu ta. Lúc là thứ cảm giác ngọt ngào khi một ánh lửa le lói của hi vọng nhen lên trong lòng ta, rằng hẳn có thể chàng cũng có chút cảm tình với ta; lúc là sự bóp nghẹt đến ngạt thở của ý nghĩ, liệu cái trò ngốc nghếch ấy có khiến chàng vì thế mà giận, mà ghét ta hay không? Cứ vật qua vật lại, rồi ta cũng ngủ thϊếp đi lúc nào không biết.
Buổi chiều hôm sau ta tới sân tập, trong lòng hết sức hồi hộp, căng thẳng. Một mặt muốn gặp để xem thái độ chàng như thế nào; nhưng một mặt lại hết sức lo sợ khi không biết phải đối diện với chàng sau sự việc vừa rồi. Ta cứ đi đi lại lại quanh sân tập như một kẻ tâm thần. Làm hai thị nữ cũng đứng ngồi không yên vì ta. Ngoài trời thì lạnh mà tay chân thì mồ hôi túa ra ướt đẫm.
Nhưng kỳ lạ thay, người đến dạy ta chiều hôm đó, không phải là chàng, mà là Trịnh công tử.
Trông thấy Trịnh công tử từ đằng xa đi tới ta rất đỗi ngạc nhiên. Có chuyện gì xảy ra với chàng sao hôm nay chàng lại không đến? Phải chăng vì sự việc chiều tối qua mà hôm nay chàng không muốn gặp ta? Ta đứng ngây người, nước mắt đã trực trào ra. Nhưng rồi thấy nụ cười tươi tắn, hiền lành của Trịnh công tử mà lấy lại được bình tĩnh, bèn cất lời:
- Phải chăng hôm nay Trịnh công tử sẽ kèm tiểu nữ học bắn cung?
- Đúng vậy Tiểu thư. Lê huynh bận một chút việc gia đình nên trong mấy ngày tới hạ thần sẽ kèm Tiểu thư học. Nếu có gì thất thố, xin Tiểu thư và các nàng đây bỏ quá cho.
- Gia đình Lê công tử có chuyện gì đột xuất hay sao phải về gấp vậy? Chiều qua huynh ấy vẫn bình thường mà?
- Tiểu thư và các nàng đừng lo lắng, không có gì nghiêm trọng đâu. Thực ra ngày tới đây là giỗ của ngài Lê Giám sát, nghĩa phụ của Lê huynh, nên huynh ấy về quê để lo liệu công việc thôi.
- Ra là vậy! Vậy chúng ta bắt đầu thôi. Ta với Lê công tử mới học được mấy buổi thôi, chưa đâu vào đâu cả, Trịnh công tử xin cứ chỉ bảo tự nhiên, không cần phải khách khí.
Trịnh công tử gật đầu rồi chúng ta bắt đầu buổi tập.
Suốt cả buổi Trịnh công tử chỉ bảo ta rất nhiệt tình và cẩn thận. Có thể thấy võ công và kiến thức của chàng cũng uyên thâm không kém gì Lê công tử, có chăng cũng chỉ là thấp hơn một, hai bậc là cùng. Tuy nhiên điều đó cũng không có gì lạ, bởi Lê công tử hiện đang là Huynh trưởng ở võ đường. Võ công của chàng chỉ sau có mỗi Thúc phụ ta mà thôi.
Vì cha ta thì không có con cái; Thúc phụ có hai người con trai, nhưng hiện đều đang theo đuổi nghiệp buôn bán ở trong Thành Tư Phố, cả hai huynh đều chẳng mấy hứng thú với sự nghiệp của cha ông. Nên gần đây ta có nghe nghĩa phụ ta nói về việc Lê công tử đang được nhắm đến để thay sư phụ quản lý võ đường về sau. Vậy nên chẳng có gì lạ nếu võ công của chàng chỉ đứng sau Thúc phụ, còn các huynh đệ khác thì kiểu gì cũng phải thấp hơn một, hai bậc.
Tuy nhiên điều đó có ý nghĩa gì với ta cơ chứ? Ta vốn dĩ chẳng hứng thú gì với cung tên võ nghệ cả. Không phải ta bày ra cái trò này để được ở bên chàng hay sao? Thế mà giờ chàng ở nơi đâu? Vẫn sân tập ấy, cung tên ấy, bãi bắn ấy, thế mà lại là Trịnh Công tử đang ở đây, đang chỉ bảo ta mà không phải là chàng. Có ai hiểu được cái cảm giác trống trải trong lòng ta khi nhìn ra khắp tứ phía đều không thấy bóng dáng quen thuộc, thân thương của chàng không? Có ai hiểu cái cảm giác quay quắt của ta khi nhớ đến nụ cười rạng rỡ, ấm áp của chàng không? Thế giới còn có nghĩa lý gì khi cái thế giới ấy vắng mất bóng hình mà ta yêu dấu? Ta chỉ buồn là không thể hóa thành cánh chim để bay theo chàng, để xem giờ chàng đang ở nơi đâu, đang suy nghĩ gì, đang thương nhớ ai..
Ta vừa tập vừa mong sao giữa buổi tập chàng sẽ bất ngờ xuất hiện, rồi lại chỉ bảo ta ân cần, rồi chúng ta sẽ cùng vui đùa, chạy nhảy trên cánh đồng.
Tuy nhiên điều đó đã không xảy ra.
Không phải một ngày, hai ngày, bốn ngày, năm ngày mà là mười lăm ngày.
Sự vắng mặt ấy của chàng làm cho ta như kẻ mất hồn. Ban đầu ta lo lắng hay có chuyện gì xảy ra với chàng. Nhưng đến khi nghe Trịnh công tử bảo chàng có biên thư về cho Thúc phụ rằng công việc giỗ chạp của song thân chàng đã được lo liệu chu toàn, mọi việc đều tốt đẹp cả, nhưng chàng muốn xin ở lại quê nhà thêm vài ngày với gia đình, thì ta chuyển từ lo lắng sang buồn khổ và tự dằn vặt mình.
Tại sao mọi việc đã xong xuôi mà chàng vẫn chưa trở lại Võ đường? Không phải song thân của chàng đều đã qua đời và chàng không còn nhiều người thân thích ở quê nhà nữa, nên bao năm nay chàng vẫn coi Võ đường là nhà hay sao? Sao nay tự dưng chàng lại ở lại quê lâu vậy? Có khi nào chàng không muốn trở lại Võ đường nữa? Có khi nào chàng vì giận ta buổi hôm đó mà muốn kiếm cớ để không phải gặp ta? Có khi nào chàng rất căm ghét ta, coi khinh khi biết mọi chuyện? Có khi nào họ hàng đã chọn cho chàng một Tiểu thư ở quê nhà, rồi hai người đã kết tóc xe tơ với nhau?
Những ý nghĩ lẩn thẩn ấy làm trái tim ta đau đớn. Đêm ta ngủ không yên. Có những đêm nằm khóc ướt đẫm cả gối đến khi khi mệt quá mới ngủ thϊếp đi. Còn ban ngày thì ăn không ngon, người thì lúc nóng lúc lạnh. Nếu tình trạng ấy cứ tiếp tục kéo dài ta sẽ ốm mất không chừng.
Lan Nhi thấy tình cảnh ấy lo lắng hết mức, bèn bảo ta:
- Tiểu thư đừng như vậy nữa. Em nghĩ là Lê công tử bận việc riêng gì đó thôi. Tiểu thư nghĩ huynh ấy là loại người gì mà chỉ vì một việc cỏn con như vậy mà đến nỗi không muốn gặp người? Nếu người đĩnh đạc, chín chắn như huynh ấy mà giận Tiểu thư vì một việc trẻ con như vậy, thế không phải là người đã yêu thương nhầm người rồi hay sao?
Thấy nàng nói cũng có lí, nên ta cũng bớt lo lắng đi phần nào. Nhưng mấy ngày sau, khi nghe tin chàng đã trở lại Võ đường, vậy mà chiều hôm đó vẫn thấy Trịnh công tử đến dạy ta và bảo Lê công tử cáo bận vài ngày tới thì ta không giữ được bình tĩnh nữa. Tối đến đứng giữa phòng mà khóc tu tu:
- Em còn bảo không phải nữa đi! Nếu không phải chàng tránh mặt ta thì tại sao đã về Võ đường rồi mà chàng vẫn cáo bận, không trực tiếp ra mặt dạy ta? Ta phải làm sao bây giờ chứ? Huhu..
- Tiểu thư hãy bình tĩnh lại đi, đừng tự mua dây mà buộc vào người như thế chứ. Chắc bận việc gì đó thật nên chàng mới không tới chứ.
Lan Nhi nói như vậy nhưng có vẻ nàng cũng đã đuối lý, cứ đi đi lại lại trong phòng rồi để mặc cho ta đứng đó khóc lóc, chẳng buồn đến dỗ dành ta nữa.
Được một lúc nàng bảo:
- Theo em nghĩ chỉ còn một cách để làm sáng tỏ mọi chuyện, để Tiểu thư không phải ngồi đây mà nghi nghi hoặc hoặc nữa, đó là Tiểu thư hãy gặp Lê công tử và giải thích cho rõ một lần.
- Như thế nào chứ? Nếu chàng cố tình tránh mặt ta thì làm thế nào để ta gặp chàng được đây?
- Thì đành hẹn gặp riêng huynh ấy thôi chứ biết làm sao. Mà em nghĩ, dù huynh ấy có tránh gặp mặt Tiểu thư hay vẫn đến kèm Tiểu thư học như bình thường, thì ta cũng nên một lần giải thích cho huynh ấy rõ mọi chuyện. Nếu không huynh ấy lại nghĩ chúng ta định lấy huynh ấy ra làm trò đùa, định chơi xấu gì huynh ấy thì không tốt chút nào.
Ta lúc này đã ngừng khóc, bị những lý lẽ của Lan Nhi thuyết phục, bèn ngồi lại bên giường bảo với nàng:
- Em nói rất phải. Đúng là chỉ sợ chàng không hiểu cho lòng ta, lại tưởng ta cố tình mang chàng ra để trêu trọc, để vui đùa thì ta biết phải làm sao đây? Nhưng làm sao để gặp được chàng đây?
- Việc đó thì người không cần phải bận tâm. Em sẽ lo liệu việc này.
Ngày hôm sau Lan Nhi báo cho ta, nàng đã hẹn được chàng buổi tối hôm đó tới gặp ta bên bờ sông Càu Chày, nơi mọi ngưuời đã cùng trò truyện đêm Trung thu vừa qua.
- Em đã bảo với chàng như thế nào? Ta vừa tò mò, vừa thán phục nhìn Lan Nhi.
- Em bảo Tiểu thư xin gặp vì có một số chuyện cần được giải thích cho chàng rõ. Chàng nghe rồi liền gật đầu đồng ý chứ cũng không có ý kiến gì.
Vậy là cả ngày hôm đó ta lại như kẻ mất hồn vì lo lắng và hồi hộp cho cuộc gặp mặt vào buổi tối. Làm cái gì cũng không thể tập trung nổi. Nói trước quên sau, rơi cái này mất cái kia lung tung hết cả lên. Lan Nhi chỉ biết lắc đầu nhìn ta đầy ái ngại.
Mãi rồi buổi tối cũng đến.
Ăn xong bữa tối, sau khi đi qua vấn an và chúc nghĩa phụ, nghĩa mẫu ngủ ngon, ta và Lan Nhi dùng chăn, đệm xếp lên giường giả như ta đã đi ngủ sớm, rồi phân công Ngọc Nhi ở nhà trông nhà. Nhiệm vụ của nàng là phải giữ chân không cho nghĩa phụ, nghĩa mẫu và gia nhân vào phòng ta và phát hiện ra sự việc - dù thực tế buổi tối mọi người cũng chẳng mấy khi qua phòng ta nếu không có việc gì cấp bách.
Xong xuôi ta và nàng mặc áo ấm đầy đủ, ta khoác thêm chiếc áo choàng lông chồn cho ấm rồi lặng lẽ rời khỏi nhà.
Đến gần bờ sông, Lan Nhi dừng lại ở trên đường đứng canh chừng. Ta rẽ xuống con đường đất nhỏ đi thẳng xuống phía những tảng đá bên gốc gạo lớn đơn độc.
Đêm mùa đông gió thổi rất lạnh. Ánh sáng của vầng trăng thượng huyền xuyên qua những đám mây dày đặc làm không gian trở nên nhờ nhờ, đυ.c đυ.c, nhờ thế tuy không rõ ràng, nhưng khi tới thật gần vẫn có thể nhận ra bóng dáng thân thuộc của chàng đang ngồi đó, dưới gốc cây gạo, áo choàng dài buông phủ trên những tảng đá. Chàng đang thổi một bản nhạc gì đó rất đỗi du dương trên cây sáo của chàng. Vừa trông thấy chàng tim ta đã đập lên loạn xạ. Bước chân bắt đầu cao thấp, nhấp nhô.
Lúc ở nhà thì rất mong được đến gặp chàng. Nhưng không hiểu sao đến khi nhìn thấy chàng đang rất đỗi tự do tự tại ngồi đó chờ ta, thì ta bỗng thấy run rẩy lẩy bẩy, không muốn bước tiếp nữa. "Nhuệ khí" ban chiều giảm đi tới tám, chín phần.
Thế là ta cứ đứng đờ ra ở đó nghe chàng chơi hết bản nhạc này đến bản nhạc khác. Đều là các bản sáo rất du dương, dìu dặt, nhẹ nhàng, ấp áp và tràn ngập một niềm vui dịu nhẹ. Nghe các bản nhạc chàng chơi, người ta bỗng thấy cơ thể được thả lỏng, hết sức thoải mái và thoáng chút hân hoan.
Chơi hết bản thứ ba thì chàng dừng lại.
Tiếng sao dừng lại, khiến không gian trở nên im lặng làm ta giật mình. Đầu óc trở lại quay cuồng, tim lại đập lên loạn xạ. Ta cuống cuồng không biết nên xử trí ra làm sao. Tiến lên hay lùi lại? Bản thân không thể tự quyết định được.
Vừa khi ấy thấy chàng chuẩn bị đứng lên hướng về phía ta, thế là ta quay người dợm chân định bước đi. Ta định bỏ chạy. Trong khoảnh khắc ấy bỗng ước gì mình từng chưa từng đến đây, ước gì mình có thể biến mất ngay lúc này. Việc một mình đối mặt với chàng ở nơi này quả không đơn giản như vẫn tưởng..
- Nàng đến rồi sao không lên tiếng?
Tiếng chàng cất lên làm toàn thân ta như đông cứng. Không động đậy cũng không thể cất tiếng trả lời. Cứ đứng đó mặt cúi xuống ngực, tay vân vê cái vạt áo choàng.
Thấy ta vẫn im lặng như thế, chàng chầm chậm bước lại trước mặt ta, lại cất tiếng hỏi:
- Không phải nàng có điều gì định nói với ta hay sao?
- Tiểu nữ.. Tiểu nữ.. - Ta chỉ lắp bắp được có như vậy rồi lại im bặt. Biết nói như thế nào với chàng? Biết bắt đầu tư đâu chứ? Trong thoáng chốc thấy rất chán ghét bản thân sao lại có ý định đến đây để giải thích cho chàng trong khi chẳng biết chàng có ý nghĩ như thế nào và chẳng biết nói cái gì chứ?
Chàng đứng im ở đó một lúc. Tuy không dám ngẩng mặt nhìn lên nhưng ta vẫn cảm nhận được ánh mắt chàng đang chăm chú nhìn ta.
Việc chàng im lặng và nhìn ta như thế làm ta như muốn ngạt thở. Tim ta như ngừng đập. Cái ý nghĩ cáo từ chàng rồi về nhà mặc kệ mọi chuyện hiện lên trong đầu. Ta chỉ mong sao được thật nhanh chạy về Đông Lỗ. Hoặc giả như có cái lỗ nào mà chui tọt xuống được thì càng hay.
Bất ngờ, từ từ, chàng đưa tay nắm lấy bàn tay ta. Ta giật nảy mình, rút ngay bàn tay lại. Nhưng không kịp nữa! Bàn tay chắc khỏe của chàng đã xiết chặt lấy bàn tay ta, dứt khoát, đầy uy lực. Ta thử xoay xoay bàn tay mình vài lần nhưng có vẻ như vô ích. Đành cứ để im như thế. Toàn thân thì như tê liệt. Hồn phách bay đi đâu cả. Chỉ còn nghe thấy rõ mồn một trong đêm tiếng trái tim mình đập thình thịch, loạn xạ. Mồ hôi có lẽ cũng đã túa ra ướt hết cả hai bàn tay rồi.
Chàng khẽ mỉm cười, đưa bàn tay còn lại áp chặt quanh bàn tay ta rồi xiết chặt. Ta có thể cảm nhận được đôi bàn tay to rộng, ấm áp, bao bọc và che chở biết nhường nào. Vô thức ngẩng lên nhìn chàng. Chàng nhìn thẳng vào mắt ta rồi nhẹ nhàng cất lời:
- Lúc đó ta đã rất lo lắng cho nàng - nếu đó thực sự là điều nàng muốn biết. Cái khoảnh khắc đứng ở trên miệng vực nhìn xuống nàng nằm đó, ta thấy bất lực và đau đớn tột cùng như những lần ta chứng kiến những người yêu thương nhất của mình bỏ ta đi vậy. Đến khi đỡ nàng lên thì ta biết nàng và các thị nữ đã dàn cảnh ra như vậy. Để làm gì? Ta cũng đã suy nghĩ và tự vấn mình mãi.
Nàng thử nghĩ xem bấy lâu nàng cũng có thể hiện điều gì rõ ràng với ta đâu? Nàng muốn biết tình cảm của ta ư? Ta cũng muốn biết như nàng vậy. Ta cũng muốn một lúc nào đó tìm hiểu xem lòng nàng đối với ta như thế nào. Nhưng cũng chưa có lúc nào thích hợp cả. May sao lại xảy ra những việc này để hôm nay ta có dịp nói rõ lòng mình. Từ giờ về sau nàng hãy luôn ở bên ta nhé, được không?
Được chứ! Đó thật sự là những điều ta muốn. Trái tim ta nhói lên một cái trong l*иg ngực. Nhưng không phải vì nó đang đau đớn, mà vì những cảm xúc quá đỗi ngọt ngào.
Trong những câu chuyện tình từ cổ chí kim, khi chàng trai nói với người con gái của chàng những điều như chàng đã nói với ta, thì các cô nương ấy sẽ xử trí như thế nào nhỉ? Sẽ cười? Sẽ nhảy lên vui sướиɠ? Hay sẽ khóc? Ta thật không biết nữa. Và cũng không biết phải đáp lại chàng ra sao. Đó là khoảnh khắc ta mong đợi, thế mà ta chỉ biết đứng đó nhìn chàng, đắm mình trong ánh mắt sâu thẳm, tràn ngập yêu thương của chàng mà không thốt lên được lời nào.
Không biết biểu cảm của ta lúc ấy có buồn cười không, nhưng ta thấy chàng phì cười. Rồi chàng nhẹ nhàng bước lại, vòng tay ôm ta vào lòng.
Này gió mùa Đông bắc đang thổi về dữ dội.
Này bầu trời mờ đυ.c mênh mông buốt giá xung quanh.
Này những làn sương trắng đang kéo về dày đặc đầy đe dọa trong đêm.
Này thế giới bao la với biết bao tai họa và bất trắc bên ngoài.
Tất cả không còn ý nghĩa gì nữa.
Tất cả như đều lùi xa mãi mãi.
Bởi ở đây quá đỗi yên bình và ấm áp. Quá đỗi ngọt ngào. Ở đây. Trong vòng tay của chàng.
Dường như trái tim của ta và trái tim của chàng đã ngừng đập trong giây lát, để rồi sau đó ta thấy chúng cùng hòa chung một nhịp rất đỗi hân hoan, rộn ràng.
Chàng xiết chặt hơn một chút vòng tay của mình, rồi khẽ thì thầm trên mái tóc của ta:
- Sao nàng không trả lời ta? Nàng không muốn như vậy sao? Không muốn mãi mãi ở bên ta sao?
Ta bất giác thấy những giọt nước mắt nóng hổi, không rõ từ đâu đã đua nhau lăn dài trên má mình. Ta vô thức vội vàng vòng tay lên ôm chặt lấy tấm lưng rộng và khỏe khoắn của chàng rồi gật đầu lia lịa:
- Nga Nhi muốn! Nga Nhi muốn!
Rồi cứ thế gục mặt vào vòm ngực của chàng mà nức nở, thấy lòng rất đỗi nhẹ nhàng, dường như những cảm xúc chất chứa bao lâu nay đều được giải tỏa.
Chàng xiết chặt vòng tay hơn một chút nữa, cứ để cho ta nức nở một lúc. Rồi sau đó nắm vào hai bờ vai ta khẽ đẩy ta ra một chút, nhìn ta trìu mến rồi đưa tay lên lau nước mắt trên má ta, vuốt lại những sợi tóc lướp tướp trên mặt. Rồi chàng cười:
- Sao mà phải khóc như con nít thế Nga Nhi của ta? Nàng đừng có khóc như vậy nữa, nước mắt của nàng sẽ làm trái tim ta tan chảy mất nàng có biết không?
Nói rồi lại đưa tay lên lau thật khô hai bên má. Xong xuôi lại ôm ta vào lòng.
Chúng ta cứ đứng như thế rất lâu bên dòng Càu Chày.
Ta chỉ ước gì thời gian dừng lại mãi mãi nơi đó. Dừng lại mãi mãi trong vòng tay của chàng.
Những tháng ngày sau đó ta thực sự là cô gái hạnh phúc nhất thế gian này. Ta giống như một cánh chim được tự do bay nhảy trên bầu trời cao xanh rộng lớn. Ta giống như một bông hoa hồn nhiên khoe sắc tỏa hương giữa cánh đồng bao la và khoáng đạt. Lòng ta phơi phới và hân hoan.
Mùa đông ta cùng chàng nắm tay cưỡi ngựa và rong ruổi khắp cánh đồng, cùng chàng nắm tay thả diều và ca hát bên sông.
Mùa xuân ta cùng chàng đi ngắm hoa mơ hoa mận nở khắp rừng. Cùng chàng đạp cỏ xanh đi ngắm hoa lê trắng giữa tiết Thanh minh ấm áp. Cùng chàng vui chơi, hội hè làng trên xóm dưới.
Mùa hè chúng ta đầu trần đi đón những cơn mưa rào. Cùng nhau nghịch ngợm và vầy mưa, cùng chèo thuyền ra hồ hái sen, ngắm cảnh.
Lúc nào chúng ta cũng tay trong tay và lúc nào tiếng cười cũng rộn ràng, lấp lánh.
Suốt mùa Thu, mùa Đông, mùa Xuân, mùa Hè ấy, chàng đã vì ta mà tấu lên không biết bao nhiêu bản sáo ấm áp, hân hoan. Những bản nhạc chàng chưa từng tấu lên cho ai trong đời. Những tháng ngày đó, ta chính là cô gái hạnh phúc nhất thế gian này.
Có một ngày mùa hè mà ta nhớ mãi, hôm đó ta với chàng phóng ngựa đi hái hoa sen. Vừa hái xong, cho thuyền vào bờ thì trời bất ngờ đổ mưa rào dữ dội. Mưa rào mùa hạ bất chợt rất gắt, không thể phóng ngựa về được, chúng ta đành xuống dắt bộ.
Vừa hay khi đó nhìn thấy một bìa rừng gần đó, thế là chúng ta liền dắt ngựa vào đó trú tạm. Buộc ngựa vào một gốc cây, hai người cùng đứng lại dưới tán lá để tránh mưa. Nhưng do đã dắt ngựa đi bộ một quãng dưới mưa, nên quần áo, đầu tóc cũng đã ướt sũng cả. Nước cứ thế chảy từ đầu xuống chân dòng dòng. Tuy nói là trú mưa nhưng tán lá mỏng mà mưa quá lớn, nên nước từ trên các tán lá vẫn nhỏ xuống đầu, xuống người chúng ta tí tách. Chàng thấy thế bèn đưa lá sen đang cầm trên tay che lên đầu cho ta. Ta trong lòng xúc động, nhưng ngoài mặt lại chuyển sang tinh nghịch nhìn chàng phì cười.
- Sao nàng lại cười?
- Nga Nhi buồn cười vì thấy người ngợm, quần áo chúng ta đều đã ướt như chuột lột cả rồi mà còn trú mưa làm gì không biết!
Chàng lấy tay lên vuốt bớt nước mưa trên mặt, đưa mắt nhìn ra ngoài trời, cũng phì cười:
- Đúng thật! Chỗ này nước mưa cũng hắt có khác gì ngoài trời đâu.
Nói rồi chúng ta cùng nhìn bộ dạng hết sức lếch nhếch tả tơi của nhau, cùng cười vang. Ta chợt nhảy ra một ý, bảo:
- Đứng trú mưa cũng ướt như ngoài trời vậy tại sao ta không ra bên ngoài mà tận hưởng cho trọn cơn mưa nhỉ?
Nói rồi kéo tay chàng ra đứng giữa trời. Rồi chúng ta chạy nhảy, trêu đùa như hai kẻ điên dưới cơn mưa. Chưa bao giờ chúng ta được thoải mái và cười vui đến như vậy.
Chơi một lúc đã thấm mệt, ta lại cầm tay chàng lôi vào dưới tàng cây, bảo:
- Nga Nhi mệt quá, chúng ta hãy nghỉ một lát rồi chơi tiếp.
Ta đang nắm tay chàng vừa cười vừa thở chưa dứt được, thì trời bỗng ngớt mưa, cũng bất ngờ như lúc đến. Ánh mặt trời xuyên qua những đám mây đen sắp tan chiếu những tia le lói xuống mặt đất.
- A! Nắng lại rồi! Chúng ta về thôi!
Ta nói rồi kéo tay chàng đi. Nhưng chàng vẫn không hề nhúc nhích làm cánh tay ta bị giật mạnh lại. Ta quay lại sửng sốt nhìn chàng. Chàng mỉm cười, nhẹ nhàng bảo:
- Ta chưa muốn về.
- Sao chứ? Chàng còn ham chơi hơn cả Nga Nhi sao?
Chàng nhìn ta gật đầu, không nói gì. Ta phá lên cười ngặt nghẽo:
- Trời ơi nhìn chàng kìa! Thường ngày oai nghiêm, đĩnh đạc trước các huynh đệ là thế, hóa ra là..
Chưa kịp dứt lời, thì tiếng nói cười của ta đã bị chặn lại. Vì chàng đã bước lại gần và trong khoảnh khắc ta đã ở gọn trong vòng tay của chàng.
Ta nửa phần ngượng ngùng, nửa phần bất ngờ định đẩy chàng ra, nhưng vòng tay của chàng đã đan chặt quanh ta, không sao cựa quậy được. Ta đành im lặng ở yên đó không nhúc nhích.
Phút e ngại ban đầu cũng dần qua đi, ta từ từ đưa tay ra sau ôm lấy lưng chàng.
Cơ thể sát với cơ thể.
Qua làn áo dính nhép lại vì mưa, ta dần dần có thể cảm nhận được vòm ngực khỏe khoắn của chàng đang rung động theo từng nhịp thở; những thớ cơ chắc khỏe, hào sảng trên đôi cánh tay của chàng đang bao quanh ta.. Sự tiếp xúc quá gần gũi ấy khiến ta vừa lạ lẫm, vừa e sợ, ngượng ngùng, định đẩy chàng ra lần nữa. Nhưng lần này hai cánh tay của chàng lại siết chặt thêm, rồi chàng bất ngờ cúi xuống hôn ghì lấy đôi môi của ta.
Một luồng tê dại chạy từ đỉnh đầu xuống tới chân làm ta phút chốc cứng đờ cả người, không biết phải làm sao nữa. Đến khi định thần lại thì chàng đã vòng một tay ra sau đầu kéo ta sát lại hơn. Đôi môi nóng hổi và ướt mềm của chàng áp chặt thêm, áp chặt thêm. Càng lúc càng tham lam, cuồng nhiệt và si mê. Ta chẳng biết tự lúc nào đã mở rộng miệng để đón nhận môi chàng. Và rồi cũng dần dần, từ từ trở nên cuồng nhiệt đáp lại chàng.
Hai đôi môi cứ thế mà quện lấy nhau không rời. Ngọt ngào. Mê lịm. Quên trời đất..
Mấy đóa sen và những chiếc lá sen vốn ở trên tay hai người đã bị bỏ rơi xuống đất tự lúc nào, nằm yên trên mặt cỏ xanh còn ướt đẫm nước mưa. Một chiếc cầu vồng bảy màu rực rỡ hiện lên lộng lẫy trên bầu trời.